You are on page 1of 27

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023

PHẦN MỞ ĐẦU
BÀI 3: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

NHẬN BIẾT
Câu 1: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm
A. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. B. Tế bào, cơ thể, quần thể và quần xã.
C. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và sinh quyển. D. Bào quan, tế bào, cơ thể và quần thể.
Câu 2: Tổ chức sống thấp hơn làm nền tảng cho tổ chức sống cao hơn. Là đặc điểm của nguyên tắc nào của cấp tổ
chức sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Hệ thống mở. C. Hệ thống tự điều chỉnh. D. Liên tục tiến hóa.
Câu 3: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là
A. các đại phân tử . B. tế bào. C. mô. D. cơ quan.
Câu 4: Cấp thấp nhất của tổ chức sinh học có thể thực hiện các hoạt động cần thiết cho sự sống là
A. hệ thống cơ quan. B. mô. C. bào quan. D. tế bào.
Câu 5: Đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của sự sống là
A. tế bào. B. các cơ quan. C. mô. D. nhân.
Câu 6: Trong các cấp tổ chức của thế giới sống sau đây, cấp thấp nhất là cấp độ nào?
A. Tế bào. B. Phân tử. C. Bào quan. D. Nguyên tử.
Câu 7: Trong các cấp tổ chức sống dưới đây, cấp nào là lớn nhất ?
A. Tế bào. B. Quần xã. C. Quần thể. D. Bào quan.
Câu 8: Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?
A. Quần thể. B. Quần xã. C. Cơ thể D. Hệ sinh thái.
Câu 9. Cấp độ tổ chức của thế giới sống là
A. Các cấp tổ chức dưới cơ thể. B. Các cấp tổ chức trên cơ thể.
C. Các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống. D. Các đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống.

THÔNG HIỂU
Câu 1: Trong cơ thể vi khuẩn không tồn tại cấp tổ chức nào dưới đây?
A. Phân tử. B. Bào quan. C. Cơ quan. D. Tế bào.
Câu 2: Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây?
A. Liên tục tiến hoá. B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
C. Là một hệ thống kín. D. Có khả năng tự điều chỉnh.
Câu 3: Đặc tính quan trọng nhất giúp đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là
A. Trao đổi chất và năng lượng. B. Sinh sản.
C. Sinh trường và phát triển. D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi.
Câu 4: Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở. Tại sao?
A. Vì thường xuyên trao đổi chất với môi trường. B. Vì thường xuyên có khả năng tự điều chỉnh.
C. Vì thường xuyên biến đổi và liên tục biến hóa. D. Vì có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động.
Câu 5: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:
A. Hệ cơ quan. B. Mô. C. Cơ thể. D. Cơ quan.
Câu 6: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là
A. cá thể sinh vật B. quần thể sinh vật C. quần xã sinh vật D. cá thể và quần thể

VẬN DỤNG
Câu 1: Sắp xếp các ý sau đây theo nguyên tắc thứ bậc từ thấp đến cao:
1. Ngựa vằn 2. Ribôxôm 3. Tế bào thần kinh
4. Bán cầu đại não 5. Axit nucleic 6. Hệ thần kinh 7. Nucleotit
A. 7 – 5 – 2 – 3 – 4 – 6 – 1 B. 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7
C. 7 – 4 – 6 – 1 – 5 – 2 – 3 D. 1 – 5 – 7 – 3 – 4 – 6 – 2
1
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
Câu 2: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là
1. Cơ thể. 2. Tế bào 3. Quần thể 4. Quần xã 5. Hệ sinh thái
Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là
A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5. B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5.
C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1. D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1.
Câu 3: Xét các cấp độ tổ chức sau:
1. Phân tử 2. Đại phân tử 3. Bào quan 4. Tế bào
5. Mô 6. Cơ quan 7. Hệ cơ quan 8. Cơ thể
9. Quần thể - loài 10. Quần xã 11. Hệ sinh thái – sinh quyển.
Các cấp tổ chức sống cơ bản theo thứ tự từ thấp đến cao là:
A. 1 – 2 – 3 – 4 – 7 B. 4 – 8 – 9 – 10 – 11 C. 4 – 5 – 6 – 7 – 8 D. 4 – 8 – 10 – 9 – 11

VẬN DỤNG CAO


Câu 1: Khi nói về động vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Tự tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho hệ sinh thái
2. Làm tăng lượng oxi của không khí
3. Cung cấp thực phẩm cho con người
4. Góp phần tạo ra sự cân bằng sinh thái
5. Nhiều loài có thể là tác nhân gây truyền bệnh cho con người
6. Khi tăng số lượng đều gây hại cho cây trồng
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
1
Câu 2 : Cho các nhận định sau đây về tế bào
1. Tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.
2. Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.
3. Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.
4. Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.
5. Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.
Có mấy nhận định đúng trong các nhận định trên?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
…………………………………………………………………………………………………..
PHẦN 1. SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG 1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
BÀI 4: KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO
NHẬN BIẾT
Câu 12: Học thuyết tế bào hoàn chỉnh có mấy nội dung cơ bản?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
3
Câu 2 : Nhà khoa học quan sát vỏ bần cây sồi được cấu tạo bởi các khoang rỗng nhỏ là
A. Robert Hooke. B. Theodor Schwann.
C. Antonie Van Leeuwenhoek. D. Rudolf Virchow.
4
Câu 3 : Các khoang rỗng nhỏ cấu tạo nên vỏ bần của cây sồi mà Robert Hooke phát hiện ra được gọi là gì?
A. Bào quan. B. Tế bào. C. Mô. D. DNA.
5
Câu 4 : Khoảng giữa thế kỉ XIX, Các nhà khoa học nào đề xuất học thuyết tế bào?

1 HS chưa học phân bào.


2 Kiểu hỏi học lòng, không sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề không được Bộ GDĐT thiết kế ở các kỳ thi/kiểm tra
3 Kiểu hỏi học lòng, không sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề không được Bộ GDĐT thiết kế ở các kỳ thi/kiểm tra
4 Cần thêm dữ liệu xem như là 1 câu độc lập. VD: Năm 1665, Robert Hooke đã sử dụng KHV quang học do ông tự phát minh để quan
sát các lát mòng từ vỏ bần của cây sồi, ông đã quan sát thất vỏ bần được cấu tạo bởi các khoang rỗng nhỏ. Các khoang rỗng nhỏ cấu tạo
nên vỏ bần của cây sồi mà Robert Hooke phát hiện ra được gọi là gì?
5 Kiểu hỏi học lòng, không sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề không được Bộ GDĐT thiết kế ở các kỳ thi/kiểm tra
2
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
A.Matthiass Schleiden, Robert Hooke, Rudolf Virchow
B. Matthiass Schleiden, Theodor Schwann , Rudolf Mendel
C.Matthiass Schleiden, Robert Hooke, Rudolf Virchow
D.Matthiass Schleiden, Theodor Morgan, Rudolf Virchow
Câu 56. Robert Hooke đã cải tiến thiết kế của kính hiển vi hiện có để tìm hiểu thêm về thế giới vi mô vào
A.Năm 1664. B.Năm 1665. C. Năm 1663. D. Năm 1662.
7
Câu 6 . Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ tế bào (cell) bắt nguồn từ tiếng Latinh “cella” là
A. Robert Hooke. B. Matthiass Schleiden. C. Theodor Schwann. D. Gergor Mendel
8
Câu 7 . Nhà khoa học đã khám phá ra các sinh vật nhỏ bé khác, bao gồm vi khuẩn và động vật nguyên sinh là
A. Antonie van Leeuwenhoek. B. Matthiass Schleiden.
C. Theodor Schwann. D. Gergor Mendel.
Câu 8: Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bảo?
A. Con chó. B. Con ốc sên. C. Trùng biến hình. D. Con cua.
THÔNG HIỂU
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không thuộc nội dung của thuyết tế bào?
A. Các tế bào có thành phần hóa học khác nhau. B. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
C. Tế bào là đơn vị cơ sở trong cơ thể sống. D. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào đã có từ trước.
9
Câu 2 : Nhà khoa học nào sau đây không đóng góp vào học thuyết tế bào?
A. Robert Hooke. B. Matthiass Schleiden.
C. Theodor Schwann. D. Gergor Mendel.
Câu 3. Sinh vật đa bào gồm
A.Vi khuẩn, con giun đất. B.Trùng roi, con mèo.
C.Vi khuẩn, trùng roi. D.Con mèo, con giun đất.
Câu 4. Điều nào sau đây đúng khi nói về tế bào?
A. Được cấu tạo từ các mô. B. Chúng tập hợp với nhau để hình thành bào quan.
C. Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thế sống. D. Là đơn vị cấu tạo nên quần thể.
Câu 5: Tế bào được coi là một đơn vị cơ bản của sự sống vì
A. chúng có cấu tạo phức tạp. B. chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan.
C. ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống. D. Có khả năng trao đổi chất và năng lượng.
Câu 610: Đặc điểm chung của trùng roi, amip, vi khuẩn là
A. đều thuộc giới động vật. B. đều là các cơ thể đa bào.
C. đều thuộc giới thực vật. D. đều có cấu tạo đơn bào.
11
Câu 7 . Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về học thuyết tế bào.
A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào
B. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật
C. Tế bào được sinh ra từ sự phân chia các tế bào có trước
D. Mọi tế bào đều có cấu trúc gồm màng sinh chất, tế bào chất và nhân
Câu 8: Ý nào sau đây không phải là nội dung cơ bản của học thuyết tế bào?
A. Nếu không có nước sẽ không có sự sống.
B. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
C. Tất cả các tế bào được sinh ra từ tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.
D. Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.

6 Kiểu hỏi học lòng, không sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề không được Bộ GDĐT thiết kế ở các kỳ thi/kiểm tra
7 Kiểu hỏi học lòng, không sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề không được Bộ GDĐT thiết kế ở các kỳ thi/kiểm tra
8 Kiểu hỏi học lòng, không sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề không được Bộ GDĐT thiết kế ở các kỳ thi/kiểm tra
9 Kiểu hỏi học lòng, không sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề không được Bộ GDĐT thiết kế ở các kỳ thi/kiểm tra
10 Đều là KT của sinh 10 cũ, CTGDPT 2018 ko học phân loại giới
11 Phương án đúng có 2
3
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
12
Câu 9 : Nhà khoa học nào trong số các nhà khoa học này đã xây dựng lý thuyết tế bào?
A. Schleiden và Schwann. B. Rudolf Virchow.
C. Robert Koch. D. Antony Von Leeuwenhoek.
13
Câu 10 : Phát biểu nào không đúng khi nói về học thuyết tế bào?
A. Tế bào là đơn vị cơ bản 14của sự sống.
B. Tất cả các tế bào đều chứa nhân trong đó có vật chất di truyền.
C. Sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
D. Tế bào hình thành tử tế bảo đã có.

Ghi chú: sao nhiều câu về học thuyết TB quá?

VẬN DỤNG
Câu 1: Tất cả các loại tế bào đều được cấu tạo 3 thành phần là
A. màng sinh chất, chất tế bào15, vùng nhân hoặc nhân.
B. màng sinh chất, vùng nhân hoặc nhân, nhiễm sắc thể.
C. màng sinh chất, chất tế bào, các bào quan.
D. chất tế bào, vùng nhân hoặc nhân, nhiễm sắc thể.
Câu 216. Có thể phân biệt các loại tế bào khác nhau nhờ những đặc điểm bên ngoài nào?
A. Hình dạng và màu sắc. B. Thành phần và cấu tạo.
C. Kích thước và chức năng. D. Hình dạng và kích thước.
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
1. Tất cả các tế bào được sinh ra từ tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào
2. Các tế bào có thành phần hóa học tương tự nhau, có vật chất di chuyền là DNA
3. Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của bào quan trong tế bào
4.Tế bào là đơn vị cơ sở của quần thể sống, tất cả sinh vật đều đươc cấu tạo từ tế bào
Các nội dung của học thuyết tế bào hoàn chỉnh 17gồm:
A. 1,2,3. B. 1,2,4. C. 2,3,4. D. 1,3,4.
Câu 418: Nối tên các nhà khoa học với các công trình nghiên cứu tương ứng.
1)Robert Hooke a)Một trong những người đầu tiên mô tả các tế bào sống khi ông quan sát thấy
nhiều loài nguyên sinh vật bơi trong một giọt nước ao. Ngoài ra, ông cũng là
người đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn

2)Antonie van b)Sử dụng kinh hiển vi quang học do ông tự phát minh để quan sát các lát
Leeuwenhoek mỏng từ vỏ bẩn của cây sồi, ông đã quan sát thấy vỏ bán được cấu tạo bởi các
khoang rỗng nhỏ

3)Matthias Schleiden c)Báo cáo rằng tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước
và Theodor Schwann
4) Rudolf Virchow d)Cho thấy sự tương đồng về cấu tạo của tế bào thực vật và tể bảo động vật

Đưa ra học thuyết tế bào với nội dung: "Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo
từ tể bảo và các sản phẩm của tế bào".

12 Kiểu hỏi học lòng, không sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề không được Bộ GDĐT thiết kế ở các kỳ thi/kiểm tra
13 Phương án lựa chọn cần chuẩn vì so học thuyết TB có sai chi tiết
14 Cơ sở không phải cơ bản, “TB là đơn vị cơ sở của cơ thể sống”
15 Cần sử dụng đúng thuật ngữ “tế bào chất”
16 Sẽ có nhiều tranh luận vì các TB khác nhau rất nhiều yếu tố không chỉ hình dạng, KT
17 Bỏ chữ hoàn chỉnh vì các phương án chọn không phải là 1 học thuyết hoàn chỉnh
18 Kiểu hỏi học lòng, không sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề không được Bộ GDĐT thiết kế ở các kỳ thi/kiểm tra
4
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
Đáp án đúng là
A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d. B. 1-b. 2-a, 3-d, 4-c.
C. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c. D. 1-a, 2-d, 3-c, 4-b.

VẬN DỤNG CAO


Câu 119. Cho các nhận định sau đây về tế bào:
(1) Tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.
(2) Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.
(3) Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.
(4) Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.
(5) Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.
Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định trên?
A.2. B.3. C.4. D.5.
Câu 2. Cho các nhận định sau đây về tế bào:
(1) Hầu hết các tế bào có thể quan sát bằng mắt thường.
(2) Tế bào tuy bé nhỏ nhưng có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống của cơ thể
(3) Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.
(4) Các tế bào có hình dạng và kích thước như nhau
Có mấy nhận định sai trong các nhận định trên?
A.2. B.3. C.4. D.5.
Câu 3. Cho các nhận định sau:
(1) Các loại tế bào đều có hình đa giác.
(2) Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào.
(3) Hầu hết các tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường.
(4) Lớp biểu bì vảy hành được cấu tạo từ tế bào còn lá hành thì không.
Nhận định nào về tế bào là đúng?
A. (3) . B. (1). C. (2). D. (4).

BÀI 5: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC


NHẬN BIẾT
Câu 1: Những phân tử được xem là các đại20 phân tử sinh học trong tế bào là
1. lipid 2. Protein 3. Nước. 4. Carbohydrate 5. Tinh bột
A. 1,2,3,4 B. 1,2,4,5 C. 1,2,3,5 D. 2,3,4,5
Câu 2. Trong các cơ thể sống, thành phần chủ yếu là
A. chất hữu cơ. B. chất vô cơ.
C. nước. D. vitamin.
Câu 3. Nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ21 là:
A. O. B. Fe. C. K. D. C.
Câu 4. O và H trong phân tử nước kết hợp với nhau bằng các liên kết
A. tĩnh điện. B. cộng hoá trị.
C. hidrogen. D. este.
22
Câu 5 . Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hoá học cần thiết cấu thành các cơ thể sống?
A. 20 – 25% . B. 30 – 35% .
C. 10 – 15% . D. 25 – 30%.

19 Đã có tại phần kiến thức mức độ NB, vả lại KT phân bào HS chưa học từ bài 3-11
20 Không có cơ sở nào phân loại phân tử sinh học là đại .., bỏ “đại”
21 Cân nhắc: C tạo ra sự đa dạng của hợp chất hữu cơ hay đa dạng của các đại phân tử hữu cơ
22 Khoảng 25 thì sao khẳng định 20-25%.
5
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
Câu 6: Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống
(khoảng 96%) là:
A. A.Fe, C, H. B. C, N, P, CI.
C. C, N, H, O. D. K, S, Mg, Cu.
THÔNG HIỂU
Câu 1. Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng đối với cơ thể con người và các động vật có xương sống
khác?
A. Nitrogen (N) B. Calcium (Ca) C. Kẽm (Zn) D. Sodium (Na)
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các sinh vật cần các nguyên tố giống nhau với hàm lượng giống nhau.
B. Sắt (Fe) là một nguyên tố đại23 lượng cho tất cả các sinh vật.
C. Iodine (I) là một nguyên tố mà cơ thể người cần với lượng rất nhỏ.
D. Carbon, hydrogen, oxygen và nitrogen chiếm khoảng 90% khối lượng cơ thể.
Câu 3. Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây đóng vai trò quan trọng dối với cơ thể con người?
A. Sắt (Fe) B. Nickel (Ni) C. Aluminium (Al) D. Lithium (Li)
Câu 4. Khoảng 25 trong số 92 nguyên tố trong tự nhiên được coi là cần thiết cho sự sống. Bốn nguyên tố nào
trong số 25 nguyên tố này chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể?
A. Carbon (C), sodium (Na), calcium (Ca), nitrogen (N).
A. Carbon (C), cobalt (Co), phosphorus (P), hydrogen (H).
A. Oxygen (O), hydrogen (H), calcium (Ca), sodium (Na).
A. Carbon (C), hydrogen (H), nitrogen (N), oxygen (O).
Câu 5. Ở người, nguyên tố nào có hàm lượng thấp nhất trong số các nguyên tố dưới đây?
A. Hydrogen B. Phosphorus C. Nitrogen D. Oxygen
Câu 6. Loại liên kết nào dưới đây mà nguyên tử carbon có nhiều khả năng hình thành nhất với các nguyên tử
khác?
A. Liên kết cộng hóa trị. B. Liên kết ion.
C. Liên kết hydrogen D. Liên kết cộng hóa trị và liên kết hydrogen.
(1) Chúng liên kết với nhau và với nhiều nguyên tử khác.
(2) Chúng có thể hình thành các mạch carbon với cấu trúc khác nha .
(3) Chúng tạo tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.
A. (1), (2) B. (2), (3) C. (1), (3) D. (1), (2), (3)24
Câu 8. Trong một phân tử nước, hai nguyên tử hydrogen liên kết với một nguyên tử oxygen bằng
A. Liên kết hydrogen B. Liên kết glycosidic
C. Liên kết cộng hóa trị. D. Liên kết peptide
Câu 9. Liên kết nào sau đây được hình thành giữa các phân tử nước?
A. Liên kết cộng hóa trị B. Liên kết hydrogen
C. Liên kết ion D. Cả liên kết cộng hóa trị và liên kết hydrogen
Câu 10. Nước hóa hơi khi loại liên kết nào bị phá vỡ?
A. liên kết ion B. liên kết cộng hóa trị không phân cực
C. liên kết cộng hóa trị phân cực D. liên kết hydrogen
Câu 1125. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất khác vì
A. các phân tử nước liên kết chặt với nhau
B. các phân tử nước hình thành liên kết hydrogen với các chất
C. các phân tử nước hình thành liên kết cộng hóa trị với các chất
D. các phân tử nước bay hơi ở nhiệt độ cao

23 đa
24 Thiếu câu dẫn
25 Câu này rất khó vì HS phải hiểu và vận dụng ở mức cao tính phân cực của nước
6
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
26
Câu 12 : Đâu là vai trò của các nguyên tố vi lượng?
A. Là thành phần cấu tạo nên tế bào.
B. Là thành phần cấu tạo các đại phân tử hữu cơ.
C. Là thành phần cấu tạo các hợp chất hữu cơ tham gia các hoạt động sống của tế bào.
D. Là thành phần cấu tạo enzyme
Câu 13: Vì sao các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể?
A. Chiếm khối lượng nhỏ.
B. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
C. Cơ thể sinh vật không thể tự tổng hợp các chất ấy.
D. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều hệ enzyme.
Câu 14: Tính phân cực của nước là do

A. đôi electron27 trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía oxygen.
B. đôi electron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía hydrogen.
C. đôi electron trong mối liên kết H – H bị kéo lệch về phía oxygen.
D. khối lượng phân tử của oxygen lớn hơn khối lượng phân tử của hydrogen.

VẬN DỤNG
Câu 1. Có bao nhiêu phát biểu sau đây về vai trò của nước là chính xác?
1. Nước điều hòa nhiệt độ cơ thể sinh vật.
2. Nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống
3. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
4. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
A. 3 B. 4 C. 2 D.1
Câu 2. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt dung riêng cao. B. lực gắn kết.
C. nhiệt bay hơi cao. D. tính phân cực.
Câu 3. Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với một lượng rất nhỏ vì
A. Phần lớn chúng đã có trong cây.
B. Chức năng chính của chúng là hoạt hoá enzyme.
C. Phần lớn chúng được cung cấp từ hạt.
D. Chúng có vai trò trong các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 4. Ý nào không đúng khi nói về vai trò của nước?
A. Nước luôn làm giảm nhiệt độ tế bào. B. Nước chiếm phần lớn khối lượng cơ thể.
C. Nước giúp vận chuyển các chất. D. Nước là môi trường trao đổi chất.
Câu 5: Cho các ý sau.
(1) Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation28.
(2) Carbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.

26 Có 2 PA chọn vì nto vi lượng không chỉ cấu tạo enzyme mà còn các hợp chất hữu cơ tham gia các hoạt động sống của tế bào
(hormone, vit, Hb,…)
27 Cặp e dùng chung có xu hướng lệch về O
28 Thận trọng khi sử dụng thuật ngữ chỉ dành chuyên hóa
7
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
(3) Dựa vào hàm lượng nguyên tố trong cơ thể, có 2 loại nguyên tố: nguyễn tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
(4) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.
(5) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.
Trong các ý trên, có bao nhiêu ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 6: Điều gì xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh?
A. Nước bốc hơi lạnh làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa tế bào bên tế bào sinh sản nhanh.
B. Nước bốc hơi lạnh làm tể bào chết do mất nước.
C. Nước đóng băng làm giảm thể tích nên tế bảo chết.
D. Nước đóng bằng làm tăng thể tích và các tỉnh thể nước phá vỡ tế bào.
Câu 7: Câu nào sau đây không đúng với vai trò của nước trong cơ thể?
A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
B. Nước là thành phần cấu trúc của tế bào.
C. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
D. Nước trong tế bảo luôn được đổi mới.

VẬN DỤNG CAO


Câu 1. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về các nguyên tố hóa học trong tế bào?
(1). Nguyên tố đại29 lượng có vai trò quan trọng hơn nguyên tố vi lượng.
(2). Nguyên tố vi lượng thường cấu tạo nên enzyme.
(3). Trong cơ thể người, C, H, O, Fe là các nguyên tố đại lượng.
(3). Nguyên tố đại30 lượng thường tham gia cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nước?
(1). Phân tử nước gồm 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O bằng liên kết cộng hóa trị.
(2). Các phân tử nước lên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt.
(3). Do tính phân cực nên phân tử nước có thể liên kết với nhau và với phân tử không phân cực khác.
(4). Con nhện nước có thể đi trên mặt nước do sức căng bề mặt.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

BÀI 6: CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG TẾ BÀO

NHẬN BIẾT
Câu 1. Hai nhóm chức có trong amino acid là
A. keto và aldehyde. B. carboxyl và amino. C. phosphate và amino. D. hydroxyl và carboxyl.
Câu 2. Chất nào sau đây có nhiều trong trứng, thịt và sữa?
A. Protein B. Tinh bột C. Cellulose D. DNA
Câu 3. Một nucleotide gồm các thành phần: một pentose, một nhóm phosphate và
A. một gốc acid. B. một nitrogenous base31.
C. một gốc amino acid. D. một gốc glycerol.
Câu 4. Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào
A. số lượng nguyên tử carbon có trong phân tử đường đó.
B. số lượng liên kết glycosidic giữa các đơn phân.
C. số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó.
D. số lượng phân tử glucose có trong phân tử đường đó.
Câu 5. Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về các loại đường glucose, fructose và galactose:

29 đa
30 đa
31 SGK chỉ có base
8
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
A. Đều là các loại đường đơn. B. Khác nhau về cấu hình không gian.
C. Đều có sáu nguyên tử carbon trong phân tử. D. Đều là đơn phân cấu tạo nên tinh bột, glycogen và cellulose.
4. Loại đường đơn cấu tạo nên nucleic acid có
A.6 carbon. B. 3 carbon. C. 4 carbon. D. 5 carbon.
Câu 6. Protein không có chức năng nào sau đây
A. Tiếp nhận thông tin. B. Xúc tác quá trình trao đổi chất.
C. Điều hoà quá trình trao đổi chất. D. Truyền đạt thông tin di truyền
Câu 7: Dựa vào số lượng đơn phân trong phân tử carbohydrate, carbohydrate gồm các loại:
A. đường đơn, đường đôi, đường đa B. đường đơn, đường đôi
C. đường đa, đường đôi D. đường đơn, đường đa
Câu 8: Ý nào sau đây không phải chức năng của carbohydrate?
A. Nguồn cung cấp năng lượng B.Thành phần cấu trúc nên thành tế bào thực vật
C.Chất dự trữ năng lượng D. Tham gia điều hòa thân nhiệt cho cơ thể sinh vật
Câu 9: Phân tử sinh học nào không có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
A. Carbohydrate. B. Lipid. C. Nucleic acid. D. Protein.
Câu 10: Trong kem chống nẻ có chứa thành phần nào giúp người ta bôi vào môi, gót chân để tránh nứt nẻ khi thời
tiết hanh, khô?
A. Carbohydrate. B. Lipid. C. Nucleic acid. D. Protein
Câu 11. Lựa chọn nào dưới đây không thể hiện sự kết cặp đúng của đơn phân/polymer (đại phân tử) sinh học?
A. Monosaccharide / Polysaccharide B. Amino acid / Protein
C. Acid béo / Triglyceride32 D. Nucleotide / Nucleic acid
Câu 12. Lactose, một loại đường trong sữa, bao gồm một phân tử glucose liên kết với một phân tử galactose.
Đường lactose thuộc loại
A. monosaccharide. B. hexose. C. disaccharide. D. polysaccharide.
Câu 13. Tinh bột được phân giải khi phá vỡ
A. liên kết glycoside giữa các phân tử fructose. B. liên kết glycoside33 giữa các phân tử glucose.
C. liên kết ester giữa các phân tử glucose. D. liên kết peptide giữa các phân tử amino acid.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng đối với cellulose?
A. Cellulose là một loại đại phân tử sinh học cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm các đơn phân là fructose.
B. Cellulose là một polysaccharide dự trữ năng lượng trong tế bào thực vật.
C. Cellulose là một polysaccharide dự trữ năng lượng trong tế bào động vật.
D. Cellulose là thành phần cấu trúc chính của thành tế bào thực vật.
Câu 15. Cấu trúc bậc 3 của một phân tử protein là
A. sự liên kết của một số chuỗi polypeptide.
B. trình tự các amino acid trong một chuỗi polypeptide.
C. sự xoắn, gấp nếp cục bộ của một chuỗi polypeptide.
D. hình dạng không gian ba chiều của chuỗi polypeptide cuộn gấp hoàn chỉnh.
Câu 16. Việc thay đổi một amino acid trong phân tử protein có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nào sau
đây?
(1) Cấu trúc bậc 1 của protein sẽ bị thay đổi.
(2) Cấu trúc bậc 3 của protein có thể bị thay đổi.
(3) Hoạt động chức năng của protein có thể bị thay đổi.
A. (1), (2) B. (2), (3) C. (1), (3) D. (1), (2), (3)
Câu 17. Sự thay đổi cấu trúc nào sau đây có thể thay đổi chức năng của một loại protein?
(1) Cấu trúc bậc 1
(2) Cấu trúc bậc 2
(3) Cấu trúc bậc 3

32 Lớp không chuyên hóa sẽ out câu này


33 glycosidic
9
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
A. (1), (2) B. (2), (3) C. (1), (3) D. (1), (2), (3)
Câu 18. Protein không thực hiện các chức năng nào trong các chức năng sau đây?
A. Là chất dự trữ năng lượng chủ yếu trong tế bào.
B. Xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.
C. Liên kết với phân tử tín hiệu trong quá trình truyền tin giữa các tế bào.
D. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
Câu 19. Trong phân tử nucleic acid, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết
A. phosphoester. B. peptide và phosphodiester.
C. phosphodiester. D. phosphodiester và glycosidic.
Câu 20. DNA khác RNA ở đặc điểm:
A. số lượng nitrogenous base khác nhau.
B. số lượng nhóm phosphate giữa các đường trong bộ khung đường - phosphate.
C. loại đường có trong bộ khung đường - phosphate.
D. một trong các base purine.
Câu 21: Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các chất đường từ đơn giản đến phức tạp?
A. Disaccharides, Monosaccharides, Polisaccharides.
B. Monosaccharides. Disaccharides, Polisaccharides.
C. Polisaccharides, Monosaccharides, Disaccharides.
D. Monosaccharides, Polisaccharides, Disaccharides.
Câu 22: Loại đường nào sau đây không phải là đường 6 carbon?
A. Glucose. B. Fructose. C. Galactose. D. Deoxiribose.
34
Câu 23: Chất nào sau đây có tên gọi là đường nho ?
A. Tinh bột. B. Saccharose. C. Glucose. D. Fructose.
Câu 24: Các bậc cấu trúc của protein gồm bao nhiêu bậc?
A. 3 bậc. B. 4 bậc. C. 5 bậc. D. 6 bậc.
Câu 25: DNA có chức năng gì?
A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào. B. Cấu trúc nên màng tế bào, các bảo quan.
C. Tham gia và quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào. D. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.

THÔNG HIỂU
Câu 1. Cho biết hình ảnh sau đây mô tả phân tử nào?

A. Protein B. Saccharose C. DNA D. Phospholipid


Câu 2. Tại sao trong điều kiện bình thường, dầu thực vật tồn tại ở trạng thái lỏng:
A. Vì dầu thực vật được cấu tạo từ các acid béo no.
B. Vì dầu thực vật được cấu tạo từ các acid béo không no.
C. Vì dầu thực vật có thành phần chủ yếu là glycerol.
D. Vì dầu thực vật có thành phần chủ yếu là acid béo.
Câu 3. Ghép các chú thích đúng các phân tử ở hình sau: Đường đơn, đường đôi, đường đa

34 Fructose là một loại đường được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau quả và cả trong mật ong. Không thể khẳng định frutose là
đường nho. Xét về công thức hóa học, có thể khẳng định đường nho là đường glucose và cả fructose (total: 11-30%)
10
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023

1. 2. 3.
A. 1 - Đường đơn , 2- Đường đôi, 3- Đường đa B. 1- Đường đôi, 2- Đường đơn, 3- Đường đa
C. 1- Đường đôi, 2 - Đường đa, 3- Đường đơn D. 1- Đường đa , 2- Đường đơn, 3- Đường đôi
Câu 4. Những phát biểu đúng nào sau đây là đúng khi nói về cấu trúc của phân tử DNA?

1- A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen và ngược lại.


2- Có 4 loại đơn phân cấu trúc nên phân tử DNA là A, T, G, C.
3- DNA được cấu tạo từ 2 chuổi polynucleotide song song và cùng chiều.
4- 2 chuổi polynucleotide liên kết với nhau bằng liên kết phosphodiester.
5- DNA ở sinh vật nhân thực hầu hết có cấu trúc dạng không vòng.
A. 1,2,3,4 B. 1,2,4,5 C. 1,2,5 D. 1,3,5
Câu 5: Cho các ý sau:
(1) Dự trữ năng lượng trong tế bào
(2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất
(3) Tham gia vào cấu trúc của hoocmon, diệp lục35
(4) Tham gia vào chức năng vận động của tế bào
(5) Xúc tác cho các phản ứng sinh học
Trong các ý trên có mấy ý đúng với vai trò của lipid trong tế bào và cơ thể?
A. 2. B. 3 C. 4. D. 5
Câu 6: Điều nào dưới đây không đúng về sự giống nhau giữa đường và lipit?
A. Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O B. Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào
C. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân D. Đường và lipit có thể chuyển hóa cho nhau
Câu 7: Cenllulose là một đại phân tử sinh học nào sau đây?
A. Lipid đơn giản. B. Protein. C. Nucleic acid. D. Đường đa.
Câu 8: Trong cấu trúc của polisaccharide, các đơn phân được liên kết với nhau bằng loại liên kết

35 Cấu trúc cơ bản của chlorophyll bao gồm một vòng porphyrin và một nguyên tử magiê nằm ở trung tâm phân tử. Cấu trúc của chất
diệp lục tương tự như cấu trúc của hemoglobin, chỉ khác trung tâm của hemoglobin là nguyên tử sắt. Phân tử diệp lục có một đuôi
hydrocacbon dài, vì vậy chất diệp lục có khả năng tan trong chất béo và không tan trong nước. không thể nói vai trò của lipid là tham gia
vào cấu trúc của diệp lục. Bên cạnh đó, lipid chỉ tham gia cấu trúc của carotenoid (Xanthophyl (có chứa oxy): lutein, zeaxanthin;
Carotenes (là những hydrocacbon, không chứa oxy): alpha caroten, beta caroten, lycopen)
Nên viết theo SGK tránh gây tranh luận

11
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023

A. phosphodieste. B. peptide. C. cộng hóa trị. D. glicosidic.


Câu 9: Cellulose được cấu tạo bởi đơn phân là
A. glucose. B. fructose. C. glucose và fructose. D. saccharose.
Câu 10: Một phân tử phospholipid có cấu tạo bao gồm
A. 1 phân tử glycerol và 1 phân tử acid béo.
B. 1 phân tử glycerol và 2 phân tử acid béo và 1 nhóm phosphate.
C. 1 phân tử glycerol và 3 phân tử acid béo 1 nhóm phosphate.
D. 3 phân tử glycerol và 3 phân tử acid béo.
Câu 11: Phân tử phospholipid có tính chất
A. ưa nước.
B. kį nước.
C. lưỡng cực.
D. rất háo nước.
Câu 12: Khi nuôi lợn, nếu cho chúng ăn bã đậu hoặc khô dầu đậu tương thì tỉ lệ nạc sẽ cao hơn so với các loại
thức ăn thông thường là do loại thức ăn này
A. ngon và chưa nhiều chất xơ nên dễ hấp thụ vào cơ thể.
B. chỉ chứa các loại đường đa, chúng sẽ bị phân hủy thành đường đơn giúp cơ thể mau tăng trọng.
C. có chứa hàm lượng protein cao, protein trong thức ăn đã chuyển hóa thành protein trong cơ thể lợn.
D. chứa tỉ lệ protein thấp, nên các chất khác đã chuyển hóa thành chất dinh dưỡng nhanh chóng hơn.
Câu 13: Để xác định huyết thống, truy tìm tội phạm thì cần xét nghiệm
A. Glucose.
B. Protein.
C. Saccharose.
D. DNA.
Câu 14. Một học sinh đang chuẩn bị cho cuộc thi chạy marathon trong trường. Để có nguồn năng lượng nhanh
nhất, học sinh này nên ăn thức ăn có chứa nhiều
A. carbohydrate B. lipid C. protein D. calcium
Câu 15. Công thức phân tử của glucose là C6H12O6. Công thức phân tử của một disaccharide được tạo ra từ hai
phân tử glucose là
A. C12H24O12 B. C12H20O10 C. C12H22O11 D. C18H22O11
Câu 16. Tinh bột và glycogen là hai polysaccharide khác nhau về chức năng, trong đó tinh bột là ..... (1) ....., còn
glycogen là ..... (2) .....
A. (1) thành phần chính duy trì hình dạng tế bào thực vật; (2) nguồn năng lượng cho tế bào động vật.
B. (1) vật liệu cấu trúc được tìm thấy trong tế bào thực vật và động vật; (2) hình thành bộ xương bên ngoài ở côn
trùng
C. (1) carbohydrate dự trữ năng lượng chính của tế bào động vật; (2) carbohydrate dự trữ tạm thời glucose của tế
bào động vật
D. (1) carbohydrate dự trữ năng lượng của tế bào thực vật; (2) carbohydrate dự trữ năng lượng của tế bào động vật
Câu 17. Khi phân tích thành phần carbohydrate ở tế bào gan36, loại polysaccharide dự trữ năng lượng chiếm hàm
lượng đáng kể là
A. tinh bột.

36 Bs: ở động vật


12
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
B. glycogen.
C. cellulose.
D. pectin.
Câu 18: Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân và nguyên tắc bổ sung
B. Protein được cấu tạo từ 1 hoặc nhiều chuỗi polypeptide.
C. Protein mang thông tin quy định tính trạng trên cơ thể sinh vật.
D. Protein được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của rARN.
Câu 19: Cho các nhận định sau:
(1) Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là trình tự các amino acid tạo chuỗi polypeptide.
(2) Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi polypeptide ở dạng cơ xoắn hoặc gấp nếp.
(3) Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi polypeptide kết hợp với nhau.
(4) Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein là chuỗi polypeptide ở dạng xoắn hoặc gấp nếp tiếp tục co
xoắn.
(5) Khi cấu trúc không gian ba chiều bị phá vỡ, phân tử protein không thực hiện được chức năng sinh học.
Có bao nhiêu nhận định đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
37
Câu 20 : Cho các ý sau:
(1) Chỉ gồm một chuỗi polynucleotide.
(2) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
(3) Có bốn loại đơn phân: A, U, G, C.
(4) Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
(5) Đều có liên kết phosphodieste trong cấu trúc phân tử.
Trong các ý trên, có bao nhiêu ý là đặc điểm cấu trúc chung của cả ba loại RNA?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 21: Các loại nucleotide cấu tạo nên phân tử DNA khác nhau ở đặc điểm nào?
A. Thành phần base nito.
B. Cách liên kết của đường C5H1004 với acid H3PO4.
C. Kích thước và khối lượng các nucleotide.
D. Cấu tạo của đường 5C (deoxyribose) và H3PO4
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng về phân tử RNA?
A. Tất cả các loại RNA đều được tổng hợp trên khuôn mẫu của phân tử DNA.
B. Tất cả các loại RNA đều được sử dụng để làm khuôn tổng hợp protein.
C. Các phân tử RNA được tổng hợp ở nhân/vùng nhân tế bào.
D. Đa số các phân tử RNA chỉ được cấu tạo từ một chuỗi polynucleotide.

VẬN DỤNG
Câu 1. Trong các phân tử sau đây, có bao nhiêu phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
(1) Protein. (2) Tinh bột. (3) Cholesterol. (4) Phospholipid.
(5) Lactose. (6) mRNA. (7) DNA. (8) Nucleotide.
A.2. B. 3. C.4. D. 5.
Câu 2. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về chức năng chính của mỡ
1- dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
2- thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.
3- thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn.
4- thành phần cấu tạo nên các bào quan.
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 3: Cho các liên kết sau:

37 Câu này chuyên sinh làm được vì SGK chỉ giới thiệu c6áu trúc chi tiết của DNA, còn RNA thì không. Nên thay đổi ý số 5
13
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
I. Liên kết glycosidic.
II. Liên kết phosphodiester.
III. Liên kết …S-S-… (cầu nối disulfite).
IV. Liên kết peptide.
Có bao nhiêu liên kết có trong cấu trúc của protein?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
I. Carbohydrate dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
II. Protein có chức năng đa dạng: cấu tạo, xúc tác, thụ thể, vận chuyển, bảo vệ, …
III. RNA truyền đạt thông tin di truyền từ DNA sang protein.
IV. Lipid giúp lưu trữ và truyền thông tin di truyền.
Có bao nhiêu phát biểu sai?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5: Các bệnh nhân bị tiêu chảy nặng, bác sĩ thường chỉ định truyền dịch cho họ. Vậy dịch truyền có thành
phần chủ yếu là gì?
A. Nước. B. Cellulose. C. Dầu mỡ. D. mRNA.
Câu 6. Phospholipid có thể hình thành nên cấu trúc màng sinh chất vì chúng
A. là lipid.
B. kị nước.
C. lưỡng tính (có phần mang tính acid, có phần mang tính base).
D. lưỡng cực (có phần ưa nước, có phần kị nước).
Câu 7: Trong những chất có trong cơ thể sinh vật dưới đây, những chất nào có bản chất là Steroid?
(1) Hormon sinh dục.
(2) Cholesterol.
(3) Phospholipid.
(4) Vitamin A, D, E, K.
(5) Dịch tuy.
(6) Dịch mật.
A. (1),(2),(3),(5). B. (1).(2),(4),(6). C. (1),(2),(3),(6). D. (1),(2),(4),(5).

VẬN DỤNG CAO


Câu 138. Khi nói về lipid, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Lipid là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
(2) Lipid là chất dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
(3) Lipid được chia thành hai loại là lipid đơn giản và lipid phức tạp tuỳ theo số lượng nguyên tử carbon có trong
các acid béo.
(4) Vitamin A, D, E, K là các vitamin tan trong dầu.
(5) Các acid béo liên kết với glycerol tại các nhóm -OH của chúng.
(6) Steroid là loại lipid phức tạp. Đây là thành phần chính cấu tạo màng sinh chất.
A.4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 2. Khi nói về nucleic acid, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
(1) Hai chuỗi polynucleotide của một phân tử DNA sẽ có chiều ngược nhau.
(2) Tên gọi của các nucleotide được đặt dựa trên tên gọi của các base.
(3) rRNA là phân tử làm khuôn để tổng hợp chuỗi polypeptide.
(4) Hai mạch polynucleotide của phân tử DNA xoắn theo chiều từ phải sang trái quanh trục phân tử.
(5) Thông tin di truyền trên DNA được truyền đạt một cách chính xác qua các thế hê là nhờ nguyên tắc bổ sung.
A. 4 B. 3 C. 2 D.1
Câu 3. Những điều nào sau đây là đúng khi nói về lipid?

38 Cần xem lại


14
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
(1) Kị nước
(2) Đóng vai trò quan trọng cho việc dự trữ năng lượng.
(3) Là thành phần quan trọng của màng sinh học.
A. (1), (2) B. (2), (3) C. (1), (3) D. (1), (2), (3)
Câu 4. Chuỗi nucleotide với trình tự GAACCGGAACAU
A. có số lượng base purine nhiều hơn số lượng base pyrimidine.
B. có số lượng base pyrimidine nhiều hơn số lượng base purine.
C. có số lượng base purine bằng số lượng base pyrimidine.
D. không có base pyrimidine.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây về đặc điểm khác nhau giữa DNA và RNA là đúng?
(1) RNA chứa thymine thay vì uracil.
(2) RNA là sợi đơn, DNA là sợi kép.
(3) RNA chứa ribose, DNA chứa deoxyribose.
A. (1), (2) B. (2), (3) C. (1), (3) D. (1), (2), (3)
Câu 6. Hãy chọn tập hợp đúng về các đặc điểm của phân tử DNA từ các đặc điểm nào dưới đây ?
(1) Gồm 2 chuỗi polynucleotide xoắn đều đặn và ngược chiều nhau.
(2) Có chứa adenine, guanine, cytosine, uracyl và thymine.
(3) Có các cặp nitrogenous base là A-U, G-C.
(4) Liên kết giữa các nitrogenous base của hai chuỗi đối diện là liên kết hydrogen.
(5) Liên kết giữa các nucleotide là liên kết phosphodiester.
A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (2), (3), (5) D. (1), (4), (5)

Bài 7: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
Câu 1: Dùng dung dịch Sudan III để nhận biết
A. glucose. B. lipid. C. nguyên tố khoáng. D. tinh bột.
Câu 2: Dùng dung dịch AgNO3 để nhận biết nguyên tố
A. Clo. B. canxi. C. phosphor. D. lưu huỳnh.
Câu 3: Để nhận biết protein thì dùng dung dịch
A. NaNO3. B. Mg(NH4)2. C. CuSO4. D. BaCl2.
Câu 4: Khi nhỏ vài giọt dung dịch acid picric39 vào dịch chiết có chứa –SO42- thì xuất hiện hiện tượng
A. kết tủa trắng dưới đáy ống nghiệm.
B. kết tủa màu vàng dưới đáy ống nghiệm.
C. kết tủa hình kim màu vàng.
D. kết tủa trắng nhưng khi đưa ra ánh sáng chuyển sang màu đen.
Câu 5: Dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết nguyên tố
A. Clo. B. canxi. C. phosphor. D. lưu huỳnh40.
Câu 6: Các bước tiến hành thí nghiệm như sau
I. Dùng máy sấy để sấy mẫu lá tươi khoảng 15- 20 phút cho đến khi khô.
II. So sánh khối lượng của lá cây trước và sau khi đã sấy khô.
III. Cắt vài lá cây còn tươi thành từng mảnh nhỏ. Cho lên cân điện tử và ghi lại khối lượng.
IV. Đưa lên cân điện tử và ghi lại khối lượng.
Thứ tự đúng của các bước thí nghiệm xác định sự có mặt của nước trong tế bào là
A. I 🡪 II 🡪 III 🡪 IV. B. II🡪III 🡪 I 🡪 IV.
C. III 🡪 I 🡪 IV 🡪 II. D. IV 🡪 III 🡪 I 🡪 II.
Câu 7: Các bước tiến hành thí nghiệm như sau
I. Nghiền mẫu khoai tây với 10ml nước cất. Sau đó, lọc để bỏ phần bã và giữ lại dịch lọc.
II. Gọt vỏ củ khoai tây, cắt thành những khối nhỏ rồi cho vào cối sứ.

39 TN làm với BaCl2, kiểm tra cho acid piric.


40 ion SO42-. Nếu ghi như trên thì nhận biết lưu huỳnh phải là muối chì hoặc muối đồng
15
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
III. Quan sát kết quả thí nghiệm.
IV. Cho dịch lọc vào ống nghiệm và nhỏ thêm vài giọt dung dịch Lugol.
Thứ tự đúng của các bước thí nghiệm xác định sự có mặt của tinh bột trong tế bào là
A. I 🡪 II 🡪 III 🡪 IV. B. II🡪I 🡪 I V🡪 III.
C. III 🡪 I 🡪 IV 🡪 II. D. IV 🡪 III 🡪 I 🡪 II.
Câu 8: Các loại rau đã cung cấp những chất gì cho cơ thể?
A. Cung cấp nhiều lipit giúp cơ thể bổ sung năng lượng.
B. Cung cấp vitamin giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
C. Cung cấp nhiều tinh bột giúp cơ thể bổ sung năng lượng.
D. Cung cấp nhiều protein giúp cơ thể bổ sung chất tạo cơ.
Câu 9: Các loại quả chín có thể cung cấp chất gì cho cơ thể?
A. Cung cấp nhiều lipit giúp cơ thể bổ sung năng lượng.
B. Cung cấp glucose giúp cơ thể bổ sung năng lượng.
C. Cung cấp nhiều tinh bột giúp cơ thể bổ sung năng lượng.
D. Cung cấp nhiều protein giúp cơ thể bổ sung năng lượng.
Câu 10: Ăn nhiều thịt gà cung cấp chất gì cho cơ thể?
A. Glucose. B. Lipid. C. Protein. D. Tinh bột.
……………………………………………………………………………………………
CHƯƠNG 2. CẤU TRÚC TẾ BÀO
Bài 8: TẾ BÀO NHÂN SƠ
NHẬN BIẾT
Câu 1: Đặc điểm vật chất di truyền của sinh vật nhân sơ là
A. DNA dạng mạch thẳng, không liên kết với protein histon.
B. DNA dạng mạch vòng, liên kết với nhiều loại protein khác nhau.
C. DNA dạng mạch thẳng, liên kết với protein histon.
D. DNA dạng mạch vòng, không liên kết với protein histon.
Câu 2: Dựa vào cấu trúc thành tế bào, vi khuẩn được chia thành
A. 2 nhóm: vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm. B. 2 nhóm: quang dưỡng và hóa dưỡng.
C. 2 nhóm: tự dưỡng và dị dưỡng. D. 2 nhóm: có cấu tạo tế bào và không có cấu tạo tế bào.
Câu 3: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ
A. chitin. B. cellulose.
C. peptidoglycan. D. phostpholipit và protein.
Câu 4. Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ gồm 3 thành phần chính là
A. thành tế bào, màng sinh chất, nhân. B. thành tế bào, tế bào chất, nhân.
C. thành tế bào, màng sinh chất, vùng nhân. D. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
Câu 5: Cho các đặc điểm sau đây:
1. Kích thước nhỏ bé.
2. Sống ký sinh và gây bệnh.
3. Cơ thể chỉ có 1 tế bào.
4. Có nhân hoàn chỉnh.
5. Sinh sản rất nhanh.
Những đặc điểm nào có ở tất cả các loại vi khuẩn?
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 5. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 5.
Câu 6. Căn cứ để phân chia vi khuẩn thành 2 loại Gram dương và Gram âm là dựa vào cấu trúc và thành phần hóa
học của
A. thành tế bào. B. màng tế bào. C. vùng nhân. D. tế bào chất.
Câu 7. Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa 1 phân tử
A. DNA dạng vòng. B. mRNA dạng vòng.
C. tRNA dạng vòng. D. rRNA dạng vòng.
Câu 8. Thành tế bào vi khuẩn có vai trò
16
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
A. trao đổi chất giữa tế bào với môi trường. B. ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế bào.
C. liên lạc với tế bào lân cận. D. quy định hình dạng, bảo vệ tế bào.
Câu 9. Bào quan có mặt ở tế bào nhân sơ là
A. ti thể. B. ribosome C. lục lạp. D. trung thể.
Câu 10. Kết quả sau khi nhuộm vi khuẩn bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu
A. hồng. B. xanh. C. tím. D. vàng.
Câu 11. Kết quả sau khi nhuộm vi khuẩn bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram âm có màu
A. hồng. B. xanh. C. tím. D. vàng.

THÔNG HIỂU
Câu 1. Tính từ ngoài vào trong, tế bào vi khuẩn bao gồm những thành phần bắt buộc nào?
A. Thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, nhân.
B. Vùng nhân, thành tế bào, tế bào chất, màng sinh chất.
C. Thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
D. Màng sinh chất, tế bào chất, nhân, thành tế bào.
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về chức năng của thành tế bào vi khuẩn?
A. Thành tế bào duy trì ổn định hình dạng tế bào.
B. Thành tế bào có tác dụng bảo vệ tế bào tránh các tác nhân bất lợi.
C. Thành tế bào là nơi thực hiện các quá trình chuyển hóa trong tế bào.
D. Thành tế bào là cấu trúc bắt buộc đối với vi khuẩn.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không phải của tế bào nhân sơ?
A. Có kích thước nhỏ.
B. Không có các bào quan như bộ máy Golgi, lưới nội chất.
C. Không có chứa phân tử DNA.
D. Nhân chưa có màng bao bọc.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vi khuẩn?
A. Là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào.
B. Cơ thể đơn bào, tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh.
C. Bên ngoài thành tế bào có lớp vỏ nhầy có tác dụng bảo vệ ở một số loài vi khuẩn.
D. Trong tế bào chất có chứa ribosome.
Câu 5. Cấu trúc nào giúp vi khuẩn bám trên bề mặt tế bào và tăng bề mặt hấp thụ các chất dinh dưỡng?
A. Vỏ nhầy. B. Tiên mao (roi). C. Nhung mao (lông). D. Dịch nhầy.
Câu 6. Màng sinh chất của tế bào vi khuẩn không có
A. phospholipid. B. lipid. C. protein. D. cholesterol.
Câu 7. Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất của tế bào nhân sơ là
A. nơi chứa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào.
B. bảo vệ nhân.
C. nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp giữa tế bào và môi trường.
D. nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.
Câu 8: Tế bào chất của vi khuẩn không có
A. bào tương và các bào quan có màng bao bọc.
B. các bào quan không có màng bao bọc, bào tương.
C. hệ thống nội mang, bào tương, bào quan có màng bao bọc.
D. hệ thống nội màng, khung xương tế bào, bào quan có màng bao bọc.
Câu 9: Plasmit không phải là vật chất di truyền quan trọng đối với tế bào nhân sơ vì
A. chiếm tỉ lệ rất ít.
B. thiếu nó tế bào vẫn phát triển bình thường.
C. số lượng nucleotid rất ít.
D. nó có dạng mạch kép khép vòng.
Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về chức năng của thành tế bào vi khuẩn?
17
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
A. Thành tế bào duy trì ổn định hình dạng tế bào.
B. Thành tế bào có tác dụng bảo vệ tế bào tránh các tác nhân bất lợi.
C. Thành tế bào là nơi thực hiện các quá trình chuyển hóa trong tế bào.
D. Thành tế bào là cấu trúc bắt buộc đối với vi khuẩn.

VẬN DỤNG
Câu 1. Dùng lizôzim có trong nước bọt để thủy phân thành tế bào vi khuẩn. Những điều nào sau đây không thể
xảy ra đối với vi khuẩn này?
A. Dễ bị tiêu diệt bởi hóa chất. B. Thay đổi hình dạng.
C. Thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường. D. Không thể tấn công lên tế bào vật chủ.
Câu 2: Vi khuẩn Gram (-) khó bị tiêu diệt hơn vi khuẩn Gram (+) vì vi khuẩn Gram (-) có
A. thành tế bào được cấu tạo gồm nhiều lớp. B. vật chất di truyền là RNA.
C. lớp peptidoglycan dày. D. không bị tác động bởi các yếu tố môi trường.
Câu 3. Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó
A. dễ di chuyển. B. dễ thực hiện trao đổi chất.
C. ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt. D. không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh.
Câu 4. Đặc điểm cho phép xác định một tế bào của sinh vật nhân thực hay của một sinh vật nhân sơ là
A. vật liệu di truyền tồn tại ở dạng phức hợp của nucleid acid và protein.
B. vật liệu di truyền được phân tách khỏi phần còn lại của tế bào chất bằng một màng thấm chọn lọc.
C. có vách tế bào.
D. tế bào di động.

VẬN DỤNG CAO


Câu 1. Một bệnh nhân bị mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Để điều trị bệnh nhân phải sử dụng các loại
kháng sinh khác nhau. Hiệu quả của kháng sinh được mô tả trong bảng sau.
Kháng sinh A B C B+C
Hiệu quả 0% 65,1% 32,6% 93,7%
Biết kháng sinh C có vai trò ức chế hoạt động tổng hợp protein của ribosome. Dựa vào cấu trúc tế bào vi khuẩn,
hãy dự đoán nguyên nhân tại sao kháng sinh C có hiệu quả tương đối thấp?
A. vì thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo gồm nhiều lớp.
B. vì thành tế bào vi khuẩn rất dày.
C. 41vì ribosome của vi khuẩn được bảo vệ bởi thành tế bào và màng sinh chất.
D. vì lớp vỏ nhầy của vi khuẩn làm giảm khả năng xâm nhập của kháng sinh C.

Bài 9: TẾ BÀO NHÂN THỰC


NHẬN BIẾT
Câu 1 . Bào quan có chức năng giải độc trong tế bào động vật là
A. bộ máy Golgi và ty thể. B. lưới nội chất trơn và peroxisome.
C. peroxisome và lysosome. D. ty thể và lưới nội chất hạt.
Câu 2. Bào quan có chức năng chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào thực vật là
A. lục lạp. B. ty thể và bộ máy Golgi.
C. lục lạp và ty thể. D. ty thể.
Câu 3. Cấu tạo chung của tế bào nhân thực từ ngoài vào trong, bao gồm
A. vỏ nhầy, thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, nhân.
B. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
C. màng sinh chất, tế bào chất, nhân.
D. màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.
Câu 4. Đặc điểm của nhân tế bào

41 Vì VK được bảo vệ bởi vỏ nhày và thành TB có cấu trúc phức tạp
18
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
A. gồm có 1 lớp màng nhân, bên trong chứa chất nhiễm sắc và nhân con.
B. gồm có 2 lớp màng nhân, bên trong chứa chất nhiễm sắc và nhân con.
C. gồm có 1 lớp màng nhân, nhân con chứa chất nhiễm sắc.
D. không có màng, được cấu tạo chủ yếu là rRNA và protein.
Câu 5. Hoạt động nào sau đây thuộc chức năng của nhân tế bào?
A. Chứa đựng thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
B. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào.
C. Vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào.
D. Duy trì sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
Câu 6. Thành phần cơ bản cấu trúc tế bào động vật là
A. màng sinh chất, các bào quan, nhiễm sắc thể và DNA.
B. tế bào chất, các bào quan và nhân.
C. màng sinh chất, các bào quan và nhân.
D. màng sinh chất, tế bào chất chứa bào quan và nhân.
Câu 7. Lưới nội chất là 1 hệ thống ….... và…… thông với nhau. Lưới nội chất gồm 2 loại là ……. và………
(1) : lưới nội chất hạt
(2) : ống
(3) : túi
(4) : lưới nội chất trơn
(5) : Màng
Thứ tự đúng khi điền vào các chỗ trống trên là:
A. 1, 2 , 3, 5. B. 1, 3, 4, 5, 2.
C. 2, 3, 4, 1. D. 5, 2, 1, 3, 4.
Câu 8. Bên ngoài màng sinh chất của tế bào động vật còn có thành phần nào sau đây?
A. Lớp phospholipid kép. B. Thành tế bào.
C. Thành peptidoglycan. D. Chất nền ngoại bào.
Câu 9. Trong tế bào, ribosome có chức năng nào sau đây?
A. Hấp thụ các chất dinh dưỡng cho tế bào. B. Bào quan tổng hợp protein cho tế bào.
C. Giúp trao đổi chất giữa tế bào và môi trường sống. D. Truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 10. Lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây?
A. chứa enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipid
B. Chuyển hóa đường trong tế bào
C. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào
D. Sinh tổng hợp protein
Câu 11. Hoạt động nào sau đây xảy ra trên lưới nội chất hạt?
A. Oxi hoá chất hữu cơ tạo năng lượng cho tế bào. B. Tổng hợp các chất bài tiết.
C. Tổng hợp lipid cho tế bào. D. Tổng hợp protein.
Câu 12. Lưới nội chất hạt là hệ thống các ống và túi thông với nhau và đính các
A. lisozyme. B. hạt ribosome. C. enzyme. D. lysosome.
Câu 13. Chức năng của bộ máy Golgi trong tế bào là
A. thực hiện quá trình quang hợp.
B. phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản.
C. nơi xảy ra quá trình sinh tổng hợp protein.
D. lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào.
Câu 14. Bên trong lisosome chứa thành phần nào sau đây?
A. Enzyme hô hấp. B. Enzyme thủy phân.
C. Enzyme quang hợp. D. Enzyme dùng để xuất bào.
Câu 15. Ở động vật, bào quan có chức năng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào là
A. lục lạp. B. ribosome.
C. ty thể. D. nhân.
19
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
Câu 16. Bào quan nào sau đây chỉ có một lớp màng bao bọc?
A. Lục lạp. B. ribosome.
C. Trung thể. D. Không bào.
Câu 17. Thành phần chính của màng sinh chất là
A. phospholipid và protein. B. lipid và phospholipid.
C. lipid, carbohydrate và protein. D. cacrohydrate và protein.
Câu 18. Ở tế bào động vật, trên màng sinh chất có thêm nhiều phân tử cholesterol có tác dụng
A. làm tăng tính ổn định của màng sinh chất.
B. quy định hình dạng của tế bào.
C. bảo vệ tế bào và vận chuyển các chất.
D. nhận biết tế bào trong cùng một cơ thể hoặc tế bào của cơ thể khác.
Câu 19. Loại lipid nào là thành phần chính của màng sinh chất?
A. Phospholipid. B. Cholesterol.
C. Glycolipid. D. Steroid.
Câu 20. Tế bào của cùng cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết tế bào lạ là do màng sinh chất có
A. “dấu chuẩn” có thành phần hóa học là glycoprotein.
B. khả năng trao đổi chất với môi trường.
C. các protein bám ở mặt trong của màng sinh chất.
D. lớp kép phospholipid tham gia cấu tạo màng sinh chất.
Câu 21: Lục lạp có chức năng nào sau đây?
A. Quang hợp, tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
B. Đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào
C. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại trong cơ thể
D. Tham gia vào quá trình tổng hợp và vận chuyển lipid
Câu 22: Ở tế bào thực vật và tế bào nấm, bên ngoài màng sinh chất còn có
A. Chất nền ngoại bào B. Lông và roi
C. Thành tế bào D. Vỏ nhầy

THÔNG HIỂU
Câu 1. Cấu tạo chung có ở tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào nấm là
A. thành tế bào. B. vỏ nhầy.
C. màng sinh chất. D. trung thể.
Câu 2. Điều nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG với chức năng của không bào?
A. Chứa chất dự trữ hoặc chứa sắc tố.
B. Chứa enzyme oxi hóa khử giúp tế bào thực bào.
C. Chứa chất độc bảo vệ cơ thể.
D. Chứa ion khoáng để duy trì áp suất thẩm thấu.
Câu 3. Chọn phát biểu ĐÚNG:
A. Trung thể là bào quan có màng đơn, tồn tại ở tế bào thực vật.
B. Bộ máy Golgi có đính hạt ribosome có chức năng tổng hợp protein.
C. Ty thể và lục lạp là hai loại bào quan có màng kép.
D. Lưới nội chất và lysosome được cấu tạo theo dạng hệ thống màng.
Câu 4. Không bào trong đó chứa nhiều sắc tố thuộc tế bào
A. lông hút của rễ cây.
B. cánh hoa.
C. đỉnh sinh trưởng.
D. lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn.
Câu 5. Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật không có ở tế bào động vật là
A. ti thể. B. trung thể.
C. lục lạp. D. lưới nội chất hạt.
20
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
Câu 6. Ở người, loại tế bào có nhiều ti thể nhất là
A. tế bào biểu bì. B. hồng cầu.
C. tế bào cơ tim. D. bạch cầu.
Câu 7. Trong tế bào, ribosome có thể tìm thấy ở trạng thái nào sau đây?
A. Đính trên màng sinh chất
B. Tự do trong tế bào chất
C. Liên kết trên lưới nội chất
D. Tự do trong tế bào chất và liên kết trên lưới nội chất
Câu 8. Chọn phát biểu sai:
A. Lưới nội chất trơn là bào quan có chức năng giải độc cho tế bào.
B. Tế bào hồng cầu là loại tế bào có nhiều ti thể nhất trong cơ thể người.
C. Không bào là bào quan có ở cả tế bào thực vật và 1 số tế bào động vật.
D. Lục lạp là loại bào quan chỉ tìm thấy ở tế bào thực vật, có khả năng tự sinh sản.
Câu 9. Bào quan ở tế bào thực vật không có cấu trúc màng là
A. lưới nội chất, lisosome. B. ribosome, trung thể.
C. không bào, bộ máy Golgi. D. lục lạp, ty thể.
Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng với chức năng của màng sinh chất?
A. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất của tế bào.
B. Duy trì hình dạng của tế bào và neo giữ các bào quan.
C. Giúp nhận biết các tế bào của cùng cơ thể và tế bào “lạ” nhờ “dấu chuẩn”.
D. Thu nhận thông tin từ môi trường ngoài vào tế bào.
Câu 11. Các bào quan có chứa DNA, RNA, ribosome riêng là
A. peroxisome, trung thể. B. lưới nội chất, lisosome.
C. lục lạp, ti thể. D. không bào, lục lạp.
Câu 12. Bào quan có ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là
A. ti thể. B. bộ máy Golgi.
C. ribosome. D. lục lạp.
Câu 13. Cấu trúc nào dưới đây không có trong nhân của tế bào?
A. Chất dịch nhân. B. Nhân con.
C. Bộ máy Golgi. D. Chất nhiễm sắc.
Câu 14. Ở cơ thể người, tế bào nào sau đây không có nhân?
A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào bạch cầu.
C. Tế bào cơ. D. Tế bào tủy xương.
Câu 15. Những bào quan có cấu tạo màng đơn ở tế bào nhân thực
(1) Lisosome (2) Không bào (3) Lục lạp (4) Ti thể (5) Ribosome
A. (1), (2). B. (2), (5). C. (3), (4). D. (1), (5).
Câu 16. Nêu tên (I) và chức năng (II) của bào quan trong hình.
A. (I): ti thể, (II): hô hấp tế bào.
B. (I): ti thể, (II): quang hợp.
C. (I): lục lạp, (II): hô hấp tế bào.
D. (I): lục lạp, (II): quang hợp.

Câu 17. Bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào bao bọc. Cấu trúc này có ở
sinh vật nào?
A. Nấm, vi khuẩn và thực vật. B. Động vật và nấm.
C. Thực vật và động vật. D. Động vật và vi khuẩn.
Câu 18. Màng sinh chất là một cấu trúc động vì
A. các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng.
B. được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau.
C. các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển ra khỏi màng.
21
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
D. được cấu tạo bởi nhiều loại chất vô cơ khác nhau.
Câu 19. Cho các ý sau:
(1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài
(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền
(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan
(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ
(5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm DNA và protein
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của tế bào nhân thực?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5

VẬN DỤNG
Câu 1. Trong các tế bào sau đây: Tế bào hồng cầu, tế bào gan tế bào kẽ tinh hoàn, tế bào tụy nội tiết, tế bào niêm
mạc ruột. Loại tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển?
A. Tế bào tụy nội tiết, tế bào niêm mạc ruột. B. Tế bào hồng cầu, tế bào gan.
C. Tế bào kẽ tinh hoàn, tế bào niêm mạc ruột. D. Tế bào tụy nội tiết, tế bào hồng cầu.
Câu 2. Tế bào bạch cầu có khả năng nhận biết các tế bào lạ như vi khuẩn, vi nấm, ... để bắt lấy và tiêu diệt chúng.
Chức năng có liên quan đến cấu trúc nào trong tế bào?
A. Kênh protein. B. Gai glycoprotein.
C. Thành tế bào. D. Lớp kép phospholipid.
Câu 3. Người ta nhận thấy rằng tế bào ruột non của người có nhiều enzim làm nhiệm vụ chuyển hóa đường, tế bào
này có bào quan nào sau đây phát triển?
A. Lưới nội chất hạt. B. Lưới nội chất trơn.
C. Ribosome. D. Ti thể.
Câu 4. Tế bào nhân thực có ở:
(1) Động vật (2) Người (3)Thực vật (4) Vi khuẩn
(5) Virut (6) Nấm (7) Amip (8) Địa y42
A. (1), (2), (3), (4), (6), (8) B. (1), (2), (3), (6), (8)
C. (1), (2), (3), (6), (7), (8) D. (1), (2), (3), (5), (6), (7)
Câu 5. Ghép cột (A): tên của bào quan vào cột (B): chức năng của bào quan sao cho phù hợp.
(A) Bào quan (B) Chức năng
1. Bộ máy Golgi T. Tiêu hóa nội bào.
2. Ti thể Đ. Đóng gói và phân phối các sản phẩm protein, glycoprotein.
3. Lục lạp Q. Quang hợp.
4. Lisosome H. Hô hấp nội bào.
Phương án trả lời đúng là
A. 1 - Đ, 2 - H, 3 - Q, 4 - T. B. 1 - Đ, 2 - T, 3 - Q, 4 - H.
C. 1 - H, 2 - Đ, 3 - Q, 4 - T. D. 1 - T, 2 - H, 3 - Q, 4 - Đ.
Câu 6. Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều lysosome nhất?
A. Tế bào thần kinh. B. Tế bào bạch cầu.
C. Tế bào cơ tim. D. Tế bào hồng cầu.
Câu 7: Testosteron là hoocmon sinh dục nam có bản chất là lipid. Bào quan làm nhiệm vụ tổng hợp lipid để phục
vụ cho quá trình tạo hoocmon này là
A. lưới nội chất hạt B. ribosome
C. lưới nội chất trơn D. bộ máy Golgi
Câu 8: Không bào lớn chứa các ion khoáng và chất hữu cơ tạo nên áp suất thẩm thấu lớn có ở loại tế bào nào sau
đây?

42 Địa y là một dạng sống cộng sinh đặc biệt giữa các tế bào nấm sợi và các tảo lục đơn bào hay vi khuẩn lam có khả năng quang hợp.
Địa y không phải là thực vật vì không có cấu tạo tế bào đặc trưng của thực vật và cũng không có cấu trúc mô, cơ quan của thực vật.
Địa y cũng không phải là nấm vì ngoài các tế bào sợi nấm, địa y còn có các tế bào tảo lục hay vi khuẩn lam có chứa chất diệp lục
22
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
A. tế bào lông hút ở rễ B. tế bào lá cây
C. tế bào cánh hoa D. tế bào thân cây
Câu 9. Khi nói về màng sinh chất có các nhận xét sau:
(1) Hai lớp phospholipid tạo cho màng có tính mềm dẻo tương đối.
(2) Các phân tử protein chỉ bám ở mặt ngoài của lớp kép phospholipid.
(3) Trên màng tế bào thực vật có các phân tử cholesterol xen kẽ vào lớp kép phospholipid.
(4) Màng tế bào được xem là cửa ngõ ngăn cách giữa môi trường và tế bào.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

VẬN DỤNG CAO


Câu 1. Màng tế bào được tách từ các phần khác nhau của động vật sống ở nơi có khí hậu lạnh có thành phần axit
béo và cholesterol khác nhau. Giả định nào sau đây là hợp lí nhất ?
A. Tế bào phần gần móng có ít acid béo không no, nhiều cholesterol hơn tế bào ở phần trên.
B. Tế bào phần gần móng có lượng acid béo không no và cholesterol nhiều hơn tế bào ở phần trên.
C. Tế bào phần gần móng có nhiều acid béo không no, ít cholesterol hơn tế bào ở phần trên.
D. Tế bào phần gần móng có lượng acid béo không no và cholesterol ít hơn tế bào ở phần trên.
Câu 2. Khi ghép mô và cơ quan từ người này sang người khác thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ
quan lạ và đào thải các cơ quan lạ đó. Điều đó thực hiện được là do màng sinh chất có
A. lớp kép phospholipid B. protein.
C. cholesterol. D. glycoprotein.
Câu 3. Khi chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng ở loài ếch M vào trứng (đã bị mất nhân) của loài ếch N. Nuôi cấy
tế bào này phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh sẽ mang đặc điểm của
A. loài M. B. loài M và N. C. loài N. D. loài mới.
Câu 4. Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải "cắt" chiếc đuôi của nó. Bào quan đã giúp nó thực hiện
chức năng này là
A. lưới nội chất. B. lysosome. C. ribosome. D. ti thể.
……………………………………………………………………………………………….
CHƯƠNG 3. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở TẾ BÀO
Bài 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
NHẬN BIẾT
Câu 1. Đồng hoá là
A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời tích lũy năng lượng.
D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
Câu 2. Dị hoá là
A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng
Câu 3. Kênh aquaporin cho phân tử nào đi qua?
A. CO2, H2O. B. Protein, lipid. C. H2O. D. Các chất hữu cơ.
Câu 4. Thẩm thấu là hiện tượng
A. vận chuyển chủ động của ion qua màng tế bào.
B. vận chuyển thụ động của phân tử nước qua màng tế bào.
C. vận chuyển chủ động của phân tử nước qua màng tế bào.
D. vận chuyển thụ động của ion qua màng tế bào.
Câu 5. Đặc điểm các chất vận chuyển qua kênh protein là
A. không phân cực, kích thước nhỏ. B. không phân cực, kích thước lớn.
23
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
C. phân cực, kích thước lớn. D. phân cực, kích thước nhỏ.
Câu 6. Môi trường có nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn trong tế bào là
A. môi trường ưu trương. B. môi trường nhược trương.
C. môi trường đẳng trương. D. môi trường ưu trương và nhược trương.
Câu 7. Khí CO2 và O2 được vận chuyển qua màng sinh chất qua phương thức vận chuyển nào sau đây?
A. chủ động. B. khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid.
C. khuếch tán qua kênh protein. D. nhập bào.
Câu 8. Các chất tan trong lipid được vận chuyển vào trong tế bào qua
A. kênh protein đặc biệt B. các lỗ trên màng
C. lớp kép phospholipid D. kênh protein xuyên màng
Câu 9: Nhập bào là phương thức vận chuyển
A. Chất có kích thước nhỏ và mang điện. B. Chất có kích thước nhỏ và phân cực.
C. Chất có kích thước nhỏ và không tan trong nước. D. Chất có kích thước lớn.
Câu 10: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế
A. vận chuyển chủ động B. vận chuyển thụ động C. thẩm tách D. thẩm thấu
Câu 11: Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan
A. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào B. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào
C. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào D. Luôn ổn định
Câu 12: Vận chuyển thụ động
A. Cần tiêu tốn năng lượng. B. Không cần tiêu tốn năng lượng.
C. Cần có các kênh protein. D. Cần các bơm đặc biệt trên màng.
Câu 13: Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là phương thức vận chuyển các chất
A. Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tốn năng lượng.
B. Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tốn năng lượng.
C. Có kích thước lớn như vi khuẩn, bào quan và tiêu tốn năng lượng.
D. Có kích thước nhỏ qua màng sinh chất đã chết, không tiêu tốn năng lượng.
Câu 14: Các chất tan được vận chuyển qua màng tế bào theo građien nồng độ được gọi là
A. Sự thẩm thấu. B. Sự ẩm bào. C. Sự thực bào. D. Sự khuếch tán.
Câu 15: Trong sự khuếch tán, một chất di chuyển qua màng tế bào:
A. Theo khuynh hướng nồng độ.
B. Ngược với khuynh hướng nồng độ.
C. Theo khuynh hướng nồng độ nhờ sự thuỷ phân ATP
D. Ngược với khuynh hướng nồng độ nhờ sự thuỷ phân ATP

THÔNG HIỂU
Câu 1. Tế bào bị mất nước trong môi trường nào?
A. Nước tinh khiết. B. Ưu trương. C. Nhược trương. D. Đẳng trương.
Câu 2: Các chất tan trong lipit được vận chuyển vào trong tế bào qua?
A. Kênh protein đặc biệt B. Các lỗ trên màng
C. Lớp kép phospholipid D. Kênh protein xuyên màng
Câu 3. Hô hấp tế bào là quá trình
A. đồng hóa. B. dị hóa. C. quang hóa. D. sinh hóa43.
Câu 4. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ?
A. Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.
B. Quang hợp là quá trình đồng hóa.
C. Dị hóa là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản.
D. 44Chuyển hóa vật chất luôn xảy ra trong tế bào

43 Kỳ kỳ
44 Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào. Sao sai?
24
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
Câu 5. Ngâm rau xà lách vào nước cất. Đây là môi trường gì?
A. môi trường ưu trương. B. môi trường nhược trương.
C. môi trường đẳng trương D. môi trường đồng trương
Câu 6. Khi cho tế bào thực vật vào dung dịch KNO3 1M. Sau một thời gian, ta nhận thấy tế bào bị co lại. So với
dịch tế bào, dung dịch KNO3 là môi trường gì?
A. Nhược trương. B. Đẳng trương. C. Bão hòa. D. Ưu trương.
+ +
Câu 4. Phân tử glucôzơ, các ion Na , K …được vận chuyển qua màng sinh chất bằng phương thức vận chuyển
nào sau đây?
A. khuếch tán qua kênh protein xuyên màng. B. khuếch tán trực tiếp qua lớp photpho lipit kép.
C. khuếch tán qua kênh aquaporin. D. nhập bào hay xuất bào.
Câu 5. Trong phương thức vận chuyển thụ động, các chất tan được khuếch tán qua màng tế bào phụ thuộc vào
A. đặc điểm của chất tan45.
B. sự chênh lệch nồng độ của các chất tan gữa trong và ngoài màng tế bào.
C. đặc điểm của màng tế bào và kích thước lỗ màng.
D. nguồn năng lượng được dự trữ trong tế bào.
Câu 6. Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có (1)… và (2)…..
A. (1) nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao; (2) tiêu tốn năng lượng.
B. (1) nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp; (2) không tiêu tốn năng lượng.
C. (1) các kênh protein; (2) không tiêu tốn năng lượng.
D. (1) các bơm đặc biệt trên màng; (2) tiêu tốn năng lượng.
Câu 7. Các đại phân tử như prôtêin có thể qua màng tế bào bằng cách
A. xuất bào, ẩm bào hay thực bào. B. xuất bào, ẩm bào, thực bào, khuếch tán.
C. xuất bào, ẩm bào, khuếch tán. D. ẩm bào, thực bào, khuếch tán.
Câu 8: Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai?
A. CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép phospholipid
B. Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là “aquaporin”
C. Các ion Na+, Ca2+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất
D. Glucozo khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng
Câu 9: Trong phương thức vận chuyển thụ động, các chất tan được khuếch tán qua màng tế bào không phụ thuộc
vào:
A. Đặc điểm của chất tan.
B. Sự chênh lệch nồng độ của các chất tan gữa trong và ngoài màng tế bào.
C. Nguồn năng lượng được dự trữ trong tế bào
D. Nhiệt độ.
Câu 10: Tế bào đã chết thì không còn hiện tượng co nguyên sinh vì?
A. Màng tế bào đã bị phá vỡ B. Tế bào chất đã bị biến tính
C. Nhân tế bào đã bị phá vỡ D. Màng tế bào không còn khả năng thấm chọn lọc

VẬN DỤNG
Câu 1. Cải làm dưa có hiện tượng bị quắt lại khi bỏ vào dung dịch nước muối. Đây là hiện tượng gì?
A. Trương nước. B. Phản co nguyên sinh.
C. Co nguyên sinh. D. Tan trong nước.
Câu 2. Nồng độ Ca2+ trong tế bào là 0,1%, nồng độ Ca2+ trong môi trường xung quanh tế bào này là 0,2%. Bằng
cách nào tế bào hấp thụ Ca2+?
A. Vận chuyển tích cực. B. Thẩm thấu.
C. Khuếch tán. D. Vận chuyển thụ động.
Câu 3. Điều kiện của vận chuyển chủ động là

45 VC thụ động: Khuếch tán qua lớp phospholipid kép hay qua kênh protein đều phụ thuộc đặc điểm của chất tan với điều kiện chung là
chênh lệch nồng độ 2 bên màng. 2 PA đúng. Câu 9 có thể hiện.
25
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
(1) không tiêu tốn năng lượng.
(2) tiêu tốn năng lượng.
(3) cần “máy bơm”.
Phương án đúng:
A. (1), (3). B. (1), (2) C. (2), (3) D. (1), (2), (3)
Câu 4. Ngâm rau xà lách đang bị héo vào nước, sau một thời gian rau sẽ tươi hơn. Đây là môi trường gì?
A. Đẳng trương. B. Nhược trương. C. Ưu trương. D. Đẳng trương và ưu trương.
Câu 5. Trong các nhóm chất sau, nhóm chất nào dễ dàng đi qua màng tế bào nhất?
A. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước nhỏ. B. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước lớn.
C. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ. D. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước lớn.
Câu 6: Cho các ý sau (với chất A là chất có khả năng khuếch tán qua màng tế bào):
(1) Chênh lệch nồng độ của chất A ở trong và ngoài màng.
(2) Kích thước, hình dạng và đặc tính hóa học của chất A.
(3) Đặc điểm cấu trúc của màng, nhu cầu của tế bào.
(4) Kích thước và hình dạng của tế bào
Tốc độ khuếch tán của chất A phụ thuộc vào những điều nào trên đây?
A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (1), (3), (4) D. (2), (3), (4)
Câu 7: Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra là
A. tế bào hồng cầu B. tế bào nấm men C. tế bào thực vật D. tế bào vi khuẩn
Câu 8: Cho các phương thức vận chuyển các chất sau:
(1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit
(2) Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng
(3) Nhờ sự biến dạng của màng tế bào
(4) Nhờ kênh protein đặc hiệu và tiêu tốn ATP
Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa chất tan vào trong màng tế bào?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9: Sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP vì
A. Tế bào chủ động lấy các chất nên phải mất năng lượng
B. Phải sử dụng chất mang để tiến hành vận chuyển
C. Vận chuyển ngược chiều nồng độ hoặc cần có sự biến dạng của màng sinh chất
D. Các chất được vận chuyển có năng lượng lớn
Câu 10: Khi ở môi trường ưu trương, tế bào bị co nguyên sinh vì
A. Chất tan khuếch tán từ tế bào ra môi trường B. Chất tan khuếch tán từ môi trường vào tế bào
C. Nước thẩm thấu từ môi trường vào tế bào D. Nước thẩm thấu từ tế bào ra môi trường
Câu 11: Tế bào đã chết thì không còn hiện tượng co nguyên sinh vì
A. Màng tế bào đã bị phá vỡ B. Tế bào chất đã bị biến tính
C. Nhân tế bào đã bị phá vỡ D. Màng tế bào không còn khả năng thấm chọn lọc
Câu 12: Cho các nhận định sau về phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai?
A. Sự vận chuyển các chất qua màng tế bào chủ yếu nhờ phương thức vận chuyển thụ động
B. Xuất bào và nhập bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất
C. Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất không tiêu tốn năng lượng
D. Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển cần năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ
thấp đến nơi có nồng độ cao.
Câu 13: Trong ẩm thực, quả ớt sừng thường được tỉa thành hình hoa để trang trí. Ở vỏ quả ớt, mặt trong hút nước
hoặc mất nước nhanh và nhiều hơn mặt ngoài. Để các “cánh hoa” của quả ớt nở đẹp (cong ra ngoài), quả ớt sau khi
cắt sẽ ngâm vào
A. Nước cất để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài
B. Môi trường đẳng trương để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài.
C. Nước muối ưu trương để mặt ngoài mất nước nhiều hơn mặt trong.
D. Nước đường ưu trương và lạnh để ớt tươi lâu.
26
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023

VẬN DỤNG CAO


Câu 1. Ngâm một miếng su hào có kích thước k=2x2 cm, trọng lượng p=100g trong dung dịch NaCl đặc khoảng 1
giờ thì kích thước và trong lượng của nó sẽ
A. k>2x2cm, p>100g. B. k< 2x2cm, p<100g.
C. k = 2x2cm, p = 100g. D. Giảm rất nhiều so với trước lúc ngâm.
Câu 2. Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarose không thể đi qua màng,
nhưng nước và ure thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch
A. saccarôzơ ưu trương. B. saccarôzơ nhược trương.
C. urê ưu trương. D. urê nhược trương.
Câu 3. Nếu bón quá nhiều phân cho cây trồng sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh. B. Làm cho cây héo, chết.
C. Làm cho cây chậm phát triển. D. Làm cho cây không thể phát triển được.
Câu 4. Sự vận chuyển chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hóa qua lông ruột vào máu ở người theo cách nào sau
đây ?
A. Vận chuyển khuyếch tán qua màng sinh chất. B. Vận chuyển tích cực qua kênh protein xuyên màng.
C. Vận chuyển thụ động qua photpholipit kép. D. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
Câu 5. Cho các nhận định sau:
(a). Khi đặt tế bào vào môi trường muối loãng thì tế bào sẽ co nguyên sinh nhiều hơn so với môi trường muối đậm
đặc.
(b). Khi đặt tế bào đang co nguyên sinh vào nước cất thì tế bào sẽ phản co nguyên sinh.
(c). Khi đặt tế bào đang co nguyên sinh vào môi trường muối đậm đặc thì tế bào sẽ phản co nguyên sinh.
(d). Khi đặt tế bào vào môi trường muối loãng thì tế bào sẽ co nguyên sinh ít hơn so với môi trường muối đậm đặc.
Có bao nhiêu khẳng định sai ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

27

You might also like