You are on page 1of 52

Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

BÀI TẬP VẬN DỤNG BÀI 3


Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1. Các đặc trưng của sự sống của các cấp độ tổ chức sống gồm:
A. chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,…
B. chuyển hóa vật chất, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,…
C. chuyển hóa vật chất và năng lượng, phát triển, sinh sản, cảm ứng,…
D. chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,…
Câu 2. Thế nào là các cấp tổ chức của thế giới sống?
A. Là tập hợp các cấp tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống.
B. Là tập hợp các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
C. Là tập hợp các cấp tổ chức lớn nhất trong thế giới sống.
D. Là đơn vị tổ chức từ cấp nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
Câu 3. Cấp độ tổ chức nhỏ nhất trong cấp độ tổ chức sống là gì?
A. Nguyên tử. B. Phân tử. C. Tế bào. D. Hợp tử.
Câu 4. Trong các cấp độ sau đây, cấp độ nào là lớn nhất?
A. Tế bào. B. Quần xã. C. Quần thể. D. Bào quan.
Câu 5. Tổ chức sống nào sau đây là bào quan?
A. Tim. B. Phổi. C. Lục lạp. D. Não.
Câu 6. Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là
A. các đại phân tử. B. tế bào. C. mô. D. cơ quan.
Câu 7. Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là vì chúng
A. có cấu tạo phức tạp. B. có cấu tạo đơn giản.
C. được cấu tạo bởi nhiều bào quan. D. biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống.
Câu 8. Cấp tổ chức sống nào dưới đây bao hàm các cấp tổ chức sống còn lại ?
A. Cơ thể B. Tế bào C. Bào quan D. Cơ quan
Câu 9. Cấp tổ chức sống nào dưới đây nhỏ hơn tế bào ?
A. Cơ thể B. Cơ quan C. Bào quan D. Mô
Câu 10. Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:
A. Hệ cơ quan B. Mô C. Cơ thể D. Cơ quan
Câu 11. Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian nhất định vào một thời điểm xác
định và có quan hệ sinh sản với nhau được gọi là
A. quần thể. B. nhóm quần thể. C. quần xã. D. hệ sinh thái.
Câu 12. Những con rùa ở hồ Hoàn Kiếm là
A. quần thể sinh vật. B. cá thể snh vật. C. cá thể và quần thể. D. hệ sinh thái.
Câu 13. "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?
A. Cá thể. B. Quần thể. C. Quần xã. D. Hệ sinh thái.
Câu 14. Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. B. Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.
C. Tập hợp cá trong Hồ Tây. D. Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao.
Câu 15. Quần xã sinh vật là
A. Tập hợp nhiều quần thể của các loài khác nhau.
B. Tập hợp nhiều quần thể cùng loài.
C. Tập hợp các cá thể cùng loài.
D. Tập hợp cá thể của hai loài sống ở hai nơi.
Câu 16. "Tập hợp những con cá sống dưới ao" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?
A. Cá thể. B. Quần thể. C. Quần xã D. Hệ sinh thái
Câu 17. Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là
A. quần thể. B. cơ thể. C. cá thể và quần thể. D. quần xã

Page 1
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Câu 18. Nhiều cá thể cùng loài sống trong vùng địa lí nhất định tạo nên…………… Nhiều quần thể thuộc các
loài khác nhau sống chung trong vùng địa lí nhất định tạo nên…………
A. quần thể; quần xã. B. quần xã; hệ sinh thái.
C. quần thể; hệ sinh thái. D. quần xã; quần thể.
Câu 19. Thế nào là hệ sinh thái?
A. Là tập hợp các cá thể cùng loài sống trong một không gian nhất định.
B. Là tập hợp nhiều quần thể sống trong một không gian nhất định.
C. Là tập hợp các cá thể cùng loài sống ở những môi trường khác nhau.
D. Là sinh vật và môi trường sống của chúng tạo nên một thể thống nhất.
Câu 20. Sự đa dạng của sinh giới thể hiện ở những đặc điểm nào sau đây?
(1) Đa dạng về loài, về nguồn gen.
(2) Đa dạng về lưới và chuỗi thức ăn.
(3) Đa dạng về hệ sinh thái.
(4) Đa dạng về sinh quyển.
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 21. Thứ tự theo nguyên tắc thứ bậc là
1. cơ thể. 2. tế bào. 3. quần thể. 4. quần xã. 5. hệ sinh thái.
A. 2  1  3  4  5. B. 1  2  3  4  5.
C. 5  4  3  2  1. D. 2  3  4  5  1.
Câu 22. Các cấp tổ chức cơ bản theo thứ tự đúng là
A. tế bào, cơ thể, quần xã, quần thể, hệ sinh thái.
B. tế bào, quần thể, cơ thể, quần xã, hệ sinh thái.
C. tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
D.cơ thể, quần thể, quần xã, tế bào, hệ sinh thái.
Câu 23. Cấp độ tổ chức sống cơ bản không bao gồm
A. tế bào. B. cơ thể. C. cơ quan. D. quần thể.
Câu 24. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của thế giới sống
A. Liên tục tiến hoá B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
C. Là một hệ thống kín D. Có khả năng tự điều chỉnh
Câu 25. Những đặc điểm nào sau đây chỉ có ở tổ chức sống mà không có ở vật vô sinh?
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. (2) Là hệ kín, có tính ổn định và bền vững.
(3) Liên tục tiến hóa. (4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vận động. (6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
A. (1), (2), (3). B. (2),( 3), (4), (5).
C. (1), (3), (4), (5), (6). D. (2), (6).
Câu 26. Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định của tổ chức sống là gì?
A. Trao đổi chất và năng lượng B. Sinh sản
C. Sinh trưởng và phát triển D. Khả năng tự điều chỉnh.
Câu 27. Tự điều chỉnh ở cấp độ quần thể thông qua
A. điều chỉnh số lượng loài. B. điều chỉnh số lượng quần xã.
C. điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể. D. điều chỉnh số lượng cá thể mỗi loài.
Câu 28. Tự điều chỉnh ở cấp độ quần xã thông qua
A. điều chỉnh số lượng loài trong quần xã. B. điều chỉnh số lượng quần xã.
C. điều chỉnh số lượng quần thể. D. điều chỉnh số lượng cơ quan trong cơ thể
Câu 29. “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho
nguyên tắc nào của thế giới sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc mở.
C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc bổ sung

Page 2
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Câu 30. Đọc thông tin dưới đây: "Về quần thể thực vật mà cụ thể là rừng nhiệt
đới thì những cây ưa ánh sáng sẽ phát triển ở tầng trên cùng, tiếp theo là tầng
thân gỗ ưa sáng ở mức độ trung bình sẽ phát triển phía dưới tầng thân gỗ ưa
sáng. Tiếp nữa là tầng cây thân leo, cây ưa bóng râm, thân thảo sẽ phát triển
ở gần sát mặt đất. Đây là ví dụ về sự phân tầng của thực vật trong rừng nhiệt
đới". Ví dụ trên thể hiện
A. Thế giới sống liên tục tiến hóa. B. Hệ thống tự điều chỉnh.
C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. D. Hệ thống mở.
Câu 31. “Đặc tính mà tổ chức sống cấp trên mà các cấp tổ chức sống cấp dưới không có gọi là
A. Tính nổi trội. B. Hệ thống mở.
C. Nguyên tắc thứ bậc. D. Nguyên tắc bổ sung
Câu 32. Đặc tính nổi trội của tổ chức sống cấp cao hình thành do đâu?
A. Do sự tương thích của các thành phần cấu thành.
B. Do sự tương tác nội bộ một cấp bậc nhất định.
C. Do sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành.
D. Do môi trường quyết định.
Câu 33. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì
A. có khả năng thích nghi với môi trường B. thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
C. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống. D. phát triển và tiến hoá không ngừng.
Câu 34. Ví dụ nào sau đây là minh chứng cho đặc điểm tổ chức sống là hệ mở?
A. Khi trời nóng thì người đổ mồ hôi.
B. Hệ thần kinh ở động vật được cấu tạo từ các noron.
C. Thực vật thực hiện quá trình hô hấp lấy khí O2 và thải khí CO2.
D. Sinh vật có hoạt động sinh sản khi đủ tuổi chín sinh lí.
Câu 35. Ví dụ nào sau đây nói về khả năng tự điều chỉnh của tổ chức sống?
A. Cây xanh hút khí CO2, thải khí O2.
B. Nhiều cá thể cùng loài sống chung có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành quần thể.
C. Quần thể có mật độ quá đông sẽ có hiện tượng tách đàn làm giảm số lượng cá thể.
D. Đến độ tuổi nhất định sinh vật có khả năng sinh sản.
Câu 36. Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ
A. khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật.
B. khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi.
C. khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường.
D. sự truyền thông tin trên DNA giữa các tế bào, thế hệ.
Câu 37. Thông quá quá trình thoát hơi nước mà thực vật hấp thụ khí
CO2 cung cấp cho quá trình quang hợp. Đồng thời hơi nước thoát ra làm
giảm nhiệt độ môi trường; O 2 được giải phóng góp phần điều hòa khí
quyển. Đây là ví dụ cho đặc điểm nào của tổ chức sống?
A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
B. Hệ thống mở và tự điều chỉnh.
C. Thế giới tiến hóa liên tục.
D. Tương tác với môi trường.
Câu 38. Khi lượng đường trong máu giảm, cơ thể tiến hành phân giải glycogen dự trữ đưa lượng đường về
mức ổn định. Đây là ví dụ về cơ chế nào của sinh vật?
A. Cơ chế mở. B. Cơ chế tự điều chỉnh.
C. Cơ chế thích nghi. D. Cơ chế duy trì sự sống.
Câu 39. Thế giới sống không ngừng tiến hóa trên cơ sở nào?
A. Di truyền DNA qua các thế hệ. B. Biến dị tổ hợp.
C. Phát sinh biến dị và chọn lọc tự nhiên. D. Chọn lọc nhân tạo.

Page 3
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Câu 40. Dựa vào đặc điểm chung, các loài sinh vật được chia thành bao nhiêu lãnh giới?
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 41. Những lãnh giới phân chia các loài sinh vật không bao gồm
A. vi sinh vật cổ. B. vi khuẩn. C. vi khuẩn cổ. D. nhân thực.
Câu 42. Sự sống được tiếp nối qua nhiều thế hệ thông qua
A. phân bào. B. giao phối. C. nhân bản vô tính. D. sinh sản.
Câu 43. Quá trình nhân đôi DNA có tác dụng gì?
A. Duy trì ổn định một số đặc tính qua các thế hệ. B. Tạo sự đa dạng di truyền.
C. Giúp sinh vật thích nghi với môi trương. D. Giảm chọn lọc tự nhiên.
Câu 44. Cơ chế nào góp phần tạo sự đa dạng về mặt di truyền?
A. Chọn lọc nhân tạo. B. Phát sinh đột biến. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Nhân đôi DNA.
Câu 45. Quá trình… đã loại bỏ những dạng sống… và giữ lại những dạng sống thích nghi với môi trường khác
nhau.
A. chọn lọc tự nhiên; kém thích nghi. B. chọn lọc tự nhiên; thích nghi tốt.
C. chọn lọc nhân tạo; kém thích nghi. D. chọn lọc nhân tạo; thích nghi tốt.
Câu 46. Một con robot cũng có khả năng di chuyển, tương tác với môi trường xung
quanh, làm việc nhà, thậm chí trả lời các câu hỏi và đưa ra lời khuyên hữu ích cho
các bác sĩ trong việc điểu trị bệnh. Con robot có đặc điểm nào khác với vật sống?
I. Robot không có khả năng tự sinh sản ra các thế hệ sau
II. Không có khả năng lớn lên, phát triển theo thời gian
III. Các phản ứng của chúng là các thuật toán được con người cài sẵn.
IV. Không có có khả năng giao phối, sinh sản tạo ra các thế hệ sau
Số phát biểu đúng:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Phần II. BÀI TẬP TỰ LUẬN


Bài 1. Có ý kiến cho rằng:"Khả năng tự điều chỉnh quyết định khả năng sống sót của cơ thể sinh vật”.Theo
em, ý kiến đó là đúng hay sai? Giải thích và nêu một số ví dụ
Ý kiến đó là đúng. Vì khả năng tự điều chỉnh đảm bảo tính bền vững và tương đối ổn định của hệ thống
sống.
Bài 2. Các ví dụ sau đây đang đề cập đến đặc điểm nào của các cấp độ tổ chức sống?

a. Khi nồng độ NaCl trong máu tăng do ăn nhiều muối, thận sẽ tăng cường bài xuất NaCl qua nưóc tiểu.
b. Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, nhưng tập hợp của 10 12 tế bào thần
kinh tạo nên bộ não của con người giúp con người có trí thông minh, tư duy và sáng tạo.
c. Thực vật sử dụng CO2 cho quá trình quang hợp và tham gia hô hấp trả lại CO2 cho môi trường.
d. Qua nghiên cứu cho thấy người và vượn người có quan hệ họ hàng với nhau.

Bài 3. Ở một loài chim, ban đầu có 10.000 cá thể sống ở vùng
A, sau 5 năm, quần thể này đạt số lượng 30.000 cá thể. Với số
lượng cá thể tăng nhanh dẫn đến nguồn thức ăn trong môi
trường bị khan hiếm. Do điều kiện sống khó khăn nên đã có
15.000 cá thể di cư sang vùng B để tìm môi trường sống mới.

Page 4
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

a. Sự di cư của loài chim liên quan đến đặc điểm nào của cấp độ tổ chức sống?
b. Sự di cư có vai trò gì với loài chim này?

1. Sự di cư của loài chim liên quan đến đặc điểm hệ thống mở và tự điều chỉnh của cấp độ tổ chức sống (sự
điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể).
2. Vai trò của sự di cư: Sự di cư là một cơ chế giúp điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể phù hợp khả
năng cung cấp của môi trường. Ngoài ra, sự di cư cũng giúp loài chim này tìm thêm được môi trường sống
mới thuận lợi hơn, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

Page 5
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

PHẦN MỘT. SINH HỌC TẾ BÀO


CHƯƠNG 1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
Bài 4. KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO

I. KHÁI QUÁT HỌC THUYẾT TẾ BÀO


- Năm 1665, Robert Hooke phát hiện mô bần được
cấu tạo từ những ô hay khoang rất nhỏ. Ông gọi là
“cella”
- Năm 1670, Antonie van Leeuwenhoek đã phát hiện
vi khuẩn và nguyên sinh động vật.

Hình 1. Robert Hooker và khoang rỗng mà ông quan sát được


- Giữa thế kỉ XIX, Matthias Schleiden, Theodor Schwann và Rudolf Virchow đề xuất học thuyết tế bào:
+ Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.
+ Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.
+ Các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó.
II. TẾ BÀO LÀ ĐƠN VỊ CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CƠ THỂ SỐNG
1. Tế bào là đơn vị cấu trúc
- Mọi sinh vật được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào. Sinh vật đơn bào là những sinh vật chỉ được cấu
tạo từ một tế bào. Sinh vật đa bào là những sinh vật được cấu tạo từ nhiều tế bào.
- Tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào trước nhờ quá trình phân chia của tế bào.

Sinh vật đơn bào Sinh vật đa bào


2. Tế bào là đơn vị chức năng
- Các hoạt động sống của sinh vật trao đổi vật chất, chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển,
sinh sản, cảm ứng, vận động, tự điều chỉnh và thích nghi đều diễn ra bên trong tế bào.

BÀI TẬP VẬN DỤNG


Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1. Người đã sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát các lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi là
A. Robert Hooke B. Leeuwenhoek
C. Theodor Schwann D. Matthias Schleiden
Câu 2. Ai là người đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn?
A. Robert Hooke B. Leeuwenhoek
C. Theodor Schwan D. Matthias Schleiden
Câu 3. Ai là người đưa ra báo cáo rằng tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước?
A. Antony van Leeuwenhoek. B. Matthias Schleiden.
C. Rudolph Virchow. D. Theodore Schwann.

Page 6
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Câu 4. Nhà khoa học nào trong số các nhà khoa học này đã xây dựng học thuyết tế bào?
A. Schleiden và Schwann. B. Rudolf Virchow.
C. Robert Koch. D. Antony van Leeuwenhoek.
Câu 5. Các khoang rỗ nhỏ cấu tạo nên vỏ bần cây sồi mà Robert Hooke phát hiện được ra được gọi là gì?
A. Phòng nhỏ. B. Khoang nhỏ. C. Ổ nhỏ. D. Khoảng nhỏ.
Câu 6. Khi quan sát vỏ bần cây sồi, Robert Hooke đã nhìn thấy các khoang rỗng nhỏ, các khoang này là
A. Các tế bào của vỏ bần B. Các bào quan của cây sồi
C. Các cơ quan của cây sồi D. Các lỗ khí khổng của cây sồi
Câu 7. Kết quả nghiên cứu của Matthias Schleiden và Theodor Schwann đã cho thấy
A. Sự tương đồng về cấu tạo của tế bào thực vật và tế bào động vật
B. Mọi cơ thể thực vật đều có nguồn gốc từ thực vật nguyên sinh
C. Mọi cơ thể động vật đều có nguồn gốc từ động vật nguyên sinh
D. Tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước
Câu 8. Năm 1855, nhà khoa học Rudolf Virchow đã báo cáo rằng
A. tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước
B. tất cả các tế bào đều tiến hoá từ các phân tử sinh học
C. tất cả các tế bào đều được sinh ra do năng lượng mặt trời
D. tất cả các tế bào đều sinh ra từ chất vô cơ
Câu 9. Nội dung nào trong các nội dung sau đây thuộc học thuyết tế bào
(1) Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào
(2) Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống
(3) Tất cả các tế bào được sinh ra từ tế bào trước đó
(4) Tất cả các tế bào đều có hình thái giống nhau.
A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4).
C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (4)
Câu 10. Cấp độ tổ chức cơ bản nhất của cơ thể là
A. tế bào. B. cơ quan. C. cơ thể D. hệ cơ quan.
Câu 11. Thực chất quá trình trao đổi chất diễn ra ở
A. hệ cơ quan B. cơ thể. C. cá thể. D. tế bào.
Câu 12. Sinh vật có cơ thể được cấu tạo từ một tế bào gọi là
A. Sinh vật đa bào B. Sinh vật đơn bào
C. Sinh vật kí sinh D. Sinh vật ngoại sinh
Câu 13. Sinh vật có cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào gọi là
A. Sinh vật đa bào B. Sinh vật đơn bào
C. Sinh vật kí sinh D. Sinh vật ngoại sinh
Câu 14. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?
A. Số lượng tế bào B. Kích thước tế bào.
C. Màu sắc tế bào. D. Hình dạng.
Câu 15. Điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào với tế bào của sinh vật đơn bào là
các tế bào
A. hoạt động một cách độc lập với nhau.
B. đều có hình dạng giống nhau.
C. phối hợp hoạt động với nhau chặt chẽ.
D. hoạt động độc lập theo từng cơ quan.
Câu 16. Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì
A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất.
B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
C. mọi hoạt động sống đều được thực hiện nhờ tế bào.
D. tế bào có chức năng sinh sản.

Page 7
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Câu 17. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì


A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất.
B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
C. mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
D. tế bào có chức năng sinh sản.
Câu 18. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể con người?
A. Một số cơ quan trong cơ thể người được cấu tạo bởi tế bào.
B. Các hoạt động sống của tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể.
C. Khi toàn bộ các tế bào bị chết thì cơ thể sẽ chết.
D. Cơ thể sống chỉ có một tế bào thực hiện mọi chức năng sống.
Câu 19. Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào?
A. Con chó. B. Con ốc sên. C. Trùng biến hình. D. Con cua.
Câu 20. Cho các đặc điểm sau:
1. Khả năng phân chia.
2. Chứa vật chất di truyền.
3. Đều quan sát được bằng mắt thường.
4. Là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.
Trong những đặc điểm trên, có bao nhiêu đặc điểm là của tế bào?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21. Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?
A. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau.
B. Nó ó đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết.
C. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản.
D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau.
Câu 22. Một bạn học sinh khi phân biệt những điểm khác nhau giữa một sinh vật đơn bào và một tế bào
trong cơ thể sinh vật đa bào đã ghi lại như bảng bên dưới:
Sinh vật đơn bào Tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào
I. Là một cơ thể hoàn chỉnh II. Là một bộ phận của mô và đôi khi không hoàn chỉnh
III. Các tế bào sống phụ thuộc lẫn nhau IV. Có lối sống tự do, hoạt động độc lập
V. Các cơ thể không có sự liên kết VI. Các tế bào liên kết với nhau qua chất nền ngoại bào (ở
động vật) hoặc cầu sinh chất (ở thực vật)
Các đặc điểm bạn đã ghi nhận đúng là?
A. I, II, III, V B. I, III, V, VI
C. II, IV, V, VI D. I, II, V, VI
Câu 23. Một bạn học sinh tiến hành quan sát hai mẫu tiêu bản bằng kính hiển vi quang học, kết quả quan
sát như hình bên dưới. Trong các nhận định dưới đây về 2 mẫu tiêu bản trên, số nhận định đúng là?

I. Mẫu vật được quan sát ở hình a có thể là một giọt nước ao.
II. Mẫu vật được quan sát ở hình b có thể là lát biểu mô ở động vật.
III. Các tế bào ở hình b có hình dạng đa dạng hơn sơ với ở hình a.
IV. Mức độ đa dạng loài ở hình a cao hơn so với ở hình b.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Page 8
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Phần II. BÀI TẬP TỰ LUẬN


Bài 1. Hãy cho biết điểm khác nhau giữa một sinh vật đơn bào và một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào
(dựa vào bảng sau)
Sinh vật đơn bào Tế bào trong cơ thể
Tế bào là thành phần cấu tạo nên?
Các tế bào sống có phụ thuộc lẫn
nhau không ?

Các tế bào (hoặc cơ thể) có sự liên


hệ với nhau không ?

Bài 2. Bạn Tuấn đã phát biểu rằng: "Ở sinh vật đa bào, hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp của các tế
bào cấu tạo nên cơ thể". Em có đồng ý với bạn đó không? Hãy đưa ra các dẫn chứng để bảo vệ quan điểm
của mình.
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Bài 3. Hình sau đây mô tả cấu tạo trùng roi xanh, một loài động vật
nguyên sinh thường sống trong các lớp váng xanh trong ao, hồ ?

a. Trùng roi xanh là động vật đơn bào hay đa


bào?..............................................
b. Cho biết phương pháp có thể dùng để nghiên cứu cấu tạo của trùng roi xanh.
............................................................................................................................................................................
c. Trùng roi xanh có khả năng quang hợp không? Tại sao?
............................................................................................................................................................................
Bài 4. Quan sát hình bên trái về một quá trình cùa tế bào.
a. Hình này mô tả quá trình gì của tế bào?
..............................................................................................
b. Hãy cho biết chức năng của các tế bào trong hình.
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................

c. Con người có thể ứng dụng quá trình trên vào đời sống như thế nào?

Page 9
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Bài 5. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC

I. CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC


1. Các nguyên tố hoá học có trong tế bào
- Có khoảng 25 nguyên tố có vai trò quan trọng đối
với sự sống. Trong đó các nguyên tố C, H, O, N chiếm
96,3 % khối lượng chất khô của tế bào.
- Trong cơ thể người được chia làm 2 nhóm:
+ Đa lượng: chiếm lượng lớn trong cơ thể.
+ Vi lượng: chiếm lượng rất nhỏ, thường nhỏ hơn
0,01% khối lượng cơ thể.
2. Vai trò của nguyên tố carbon
- Carbon có có hóa trị 4 nên có thể hình thành 4 liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử khác qua đó
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các hợp chất hữu cơ.
3. Vai trò của các nguyên tố hoá học
- Nguyên tố đa lượng: cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như nucleic acid, protein, carbohydrate, lipid.
Góp phần xây dựng nên cấu trúc tế bào và cơ thể sinh vật.
- Nguyên tố vi lượng: cấu tạo nên hầu hết các enzyme, hormone, vitamin, hemoglobin,....
II. NƯỚC VÀ VAI TRÒ SINH HỌC CỦA NƯỚC
1. Cấu tạo và tính chất của nước (H2O)
- Gồm 1 phân tử oxygen (O) liên kết với 2 nguyên tử hydrogen (H) bằng liên kết cộng hóa trị.

Cấu trúc phân tử nước Cấu trúc mạng lưới nước


- Do oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn hydrogen nên cặp electron dùng chung có lệch về phía
oxygen  phần gần oxygen tích điện âm (-),gần hydrogen tích điện dương (+)  tính phân cực.
→ Phân tử nước dễ dàng liên kết với nhau và với các phân tử phân cực khác bằng liên kết hydrogen.
2. Vai trò sinh học của nước
- Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các tế bào và cơ thể.
- Nước là dung môi hòa tan nhiều chất; là nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng sinh hóa.
- Đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ tế bào, cơ thể.

Sự thoát mồ hôi qua da


Sự hòa tan tinh thể muối của nước

Page 10
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN


Nội dung 1. Các nguyên tố hóa học trong tế bào
Câu 1. Có khoảng bao nhiêu nguyên tố có vai trò quan trọng đối với sự sống?
A. 92. B. 80. C. 25. D. 17.
Câu 2. Các nguyên tố hóa học chiếm phần lớn khối lượng cơ thể sống là
A. C, H, O, Na. B. C, H, O, N. C. P, S, N, Na. D. C, O, H, Na.
Câu 3. Các nguyên tố C, H, O, N chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng chất khô của tế bào?
A. 96,3% B. 18,5% C. 65% D. 70%.
Câu 4. Nguyên tố nào chiếm khối lượng nhiều nhất trong cơ thể người là
A. oxygen. B. carbon. C. nitrogen. D. hydrogen.
Câu 5. Tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên tố oxygen có trong cơ thể người là khoảng
A. 65%. B. 9,5%. C. 18,5%. D. 1,5%.
Câu 6. Nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ là
A. carbon. B. hydrogen. C. oxygen. D. nitrogen.
Câu 7. Nguyên tố tạo nên mạch "xương sống" của các đại phân tử hữu cơ chính có trong tế bào là
A. hydrogen. B. carbon. C. nitrogen. D. phosphor.
Câu 8. Phân tử carbon có hóa trị
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 9. Vì sao carbon được xem là nguyên tố đặc biệt tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ?
A. Carbon là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống.
B. Carbon chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống.
C. Carbon có thể cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hoá trị với nguyên tử khác.
D. Carbon là nguyên tố thuộc nhóm đại lượng
Câu 10. Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu của tế bào?
A. Protein. B. Lipit. C. Nước D. Carbohydrate.
Câu 11. Khi tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, trước tiên các nhà khoa học sẽ tìm kiếm
A. Hydrogen. B. Oxygen.
C. Carbon. D. Nước.
Câu 12. Nước chiếm khoảng bao nhiêu % khối lượng cơ thể người?
A. 30% B. 50%
C. 70% D. 98%
Câu 13. Cho các ý sau, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ
thể sống?
(1) Carbon đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.
(2) Được chia làm 2 nhóm: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
(3) Oxygen là nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ thể
(4) Có khoảng 25 nguyên tố có vai trò quan trọng đối với sự sống.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 14. Mỗi nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trong cơ thể?
A. < 0,001 % B. 0,001% C. < 0,01% D. 0,01%
Câu 15. Mỗi nguyên tố đa lượng chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trong cơ thể?
A. < 0,001 % B. 0,001% C. < 0,01% D. 0,01%
Câu 16. Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng?
A. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe. B. Zn, Cl, B, K, Cu, S. C. C, H, O, N, P. D. K, Zn, Cu, Fe.
Câu 17. Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên các
A. enzyme, hormone, vitamin. B. lipid, nucleic acid.
C. đại phân tử hữu cơ. D. đường đa, protein.

Page 11
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Câu 18. Phần lớn các nguyên tố vi lượng cấu tạo hoặc liên quan đến các hoạt động của các
A. enzyme, hormone, vitamin. B. lipid, nucleic acid.
C. đại phân tử hữu cơ. D. đường đa, protein.
Câu 19. Iodine là thành phần không thể thiếu được của hormone nào?
A. Tuyến yên. B. Tuyến tụy. C. Tuyến thượng thận. D. Tuyến giáp.
Câu 20. Sắt là thành phần cấu tạo của
A. insulin. B. hemoglobin. C. hormone. D. amino acid.
Câu 21. Thiếu một lượng nhỏ lodine chúng ta có thể bị mắc bệnh gì?
A. Viêm amidan. B. Bướu cổ. C. Đau họng. D. Còi xương.
Câu 22. Thiếu một lượng Fe trong cơ thể, chúng ta có thể bị mắc bệnh gì?
A. Thiếu máu. B. Bướu cổ. C. Giảm thị lực. D. Còi xương.
Câu 23. Lá cây thường chuyển từ xanh sang vàng lục, phiến lá hẹp lại và uốn
cong, khô dần đi… dẫn đến cây bị chết là đặc điểm của cây trồng thiếu
nguyên tố gì?
A. Mo. B. Ca. C. N. D. K.
Câu 24. Thiếu nhóm nguyên tố nào sau đây lá cây sẽ bị mất màu xanh
nghiêm trọng nhất?
A. N, Mg, Fe. B. Ca, I, Cu. C. N, Ag, K. D. N, P, K.
Câu 25. Khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước vì nước
A. làm cây tươi tốt. B. hòa tan phân bón.
C. làm đất tơi xốp. D. giúp bộ rễ phát triển.
Câu 26. Người ta khuyên thường xuyên thay đổi các món ăn và mỗi bữa nên ăn nhiều món. Ý nào sau đây là
tác dụng chính của việc làm này?
A. Cung cấp đầy đủ các nguyên tố hoá học và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
B. Cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa lượng để cấu tạo nên tế bào.
C. Cung cấp nhiều protein và chất bổ dưỡng cho cơ thể.
D. Tạo sự đa dạng về văn hoá ẩm thực và thay đổi khẩu vị của người ăn
Câu 27. Các nhà dinh dưỡng khuyến cáo phải tăng cường ăn rau xanh vì
A. chống các bệnh về tim mạch và cao huyết áp.
B. giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn tốt hơn.
C. cung cấp vitamin và các nguyên tố vi lượng.
D. giúp tiết kiệm kinh tế vì có giá rẻ.
Câu 28. Khi nói về vai trò của các nguyên tố hoá học, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.
(2) Mg là nguyên tố tham gia cấu tạo nên diệp lục tố.
(3) Các nguyên tố vi lượng có vai trò chủ yếu là hoạt hoá các enzyme.
(4) Sinh vật chỉ có thể lấy các nguyên tố khoáng từ các nguổn dinh dưỡng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Nội dung 2. Nước và vai trò của nước trong tế bào


Câu 29. Một phân tử nước có cấu tạo gồm
A. 1 hydrogen + 2 oxygen B. 1 hydrogen + 1 oxygen.
C. 2 hydrogen + 1 oxygen. D. 2 hydrogen + 2 oxygen.
Câu 30. Phân tử nước có công thức cấu tạo là
A. HO2. B. H2O3. C. H2O. D. H2O2.
Câu 31. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử hydogen và oxyegen trong phân tử nước là liên kết
A. cộng hóa trị B. hydrogen C. ion D. peptide
Câu 32. Các phân tử nước có thể liên kết với nhau và với phân tử phân cực khác bằng liên kết
A. cộng hóa trị B. hydrogen C. ion D. peptide

Page 12
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Câu 33. Nước có tính chất đặc biệt nào sau đây?
A. Tính liên kết B. Tính điều hòa nhiệt
C. Tính phân cực D. Tính cách li
Câu 34. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt dung riêng cao. B. lực gắn kết. C. nhiệt bay hơi cao. D. tính phân cực.
Câu 35. Tính phân cực của nước là do
A. đôi electron trong liên kết O – H bị kéo lệch về phía oxygen.
B. đôi electron trong liên kết O – H bị kéo lệch về phía hydrogen.
C. xu hướng liên kết tự do của các phân tử nước với nhau.
D. khối lượng phân tử của oxygen lớn hơn phân tử của hydrogen.
Câu 36. Nước có tính phân cực chủ yếu là do
A. cấu tạo từ oxygen và hydrogen.
B. electron của hydrogen yếu.
C. 2 đầu oxygen và hydrogen tích điện trái dấu.
D. các liên kết hydrogen luôn bền vững
Câu 37. Đặc điểm khiến phân tử nước có tính phân cực là
A. Đầu oxygen tích điện âm, đầu hydrogen tích điện dương.
B. Đầu hydrogen tích điện âm, đầu oxygen tích điện dương.
C. Đầu hydrogen và đầu oxygen đều tích điện dương.
D. Đầu hydrogen và đầu oxygen đều tích điện âm.
Câu 38. Nước ở dạng lỏng (nước thường) có đặc điểm là các liên kết hydrogen giữa các phân tử nước
A. luôn bị bẻ gãy và tái taọ liên tục.
B. luôn bị bẻ gãy nhưng không được tái tạo.
C. luôn bền vững và tạo nên cấu trúc mạng.
D. không tồn tại các liên kết hydrogen.
Câu 39. Nước ở dạng đông đá (nước đá) có đặc điểm là các liên kết hydrogen giữa các phân
tử nước
A. luôn bị bẻ gãy và tái taọ liên tục.
B. luôn bị bẻ gãy nhưng không được tái tạo.
C. luôn bền vững và tạo nên cấu trúc mạng.
D. không tồn tại các liên kết hydrogen.
Câu 40. Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai?
(1) Phân tử nước được cấu tạo bằng liên kết hóa trị không phân cực giữa 2 H và 1 O.
(2) Các phân tử nước có khả năng tương tác với nhau và hình thành nên mạng lưới nước.
(3) Liên kết giữa các phân tử nước được gọi là liên kết hydrogen.
(4) Trong phân tử nước, nguyên tử O mang điện tích dương, nguyên tử H mang điện tích âm.
(5) Khi ở trạng thái đông cứng (nước đá), các liên kết hydrogen luôn bền vững.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 41. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về nước?
(1) Nước dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
(2) Nước là thành phần chính cấu tạo nên tế bào và là dung môi hòa tan nhiều chất.
(3) Nước là nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng sinh hóa.
(4) Nước góp phần đảm bảo sự cân bằng và ổn đinh nhiệt độ của tế bào và cơ thể.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 42. Khi trời bắt đầu đổ mưa, nhiệt độ không khí tăng lên chút ít là do
A. nước liên kết với các phân tử khác trong không khí giải phóng nhiệt.
B. liên kết hydrogen giữa các phân tử nước được hình thành đã giải phóng nhiệt.
C. liên kết hydrogen giữa các phân tử nước bị phá vỡ đã giải phóng nhiệt.
D. sức căng bề mặt của nước tăng cao.

Page 13
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Câu 43. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, việc đổ mồ hôi có ý nghĩa giúp
A. giải phóng nhiệt, làm giảm nhiệt độ cho cơ thể.
B. giảm trọng lượng của cơ thể.
C. giải phóng nước lượng nước thừa cho cơ thể.
D. giải phóng năng lượng ATP cho cơ thể.
Câu 44. Điều gì xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh?
A. Nước bốc hơi lạnh làm tăng tốc độ phản ứng tế bào khiến tế bào sinh sản nhanh.
B. Nước bốc hơi lạnh làm tế bào chết do mất nước.
C. Nước đóng băng làm giảm thể tích nên tế bào chết.
D. Nước đóng bằng làm tăng thể tích và các tinh thể nước phá vỡ tế bào.
Câu 45. Không nên bảo quản rau xanh, thịt tươi trên ngăn đá của tủ lạnh vì
A. không còn quá trình hô hấp làm rau quả hỏng
B. không có quá trình oxy hóa các chất hữu cơ nên rau quả sẽ bị khô.
C. làm giảm cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.
D. Nước trong các tế bào bị đông đá, tăng thể tích và vỡ.
Câu 46. Quả nhãn đã được trong tủ lạnh thì có cảm giác ngọt hơn so với quả nhãn bình
thường vì ?
A. quá trình tổng hợp các chất diễn ra mạnh làm tăng lượng đường ở trong quả nhãn.
B. nước ở trong tế bào quả nhãn đóng băng làm tăng thể tích phá vỡ tế bào và giải phóng đường.
C. nước ở trong tế bào đóng băng làm cho nồng độ đường trong tế bào tăng lên.
D. tế bào quả nhãn bị co lại dẫn tới giải phóng các phân tử đường
Câu 47. Vì sao khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác, người ta đều tìm kiếm
những nơi có sự có mặt của nước?
A. Nước là thành phần chủ yếu tham gia các hoạt động sống và cấu trúc tế bào.
B. Nước là môi trường cho các phản ứng sinh hóa và dung môi hòa tan các chất.
C. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng, có tính phân cực tạo nên mạng lưới nước.
D. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định và cung cấp năng lượng cho tế bào.
Câu 48. Cho các hiện tượng sau, có mấy hiện tượng thể hiện tính liên kết của các phân tử nước?
(1) Con gọng vó có thể đứng và chạy trên mặt nước
(2) Nước được vận chuyển từ rễ qua thân lên lá cây
(3) Người toát mồ hôi khi trời nóng
(4) Sợi bông hút nước
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 49. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng khi nói về vai trò của nước?
(1) Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen tạo nên sức căng bề mặt, giúp một số loài
vật nhỏ có thể đứng và di chuyển trên mặt nước
(2) Người ta không bỏ hoa quả, rau xanh, thịt tươi trong ngăn đá của tủ lạnh vì nhiệt độ thấp sẽ làm cho
các chất dinh dưỡng bị phân hủy.
(3) Khi làm đá trong tủ lạnh người ta không đổ nước tràn cốc vì khi đông đá thì thể tích của nước tăng
lên phá vỡ thể cốc, đặc biệt là cốc thủy tinh.
(4) Một trong những nguyên nhân giúp nước tạo nên cột nước liên tục giúp nước được vận chuyển từ rễ
lên lá là do tính phân cực và khả năng liên kết của nước vào thành tế bào.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4
Câu 50. Bao nhiêu việc làm sau đây giúp cơ thể đảm bảo cân bằng nước?
(1) Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
(2) Truyền nước khi cơ thể bị tiêu chảy.
(3) Ăn nhiều hoa quả mọng nước.
(4) Tìm cách giảm nhiệt độ khi cơ thể bị sốt.
A. 2. B. 2. C. 4.

Page 14
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Phần II. BÀI TẬP TỰ LUẬN


Bài 1. Để phòng chống bệnh bướu cổ, người ta thường trộn iodine vào muối ăn
với hàm lượng thích hợp. Tại sao người ta lại trộn iodine vào muối mà không
trộn vào gạo?
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Bài 2. Ở một số vùng, để các cây ăn trái sinh trưởng và phát triển tốt, người ta thường đóng một số cây
đinh (sắt, kẽm) vào thân cây. Tại sao?

............................................................................................................................................................................
Bài 3. Tại sao khi phơi hoặc sấy khô một số thực phẩm lại giúp bảo quản lâu hơn
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Bài 4. Vì sao thức ăn chứa nhiều nước như các món canh, món sốt, xào sẽ rất dễ bị ôi thiu?

............................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................
Bài 5. Tại sao phần lớn các loại thuốc chữa bệnh thường được sản xuất dưới dạng muối?

............................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................
Bài 6. Khi bị tiêu chảy kéo dài do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ cảm thấy
mệt mỏi. Khi đó, chúng ta cần phải cung cấp thật nhiều nước và chất điện giải. Vì sao?
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Bài 7. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa khác nhau
giúp tăng chiều cao cho trẻ em hoặc giảm nguy cơ loãng xương cho người trung
niên. Các loại sữa này đều có chứa calcium. Tại sao?
............................................................................................................... .....................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Bài 8. Quan sát cấu trúc nước ở trạng thái thường và trại
thái đông đá, vì sao nước ở trạng thái đóng băng lại nổi.
...........................................................................................
...........................................................................................

Page 15
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

...........................................................................................
...........................................................................................
Bài 6. CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG TẾ BÀO (tiết 1)

I. KHÁI NIỆM PHÂN TỬ SINH HỌC


- Phân tử sinh học là những phân tử hữu cơ chỉ được tổng hợp và tổn tại trong các tế bào sống. Các
phân tử sinh học chính bao gồm protein, lipid, carbohydrate, nucleic acid.

II. CARBOHYDRATE (ĐƯỜNG)


1. Đặc điểm chung
- Được cấu tạo từ ba loại nguyên tố C, H và O theo nguyên tắc đa phân.
- Tùy vào số lượng đơn phân, carbohydrate được chia thành 3 nhóm: đường đơn (monosaccharide),
đường đôi (disaccharide) và đường đa (polysaccharide).
2. Phân loại
a. Đường đơn (monosaccharide)
- Gồm 1 đơn phân trong phân tử; có từ 3 - 7 nguyên tử C.
- Có 2 loại đường đơn phổ biến trong tế bào là: đường 5 carbon (ribose, deoxyribose) và đường 6
carbon (glucose, fructose, galactose). Các đường glucose, fructose, galactose có công thức phân tử là:
C6H12O6; có tính khử mạnh ngoại trừ đường fructose.
b. Đường đôi (disaccharide)
- Gồm 2 đơn phân trong phân tử.
- Có 3 loại đường đôi phổ biến: saccharose (đường mía), lactose (đường sữa), maltose (mạch nha).
- Thành phần: saccharose (1 glucose + 1 fructose), lactose (1 glucose + 1 galactose), maltose (2 glucose).
- Công thức phân tử: C12H22O11
- Có tính khử trừ đường saccharose.
c. Đường đa (polysaccharide)
- Gồm nhiều đơn phân (chủ yếu là glucose) liên kết với nhau bằng liên kết glycosidic.
- Có 4 loại đường đa phổ biến: cellulose, tinh bột, glycogen và chitin.

Tinh bột Glycogen Cellulose


3. Chức năng
Tên đường Chức năng
Glucose Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống
Lactose Cung cấp dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, con non ở động vật có vú
Saccharose (sucrose) Vận chuyển sản phẩm quang hợp ở thực vật
Tinh bột Chất dự trữ năng lượng ở thực vật
Glycogen Chất dự trữ năng lượng ngắn hạn ở thực động vật và nấm
Cellulose Thành tế bào thực vật
Chitin Thành tế bào nấm.
Ribose, deoxyribose Cấu tạo nên DNA, RNA và ATP.

Page 16
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

BÀI TẬP VẬN DỤNG


Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Nội dung 1. Carbohydrate (Chất đường bột)
Câu 1. Các phân tử nào sau đây là phân tử sinh học?
Carbohydrate Carbon dioxide Lipid
Nucleic acid Protein Nước
Câu 2. Khi nói về đặc điểm chung của carbohydrate, phát biểu nào sau đây đúng?
Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O.
Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
Đa số có vị ngọt, tan trong nước, một số có tính khử.
Không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
Có 2 loại đường đơn phổ biến là đường 5 carbon (ribose và deoxyribose) và đường 6 carbon.
Câu 3. Thuật ngữ dùng để chỉ các loại carboydrate là gì?
A. Chất đạm. B. Chất xúc tác.
C. Chất béo. D. Chất đường bột (đường).
Câu 4. Carbohydrate được cấu tạo bởi các nguyên tố
A. C, H, O, N. B. C, H, N, P. C. C, H, O. D. C, H, O, P.
Câu 5. Những đường nào sau đây là đường 6 carbon?
Glucose. Fructose Galactose. Maltose.
Câu 6. Những đường nào sau đây là đường 5 carbon?
Glycogen. Ribose Maltose. Deoxyribose.
Câu 7. Người ta dựa vào tiêu chí nào để phân loại carbohydrate ?
A. khối lượng phân tử B. độ tan trong nước
C. số loại đơn phân trong phân tử D. số lượng đơn phân trong phân tử
Câu 8. Trong cấu trúc của polysaccharide, các đơn phân được liên kết với nhau bằng loại liên kết
A. phosphodiester. B. peptide. C. Hydrogen. D. glycosidic.
Câu 9. Đường đơn có tên khoa học là
A. Polysaccharide. B. Disaccharide. C. Monosaccharide. D. Glycosidic.
Câu 10. Đường đôi có tên khoa học là
A. Polysaccharide. B. Disaccharide. C. Monosaccharide. D. Glycosidic.
Câu 11. Đường đa có tên khoa học là
A. Polysaccharide. B. Disaccharide.
C. Monosaccharide. D. Glycosidic.
Câu 12. Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các chất đường từ đơn giản đến phức tạp?
A. Disaccharide, monosaccharide, polysaccharide.
B. Monosaccharide, disaccharide, polysaccharide.
C. Polysaccharide, monosaccharide, disaccharide.
D. Monosaccharide, polysaccharide, disaccharide.
Câu 13. Hãy sắp xếp các loại đường đơn, đường đôi, đường đa phổ biến sao cho đúng ?
Loại đường Các đường phổ biến
Đường đơn Saccharose, lactose, maltose
Đường đa Fructose, galactose, glucose
Đường đôi Tinh bột, cellulose, chitin, glycogen
Câu 14. Dựa vào số lượng đơn phân, loại carbohydrate nào dưới đây khác nhóm với các loại còn lại?
A. Lactose B. Cellulose
C. Saccharose D. Maltose.
Câu 15. Ở đường đôi và đường đa, cứ hai đơn phân đường đơn liên kết với nhau sẽ giải phóng
A. 2 phân tử CO2. B. 1 phân tử CO2.

Page 17
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

C. 2 phân tử H2O. D. 1 phân tử H2O.


Câu 16. Saccharose được cấu tạo gồm
A. 1 glucose + 1 fructose. B. 1 glucose + 1 galactose.
C. 1 glucose + 1 glucose. D. Nhiều glucose.
Câu 17. Maltose được cấu tạo gồm
A. 1 glucose + 1 fructose. B. 1 glucose + 1 galactose.
C. 1 glucose + 1 glucose. D. Nhiều glucose.
Câu 18. Lactose được cấu tạo gồm
A. 1 glucose + 1 fructose. B. 1 glucose + 1 galactose.
C. 1 glucose + 1 glucose. D. Nhiều glucose.
Câu 19. Tinh bột, cellulose, glycogen chủ yếu được cấu tạo từ các đơn phân là
A. glucose. B. galactose. C. fructose. D. maltose.
Câu 20. Công thức cấu tạo của glucose, fructose, galactose là?
A. C6H11O5 B. C6H12O6 C. C12H22O11 D. C12H24O12.
Câu 21. Công thức cấu tạo của saccharose, lactose, maltose là?
A. C6H11O5 B. C6H12O6 C. C12H22O11 D. C12H24O12.
Câu 22. Loại đường nào sau đây còn gọi là đường mía?
A. Glucose B. Lactose C. Saccharose D. Fructose.
Câu 23. Loại đường nào sau đây còn gọi là đường nho?
A. Glucose B. Lactose C. Saccharose D. Fructose.
Câu 24. Loại đường nào sau đây có nhiều trong hoa quả và mật ong?
A. Glucose B. Fructose C. Maltose D. Lactose.
Câu 25. Loại đường nào sau đây còn gọi là đường mạch nha?
A. Glucose B. Fructose C. Maltose D. Lactose.
Câu 26. Loại đường nào sau đây có nhiều trong sữa động vật?
A. Lactose B. Fructose C. Saccharose D. Glucose.
Câu 27. Loại đường nào sau đây không tan trong nước (dù là ở nhiệt độ sôi) ?
A. Tinh bột. B. Cellulose C. Glucose D. Saccharose
Câu 28. Khi ăn quá đồ ngọt, chúng ta có nguy cơ cao mắc phải bệnh
Gout Béo phì
Phù chân voi Tiểu đường
Câu 29. Hãy nối chức năng các loại đường sau cho đúng?
Tên đường Chức năng
1. Cellulose a. Thành tế bào thực vật, thành phần của chất xơ. 1
2. Chitin b. Chất dự trữ năng lượng ở nấm và động vật. 3
3. Glycogen c. Vận chuyển các chất trong cây 6
4. Tinh bột d. Thành tế bào nấm, lớp vỏ ngoài côn trùng. 2
5. Glucose e. Chất dự trữ năng lượng ở thực vật 4
6. Saccharose h. Nguyên liệu chính của hô hấp sinh năng lượng ATP 5
Câu 30. Bạn Tuấn rất lười ăn sáng trước khi đến trường. Sau khi học 4 tiết thể dục buổi sáng tại trường Đại
học xong, bạn Tuấn cảm thấy đói lã, chóng mặt, da thì tái nhạt, không thể bước đi. Với kiến thức đã học về
thành phần hóa học của tế bào, bạn Tuấn cần được bổ sung chất nào trước tiên để hết nhanh chóng hết
các biểu hiện trên?
A. Carbohydrate. B. Lipid.
C. Nucleic acid. D. Protein.
Câu 31. Trong các đặc điểm sau đây, những đặc điểm nào là đặc điểm giống nhau ở tinh bột và cellulose?

Page 18
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

124

Page 19
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Bài 6. CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG TẾ BÀO

III. LIPID (CHẤT BÉO)


1. Đặc điểm chung
- Được cấu tạo từ 3 nguyên tố chính là C, H, O trong đó tỉ lệ H chiếm cao và tỉ lệ O chiếm thấp; cấu tạo
không theo nguyên tắc đa phân.
- “kị nước”, không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ (ether, acetone,....)
2. Cấu trúc và chức năng

Mỡ động vật Dầu thực vật Phospholipid

Tên lipid Đặc điểm Chức năng


Mỡ - 1 glycerol + 3 acid béo no.
(Động vật) - Dạng rắn, do có nhiều liên kết đơn.
Dự trữ năng lượng
Dầu - 1 glycerol + 3 acid béo không no.
(Thực vật, cá) - Dạng lỏng, do có nhiều liên kết đôi.
Phospholipid - 1 glycerol + 3 acid béo + 1 nhóm
Cấu tạo màng tế bào (màng sinh chất).
phosphate
Loại steroid Chức năng
Cholesterol Thành phần màng sinh chất động vật.
Carotenoid Sắc tố quang hợp ở thực vật.
Steroid Vitamin A, D, E, K Bố sung dinh dưỡng cho cơ thể
Estrogen Hormone sinh dục ở nữ
Testosterone Hormone sinh dục ở nam
Dịch mật Tiêu hóa chất béo trong thức ăn.

BÀI TẬP VẬN DỤNG


Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Nội dung 2. Lipid (Chất béo)
Câu 32. Những đặc điểm chung của lipid là
Được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố C, H, O.
Không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
Kị nước, không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
Chứa nhiều liên kết C – H không phân cực
Câu 33. “Kị nước” là đặc tính nổi trội nhất của nhóm chất hữu cơ nào ?
A. Carbohydrate B. Lipid C. Protein D. Nucleic acid
Câu 34. Phân tử sinh học nào sau đây “không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân” ?
A. Carbohydrate. B. Lipid. C. Nucleic acid. D. Protein
Câu 35. Những phân tử nào sau đây thuộc nhóm lipid đơn giản?

Page 20
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Mỡ Dầu Phospholipid Sáp


Câu 36. Có bao nhiêu phân tử sau đây thuộc nhóm lipid phức tạp?
Phospholipid Estrogen Testosterone Vitamin A,D, E, K
Carotenoid Cholesterol Dịch mật Mỡ, dầu, sáp.
Câu 37. Một phân tử mỡ động vật được cấu tạo từ
A. Ancol vòng + acid béo. B. 1 glycerol + 3 acid béo không no.
C. 1 glycerol + 2 acid béo no + 1 nhóm phosphate. D. 1 glycerol + 3 acid béo no.
Câu 38. Một phân tử dầu ở thực vật và một số loài cá được cấu tạo từ
A. Ancol vòng + acid béo. B. 1 glycerol + 3 acid béo không no.
C. 1 glycerol + 2 acid béo no + 1 nhóm phosphate. D. 1 glycerol + 3 acid béo no.
Câu 39. Một phân tử phospholipid được cấu tạo từ
A. Ancol vòng + acid béo. B. 1 glycerol + 2 acid béo không no.
C. 1 glycerol + 2 acid béo no + 1 nhóm phosphate. D. 1 glycerol + 2 acid béo no.
Câu 40. Steroid được cấu tạo từ
A. Anclo vòng + acid béo. B. 1 glycerol + 2 acid béo không no.
C. Ancol vòng + phospholipid. D. 1 glycerol + 2 acid béo no
Câu 41. Những chất nào sau đây có bản chất là steroid?
Testosterone. Cholesterol. Phospholipid. Vitamin D.
Dịch tuỵ. Dịch mật. Carotenoid. Mỡ, dầu, sáp.
Câu 42. Phân tử phospholipid có tính chất
A. ưa nước. B. tan trong nước.
C. lưỡng cực. D. rất háo nước.
Câu 43. Hãy nối chức năng các loại lipid sau cho đúng?
Tên Chức năng
1. Mỡ a. Tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn
2. Dầu b. Thành phần chính của màng sinh chất.
3. Phospholipid c. Hormone điều hòa sinh dục nam và nữ.
4. Sáp d. Cấu tạo nên bộ xương ngoài ở côn trùng.
5. Cholesterol e. Dữ trữ và cung cấp năng lượng cho động vật.
6. Carotenoid f. Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
7. Testosterone, estrogen g. Sắc tố quang hợp.
8. Dịch mật h. Thành phần chỉ có ở màng sinh chất TB động vật.
9. Vitamin A, D, E, K i. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho thực vật.
Câu 44. Khi nói về vai trò của lipid, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể
(2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất
(3) Tham gia cấu trúc một số hormone sinh dục, sắc tố quang hợp
(4) Tham gia vào một số hoạt động sinh lí như: tiêu hóa, quang hợp, sinh sản.
A. 2. B. 3 C. 4. D. 1
Câu 45. Loại vitamin nào sau đây không tan trong nước?
Vitamin C Vitamin D Vitamin E Vitamin A
Câu 46. Khi ăn quá nhiều thức ăn có chứa dầu mỡ, chúng ta có nguy cơ cao mắc phải bệnh
Tiểu đường Xơ vữa động mạch. Phù chân voi Béo phì
Câu 47. Vào mùa lạnh hanh, khô, người ta thường bôi kem (sáp) chống nứt da vì
A. sáp giúp dự trữ năng lượng. B. sáp chống thoát hơi nước qua da.
C. sáp bổ sung nhiều vitamin cho da. D. sáp giúp da thoát hơi nước nhanh.
Câu 48. Vì sao ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở dạng lỏng còn mỡ ở dạng rắn?
A. Vì dầu thực vật chứa chủ yếu các gốc acid béo không no.

Page 21
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

B. Vì dầu thực vật chứa hàm lượng khá lớn các gốc acid béo không no.
C. Vì dầu thực vật chứa chủ yếu các gốc acid béo thơm.
D. Vì dầu thực vật dễ nóng chảy, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Câu 49. Khi nói về lipid, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Lipid là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
(2) Lipid là chất dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
(3) Lipid được chia thành hai loại là lipid đơn giản và lipid phức tạp.
(4) Vitamin A, D, E, K là các vitamin tan trong dầu.
(5) Steroid là loại lipid phức tạp và là thành phần chủ yếu của màng sinh chất.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 50. Đặc điểm khác nhau giữa carbohydrate với lipid?
A. đều là những phân tử sinh học. B. đều tham gia vào cấu trúc tế bào
C. đều là chất dữ trự năng lượng. D. đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
Câu 51. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây có thể dùng để phân biệt carbohydrate và lipid ?
I. Lipid không tan trong nước còn carbohydrate tan trong nước.
II. Lipid cung cấp nhiều năng lượng hơn carbohydrate khi phân hủy.
III. Phân tử lipid có nhiều liên kết este còn giữa các đơn phân của carbohydrate là liên kết glicosidic.
IV. Phân tử lipid có tỉ lệ oxygen ít hơn đại đa số phân tử carbohydrate.
V. Lipid có vai trò điều hòa và giữ nhiệt cho cơ thể tốt hơn carbohydrate.
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 52. Khi so sánh giữa carbohydrate và lipid, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Lipid có tính kị nước hoàn toàn, trong khi một số carbohydrate có tính ưa nước.
II. Các dạng lipid đều không tan trong nước, các dạng carbohydrate đều tan trong nước.
III. Lipid dự trữ nhiều năng lượng hơn so với carbohydrate.
IV. Tế bào có thể sử dụng cả hai nhóm chất để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2

Page 22
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Bài 6. CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG TẾ BÀO

IV. PROTEIN (CHẤT ĐẠM)


1. Đặc điểm chung
- Là đại phân tử đa dạng nhất trong tế bào và được cấu tạo theo
nguyên tắc đa phân.
- Đơn phân: amino acid (khoảng 20 loại).
- Tính đa dạng và đặc thù của protein tùy thuộc vào số lượng, thành
phần và trật tự sắp xếp của các amino acid và bậc cấu trúc của protein.
- Phân loại amino acid: thay thế (tự tổng hợp được) và không thay
thế (không tự tổng hợp được).
2. Cấu trúc của protein
- Cấu trúc bậc 1: gồm các amino acid liên kết với nhau bằng
liên kết peptide  chuỗi polypeptide.
- Cấu trúc bậc 2: Chuỗi polypeptid cuộn xoắn ( ) hoặc gấp
nếp ( ), có liên kết hydrogen.
- Cấu trúc bậc 3: dạng cấu trúc không gian này quy định chức
năng protein; có các liên kết hydrogen, disulphide, ion, tương tác
Van der Waals.
- Cấu trúc bậc 4: dạng cấu trúc không gian, gồm hai hay nhiều
chuỗi polypeptid liên kết với nhau.

* Cấu trúc không gian của protein có thể bị phá huỷ khi chịu
tác động của nhiệt độ cao, độ pH (acid mạnh hoặc kiềm mạnh),...  gây biến tính protein, làm protein mất
chức năng sinh học.
3. Chức năng của protein
Tên protein Chức năng
Hormone - Điều hòa các hoạt động sống trong cơ thể. VD: insulin, glucagon,...
Enzyme - Xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
Protein màng - Cấu tạo nên màng sinh chất, thụ thể tiếp nhận thông tin cho tế bào
Hemoglobin - Vận chuyển các chất, thành phần của tế bào hồng cầu.
Casein, albumin - Dự trữ amino acid. VD: casein (trong sữa), albumin (lòng trắng trứng),.....
Kháng thể - Bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
Actin, myosin - Cấu tạo nên các sợ cơ, tham gia vận động.
Collagen, keratin - Cấu tạo mô nâng đỡ; tóc, móng, sừng
* Chức năng chung
- Tham gia cấu tạo tế bào và thực hiện hầu hết chức năng của tế bào.
- Quy định các đặc điểm cơ thể (tính trạng).

V. NUCLEIC ACID (VẬT CHẤT DI TRUYỀN)


1. Đặc điểm chung
- Nucleic acid được có 2 loại: DNA và RNA
- Nucleic acid được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là
nucleotide.

Page 23
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

- Nucleotide được cấu tạo gồm 3 phần: đường pentose (5C), gốc phosphate và nitrogenous base.
Trong đó đường pentose của Nucleotide của DNA là deoxyribose; đường pentose của Nucleotide của
RNA là ribose
- Dựa vào kích thước: base purin (A, G) và pyrimidine (T, C, U).
- Đơn phân của DNA là A, T, G, C; đơn phân của RNA là A, U, G, C.
2. Cấu tạo và chức năng DNA
a. Cấu tạo chung
- DNA được cấu tạo từ 2 chuỗi polynucleotide xoắn kép, song song và ngược chiều (3' - 5’ và 5' - 3').
- Mỗi chuỗi polynucleotide được cấu tạo từ các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết
phosphodiester.
- Hai chuỗi polynucleotide liên kết bằng liên kết hydrogen giữa các nucleotide với nhau theo nguyên tắc
bổ sung (A = T và G C).

- DNA có tính đa dạng và đặc thù về số lượng, thành phẩn và trật tự sắp xếp các nucleotide.
- Gene là một đoạn trình tự trên DNA mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm là protein hoặc RNA.
- Cấu trúc không gian DNA: ở sinh vật nhân sơ xoắn kép, dạng vòng; ở sinh vật nhân thực là xoắn kép,
dạng thẳng.
b. Chức năng: quy định - lưu trữ - truyền đạt thông tin di truyền. Các thông tin di truyền trên DNA sẽ
được truyền đạt giữa các tế bào và qua các thế hệ thông qua cơ chế bên dưới.

3. Cấu trúc và chức năng RNA


a. Cấu trúc chung
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Đơn phân là các nucleotide (A, U, G, C).
- Nucleotide được cấu tạo gồm 3 phần: đường ribose (5C),
gốc phosphate và nitrogenous base.
- Tuyệt đại đa số các phân tử RNA có cấu trúc chỉ gồm một
chuỗi polynucleotide.
b. Phân loại và chức năng

Cấu trúc Chức năng


mRNA Dạng mạch thẳng, không có liên kết Làm khuôn cho quá trình tổng hợp
(thông tin) hydrogen protein (dịch mã).
tRNA Dạng 3 thuỳ, có liên kết hydrogen. Vận chuyển các amino acid đến

Page 24
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

(vận chuyển) ribosome để dịch mã.


rRNA Là thành phần cấu tạo ribosome,
Xoắn kép cục bộ, có liên kết hydrogen.
(ribosome) nơi tổng hợp protein.

BÀI TẬP VẬN DỤNG


Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Nội dung 3. Protein (Chất đạm)
Câu 53. Những đặc điểm chung của protein là
Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
Có 4 bậc cấu trúc.
Các protein khác nhau bởi số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các đơn phân.
Là phân tử sinh học chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
Câu 54. Đơn phân của protein là
A. nucleotide. B. acid béo.
C. glucose. D. amino acid.
Câu 55. Có khoảng bao nhiêu loại amino acid trong cơ thể sinh vật
A. 25 loại B. 19 loại
C. 20 loại D. 22 loại
Câu 56. Hình bên trên là mô hình cấu tạo amino acid. Chú thích đúng cho 1, 2 và 3 lần lượt là
A. nhóm amino, gốc R, nhóm carboxyl. B. nhóm carboxyl, gốc R, nhóm amino.
C. nhóm carboxyl, nhóm amino, gốc R. D. gốc R, nhóm carboxyl, nhóm amino..
Câu 57. Các amino acid khác nhau ở
A. nhóm carboxyl. B. nhóm phosphate. C. nhóm amino. D. gốc R
Câu 58. Các amino acid mà cơ thể tự tổng hợp được gọi là
A. amino acid phân cực. B. amino acid thay thế.
C. amino acid không thay thế. D. amino acid hòa tan.
Câu 59. Các amino acid mà cơ thể không tự tổng hợp được gọi là
A. amino acid phân cực. B. amino acid thay thế.
C. amino acid không thay thế. D. amino acid hòa tan.
Câu 60. Cấu trúc bậc 1 của protein là
A. chuỗi polypeptide B. chuỗi polynucleotide
C. chuỗi polysaccharide D. cấu trúc không gian.
Câu 61. Trong chuỗi polypeptide, các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết
A. disulfite B. hydrogen C. peptite D. glycosidic
Câu 62. Cấu trúc xoắn và gấp nếp bậc 2, của protein được giữ ổn định nhờ liên kết
A. phosphodiester. B. disulfite. C. glycosidic. D. hydrogen.
Câu 63. Cấu trúc không gian bậc 3 của protein được giữ ổn định nhờ các liên kết
A. phosphodiester, ion B. ion, glycosidic
C. glycosidic, peptide. D. hydrogen, disulfite
Câu 64. Protein có cấu trúc không gian ở bậc cấu trúc nào?
A. bậc 1, 3 B. bậc 1, 2 C. bậc 3,4 D. bậc 1,4.
Câu 65. Biến tính protein là hiện tượng protein bị mất chức năng do
A. khối lượng của protein bị thay đổi. B. liên kết peptide giữa các amino acid bị phá vỡ.
C. trình tự sắp xếp của các amino acid bị thay đổi. D. cấu trúc không gian của protein bị phá vỡ.
Câu 66. Những nhân tố nào sau đây ảnh hưởng mạnh nhất đến cấu trúc không gian của protein?
A. Ánh sáng. B. Gió. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ, pH.
Câu 67. Hãy nối chức năng các loại protein chính sau cho đúng?
Tên Chức năng

Page 25
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

1. Protein xuyên màng a. Xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào
2. Thụ thể b. Điều hòa các hoạt động sinh lí của cơ thể
3. Kháng thể c. Tham gia vận chuyển các chất qua màng sinh chất
4. Hemoglobin d. Bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh
5. Hormone e. Tham gia vận chuyển oxygen trong máu
6. Enzyme f. Tiếp nhận, đáp ứng kích thích từ môi trường
Câu 68. Loại thực phẩm chứa nhiều protein (chất đạm) nhất là
A. thịt, cá, tôm. B. rau, củ, quả. C. bánh kẹo. D. nước ngọt.
Câu 69. Khi ăn quá chứa nhiều đạm, chúng ta có nguy cơ cao mắc phải bệnh
A. Gout B. xơ vữa động mạch. C. Béo phì D. tiểu đường.
Câu 70. Hãy nối chức năng các loại protein sau cho đúng?
Tên Chức năng
1. Actin, myosin a. Tham gia điều chỉnh lượng đường trong máu.
2. Albumin b. Xây dựng và liên kết các mô làm cho da căng bóng
3. Casein c. Thành phần của tóc, móng tay
4. Collagen d. Tham gia vào sự co cơ, vận động của tinh trùng.
5. Keratin e. Dự trữ amino acid, có trong lòng trắng trứng.
6. Insulin, glucagon f. Dụ trữ amino acid, có trong sữa mẹ.
Câu 71. “Tơ nhện” dù rất mỏng manh nhưng thuộc loại bền bậc nhất. Do đó, người ta thường dùng tơ nhện
để tạo chỉ khâu y tế, dây chằng nhân tạo, áo giáp chống đạn. Tơ nhện có bản chất là
A. protein B. lipid. C. carbohydrate D. nucleic acid.
Câu 72. Tính đa dạng và đặc thù của phân tử protein được quy định bởi
A. số lượng, thành phần, trình tự các amino acid và cấu trúc không gian.
B. Nhóm amino của các amino acid trong phân tử protein.
C. Số lượng liên kết peptide trong phân tử protein.
D. Số chuỗi polypeptide trong phân tử protein.
Câu 73. Thịt gà, thịt lợn, thịt bò, thịt cá đều cấu tạo từ protein nhưng khác nhau về
rất nhiều đặc tính là do
A. các sinh vật sử dụng nguồn thức ăn khác nhau.
B. protein của chúng khác nhau về số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các amino acid.
C. protein của chúng được cấu tạo từ các amino acid khác nhau.
D. chúng thực hiện những chức năng khác nhau
Câu 74. Có mấy hiện tượng sau đây thể hiện sự biến tính của protein?
(1) Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc
(2) Thịt cua vón cục và nổi trong nồi bún rêu
(3) Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng
(4) Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục
A. 1. B. 2 C. 3 D. 4
Câu 75. Protein không có chức năng nào sau đây?
A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào.
B. Cấu trúc nên enzyme, hormone, kháng thể
C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.
D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin.
Nội dung 4. Nucleic acid (DNA & RNA)
Câu 76. Phân tử sinh học nào sau đây được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
Tinh bột Nucleotide DNA Lactose
Phospholipid Protein mRNA Cholesterol

Page 26
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Câu 77. Đặc điểm chung của nucleic acid là


Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là nucleotide.
Gồm hai loại là DNA và RNA. Có khoảng 20 loại nucleotide.
Câu 78. Đơn phân của nucleic acid là
A. amino acid. B. nucleotide
C. acid béo. D. glucose.
Câu 79. Loại đường đơn cấu tạo nên nucleic acid có
A. 2 carbon. B. 3 carbon. C. 4carbon. D. 5carbon.
Câu 80. Cấu tạo của nucleotide gồm 3 thành phần là
Đường pentose (5C) Nhóm phosphate
Nitrogenous base (base) Đường hexose (6C)
Câu 81. Nucleotide của DNA và RNA có thể khác nhau ở những đặc điểm nào sau đây?
Loại đường pentose (5C). Nhóm phosphate.
Thành phần nitrogenous base. Liên kết giữa các nucleotide trong một mạch.
Câu 82. Nucleotide của DNA không chứa
A. đường deoxyribose. B. nitrogenous base (base).
C. đường ribose. D. nhóm phosphate.
Câu 83. Nucleotide của RNA không chứa
A. đường deoxyribose. B. nitrogenous base (base).
C. đường ribose. D. nhóm phosphate.
Câu 84. Đơn phân của DNA là các loại nucleotide nào?
A. A, U, C, G B. A, T, G, C C. U, A, C, G D. A, U, G, C
Câu 85. Đơn phân của RNA là các loại nucleotide nào?
A. A, U, G, C B. A, T, G, C C. U, A, C, G D. A, U, G, C
Câu 86. Loại nucleotide không phải đơn phân RNA?
A. Thymine (T) B. Adenine (A) C. Guanine (G) D. Cystosine (C)
Câu 87. Loại nucleotide không phải đơn phân DNA?
A. Guanine (G) B. Cystosine (C) C. Uracil (U) D. Adenine (A)
Câu 88. Loại nucleotide có ở cả DNA và RNA là
A. G, T, A B. G, U, A C. T, U, G. D. A, G, C
Câu 89. Nhóm purine (kích thước lớn) gồm các nucleotide
A. C, G. B. A, G. C. C, T, U. D. A, T, U.
Câu 90. Nhóm pyrimidine (kích thước bé) gồm các nucleotide
A. A, G. B. C, G. C. A, T, U. D. C, T, U.
Câu 91. Trong phân tử DNA và RNA, các đơn phân nucleotide liên kết với nhau tạo thành chuỗi
A. polynucleotide. B. polypeptide. C. polysaccharide. D. polynucleic.
Câu 92. Phân tử DNA được cấu tạo từ bao nhiêu chuỗi polynucleotide?
A. 1 chuỗi. B. 2 chuỗi. C. 3 chuỗi. D. 4 chuỗi.
Câu 93. Theo mô hình Waston & Crick, phân tử DNA có cấu trúc không gian ra sao?
A. Xoắn kép, gồm 2 mạch polynucleotide song song ngược chiều nhau.
B. Xoắn đơn, gồm 1 mạch polynucleotide song song ngược chiều nhau.
C. Xoắn kép, gồm 2 mạch polynucleotide song song cùng chiều nhau.
D. Xoắn đơn, gồm 1 mạch polynucleotide song song cùng chiều nhau.
Câu 94. Mỗi chu kì xoắn kép của DNA gồm bao nhiêu cặp nucleotide ?
A. 40 cặp. B. 5 cặp. C. 20 cặp. D. 10 cặp.
Câu 95. Mỗi nucleotide dài khoảng
A. 3,4 Å. B. 34 Å. C. 0,34 Å. D. 340 Å.
Câu 96. Mỗi nucleotide nặng khoảng
A. 300 đvC. B. 3000 đvC. C. 30 đvC. D. 0,3 đvC.

Page 27
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Câu 97. Một mạch polynucleotide của DNA có trình tự 3’...TACGGACATT...5’. Trình tự trên mạch
polynucleotide còn lại là
A. 5’...ATGCCTGTAA...3’ B. 3’...ATGCCTGTAA...5’
C. 5’...AUGCCUGUAA...3’ D. 3’...AUGCCUGUAA...5’
Câu 98. Các nucleotide trên cùng một mạch polynucleotide liên kết với nhau bằng liên kết
A. hydrogen. B. peptide. C. phosphodiester.. D. glycosidic
Câu 99. Các nucleotide giữa hai mạch polynucleotide của DNA liên kết với nhau bằng liên kết
A. hydrogen. B. phosphodiester. C. glycosidic. D. peptide.
Câu 100. Giữa hai mạch polynucleotide của DNA các nucleotide liên kết với nhau theo
A. Nguyên tắc bổ sung. B. Nguyên tắc đa phân.
C. Nguyên tắc bán bảo tồn. D. Nguyên tắc cộng hóa trị.
Câu 101. Nếu mỗi kí hiệu gạch ngang (-) là một liên kết hydrogen, thì công thức nào sau đây mô tả đúng
nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotide trên hai mạch của DNA?
A. A = G, T C B. A = T, G C C. A T, G = C D. A G, T = C
Câu 102. Trình tự sắp xếp các nucleotide trên mạch một của một phân tử DNA xoắn kép là –
ATTTGGGCCCGAGGC -. Tổng số liên kết hydrogen của đoạn DNA này là
A. 50. B. 40. C. 30. D. 20.
Câu 103. Trên phân tử DNA, trình tự các nucleotide mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polypeptide
hoặc RNA được gọi là
A. Tính trạng. B. Mã di truyền. C. Gene. D. Amino acid.
Câu 104. Công thức nào sau đây tính chiều dài phân tử DNA?

A. B. C. D.
Câu 105. Dựa theo nguyên tắc bổ sung của phân tử DNA, công thức nào sau đây sai?

A. = B.
C. D.
Câu 106. Phân tử DNA ở sinh vật nhân sơ có cấu trúc
A. xoắn kép, dạng không vòng. B. xoắn kép, dạng vòng.
C. xoắn đơn, dạng vòng. D. xoắn đơn, dạng không vòng.
Câu 107. Phân tử DNA ở sinh vật nhân thực có cấu trúc
A. xoắn kép, dạng không vòng. B. xoắn kép, dạng vòng.
C. xoắn đơn, dạng vòng. D. xoắn đơn, dạng không vòng.
Câu 108. DNA có vai trò
A. mang, bảo quản và truyền thông tin di truyền. B. thực hiện trao đổi chất ở tế bào.
C. dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào. D. cấu tạo nên ribosome.
Câu 109. Thông tin di truyền trên DNA được truyền qua các thế hệ nhờ quá trình
A. phiên mã và dịch mã. B. tái bản DNA và phiên mã.
C. tái bản DNA và phân bào. D. tái bản DNA và dịch mã.
Câu 110. Phân tử DNA mang thông tin di truyền, thông tin di truyền này sẽ biểu hiện thành tính trạng
thông qua sơ đồ
A. gene  mRNA  protein  tính trạng.
B. gene  mRNA  tRNA  tính trạng.
C. gene  tRNA  protein  tính trạng.
D. gene  rRNA  protein  tính trạng
Câu 111. Khi nói về ứng dụng của DNA, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Xác định quan hệ huyết thống.
(2) truy tìm dấu vêt tội phạm.

Page 28
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

(3) Nghiên cứu quá trình phát sinh loài.


(4) Lập bản đồ gene ở sinh vật
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 112. Hầu hết phân tử RNA được cấu tạo từ bao nhiêu chuỗi polynucleotide?
A. 1 chuỗi. B. 2 chuỗi. C. 3 chuỗi. D. 4 chuỗi.
Câu 113. Hầu hết phân tử RNA có cấu trúc
A. mạch kép, dạng vòng B. mạch đơn, dạng thẳng hoặc xoắn kép.
C. mạch kép, dạng thẳng hoặc xoắn kép. D. mạch đơn, dạng vòng.
Câu 114. Có 3 loại RNA chính là
A. mRNA, tRNA, rRNA B. snoRNA, siRNA, snRNA
C. mRNA, snoRNA, siRNA D. tRNA, snRNA, snoRNA
Câu 115. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia RNA ra thành ba loại là mRNA, tRNA, rRNA?
A. Cấu hình không gian. B. Số loại đơn phân.
C. Khối lượng và kích thước. D. Chức năng của mỗi loại.
Câu 116. RNA thông tin là tên gọi khác của
A. mRNA. B. tRNA C. rRNA. D. snRNA
Câu 117. RNA vận chuyển là tên gọi khác của
A. mRNA. B. tRNA C. rRNA. D. snRNA
Câu 118. RNA ribosome là tên gọi khác của
A. mRNA. B. tRNA C. rRNA. D. snRNA
Câu 119. Nối các cột với nhau sao cho phù hợp với chức năng các loại RNA?
Loại Chức năng
1. mRNA a. Vận chuyển amino acid đến ribosome để dịch mã
2. tRNA b. Thành phần cấu tạo ribosome (bào quan dịch mã)
3. rRNA c. Làm khuôn cho quá trình dịch mã (tổng hợp protein)
Câu 120. Dù thực hiện từng nhiệm vụ khác nhau, nhưng mục đích chung của 3 phân tử tRNA, rRNA, mRNA
là được dùng để tổng hợp
A. carbohydrate B. lipid C. protein D. vitamin
Câu 121. Quá trình tổng hợp protein còn được gọi là
A. phân bào. B. tái bản C. phiên mã D. dịch mã
Câu 122. Phân tử nào sau đây không phải là một loại nucleic acid ?
A. ATP. B. Gene C. DNA D. snRNA
Câu 123. Loại nucleic acid nào sau đây không có liên kết hydrogen trong phân tử
A. mRNA B. DNA C. rRNA D. tRNA
Câu 124. Loại nucleic acid nào sau đây có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng?
A. tRNA B. DNA C. mRNA D. Gene
Câu 125. Khi nói về đặc điểm chung của 3 loại RNA, phát biểu nào sau đây sai?
A. Chỉ gồm một chuỗi polynucleotide. B. Có bốn loại đơn phân: A, U, G, C
C. Đều có liên kết phosphodieste trong phân tử. D. Đều có liên kết hydrogen trong phân tử.
Câu 126. Khi nói về DNA và RNA, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đều có các đơn phân nucleotide giống nhau.
(2) Đều có cấu tạo mạch kép.
(3) Đều có liên kết hydrogen.
(4) Đều có liên kết phosphodiester.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 127. Cho các nhận định sau về nucleic acid. Nhận định nào đúng?
A. Nucleic acid được cấu tạo chỉ từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N.
B. Nucleic acid được tách chiết từ tế bào chất của tế bào.

Page 29
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

C. Nucleic acid được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung.
D. Có 2 loại nucleic acid: deoxyribonucleic acid (DNA) và ribonucleic acid (RNA).
Phần II. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Nội dung 1. Vận dung kiến thức đã học, giải thích một số hiện tượng sau
1. Tại sao thịt lợn, bò, gà đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng lại có nhiều điểm khác nhau?
.......................................................................................................................................................................
2. Tại sao thế hệ con thường có nhiều đặc điểm giống bố mẹ?
.......................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................
3. Vì sao trong pháp y, dựa vào cấu trúc DNA người ta có thể truy tìm danh
tính tội phạm và xác định quan hệ huyết thống?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
4. Thế nào là ăn uống hợp lý?
.......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
5. Đặc điểm nào giúp cellulose là hợp chất bền vững có chức năng bảo vệ tế bào?
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
6. Tại sao động vật sống ở vùng cực có lớp mỡ dày hơn ở những nơi khác?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
7. Trong khẩu phần ăn của người béo phì có nên cắt hoàn toàn lượng đường
và lipid không? Tại sao?
...........................................................................................................................
........................................................................................................................... .............................................
8. Vào mùa lạnh, thời tiết hanh, khô người ta thường bôi kem chống nẻ (kem dưỡng ẩm). Tại sao?
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
9. Một bạn học sinh cho rằng: "Nếu không có nước sẽ không có sự sống". Đúng hay sai, giải thích.
............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
10. Vì sao khi nuôi lợn, nếu cho chúng ăn bã đậu hoặc khô dầu đậu tương thì tỉ lệ
nạc sẽ cao hơn.
...................................................................................................................................
..................................................................................................................................
11. Khi bị tiêu chảy. Bác sĩ thường truyền dịch có thành phần là chất gì? Vì sao.

Page 30
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

............................................................................................................................................................................
12. Ở bề mặt chuối, su hào, bạc hà có phủ một lớp chất hữu cơ trắng. Chất này là gì và có vai trò gì?
............................................................................................................................................................................
13. Vì sao các vận động viên thể thao thường ăn chuối chín hoặc uống nước ép chuối vào giờ giải lao?
............................................................................................................................................................................
14. Vì sao vi khuẩn suối nước nóng (khoảng 100oC) có thể sống mà protein không bị biến tính?
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
15. Tại sao chúng ta không nên ăn nhiều thức ăn chứa cholesterol? Nên ăn dầu
thực vật hay mỡ động vật? Vì sao?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
16. Tại sao động vật và người lại dự trữ năng lượng dưới dạng glycogen mà
không dự trữ dưới dạng dễ sử dụng là glucose
..............................................................................................................................
17. Tại sao chúng ta có thể dễ dàng giặt sạch vết máu vừa mới dính trên quần, áo
nhưng lại không thể giặt sạch những vết máu đã cũ?
............................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
18. Tại sao nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần chính của chúng
là cellulose - chất con người không thể tiêu hoá

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
19. Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh
dưỡng? Giải thích
............................................................................................................................................................................
20. Tại sao chúng ta nên bổ sung protein cho cơ thể từ nhiều loại
thức ăn khác nhau mà không nên chỉ ăn một vài loại thức ăn dù
những loại đó rất bổ dưỡng
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
21. Vì sao khi khẩu phần ăn thiếu protein thì cơ thể, đặc biệt là trẻ em,
thường gầy yếu, chậm lớn, hay bị phù nề và dễ mắc bệnh truyền nhiễm
.........................................................................................................................

Page 31
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

.........................................................................................................................
22. Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng lại bị đông đặc lại?
............................................................................................................................................................................
23. Vì sao khi giám định quan hệ huyết thống hay truy tìm dấu vết tội phạm, người ta thường thu thập các
mẫu có chứa tế bào như niêm mạc miệng, chân tóc,...?
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
24. Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi liềm là hậu quả của đột biến thay thế amino acid glutamate
trong chuỗi polypeptide của hemoglobin làm cho protein chuyển thành dạng chuỗi dài và thay đổi hình
dạng hồng cầu. Bậc cấu trúc nào của hemoglobin bị biến đổi?
..................................................................................................................
..................................................................................................................
25. Một bệnh nhân bị suy nhược được bác sĩ tiêm một mũi chất X. Sau
một thời gian ngắn, thể trạng của bệnh nhân này dẩn hồi phục trở lại.
Chất X là gì ? Tại sao khi tiêm chất X thì thể trạng bệnh nhân dần hồi
phục trở lại? Có thể thay chất X bằng các chất như maltose, saccharose
được không? Giải thích.
..................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
26.*Trong hệ gene người có các trình tự nucleotide ngắn, được lặp lại nhiều lần.
Các trình tự này là đặc trưng cho từng cá thể (trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng)
giống như dấu vân tay của mỗi người nên được gọi là dấu vân tay DNA. Bằng các
biện pháp đặc biệt, người ta đã tách chiết các trình tự ngắn lặp ở nhiều vị trí khác
nhau trong hệ gene của một người rổi nhân bản thành hàng triệu bản sao. DNA sau
đó được tách các trình tự có kích thước khác nhau, có thể nhìn thấy được như các
băng trên bản điện di. Dấu vân tay DNA rất hữu ích trong việc nhận dạng cá thể,
giúp ích trong công tác điều tra tội phạm, xác định nhân thân và quan hệ họ hàng.
Bảng điện di dấu vân tay DNA ở hình bên là của bốn người, chúng ta hãy thử tìm
xem ai là cha của cô gái (2). Biết mẹ của cô là (1) còn hai người có thể là cha (3 và
4). Giải thích. * Đáp án: người thứ 3 là cha bé gái.
.......................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
Nội dung 2. Giải bài tập nucleic acid

CÔNG THỨC CƠ BẢN


Gọi: N: Tổng số nucleotide của DNA (gene)
A1, T1, G1, C1: số nucleotide trên mạch 1
A2, T2, G2, C2: số nucleotide trên mạch 2
Ta có:
N
A+G=
2

Page 32
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

1. Mối liên hệ giữ các nuleotide 2 mạch


A = T = A1 + T1 = A2 + T2
G = C = G1 + X1 = G2 + C2
2. Chiều dài L, số chu kì xoắn C và khối lượng M của DNA
N N L
L= x 3,4 Ao C= = M = N x 300
2 20 34
(1A0 = 10-1 nm = 10-4 µm = 10-7 mm)
3. Tổng số liên kết hiđrô của DNA (gene)
H = 2A + 3G = N + G
4. Các công thức về liên kết cộng hóa trị phosphodiester
N
- Giữa các nucleotide một mạch: - 1
2
- Giữa các nucleotide của DNA: N – 2
- Tổng số liên kết cộng hóa trị DNA (hay gene): 2N - 2

Bài 1. Một gene có tổng số 1800 nucleotide và có 2120 liên kết hydrogen. Tính số lượng từng loại
nucleotide của gene này.
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
Bài 2. Một phân tử DNA có chiều dài 4080 A 0 và có số nucleotide loại A bằng 2/3 số nucleotide loại G. Hãy
xác định
a. Tổng số nucleotide và số nucleotide từng loại của phân tử DNA.
b. Khối lượng, số chu kì xoắn và số liên kết hydrogen của phân tử DNA.
c. Tổng số liên kết cộng hóa trị, số liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotide của phân tử DNA.
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
Bài 3. Một phân tử DNA có khối lượng 9.10 5 đvC. Phân tử DNA này có hiệu số giữa nucleotide loại A với
nucleotide loại G bằng 10 % số nucleotide của phân tử DNA. Mạch 1 của phân tử DNA có 525 nucleotide
loại A, 150 nucleotide loại C.
a. Xác định tổng số nucleotide và chiều dài của phân tử DNA.
b. Tính số nucleotide & tỉ lệ phần trăm các loại nucleotide của phân tử DNA.
c. Tính tỉ lệ phần trăm và số lượng nucleotide mỗi loại trên mạch 2 của phân tử DNA.

Page 33
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................

BÀI TẬP VẬN DỤNG BÀI 3


Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1. Các đặc trưng của sự sống của các cấp độ tổ chức sống gồm:
A. chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,…
B. chuyển hóa vật chất, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,…
C. chuyển hóa vật chất và năng lượng, phát triển, sinh sản, cảm ứng,…
D. chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,…

Page 34
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Câu 2. Thế nào là các cấp tổ chức của thế giới sống?
A. Là tập hợp các cấp tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống.
B. Là tập hợp các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
C. Là tập hợp các cấp tổ chức lớn nhất trong thế giới sống.
D. Là đơn vị tổ chức từ cấp nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
Câu 3. Cấp độ tổ chức nhỏ nhất trong cấp độ tổ chức sống là gì?
A. Nguyên tử. B. Phân tử. C. Tế bào. D. Hợp tử.
Câu 4. Trong các cấp độ sau đây, cấp độ nào là lớn nhất?
A. Tế bào. B. Quần xã. C. Quần thể. D. Bào quan.
Câu 5. Tổ chức sống nào sau đây là bào quan?
A. Tim. B. Phổi. C. Lục lạp. D. Não.
Câu 6. Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là
A. các đại phân tử. B. tế bào. C. mô. D. cơ quan.
Câu 7. Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là vì chúng
A. có cấu tạo phức tạp. B. có cấu tạo đơn giản.
C. được cấu tạo bởi nhiều bào quan. D. biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống.
Câu 8. Cấp tổ chức sống nào dưới đây bao hàm các cấp tổ chức sống còn lại ?
A. Cơ thể B. Tế bào C. Bào quan D. Cơ quan
Câu 9. Cấp tổ chức sống nào dưới đây nhỏ hơn tế bào ?
A. Cơ thể B. Cơ quan C. Bào quan D. Mô
Câu 10. Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:
A. Hệ cơ quan B. Mô C. Cơ thể D. Cơ quan
Câu 11. Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian nhất định vào một thời điểm xác
định và có quan hệ sinh sản với nhau được gọi là
A. quần thể. B. nhóm quần thể. C. quần xã. D. hệ sinh thái.
Câu 12. Những con rùa ở hồ Hoàn Kiếm là
A. quần thể sinh vật. B. cá thể snh vật. C. cá thể và quần thể. D. hệ sinh thái.
Câu 13. "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?
A. Cá thể. B. Quần thể. C. Quần xã. D. Hệ sinh thái.
Câu 14. Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. B. Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.
C. Tập hợp cá trong Hồ Tây. D. Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao.
Câu 15. Quần xã sinh vật là
A. Tập hợp nhiều quần thể của các loài khác nhau.
B. Tập hợp nhiều quần thể cùng loài.
C. Tập hợp các cá thể cùng loài.
D. Tập hợp cá thể của hai loài sống ở hai nơi.
Câu 16. "Tập hợp những con cá sống dưới ao" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?
A. Cá thể. B. Quần thể. C. Quần xã D. Hệ sinh thái
Câu 17. Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là
A. quần thể. B. cơ thể. C. cá thể và quần thể. D. quần xã
Câu 18. Nhiều cá thể cùng loài sống trong vùng địa lí nhất định tạo nên…………… Nhiều quần thể thuộc các
loài khác nhau sống chung trong vùng địa lí nhất định tạo nên…………
A. quần thể; quần xã. B. quần xã; hệ sinh thái.
C. quần thể; hệ sinh thái. D. quần xã; quần thể.
Câu 19. Thế nào là hệ sinh thái?
A. Là tập hợp các cá thể cùng loài sống trong một không gian nhất định.
B. Là tập hợp nhiều quần thể sống trong một không gian nhất định.
C. Là tập hợp các cá thể cùng loài sống ở những môi trường khác nhau.

Page 35
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

D. Là sinh vật và môi trường sống của chúng tạo nên một thể thống nhất.
Câu 20. Sự đa dạng của sinh giới thể hiện ở những đặc điểm nào sau đây?
(1) Đa dạng về loài, về nguồn gen.
(2) Đa dạng về lưới và chuỗi thức ăn.
(3) Đa dạng về hệ sinh thái.
(4) Đa dạng về sinh quyển.
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 21. Thứ tự theo nguyên tắc thứ bậc là
1. cơ thể. 2. tế bào. 3. quần thể. 4. quần xã. 5. hệ sinh thái.
A. 2  1  3  4  5. B. 1  2  3  4  5.
C. 5  4  3  2  1. D. 2  3  4  5  1.
Câu 22. Các cấp tổ chức cơ bản theo thứ tự đúng là
A. tế bào, cơ thể, quần xã, quần thể, hệ sinh thái.
B. tế bào, quần thể, cơ thể, quần xã, hệ sinh thái.
C. tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
D.cơ thể, quần thể, quần xã, tế bào, hệ sinh thái.
Câu 23. Cấp độ tổ chức sống cơ bản không bao gồm
A. tế bào. B. cơ thể. C. cơ quan. D. quần thể.
Câu 24. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của thế giới sống
A. Liên tục tiến hoá B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
C. Là một hệ thống kín D. Có khả năng tự điều chỉnh
Câu 25. Những đặc điểm nào sau đây chỉ có ở tổ chức sống mà không có ở vật vô sinh?
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. (2) Là hệ kín, có tính ổn định và bền vững.
(3) Liên tục tiến hóa. (4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vận động. (6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
A. (1), (2), (3). B. (2),( 3), (4), (5).
C. (1), (3), (4), (5), (6). D. (2), (6).
Câu 26. Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định của tổ chức sống là gì?
A. Trao đổi chất và năng lượng B. Sinh sản
C. Sinh trưởng và phát triển D. Khả năng tự điều chỉnh.
Câu 27. Tự điều chỉnh ở cấp độ quần thể thông qua
A. điều chỉnh số lượng loài. B. điều chỉnh số lượng quần xã.
C. điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể. D. điều chỉnh số lượng cá thể mỗi loài.
Câu 28. Tự điều chỉnh ở cấp độ quần xã thông qua
A. điều chỉnh số lượng loài trong quần xã. B. điều chỉnh số lượng quần xã.
C. điều chỉnh số lượng quần thể. D. điều chỉnh số lượng cơ quan trong cơ thể
Câu 29. “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho
nguyên tắc nào của thế giới sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc mở.
C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc bổ sung
Câu 30. Đọc thông tin dưới đây: "Về quần thể thực vật mà cụ thể là rừng nhiệt
đới thì những cây ưa ánh sáng sẽ phát triển ở tầng trên cùng, tiếp theo là tầng
thân gỗ ưa sáng ở mức độ trung bình sẽ phát triển phía dưới tầng thân gỗ ưa
sáng. Tiếp nữa là tầng cây thân leo, cây ưa bóng râm, thân thảo sẽ phát triển
ở gần sát mặt đất. Đây là ví dụ về sự phân tầng của thực vật trong rừng nhiệt
đới". Ví dụ trên thể hiện
A. Thế giới sống liên tục tiến hóa. B. Hệ thống tự điều chỉnh.
C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. D. Hệ thống mở.
Câu 31. “Đặc tính mà tổ chức sống cấp trên mà các cấp tổ chức sống cấp dưới không có gọi là

Page 36
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

A. Tính nổi trội. B. Hệ thống mở.


C. Nguyên tắc thứ bậc. D. Nguyên tắc bổ sung
Câu 32. Đặc tính nổi trội của tổ chức sống cấp cao hình thành do đâu?
A. Do sự tương thích của các thành phần cấu thành.
B. Do sự tương tác nội bộ một cấp bậc nhất định.
C. Do sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành.
D. Do môi trường quyết định.
Câu 33. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì
A. có khả năng thích nghi với môi trường B. thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
C. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống. D. phát triển và tiến hoá không ngừng.
Câu 34. Ví dụ nào sau đây là minh chứng cho đặc điểm tổ chức sống là hệ mở?
A. Khi trời nóng thì người đổ mồ hôi.
B. Hệ thần kinh ở động vật được cấu tạo từ các noron.
C. Thực vật thực hiện quá trình hô hấp lấy khí O2 và thải khí CO2.
D. Sinh vật có hoạt động sinh sản khi đủ tuổi chín sinh lí.
Câu 35. Ví dụ nào sau đây nói về khả năng tự điều chỉnh của tổ chức sống?
A. Cây xanh hút khí CO2, thải khí O2.
B. Nhiều cá thể cùng loài sống chung có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành quần thể.
C. Quần thể có mật độ quá đông sẽ có hiện tượng tách đàn làm giảm số lượng cá thể.
D. Đến độ tuổi nhất định sinh vật có khả năng sinh sản.
Câu 36. Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ
A. khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật.
B. khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi.
C. khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường.
D. sự truyền thông tin trên DNA giữa các tế bào, thế hệ.
Câu 37. Thông quá quá trình thoát hơi nước mà thực vật hấp thụ khí
CO2 cung cấp cho quá trình quang hợp. Đồng thời hơi nước thoát ra làm
giảm nhiệt độ môi trường; O 2 được giải phóng góp phần điều hòa khí
quyển. Đây là ví dụ cho đặc điểm nào của tổ chức sống?
A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
B. Hệ thống mở và tự điều chỉnh.
C. Thế giới tiến hóa liên tục.
D. Tương tác với môi trường.
Câu 38. Khi lượng đường trong máu giảm, cơ thể tiến hành phân giải glycogen dự trữ đưa lượng đường về
mức ổn định. Đây là ví dụ về cơ chế nào của sinh vật?
A. Cơ chế mở. B. Cơ chế tự điều chỉnh.
C. Cơ chế thích nghi. D. Cơ chế duy trì sự sống.
Câu 39. Thế giới sống không ngừng tiến hóa trên cơ sở nào?
A. Di truyền DNA qua các thế hệ. B. Biến dị tổ hợp.
C. Phát sinh biến dị và chọn lọc tự nhiên. D. Chọn lọc nhân tạo.
Câu 40. Dựa vào đặc điểm chung, các loài sinh vật được chia thành bao nhiêu lãnh giới?
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 41. Những lãnh giới phân chia các loài sinh vật không bao gồm
A. vi sinh vật cổ. B. vi khuẩn. C. vi khuẩn cổ. D. nhân thực.
Câu 42. Sự sống được tiếp nối qua nhiều thế hệ thông qua
A. phân bào. B. giao phối. C. nhân bản vô tính. D. sinh sản.
Câu 43. Quá trình nhân đôi DNA có tác dụng gì?
A. Duy trì ổn định một số đặc tính qua các thế hệ. B. Tạo sự đa dạng di truyền.
C. Giúp sinh vật thích nghi với môi trương. D. Giảm chọn lọc tự nhiên.

Page 37
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Câu 44. Cơ chế nào góp phần tạo sự đa dạng về mặt di truyền?
A. Chọn lọc nhân tạo. B. Phát sinh đột biến. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Nhân đôi DNA.
Câu 45. Quá trình… đã loại bỏ những dạng sống… và giữ lại những dạng sống thích nghi với môi trường khác
nhau.
A. chọn lọc tự nhiên; kém thích nghi. B. chọn lọc tự nhiên; thích nghi tốt.
C. chọn lọc nhân tạo; kém thích nghi. D. chọn lọc nhân tạo; thích nghi tốt.
Câu 46. Một con robot cũng có khả năng di chuyển, tương tác với môi trường xung
quanh, làm việc nhà, thậm chí trả lời các câu hỏi và đưa ra lời khuyên hữu ích cho
các bác sĩ trong việc điểu trị bệnh. Con robot có đặc điểm nào khác với vật sống?
I. Robot không có khả năng tự sinh sản ra các thế hệ sau
II. Không có khả năng lớn lên, phát triển theo thời gian
III. Các phản ứng của chúng là các thuật toán được con người cài sẵn.
IV. Không có có khả năng giao phối, sinh sản tạo ra các thế hệ sau
Số phát biểu đúng:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Phần II. BÀI TẬP TỰ LUẬN


Bài 1. Có ý kiến cho rằng:"Khả năng tự điều chỉnh quyết định khả năng sống sót của cơ thể sinh vật”.Theo
em, ý kiến đó là đúng hay sai? Giải thích và nêu một số ví dụ
Ý kiến đó là đúng. Vì khả năng tự điều chỉnh đảm bảo tính bền vững và tương đối ổn định của hệ thống
sống.
Bài 2. Các ví dụ sau đây đang đề cập đến đặc điểm nào của các cấp độ tổ chức sống?

a. Khi nồng độ NaCl trong máu tăng do ăn nhiều muối, thận sẽ tăng cường bài xuất NaCl qua nưóc tiểu.
b. Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, nhưng tập hợp của 10 12 tế bào thần
kinh tạo nên bộ não của con người giúp con người có trí thông minh, tư duy và sáng tạo.
c. Thực vật sử dụng CO2 cho quá trình quang hợp và tham gia hô hấp trả lại CO2 cho môi trường.
d. Qua nghiên cứu cho thấy người và vượn người có quan hệ họ hàng với nhau.

Bài 3. Ở một loài chim, ban đầu có 10.000 cá thể sống ở vùng
A, sau 5 năm, quần thể này đạt số lượng 30.000 cá thể. Với số
lượng cá thể tăng nhanh dẫn đến nguồn thức ăn trong môi
trường bị khan hiếm. Do điều kiện sống khó khăn nên đã có
15.000 cá thể di cư sang vùng B để tìm môi trường sống mới.
a. Sự di cư của loài chim liên quan đến đặc điểm nào của
cấp độ tổ chức sống?
b. Sự di cư có vai trò gì với loài chim này?

1. Sự di cư của loài chim liên quan đến đặc điểm hệ thống mở và tự điều chỉnh của cấp độ tổ chức sống (sự
điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể).

Page 38
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

2. Vai trò của sự di cư: Sự di cư là một cơ chế giúp điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể phù hợp khả
năng cung cấp của môi trường. Ngoài ra, sự di cư cũng giúp loài chim này tìm thêm được môi trường sống
mới thuận lợi hơn, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

Bài 5. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC

I. CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

Page 39
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

1. Các nguyên tố hoá học có trong tế bào


- Có khoảng 25 nguyên tố có vai trò quan trọng đối với sự sống. Trong đó các nguyên tố C, H, O, N chiếm
96,3 % khối lượng chất khô của tế bào.
- Trong cơ thể người được chia làm 2 nhóm:
+ Đa lượng: chiếm lượng lớn trong cơ thể.
+ Vi lượng: chiếm lượng rất nhỏ, thường nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể.
2. Vai trò của nguyên tố carbon
- Carbon có có hóa trị 4 nên có thể hình thành 4 liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử khác qua đó
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các hợp chất hữu cơ.
3. Vai trò của các nguyên tố hoá học
- Nguyên tố đa lượng: cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như nucleic acid, protein, carbohydrate, lipid.
Góp phần xây dựng nên cấu trúc tế bào và cơ thể sinh vật.
- Nguyên tố vi lượng: cấu tạo nên hầu hết các enzyme, hormone, vitamin, hemoglobin,....
II. NƯỚC VÀ VAI TRÒ SINH HỌC CỦA NƯỚC
1. Cấu tạo và tính chất của nước (H2O)
- Gồm 1 phân tử oxygen (O) liên kết với 2 nguyên tử hydrogen (H) bằng liên kết cộng hóa trị.

Cấu trúc phân tử nước Cấu trúc mạng lưới nước


- Do oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn hydrogen nên cặp electron dùng chung có lệch về phía
oxygen  phần gần oxygen tích điện âm (-),gần hydrogen tích điện dương (+)  tính phân cực.
→ Phân tử nước dễ dàng liên kết với nhau và với các phân tử phân cực khác bằng liên kết hydrogen.
2. Vai trò sinh học của nước
- Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các tế bào và cơ thể.
- Nước là dung môi hòa tan nhiều chất; là nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng sinh hóa.
- Đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ tế bào, cơ thể.

Sự thoát mồ hôi qua da


Sự hòa tan tinh thể muối của nước
BÀI TẬP VẬN DỤNG

Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN


Nội dung 1. Các nguyên tố hóa học trong tế bào
Câu 1. Có khoảng bao nhiêu nguyên tố có vai trò quan trọng đối với sự sống?
A. 92. B. 80. C. 25. D. 17.

Page 40
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Câu 2. Các nguyên tố hóa học chiếm phần lớn khối lượng cơ thể sống là
A. C, H, O, Na. B. C, H, O, N. C. P, S, N, Na. D. C, O, H, Na.
Câu 3. Các nguyên tố C, H, O, N chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng chất khô của tế bào?
A. 96,3% B. 18,5% C. 65% D. 70%.
Câu 4. Nguyên tố nào chiếm khối lượng nhiều nhất trong cơ thể người là
A. oxygen. B. carbon. C. nitrogen. D. hydrogen.
Câu 5. Tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên tố oxygen có trong cơ thể người là khoảng
A. 65%. B. 9,5%. C. 18,5%. D. 1,5%.
Câu 6. Nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ là
A. carbon. B. hydrogen. C. oxygen. D. nitrogen.
Câu 7. Nguyên tố tạo nên mạch "xương sống" của các đại phân tử hữu cơ chính có trong tế bào là
A. hydrogen. B. carbon. C. nitrogen. D. phosphor.
Câu 8. Phân tử carbon có hóa trị
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 9. Vì sao carbon được xem là nguyên tố đặc biệt tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ?
A. Carbon là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống.
B. Carbon chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống.
C. Carbon có thể cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hoá trị với nguyên tử khác.
D. Carbon là nguyên tố thuộc nhóm đại lượng
Câu 10. Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu của tế bào?
A. Protein. B. Lipit. C. Nước D. Carbohydrate.
Câu 11. Khi tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, trước tiên các nhà khoa học sẽ tìm kiếm
A. Hydrogen. B. Oxygen.
C. Carbon. D. Nước.
Câu 12. Nước chiếm khoảng bao nhiêu % khối lượng cơ thể người?
A. 30% B. 50%
C. 70% D. 98%
Câu 13. Cho các ý sau, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ
thể sống?
(1) Carbon đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.
(2) Được chia làm 2 nhóm: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
(3) Oxygen là nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ thể
(4) Có khoảng 25 nguyên tố có vai trò quan trọng đối với sự sống.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 14. Mỗi nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trong cơ thể?
A. < 0,001 % B. 0,001% C. < 0,01% D. 0,01%
Câu 15. Mỗi nguyên tố đa lượng chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trong cơ thể?
A. < 0,001 % B. 0,001% C. < 0,01% D. 0,01%
Câu 16. Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng?
A. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe. B. Zn, Cl, B, K, Cu, S. C. C, H, O, N, P. D. K, Zn, Cu, Fe.
Câu 17. Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên các
A. enzyme, hormone, vitamin. B. lipid, nucleic acid.
C. đại phân tử hữu cơ. D. đường đa, protein.
Câu 18. Phần lớn các nguyên tố vi lượng cấu tạo hoặc liên quan đến các hoạt động của các
A. enzyme, hormone, vitamin. B. lipid, nucleic acid.
C. đại phân tử hữu cơ. D. đường đa, protein.
Câu 19. Iodine là thành phần không thể thiếu được của hormone nào?
A. Tuyến yên. B. Tuyến tụy. C. Tuyến thượng thận. D. Tuyến giáp.
Câu 20. Sắt là thành phần cấu tạo của

Page 41
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

A. insulin. B. hemoglobin. C. hormone. D. amino acid.


Câu 21. Thiếu một lượng nhỏ lodine chúng ta có thể bị mắc bệnh gì?
A. Viêm amidan. B. Bướu cổ. C. Đau họng. D. Còi xương.
Câu 22. Thiếu một lượng Fe trong cơ thể, chúng ta có thể bị mắc bệnh gì?
A. Thiếu máu. B. Bướu cổ. C. Giảm thị lực. D. Còi xương.
Câu 23. Lá cây thường chuyển từ xanh sang vàng lục, phiến lá hẹp lại và uốn
cong, khô dần đi… dẫn đến cây bị chết là đặc điểm của cây trồng thiếu
nguyên tố gì?
A. Mo. B. Ca. C. N. D. K.
Câu 24. Thiếu nhóm nguyên tố nào sau đây lá cây sẽ bị mất màu xanh
nghiêm trọng nhất?
A. N, Mg, Fe. B. Ca, I, Cu. C. N, Ag, K. D. N, P, K.
Câu 25. Khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước vì nước
A. làm cây tươi tốt. B. hòa tan phân bón.
C. làm đất tơi xốp. D. giúp bộ rễ phát triển.
Câu 26. Người ta khuyên thường xuyên thay đổi các món ăn và mỗi bữa nên ăn nhiều món. Ý nào sau đây là
tác dụng chính của việc làm này?
A. Cung cấp đầy đủ các nguyên tố hoá học và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
B. Cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa lượng để cấu tạo nên tế bào.
C. Cung cấp nhiều protein và chất bổ dưỡng cho cơ thể.
D. Tạo sự đa dạng về văn hoá ẩm thực và thay đổi khẩu vị của người ăn
Câu 27. Các nhà dinh dưỡng khuyến cáo phải tăng cường ăn rau xanh vì
A. chống các bệnh về tim mạch và cao huyết áp.
B. giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn tốt hơn.
C. cung cấp vitamin và các nguyên tố vi lượng.
D. giúp tiết kiệm kinh tế vì có giá rẻ.
Câu 28. Khi nói về vai trò của các nguyên tố hoá học, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.
(2) Mg là nguyên tố tham gia cấu tạo nên diệp lục tố.
(3) Các nguyên tố vi lượng có vai trò chủ yếu là hoạt hoá các enzyme.
(4) Sinh vật chỉ có thể lấy các nguyên tố khoáng từ các nguổn dinh dưỡng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Nội dung 2. Nước và vai trò của nước trong tế bào


Câu 29. Một phân tử nước có cấu tạo gồm
A. 1 hydrogen + 2 oxygen B. 1 hydrogen + 1 oxygen.
C. 2 hydrogen + 1 oxygen. D. 2 hydrogen + 2 oxygen.
Câu 30. Phân tử nước có công thức cấu tạo là
A. HO2. B. H2O3. C. H2O. D. H2O2.
Câu 31. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử hydogen và oxyegen trong phân tử nước là liên kết
A. cộng hóa trị B. hydrogen C. ion D. peptide
Câu 32. Các phân tử nước có thể liên kết với nhau và với phân tử phân cực khác bằng liên kết
A. cộng hóa trị B. hydrogen C. ion D. peptide
Câu 33. Nước có tính chất đặc biệt nào sau đây?
A. Tính liên kết B. Tính điều hòa nhiệt
C. Tính phân cực D. Tính cách li
Câu 34. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt dung riêng cao. B. lực gắn kết. C. nhiệt bay hơi cao. D. tính phân cực.
Câu 35. Tính phân cực của nước là do

Page 42
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

A. đôi electron trong liên kết O – H bị kéo lệch về phía oxygen.


B. đôi electron trong liên kết O – H bị kéo lệch về phía hydrogen.
C. xu hướng liên kết tự do của các phân tử nước với nhau.
D. khối lượng phân tử của oxygen lớn hơn phân tử của hydrogen.
Câu 36. Nước có tính phân cực chủ yếu là do
A. cấu tạo từ oxygen và hydrogen.
B. electron của hydrogen yếu.
C. 2 đầu oxygen và hydrogen tích điện trái dấu.
D. các liên kết hydrogen luôn bền vững
Câu 37. Đặc điểm khiến phân tử nước có tính phân cực là
A. Đầu oxygen tích điện âm, đầu hydrogen tích điện dương.
B. Đầu hydrogen tích điện âm, đầu oxygen tích điện dương.
C. Đầu hydrogen và đầu oxygen đều tích điện dương.
D. Đầu hydrogen và đầu oxygen đều tích điện âm.
Câu 38. Nước ở dạng lỏng (nước thường) có đặc điểm là các liên kết hydrogen giữa các phân tử nước
A. luôn bị bẻ gãy và tái taọ liên tục.
B. luôn bị bẻ gãy nhưng không được tái tạo.
C. luôn bền vững và tạo nên cấu trúc mạng.
D. không tồn tại các liên kết hydrogen.
Câu 39. Nước ở dạng đông đá (nước đá) có đặc điểm là các liên kết hydrogen giữa các phân
tử nước
A. luôn bị bẻ gãy và tái taọ liên tục.
B. luôn bị bẻ gãy nhưng không được tái tạo.
C. luôn bền vững và tạo nên cấu trúc mạng.
D. không tồn tại các liên kết hydrogen.
Câu 40. Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai?
(1) Phân tử nước được cấu tạo bằng liên kết hóa trị không phân cực giữa 2 H và 1 O.
(2) Các phân tử nước có khả năng tương tác với nhau và hình thành nên mạng lưới nước.
(3) Liên kết giữa các phân tử nước được gọi là liên kết hydrogen.
(4) Trong phân tử nước, nguyên tử O mang điện tích dương, nguyên tử H mang điện tích âm.
(5) Khi ở trạng thái đông cứng (nước đá), các liên kết hydrogen luôn bền vững.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 41. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về nước?
(1) Nước dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
(2) Nước là thành phần chính cấu tạo nên tế bào và là dung môi hòa tan nhiều chất.
(3) Nước là nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng sinh hóa.
(4) Nước góp phần đảm bảo sự cân bằng và ổn đinh nhiệt độ của tế bào và cơ thể.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 42. Khi trời bắt đầu đổ mưa, nhiệt độ không khí tăng lên chút ít là do
A. nước liên kết với các phân tử khác trong không khí giải phóng nhiệt.
B. liên kết hydrogen giữa các phân tử nước được hình thành đã giải phóng nhiệt.
C. liên kết hydrogen giữa các phân tử nước bị phá vỡ đã giải phóng nhiệt.
D. sức căng bề mặt của nước tăng cao.
Câu 43. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, việc đổ mồ hôi có ý nghĩa giúp
A. giải phóng nhiệt, làm giảm nhiệt độ cho cơ thể.
B. giảm trọng lượng của cơ thể.
C. giải phóng nước lượng nước thừa cho cơ thể.
D. giải phóng năng lượng ATP cho cơ thể.
Câu 44. Điều gì xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh?

Page 43
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

A. Nước bốc hơi lạnh làm tăng tốc độ phản ứng tế bào khiến tế bào sinh sản nhanh.
B. Nước bốc hơi lạnh làm tế bào chết do mất nước.
C. Nước đóng băng làm giảm thể tích nên tế bào chết.
D. Nước đóng bằng làm tăng thể tích và các tinh thể nước phá vỡ tế bào.
Câu 45. Không nên bảo quản rau xanh, thịt tươi trên ngăn đá của tủ lạnh vì
A. không còn quá trình hô hấp làm rau quả hỏng
B. không có quá trình oxy hóa các chất hữu cơ nên rau quả sẽ bị khô.
C. làm giảm cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.
D. Nước trong các tế bào bị đông đá, tăng thể tích và vỡ.
Câu 46. Quả nhãn đã được trong tủ lạnh thì có cảm giác ngọt hơn so với quả nhãn bình
thường vì ?
A. quá trình tổng hợp các chất diễn ra mạnh làm tăng lượng đường ở trong quả nhãn.
B. nước ở trong tế bào quả nhãn đóng băng làm tăng thể tích phá vỡ tế bào và giải phóng đường.
C. nước ở trong tế bào đóng băng làm cho nồng độ đường trong tế bào tăng lên.
D. tế bào quả nhãn bị co lại dẫn tới giải phóng các phân tử đường
Câu 47. Vì sao khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác, người ta đều tìm kiếm
những nơi có sự có mặt của nước?
A. Nước là thành phần chủ yếu tham gia các hoạt động sống và cấu trúc tế bào.
B. Nước là môi trường cho các phản ứng sinh hóa và dung môi hòa tan các chất.
C. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng, có tính phân cực tạo nên mạng lưới nước.
D. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định và cung cấp năng lượng cho tế bào.
Câu 48. Cho các hiện tượng sau, có mấy hiện tượng thể hiện tính liên kết của các phân tử nước?
(1) Con gọng vó có thể đứng và chạy trên mặt nước
(2) Nước được vận chuyển từ rễ qua thân lên lá cây
(3) Người toát mồ hôi khi trời nóng
(4) Sợi bông hút nước
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 49. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng khi nói về vai trò của nước?
(1) Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen tạo nên sức căng bề mặt, giúp một số loài
vật nhỏ có thể đứng và di chuyển trên mặt nước
(2) Người ta không bỏ hoa quả, rau xanh, thịt tươi trong ngăn đá của tủ lạnh vì nhiệt độ thấp sẽ làm cho
các chất dinh dưỡng bị phân hủy.
(3) Khi làm đá trong tủ lạnh người ta không đổ nước tràn cốc vì khi đông đá thì thể tích của nước tăng
lên phá vỡ thể cốc, đặc biệt là cốc thủy tinh.
(4) Một trong những nguyên nhân giúp nước tạo nên cột nước liên tục giúp nước được vận chuyển từ rễ
lên lá là do tính phân cực và khả năng liên kết của nước vào thành tế bào.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4
Câu 50. Bao nhiêu việc làm sau đây giúp cơ thể đảm bảo cân bằng nước?
(1) Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
(2) Truyền nước khi cơ thể bị tiêu chảy.
(3) Ăn nhiều hoa quả mọng nước.
(4) Tìm cách giảm nhiệt độ khi cơ thể bị sốt.
A. 2. B. 2. C. 4.
Phần II. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1. Để phòng chống bệnh bướu cổ, người ta
thường trộn iodine vào muối ăn với hàm lượng thích hợp. Tại sao người ta lại
trộn iodine vào muối mà không trộn vào gạo?
..................................................................................................................................

Page 44
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

..................................................................................................................................

Bài 2. Ở một số vùng, để các cây ăn trái sinh trưởng và phát triển tốt, người ta thường đóng một số cây
đinh (sắt, kẽm) vào thân cây. Tại sao?

............................................................................................................................................................................
Bài 3. Tại sao khi phơi hoặc sấy khô một số thực phẩm lại giúp bảo quản lâu hơn
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Bài 4. Vì sao thức ăn chứa nhiều nước như các món canh, món sốt, xào sẽ rất dễ bị ôi thiu?

............................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................
Bài 5. Tại sao phần lớn các loại thuốc chữa bệnh thường được sản xuất dưới dạng muối?

............................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................
Bài 6. Khi bị tiêu chảy kéo dài do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ cảm thấy
mệt mỏi. Khi đó, chúng ta cần phải cung cấp thật nhiều nước và chất điện giải. Vì sao?
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Bài 7. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa khác nhau
giúp tăng chiều cao cho trẻ em hoặc giảm nguy cơ loãng xương cho người trung
niên. Các loại sữa này đều có chứa calcium. Tại sao?
............................................................................................................... .....................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Bài 8. Quan sát cấu trúc nước ở trạng thái thường và trại
thái đông đá, vì sao nước ở trạng thái đóng băng lại nổi.
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
Bài 6. CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG TẾ BÀO (tiết 1)

I. KHÁI NIỆM PHÂN TỬ SINH HỌC

Page 45
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

- Phân tử sinh học là những phân tử hữu cơ chỉ được tổng hợp và tổn tại trong các tế bào sống. Các
phân tử sinh học chính bao gồm protein, lipid, carbohydrate, nucleic acid.

II. CARBOHYDRATE (ĐƯỜNG)


1. Đặc điểm chung
- Được cấu tạo từ ba loại nguyên tố C, H và O theo nguyên tắc đa phân.
- Tùy vào số lượng đơn phân, carbohydrate được chia thành 3 nhóm: đường đơn (monosaccharide),
đường đôi (disaccharide) và đường đa (polysaccharide).
2. Phân loại
a. Đường đơn (monosaccharide)
- Gồm 1 đơn phân trong phân tử; có từ 3 - 7 nguyên tử C.
- Có 2 loại đường đơn phổ biến trong tế bào là: đường 5 carbon (ribose, deoxyribose) và đường 6
carbon (glucose, fructose, galactose). Các đường glucose, fructose, galactose có công thức phân tử là:
C6H12O6; có tính khử mạnh ngoại trừ đường fructose.
b. Đường đôi (disaccharide)
- Gồm 2 đơn phân trong phân tử.
- Có 3 loại đường đôi phổ biến: saccharose (đường mía), lactose (đường sữa), maltose (mạch nha).
- Thành phần: saccharose (1 glucose + 1 fructose), lactose (1 glucose + 1 galactose), maltose (2 glucose).
- Công thức phân tử: C12H22O11
- Có tính khử trừ đường saccharose.
c. Đường đa (polysaccharide)
- Gồm nhiều đơn phân (chủ yếu là glucose) liên kết với nhau bằng liên kết glycosidic.
- Có 4 loại đường đa phổ biến: cellulose, tinh bột, glycogen và chitin.

Tinh bột Glycogen Cellulose


3. Chức năng
Tên đường Chức năng
Glucose Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống
Lactose Cung cấp dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, con non ở động vật có vú
Saccharose (sucrose) Vận chuyển sản phẩm quang hợp ở thực vật
Tinh bột Chất dự trữ năng lượng ở thực vật
Glycogen Chất dự trữ năng lượng ngắn hạn ở thực động vật và nấm
Cellulose Thành tế bào thực vật
Chitin Thành tế bào nấm.
Ribose, deoxyribose Cấu tạo nên DNA, RNA và ATP.

BÀI TẬP VẬN DỤNG


Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Nội dung 1. Carbohydrate (Chất đường bột)
Câu 1. Các phân tử nào sau đây là phân tử sinh học?

Page 46
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Carbohydrate Carbon dioxide Lipid


Nucleic acid Protein Nước
Câu 2. Khi nói về đặc điểm chung của carbohydrate, phát biểu nào sau đây đúng?
Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O.
Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
Đa số có vị ngọt, tan trong nước, một số có tính khử.
Không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
Có 2 loại đường đơn phổ biến là đường 5 carbon (ribose và deoxyribose) và đường 6 carbon.
Câu 3. Thuật ngữ dùng để chỉ các loại carboydrate là gì?
A. Chất đạm. B. Chất xúc tác.
C. Chất béo. D. Chất đường bột (đường).
Câu 4. Carbohydrate được cấu tạo bởi các nguyên tố
A. C, H, O, N. B. C, H, N, P. C. C, H, O. D. C, H, O, P.
Câu 5. Những đường nào sau đây là đường 6 carbon?
Glucose. Fructose Galactose. Maltose.
Câu 6. Những đường nào sau đây là đường 5 carbon?
Glycogen. Ribose Maltose. Deoxyribose.
Câu 7. Người ta dựa vào tiêu chí nào để phân loại carbohydrate ?
A. khối lượng phân tử B. độ tan trong nước
C. số loại đơn phân trong phân tử D. số lượng đơn phân trong phân tử
Câu 8. Trong cấu trúc của polysaccharide, các đơn phân được liên kết với nhau bằng loại liên kết
A. phosphodiester. B. peptide. C. Hydrogen. D. glycosidic.
Câu 9. Đường đơn có tên khoa học là
A. Polysaccharide. B. Disaccharide. C. Monosaccharide. D. Glycosidic.
Câu 10. Đường đôi có tên khoa học là
A. Polysaccharide. B. Disaccharide. C. Monosaccharide. D. Glycosidic.
Câu 11. Đường đa có tên khoa học là
A. Polysaccharide. B. Disaccharide.
C. Monosaccharide. D. Glycosidic.
Câu 12. Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các chất đường từ đơn giản đến phức tạp?
A. Disaccharide, monosaccharide, polysaccharide.
B. Monosaccharide, disaccharide, polysaccharide.
C. Polysaccharide, monosaccharide, disaccharide.
D. Monosaccharide, polysaccharide, disaccharide.
Câu 13. Hãy sắp xếp các loại đường đơn, đường đôi, đường đa phổ biến sao cho đúng ?
Loại đường Các đường phổ biến
Đường đơn Saccharose, lactose, maltose
Đường đa Fructose, galactose, glucose
Đường đôi Tinh bột, cellulose, chitin, glycogen
Câu 14. Dựa vào số lượng đơn phân, loại carbohydrate nào dưới đây khác nhóm với các loại còn lại?
A. Lactose B. Cellulose
C. Saccharose D. Maltose.
Câu 15. Ở đường đôi và đường đa, cứ hai đơn phân đường đơn liên kết với nhau sẽ giải phóng
A. 2 phân tử CO2. B. 1 phân tử CO2.
C. 2 phân tử H2O. D. 1 phân tử H2O.
Câu 16. Saccharose được cấu tạo gồm
A. 1 glucose + 1 fructose. B. 1 glucose + 1 galactose.
C. 1 glucose + 1 glucose. D. Nhiều glucose.
Câu 17. Maltose được cấu tạo gồm

Page 47
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

A. 1 glucose + 1 fructose. B. 1 glucose + 1 galactose.


C. 1 glucose + 1 glucose. D. Nhiều glucose.
Câu 18. Lactose được cấu tạo gồm
A. 1 glucose + 1 fructose. B. 1 glucose + 1 galactose.
C. 1 glucose + 1 glucose. D. Nhiều glucose.
Câu 19. Tinh bột, cellulose, glycogen chủ yếu được cấu tạo từ các đơn phân là
A. glucose. B. galactose. C. fructose. D. maltose.
Câu 20. Công thức cấu tạo của glucose, fructose, galactose là?
A. C6H11O5 B. C6H12O6 C. C12H22O11 D. C12H24O12.
Câu 21. Công thức cấu tạo của saccharose, lactose, maltose là?
A. C6H11O5 B. C6H12O6 C. C12H22O11 D. C12H24O12.
Câu 22. Loại đường nào sau đây còn gọi là đường mía?
A. Glucose B. Lactose C. Saccharose D. Fructose.
Câu 23. Loại đường nào sau đây còn gọi là đường nho?
A. Glucose B. Lactose C. Saccharose D. Fructose.
Câu 24. Loại đường nào sau đây có nhiều trong hoa quả và mật ong?
A. Glucose B. Fructose C. Maltose D. Lactose.
Câu 25. Loại đường nào sau đây còn gọi là đường mạch nha?
A. Glucose B. Fructose C. Maltose D. Lactose.
Câu 26. Loại đường nào sau đây có nhiều trong sữa động vật?
A. Lactose B. Fructose C. Saccharose D. Glucose.
Câu 27. Loại đường nào sau đây không tan trong nước (dù là ở nhiệt độ sôi) ?
A. Tinh bột. B. Cellulose C. Glucose D. Saccharose
Câu 28. Khi ăn quá đồ ngọt, chúng ta có nguy cơ cao mắc phải bệnh
Gout Béo phì
Phù chân voi Tiểu đường
Câu 29. Hãy nối chức năng các loại đường sau cho đúng?
Tên đường Chức năng
1. Cellulose a. Thành tế bào thực vật, thành phần của chất xơ. 1
2. Chitin b. Chất dự trữ năng lượng ở nấm và động vật. 3
3. Glycogen c. Vận chuyển các chất trong cây 6
4. Tinh bột d. Thành tế bào nấm, lớp vỏ ngoài côn trùng. 2
5. Glucose e. Chất dự trữ năng lượng ở thực vật 4
6. Saccharose h. Nguyên liệu chính của hô hấp sinh năng lượng ATP 5
Câu 30. Bạn Tuấn rất lười ăn sáng trước khi đến trường. Sau khi học 4 tiết thể dục buổi sáng tại trường Đại
học xong, bạn Tuấn cảm thấy đói lã, chóng mặt, da thì tái nhạt, không thể bước đi. Với kiến thức đã học về
thành phần hóa học của tế bào, bạn Tuấn cần được bổ sung chất nào trước tiên để hết nhanh chóng hết
các biểu hiện trên?
A. Carbohydrate. B. Lipid.
C. Nucleic acid. D. Protein.
Câu 31. Trong các đặc điểm sau đây, những đặc điểm nào là đặc điểm giống nhau ở tinh bột và cellulose?

124

Page 48
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Page 49
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Page 50
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Page 51
Đỗ Tuấn – Liên hệ: 0369002400 (Zalo) GV sinh học tại trường THPT Lê Thị Riêng

Page 1

You might also like