You are on page 1of 27

Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022

ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ I – SINH 10


PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG ( mã 1)

Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống ( mã 1)


MỨC 1.
Câu 1. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: (1) Quần xã (2) Quần thể (3) Cơ thể (4)
Hệ sinh thái (5) Tế bào . Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là…

A. 5-3-2-4-1 B. 5-3-2-1-4 C. 5-2-3-1-4 D. 5-2-3-4-1

Câu 2. Đơn vị tổ chức cơ bản của mọi sinh vật là


A. các đại phân tử. B. tế bào. C. mô. D. cơ quan.
Câu 3. Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?

A. Quần thể B. Quần xã C. Cơ thể D. Hệ sinh thái

Câu 4. Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:
A. Hệ cơ quan B. Mô C. Cơ thể D. Cơ quan

Câu 5. Khi nói về một hệ thống sống, có bao nhiêu ý đúng: (1) Một hệ thống mở (2) Có khả năng tự điều chỉnh
(3)Thường xuyên trao đổi chất với môi trường (4) Không tự điều chỉnh
(5) Không có khả năng sinh sản (6) Trao đổi chất với môi trường 1 cách gián đoạn
A. 1 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 6. Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho
nguyên tắc nào của thế giới sống?

A. Nguyên tắc thứ bậc B. Nguyên tắc mở

C. Nguyên tắc tự điều chỉnh D. Nguyên tắc bổ sung

Câu 7. Sự sống được duy trì liên tục là nhờ


A. khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật.
B. khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi.
C. khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống.
D. sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
MỨC 2
Câu 8. Tập hợp những con rùa ở hồ Hoàn Kiếm được coi là:
A. quần thể sinh vật. B. cá thể sinh vật.
C. cá thể và quần thể. D. quần xã và hệ sinh thái.
Câu 9. Trong cơ thể vi khuẩn không tồn tại cấp tổ chức sống nào dưới đây?

A. Tế bào B. Cơ quan C. Bào quan D. Phân tử

Câu 10. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống vì :

A. Có các đặc điểm đặc trưng của sự sống B. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào

Đề cương HKI - Sinh học 10 1


Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
C. Tế bào có nhiều bào quan với những chức năng quan trọng

D. Tất cả các tế bào đều có cấu tạo cơ bản giống nhau

Câu 11. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì:
A. có khả năng thích nghi với môi trường. B. thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
C. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống. D. phát triển và tiến hoá không ngừng.

MỨC 3
Câu 12. Đọc thông tin dưới đây: "Về quần thể thực vật mà cụ thể là rừng nhiệt đới thì những cây ưa ánh
sáng sẽ phát triển ở tầng trên cùng (thân cao to, tán lá rộng để có thể hấp thụ lượng ánh sáng tối đa), tiếp theo
là tầng thân gỗ ưa sáng ở mức độ trung bình sẽ phát triển phía dưới tầng thân gỗ ưa sáng. tiếp nữa là tầng cây
thân leo, cây ưa bóng râm, thân thảo sẽ phát triển ở gần sát mặt đất. Đây là ví dụ về sự phân tầng của thực vật
trong rừng nhiệt đới"

Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào của thế giới sống?

A. Thế giới sống liên tục tiến hóa B. Hệ thống tự điều chỉnh

C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc D. Hệ thống mở

Bài 2: Các giới sinh vật ( mã 2)


MỨC 1

Câu 13. Giới nguyên sinh bao gồm


A. vi sinh vật, động vật nguyên sinh. B. vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh.
C. tảo, nấm, động vật nguyên sinh. D. tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh.
Câu 14. Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần là:
A. giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài. B. loài - bộ - họ - chi - lớp - ngành - giới.
C. loài - chi- họ - bộ - lớp - ngành - giới. D. loài - chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới.

Câu 15. Vi khuẩn là dạng sinh vật được xếp vào giới nào sau đây ?
A. Giới nguyên sinh B. Giới thực vật C. Giới khởi sinh D. Giới động vật
Câu 16. Nấm nhầy có những đặc điểm cơ bản nào?
A. đơn bào, cộng bào; tự dưỡng hoặc dị dưỡng. B. đa bào, dị dưỡng hoại sinh.
C. đơn bào, cộng bào; tự dưỡng quang hợp. D. đơn bào hoặc cộng bào; dị dưỡng hoại sinh.
Câu 17. Những giới sinh vật có đặc điểm cấu tạo cơ thể đa bào và tế bào có nhân chuẩn là:
A. Thực vật, nấm, động vật B. Nguyên sinh, khởi sinh, động vật
C. Thực vật, nguyên sinh, khởi sinh D. Nấm, khởi sinh, thực vật
Câu 18. Các nhóm sinh vật nào sau đây thuộc giới Nguyên sinh?
(1) Nấm nhầy (2)Tảo (3)Vi khuẩn lam (4) Vi sinh vật cổ (5) Động vật nguyên sinh. Lựa
chọn nào sau đây đúng?
A. 1, 2, 3, 5 B. 1, 2, 3, 4, 5 C. 1, 3, 5 D. 1, 2, 5
MỨC 2
Câu 19. Giới động vật có đặc điểm dinh dưỡng nào?
(1) Gồm những sinh vật nhân thực hoặc nhân sơ, đơn bào hoặc đa bào.
(2) Cơ thể phân hóa thành các mô, cơ quan và các hệ cơ quan.
(3) Có hệ cơ quan vận động và hệ thần kinh.
(4) Đa phần có khả năng dị dưỡng, một số ít có khả năng tự dưỡng.

Đề cương HKI - Sinh học 10 2


Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
Đáp án nào sau đây đúng?
A. 2, 3, 4 B. 1, 2, 3 C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 3
Câu 20. Giới thực vật gồm những sinh vật có những đặc điểm chung dưới đây:
(1) đa bào (2) nhân thực (3)tự dưỡng (4) thường phản ứng chậm hơn với kích thích
môi trường so với động vật (5) dị dưỡng (6) có khả năng phản ứng nhanh
(7) đơn bào
A. 3 B. 5 C. 7 D. 4
Câu 21. Những tiêu chí nào dưới đây giúp phân chia sinh vật theo hệ thống 5 giới?
(1) cấu trúc tế bào (2) khả năng vận động (3) mức độ tổ chức cơ thể (4) trình tự các nuclêotít (5) kiểu
dinh dưỡng (6) cấu tạo cơ thể
A. (1), (3), (5) B. (2), (4), (6) C. (1), (2), (4) D. (2), (3), (4), (6)
Câu 22. Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới nấm và giới thực vật là:
A. Đều có lối sống tự dưỡng B. Đều sống cố định
C. Đều có lối sống hoại sinh D. Cơ thể có cấu tạo đơn bào hay đa bào
Câu 23. Giới nấm không có đặc điểm nào? 1. Cơ thể đa bào 2.Tế bào nhân sơ. 3.Tế bào
nhân thực. 4.Sống theo phương thức tự dưỡng. 5.Sống theo
phương thức dị dưỡng. Có bao nhiêu phương án đúng?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 24. Câu có nội đúng trong các câu sau đây là:
A. Chỉ có thực vật mới sống tự dưỡng quang hợp.
B. Chỉ có động vật theo lối dị dưỡng.
C. Giới động vật gồm các cơ thể đa bào và cùng có cơ thể đơn bào.
D. Vi khuẩn không có lối sống cộng sinh.
Câu 25. Đặc điểm nào sau đây ở giới động vật có mà giới thực vật không có?
A. Động vật chứa riboxom có chân còn trong tế bào thực vật thì không có chân.
B. Ở tế bào động vật nhân có vai trò sinh lí trung tâm còn vai trò này ở tế bào giới thực vật do lục lạp đảm nhận.
C. Tế bào động vật có màng nguyên sinh còn tế bào thực vật chỉ có màng xenlulozo.
D. Giới động vật có cơ quan vận động và hệ thần kinh còn thực vật thì không.
Câu 26. Điểm giống nhau giữa nấm nhày với động vật nguyên sinh là:
A. Có chứa sắc tố quang hợp B. Sống dị dưỡng
C. Có cấu tạo đa bào D. Tế bào cơ thể có nhiều nhân

MỨC 3
Câu 27. Hệ thống rễ của thực vật giữ vai trò nào sau đây ?
A. Hấp thụ năng lượng mặt trời để quang hợp B. Tổng hợp chất hữu cơ
C. Cung cấp khí ô xy cho khí quyển D. Giữ đất, giữ nước, hạn chế xói mòn đất
Câu 28. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của động vật ?
A. Góp phần tạo ra sự cân bằng sinh thái
B. Nhiều loài cung cấp thực phẩm cho con người
C. Nhiều loài có thể là tác nhân truyền bệnh cho con người
D. Khi tăng số lượng đều gây hại cho cây trồng

Đề cương HKI - Sinh học 10 3


Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
PHẦN II: SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO ( mã 2)

Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước ( mã 3)


MỨC 1
Câu 29. Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là
A. Cacbon. B. Hydro. C. Oxy. D. Nitơ.
Câu 30. Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống ?
A. C,Na,Mg,N B. H,Na,P,Cl C. C,H,O,N D. C,H,Mg,Na
Câu 31. Các nguyên tố hoá học chiếm lượng lớn trong khối lượng khô của cơ thể được gọi là :
A. Các hợp chất vô cơ B. Các hợp chất hữu cơ
C. Các nguyên tố đại lượng D. Các nguyên tố vi lượng
Câu 32. Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể

B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng

C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào

D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên

Câu 33. Có bao nhiêu phương án nói về vai trò của nước?
1. Dung môi hoà tan của nhiều chất 2. Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào
3. Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể 4. Dữ trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. 5.
Bảo vệ tế bào
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 34. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là?

A. Liên kết cộng hóa trị B. Liên kết hidro

C. Liên kết peptit D. Liên kết photphodieste

Câu 35. Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây ?
A. Màng tế bào B. Chất nguyên sinh C. Nhân tế bào D. Nhiễm sắc thể

MỨC 2
Câu 36. Tính phân cực của nước là do?

A. Đôi electoron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía ôxi

B. Đôi electoron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía hidro

C. Xu hướng các phân tử nước

D. Khối lượng phân tử của ooxxi lớn hơn khối lượng phân tử của hidro

Câu 37. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt dung riêng cao. B. lực gắn kết. C. nhiệt bay hơi cao. D. tính phân cực.
Câu 38. Để cho nước biến thành hơi, phải cần năng lượng:
A. Để bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa các phân tử
B. Để bẻ gãy các liên kết cộng hoá trị của các phân tử nước.

Đề cương HKI - Sinh học 10 4


Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
C. Thấp hơn nhiệt dung riêng của nước
D. Cao hơn nhiệt dung riêng của nước.
Câu 39. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, có hiện tượng nước bốc hơi khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa:
A. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào
B. Tao ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể
C. Giảm bớt sự toả nhiệt từ cơ thể ra môi trường
D. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể
MỨC 3

Câu 40. Trong các nguyên tố đa lượng, cacbon được coi là nguyên tố đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên
sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì

A. Là nguyên tố đa lượng, chiếm 18,5% khối lượng cơ thể

B. Vòng ngoài cùng của cấu hình điện tử có 4 electoron

C. Là nguyên tố chính trong thành phần hóa học của các chất cấu tạo nên cơ thể sống

D. Được lấy làm đơn vị xác định nguyên tử khối các chất (đvC)

Câu 41. Khi trời bắt đầu đổ mưa, nhiệt độ không khí tăng lên chút ít là do
A. nước liên kết với các phân tử khác trong không khí giải phóng nhiệt.
B. liên kết hidro giữa các phân tử nước được hình thành đã giải phóng nhiệt.
C. liên kết hiđro giữa các phân tử nước bị phá vỡ đã giải phóng nhiệt.
D. sức căng bề mặt của nước tăng cao.
Câu 42. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở
đó có nước hay không vì
A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.
B. nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và
duy trì sự sống.
C. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
D. nước là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tế bào.

MỨC 4

Câu 43. Cho các ý sau: (1) Uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. (2) Truyền nước khi cơ thể bị tiêu chảy. (3) Ăn
nhiều hoa quả mọng nước. (4) Tìm cách giảm nhiệt độ khi cơ thể bị sốt.

Trong các ý trên có mấy ý là những việc làm quan trọng giúp chúng ta có thể đảm bảo đủ nước cho cơ thể trong
những trạng thái khác nhau?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 44. Không bảo quản rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh vì:

A. Không còn quá trình hô hấp làm rau quả hỏng

B. không có quá trình oxy hóa các chất hữu cơ nên rau quả sẽ bị khô

C. Làm giảm cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản

D. Nhiệt độ 2oC xuống 0oC sẽ làm nước trong rau quả đông thành đá, phá vỡ hết các tế bào của rau quả

Đề cương HKI - Sinh học 10 5


Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
Câu 45. Lá cây thường chuyển từ xanh sang vàng lục, phiến lá hẹp lại và uốn cong, khô dần đi… dẫn đến
cây bị chết là đặc điểm của cây trồng thiếu nguyên tố gì?

A. Mo B. Ca C. N D. K

Bài 4: Cacbohidrat và lipit ( mã 4)


MỨC 1
Câu 46. Cacbohiđrat gồm các loại
A. đường đơn, đường đôi. B. đường đôi, đường đa.
C. đường đơn, đường đa. D. đường đôi, đường đơn, đường đa.
Câu 47. Một số loại đường đa chủ yếu là
A. tinh bột, xenlulozo, saccarôzơ. B. tinh bột, glycogen, xenlulozo, kitin.
C. glucôzơ, galactôzơ, fructôzơ. D. Mantozo, saccarôzơ, lactôzơ.
Câu 48. Loại đường nào sau đây không cùng nhóm với những chất còn lại?
A. Pentôzơ B. Mantôzơ C. Glucôzơ D. Fructôzơ
Câu 49. Chức năng chính của mỡ là
A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
B. thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.
C. thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn.
D. thành phần cấu tạo nên các bào quan.
Câu 50. Chất sau đây thuộc loại đường Pentôzơ
A. Ribôzơ và fructôzơ B. Glucôzơ và đêôxiribôzơ
C. Ribôzơ và đêôxiribôzơ D. Fructôzơ và Glucôzơ
Câu 51. Chức năng chủ yếu của đường glucôzơ là :
A. Tham gia cấu tạo thành tế bào B. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào
C. Tham gia cấu tạo nhiễm sắc thể D. Là thành phần của phân tử ADN
Câu 52. Lipit là chất có đặc tính
A. Tan rất ít trong nước B. Tan nhiều trong nước
C. Không tan trong nước D. Có ái lực rất mạnh với nước
Câu 53. Photpholipit có chức năng chủ yếu là :
A. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào. B. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào
C. Là thành phần của máu ở động vật D. Cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây

MỨC 2
Câu 54. Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng ?
A. Glucôzơ thuộc loại pôlisaccarit
B. Glicôgen là đường mônôsaccarit
C. Đường mônôsaccarit có cấu trúc phức tạp hơn đường đisaccarit
D. Galactôzơ, còn được gọi là đường sữa
Câu 55. Chất nào sau đây tan được trong nước?
A. Vi taminA B. Vitamin C C. Phôtpholipit D. Stêrôit
Câu 56. Khi phân giải phân tử đường lactôzơ, có thể thu được kết quả nào sau đây?
A. Hai phân tử đường glucôzơ
B. Một phân tử glucôzơ và 1 phân tử galactôzơ
C. Hai phân tử đường Pentôzơ
D. Hai phân tử đường galactôzơ
Câu 57. Ơstrogen là hoocmon sinh dục có bản chất lipit. Loại lipit cấu tạo nên hoocmon này là?

A. Steroit B. Phôtpholipit C. Dầu thực vật D. Mỡ động vật

Đề cương HKI - Sinh học 10 6


Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
Câu 58. Trong tế bào loại chất chứa 1 đầu phân cực và đuôi không phân cực là
A. lipit trung tính. B. sáp. C. phốtpholipit. D. triglycerit.
Câu 59. Những hợp chất nào sau đây có đơn phân là glucozo?
A. Tinh bột và glicogen B. Tinh bột và saccarozo
C. Xenlulozo và lactozo D. Saccarozo và lactozo
Câu 60. Đặc điểm khác nhau giữa cacbohidrat với lipit?
A. Là những phân tử có kích thước và khối lượng lớn
B. Tham gia vào cấu trúc tế bào
C. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể
D. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
Câu 61. Điều nào sau đây đúng khi nói đến đường đôi?
1. Là phân tử đường do sự kết hợp của hai phân tử đường đơn.
2. Trong phân tử đường đôi có một liên kết glicozit.
3. Khi tế bào thiếu đường đơn, đường đôi sẽ là nguyên liệu trực tiếp bị oxi hóa để tạo năng lượng.
4. Các đường đôi có tên chung là disaccarit.
5. Sự kết hợp giữa hai phân tử đường đơn sẽ có 3C sẽ tạo ra một phân tử đường đôi 6C.
Đáp án đúng:
A. 1, 2, 4 B. 3, 5 C. 2, 3, 5 D. 3
Câu 62. Cho các loại đường và tên gọi của chúng:
1. Glucozo a. Đường sữa
2. Fructozo b. Đường mía
3. Galactozo c. Đường quả
4. Saccarozo d. Đường nho
5. Pentozo
Hãy ghép các lựa chọn sau cho đúng?
A. 1d-2c-4b-5a B. 1a-2b-3c-4d C. 1d-2c-3a-4b D. 1d-2c-3b-4a
Câu 63. Vì sao cholesteron là thành phần quan trọng của màng sinh chất?

A. Cholesteron chèn vào giữa hai lớp photpholipit làm màng tế bào ổn định hơn

B. Chèn vào lớp photpholipit tạo kênh vận chuyển các chất qua màng

C. Gắn trên màng thu nhận các thông tin truyền đến tế bào

D. Làm nhiệm vụ vận chuyển các chất, thụ thể thu nhận thông tin

Câu 64. Thành tế bào thực vật được hình thành bởi sự liên kết giữa

A. Các phân tử xenlulôzơ với nhau B. Các đơn phân glucozơ với nhau

C. Các vi sợi xenlulôzơ với nhau D. Các phân tử fructôzơ

MỨC 3

Câu 65. Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua được gọi là gì?

A. Glucôzơ B. Kitin C. Saccarôzơ D. Fructôzơ

Đề cương HKI - Sinh học 10 7


Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
Câu 66. Ở cơ thể động vật, chất nào sau đây có vai trò dự trữ năng lượng dài hạn trong cơ thể?
A. Glicogen B. Tinh bột C. Mỡ D. Dầu
Câu 67. Trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta, chất đóng vai trò cung cấp năng lượng chủ yếu cho tế
bào, cơ thể là:
A. Các loại thịt, trứng B. Rau,củ C. các loại ngũ cốc D. Thịt, rau
Câu 68. Bao nhiêu chất dưới đây có vai trò tham gia vào cấu trúc tế bào và cơ thể?
1. Tinh bột 2. Glicogen 3. Xenlulozo 4. Kitin
5. Photpholipit 6. Steroit
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 69. Cơ thể người không tiêu hóa được loại cacbohidrat nào?

A. Lactozơ B. Mantozơ C. Xenlulozơ D. Saccarozơ

MỨC 4
Câu 70. Khi sử dụng quá nhiều đường, chúng ta có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh nào dưới đây
A. Gout B. Béo phì C. Phù chân voi D. Viêm não Nhật Bản

Câu 71. Tại sao về mùa lạnh hanh, khô, người ta thường bôi kem (sáp) chống nẻ? Biết sáp là một loại lipit.
A. Vì sáp giúp tăng cường hấp thụ nước cho da giúp da ẩm hơn và mềm hơn
B. Vì sáp giúp chống thoát hơi nước của cơ thể qua da nên giúp da giữ ẩm và mềm mại
C. Vì sáp giúp giữ ấm bề mặt da
D. Vì sáp tạo một lớp chống bụi cho da làm da không bị nẻ.
Câu 72. Vai trò chủ yếu của đường đơn là đường dinh dưỡng vì:

(1) Đường đơn dễ hòa tan trong nước


(2) Chứa nguồn năng lượng dự trữ lớn
(3) Dễ tiêu hóa cung cấp năng lượng cho tế bào cơ thể
(4) Được cơ thể dùng để chuyển từ nơi này đến nơi khác
(5) Tham gia vào thành phần cấu trúc tế bào cơ thể
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Bài 5: Protein ( mã 5)
MỨC 1

Câu 73. Đơn phân của prôtêin là


A. Glucôzơ. B. axít amin. C. nuclêôtit. D. axít béo.
Câu 74. Các nguyên tố hoá học là thành phần bắt buộc của phân tử prôtêin là:
A. Cacbon, oxi,nitơ B. Hidrô, các bon, phôtpho
C. Nitơ, phôtpho, hidrô,ôxi D. Cácbon,hidrô, oxi, nitơ
Câu 75. Số loại axit amin có ở cơ thể sinh vật khoảng:
A. 20 B. 15 C. 13 D. 10
Câu 76. Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử prôtêin là :
A. Liên kết hoá trị B. Liên kết este
C. Liên kết peptit D. Liên kết hidrô
Câu 77. Cấu trúc của phân tử prôtêtin có thể bị biến tính bởi :
A. Độ pH B. Nhiệt độ, độ pH C. Nhiệt độ D. Sự có mặt của khí CO2
Câu 78. Prôtêin thực hiện được chức năng của nó chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây ?
A. Cấu trúc bậc 1 và bậc 4 B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2
C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3 D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
Đề cương HKI - Sinh học 10 8
Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
Câu 79. Prôtêin tham gia trong thành phần của enzim có chức năng :
A. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất
B. Điều hoà các hoạt động trao đổi chất
C. Xây dựng các mô và cơ quan của cơ thể
D. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào.

MỨC 2
Câu 80. Cho các nhận định sau về protein, nhận định nào đúng?
A. Protein được cấu tạo từ các loại nguyên tố hóa học: C, H, O
B. Protein mất chức năng sinh học khi cấu trúc không gian bị phá vỡ
C. Protein ở người và động vật được tổng hợp bởi 20 loại axit amin lấy từ thức ăn
D. Protein đơn giản gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với hàng trăm axit amin

Câu 81. Điểm giống nhau giữa protein là lipit là?


A. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân
B. Có chức năng dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể
C. Đều có liên kết hidro trong cấu trúc phân tử
D. Gồm các nguyên tố C, H, O
Câu 82. Protein nào sau đây có vai trò điều hòa nồng độ các chất trong cơ thể?
A. Insulin có trong tuyến tụy
B. Kêratin có trong tóc
C. Côlagen có trong da
D. Hêmoglobin có trong hồng cầu
Câu 83. Cho các ví dụ sau:
(1) Côlagen cấu tạo nên mô liên kết ở da
(2) Enzim lipaza thủy phân lipit
(3) Insulin điều chỉnh hàm lượng đường trong máu
(4) Glicogen dự trữ ở trong gan
(5) Hêmoglobin vận chuyển O2 và CO2
(6) Inteferon chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn
Có mấy ví dụ minh họa cho các chức năng của protein?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 84. Cho các ý sau:
(1) Phân tử protein có cấu trúc bậc 4 khi có từ 2 chuỗi pôlipeptit trở lên
(2) Protein trong cơ thể luôn được phân hủy và luôn được tổng hợp mới
(3) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở người do sai lệch trong quá trình tự sắp xếp của một axit amin trong
chuỗi β của phân tử hêmoglobin
(4) Protein được cấu tạo từ axit amin không thay thế và axit amin thay thế
(5) Thức ăn động vật có giá trị dinh dưỡng cao vì chứa nhiều loại axit amin không ty thể
(6) Protein tham gia vào quá trình truyền đạt thông tin di truyền của tế bào
Trong các ý trên, có mấy ý đúng?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 85. Tính đa dạng của prôtêin được qui định bởi
A. Nhóm amin của các axit amin
B. Nhóm R của các axit amin
C. Liên kết peptit
D. Thành phần, số lượng và trật tự axit amin trong phân tử prôtêin
Câu 86. Cấu trúc nào sau đây có chứa prôtêin thực hiện chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể ?
A. Nhiễn sắc thể B. Xương C. Hêmôglôbin D. Cơ
Câu 87. Bậc cấu trúc nào của prôtêtin ít bị ảnh hưởng nhất khi các liên kết hidrô trong prôtêin bị phá vỡ?
A. Bậc 1 B. Bậc 3 C. Bậc 2 D. Bậc 4
Đề cương HKI - Sinh học 10 9
Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
Câu 88. Chức năng không có ở prôtêin là
A. cấu trúc. B. xúc tác quá trình trao đổi chất.
C. điều hoà quá trình trao đổi chất. D. truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 89. Cho các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Protein có tính đa dạng cao do nó có số loại đơn phân lớn 2. Sự phân loại các đường đa chủ yếu dựa vào
sự khác nhau về số lượng và thành phần các đơn phân 3. Ở cây mía đường được dữ trữ chủ yếu ở thân và
dưới dạng đường đơn 4. Lipit chỉ có chức năng dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể 5. Các chức năng
sinh học của nước chủ yếu được thực hiện khi ở dạng nước tự do.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 90. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về protein
A. Protein thường thực hiện được chức năng sinh học của mình khi ở cấu trúc bậc 3 hay bậc 4.
B. Một phân tử protein có thể được tạo nên bởi một hay nhiều chuỗi polipeptit
C. Một trong những chức năng của protein là xúc tác cho các phản ứng hóa sinh. Ví dụ như các kháng thể
D. Trong cơ thể người có tới hàng chục nghìn loại phân tử protein
MỨC 3
Câu 91. Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?

A. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố đa lượng cần thiết

B. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ 20 loại axit amin

C. Giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn

D. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết

Câu 92. Cho các hiện tượng sau:


(1) Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộn
(2) Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua
(3) Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng
(4) Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục
Có mấy hiện tượng là biểu hiện sự biến tính của protein?
A. 1. B. 2 C. 3 D. 4
Câu 93. Cho các ví dụ sau:
1. Sự biến đổi của hạt gạo khi nấu chín 2. Hiện tượng nổi mảng thịt cua khi nấu canh cua
3. Sự biến đổi của nước đậu sau khi cho men chua vào 4. Quả dưa chuột bị nhũn khi cho từ ngăn đá ra môi
trường ngoài 5. Khi làm sữa chua, dung dịch sữa chuyển trạng thái từ lỏng sang dạng sệt. Có bao nhiêu hiện
tượng gây ra do sự biến tính của protein
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 94. Cho biết 1 axit amin có kích thước là 3A . Một phân tử protein dài 1200A0. Số axit amin của phân
0

tử protein này là:


A. 399 B. 400 C. 398 D. 401
Câu 95. Tơ nhện, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc
tính. Sự khác nhau này là do chúng khác nhau về:
A. số lượng, thành phân và trình tự sắp xếp của các axit amin
B. kích thước và cấu trúc không gian
C. trình tự sắp xếp của các axit amin
D. Số lượng chuỗi polipeptit trong phân tử protein.
MỨC 4
Câu 96. Nếu cơ thể thiếu protein (chất đạm) có thể dẫn đến những hiện tượng nào dưới đây?

Đề cương HKI - Sinh học 10


10
Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
1. Tăng cân 2. Suy dinh dưỡng 3 . Suy giảm miễn dịch 4. Các vấn đề về da, tóc, móng 5. Thiếu máu

A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 3,4,5 D. 2,4,5

Câu 97. Làm một thí nghiệm cho vài giọt nước cốt chanh vào một cốc sữa tươi nguyên chất. Cho biết hiện
tượng gì sẽ xảy ra và nguyên nhân của hiện tượng đó.
A. Cốc sữa không thay đổi trạng thái nhưng có vị chua ngọt của chanh và đường trong sữa
B. Cốc sữa bị vẩn đục do nước cốt chanh tạo môi trường axit làm đường trong sữa bị biến tính và kết tủa lại
C. Cốc sữa bị vẩn đục do nước cốt chanh tạo môi trường axit làm protein trong sữa bị biến tính và kết tủa lại

D. Cốc sữa bị vẩn đục do nước cốt chanh tạo môi trường axit làm lipit trong sữa bị vón cục lại

Bài 6: Axit Nucleic ( mã 6)


MỨC 1

Câu 98. Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm


A. đường pentôzơ và nhóm phốtphát. C. nhóm phốtphát và bazơ nitơ.
B. đường pentôzơ, nhóm phốtphát và bazơ nitơ. D. đường pentôzơ và bazơ nitơ.
Câu 99. ADN là một đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại
A. ribonucleotit ( A,T,G,X ). B. nucleotit ( A,T,G,X ).
C. ribonucleotit (A,U,G,X ). D. nuclcotit ( A, U, G, X).
Câu 100. Loại phân tử có chức năng truyền thông tin từ ADN tới riboxom và được dùng như khuôn tổng hợp
nên protein là:
A. ADN. B. rARN. C. mARN. D. tARN.
Câu 101. Axit nuclêic bao gồm những chất nào sau đây ?
A. ADN và ARN B. ARN và Prôtêin
C. Prôtêin và ADN D. ADN và lipit
Câu 102. Đặc điểm cấu tạo của phân tử ADN là :
A. Có một mạch pôlinuclêôtit B. Có hai mạch pôlinuclêôtit
C. Có ba mạch pôlinuclêôtit D. Có một hay nhiều mạch pôlinuclêôtit
Câu 103. Chức năng của ARN thông tin là :
A. Qui định cấu trúc của phân tử prôtêin B. Tổng hợp phân tử ADN
C. Truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm D. Quy định cấu trúc đặc thù của ADN
Câu 104. Chức năng của ADN là :
A. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào B. Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
C. Trực tiếp tổng hợp Prôtêin D. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào

MỨC 2
Câu 105. Chất nào sau đây có đặc điểm cấu trúc khác với những chất còn lại?
A. Protein B. Cacbohidra C. Lipit D. Axit nucleic
Câu 106. Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các ARN thường
A. tồn tại tự do trong tế bào. B. liên kết lại với nhau.
C. bị các enzim của tế bào phân huỷ thành các Nuclêôtit. D. bị vô hiệu hoá.
Câu 107. Các đặc điểm của cơ thể sinh vật được quy định bởi
A. Tế bào chất. B. Các bào quan. C. ARN. D. ADN.
Câu 108. Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định bởi
A. số vòng xoắn. B. chiều xoắn.
C. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các Nuclêôtit. D. tỷ lệ A + T / G + X.

Đề cương HKI - Sinh học 10


11
Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
Câu 109. Vai trò cơ bản của các liên kết yếu là duy trì cấu trúc
A. hoá học của các đại phân tử. B. Không gian của protein.
C. không gian của các đại phân tử. D. màng tế bào.
Câu 110. Điểm giống nhau giữa các loại ARN trong tế bào là:
A. Đều có cấu trúc một mạch B. Đều có vai trò trong quá trình tổng hợp prôtêin
C. Đều được tạo từ khuôn mẫu trên phân tử ADN D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 111. Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là :
A. Trong các ARN không có chứa bazơ nitơ loại timin
B. Các loại ARN đều có chứa 4 loại đơn phaan A,T,G,X
C. ARN vận chuyển là thành phần cấu tạo của ribôxôm
D. tARN là kí hiệu của phân tử ARN thông tin
Câu 112. Câu có nội dung sai trong các câu sau đây là :
A. ADN và ARN đều là các đại phân tử
B. Trong tế bào có 2 loại axit nuclêic là ADN và ARN
C. Kích thước phân tử của ARN lớn hơn ADN
D. Đơn phân của ADN và ARN đều gồm có đường, axit, ba zơ ni tơ
Câu 113. Trong số các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
1. Có hai loại axit nucleic là ARN và ADN.
2. ADN được cấu tạo từ 4 loại đơn phân A, T, G, X còn ARN được cấu tạo bởi 4 loại đơn phân A, U, G, X.
3. ADN có nguyên tắc bổ sung còn ARN thì không.
4. Có 3 loại ARN, mỗi loại có chức năng khác nhau.
5. Protein là đại phân tử sinh học, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân; có vai trò cấu trúc và tham gia các hoạt
động sinh lí quan trọng của tế bào.
6. Protein được cấu tạo bởi các đơn phân axit amin, nối nhau bằng liên kết peptit. Có 4 loại cấu trúc không gian
gồm: bậc 1, bậc 2, bậc 3 và bậc 4.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 114. Các phân tử ARN đều được tổng hợp từ (I) và sau đó thực hiện chức năng ở (II) số ( I) và số (II) lần
lượt là :
A. Nhân, nhân B. Nhân, tế bào chất
C. Tế bào chất, Tế bào chất D. Tế bào chất, nhân
MỨC 3
Câu 115. Trâu, bò, ngựa, thỏ… đều ăn cỏ nhưng lại có protein và các tính trạng khác nhau do:
A. Do cơ chế tổng hợp protein khác nhau
B. Do có quá trình trao đổi chất khác nhau
C. Bộ máy tiêu hóa của chúng khác nhau
D. Có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nucleotit
Câu 116. Trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch 1 của một đoạn phân tử ADN xoắn kép là
- ATTTGGGXXXGAGGX -. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là
A. 50 B. 40 C. 30 D. 20
Câu 117. Chiều dài của một phân tử ADN là 5100 Ǻ. Tổng số nucleotit của ADN đó là A. 3000 B.
1500 C. 2000 D. 3500
Câu 118. Trình tự các đơn phân trên mạch 1 của một đoạn ADN xoắn kép là – GATGGXAA -. Trình tự các
đơn phân ở đoạn mạch kia sẽ là:
A. – TAAXXGTT – B. – XTAXXGTT –C. – UAAXXGTT – D. – UAAXXGTT –
Câu 119. Một đoạn phân tử ADN dài 4080 Ǻ có số liên kết phôphodieste giữa các nucleotit là
A. 2398 B. 2400 C. 4798 D. 4799
Câu 120. Các nuclêotit trên mỗi mạch đơn của ADN được kí hiệu: A1,T1,G1,X1, và A2,T2,G2,X2. Biểu thức
nào sau đây là đúng:
Đề cương HKI - Sinh học 10
12
Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
A. A1+T1+G1+X2=N1. B. A1+T2+G1+X2= N1.
C. A1+A2+X1+G2=N1. D. A1+A2+G1+G2=N1.
Câu 121. Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng nuclêôtit loại T= 1000, chiếm 5/18 tổng số nuclêôtit của
gen. Số liên kết hiđrô của gen là: A. 4400. B. 3600. C. 1800. D. 7000.
Câu 122. Một gen có số LK hiđrô là 3120 và số liên kết hóa trị của gen là 4798. Tính số nu từng loại của gen.
A. A= T= 360; G= X= 840. B. A= T= 840; G= X= 360.
C. A= T= 720; G= X= 480. D. A= T= 480; G= X= 720.
Câu 123. Trình tự nucleotit trên một đoạn của phân tử mARN là:
3’ AGUGUXXUAUA 5’. Trình tự nucleotit đoạn tương ứng trên mạch gốc của gen là :
A. 5’ AGUGUXXUAUA 3’ B. 3’ UXAXAGGAUAU 5’
C. 5’ TGAXAGGAUTA 3’ D. 5’ TXAXAGGATAT 3’
Câu 124. Trong một phân tử ADN xoắn kép, một đoạn có trình tự các bazonito trên 2 mạch như sau:
5’ – TAAGXXT – 3’
3’ – ATXXGGA – 5’
Vị trí các bazonito bị ghép sai tương ứng là? ( đánh số các bazonito theo thứ tự từ trái sang phải cho đến hết)
A. (3) B. (2), (3) C. (3), (4) D. (1), (3), (5)
Câu 125. Cặp các trình tự bazơnito nào dưới đây có thể tạo đoạn xoắn kép ADN?
A. 5’ – AGXT – 3’ và 3’ – AGXT – 5’
B. 5’ – ATTG – 3’ và 5’ - TAAX – 3’
C. 5’ – ATGX – 3’ và 3’ – TAXG – 5’
D. 3’ – AGXT – 5’ và 5 ’– XAGA – 3’

MỨC 4

Câu 126. Gen dài 2040 Å có hiệu số giữa hai loại nuclêôtit X và A = 15%. Mạch thứ nhất của gen có T = 60
nuclêôtit và G chiếm 35% số nuclêôtit của mạch. Số lượng từng loại nuclêôtit A, T, G, X trong mạch thứ nhất
của gen lần lượt là:
A. 150, 210, 60 và 180. B. 150, 60, 180 và 210.
C. 150, 60, 210 và 180. D. 210, 60, 150 và 180.
Câu 127. Phân tích vật chất di truyền của một loài sinh vật, thấy một phân tử axit nucleic có số loại adenine
chiếm 23%, uraxin chiếm 26%, guanine chiếm 25%. Loại vật chất di truyền của loài này là:
A. ARN mạch đơn. B. ADN mạch đơn.
C. ADN mạch kép. D. ARN mạch kép
Câu 128. ADN của sinh vật có nhân thường bền vững hơn nhiều so với ARN. Có bao nhiêu phát biểu dưới
đây là đúng ?
(1) Cấu trúc xoắn 2 mạch của ADN phức tạp hơn.
(2) ADN thường liên kết với prôtêin nên được bảo vệ tốt hơn
(3) ADN được bảo quản trong nhân nên thường không có enzim phân hủy chúng.
(4) ARN thường tồn tại ngoài nhân nơi có nhiều hệ enzim phân hủy
A. 1 B. 2 C. 3 D.4
Câu 129. Trong những loại ARN, mARN có thời gian tồn tại ngắn nhất. Những ý nào dưới đây là cách giải
thích đúng nhất?
(1) mARN chỉ được tổng hợp khi các gen phiên mã

Đề cương HKI - Sinh học 10


13
Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
(2) tARN và rARN có cấu trúc bền hơn
(3) mARN có thể tồn tại qua nhiều thế hệ tế bào.
(4) mARN chỉ tổng hợp được một chuỗi poilipeptit.
A. (1), (2) B. (2), (3) C. (1), (3) D. (4), (5)

Câu 130. Hình bên dưới thể hiện cấu trúc của một số loại nuclêôtit cấu tạo nên ADN và ARN.

Hình nào trong số các hình trên là không phù hợp?


A. (1) B. (2) C. (3) D. (4)

CHƯƠNG II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO ( mã 3)


Bài 7: Tế bào nhân sơ ( mã 7)
MỨC 1
Câu 131. Đặc điểm nào sau đây không phải của tế bào nhân sơ ?
A. Có kích thước nhỏ
B. Không có các bào quan như bộ máy Gôn gi, lưới nội chất
C. Không có chứa phân tử ADN
D. Nhân có màng bọc
Câu 132. Cấu trúc nào sau đây thuộc loại tế bào nhân sơ ?
A. Virut B. Tế bào thực vật C. Tế bào động vật D. Vi khuẩn
Câu 133. Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là :
A. Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân
B. Tế bào chất, vùng nhân, các bào quan
C. Màng sinh chất, các bào quan, vùng nhân
D. Nhân phân hoá, các bào quan, màng sinh chất
Câu 134. Các thành phần không bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ
A. màng sinh chất, thành tế bào, vỏ nhày, vùng nhân.
B. vùng nhân, tế bào chất, roi, lông.
C. vỏ nhày, thành tế bào, roi, lông.
D. vùng nhân, tế bào chất, màng sinh chất, roi.
Câu 135. Hình thái của vi khuẩn được ổn định nhờ cấu trúc nào sau đây ?
A. Vỏ nhày B. Màng sinh chất C. Thành tế bào D. Tế bào chất

MỨC 2
Câu 136. Điều nào dưới đây là sai khi nói về tế bào ?
A. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống
B. Là đơn vị chức năng của tế bào sống
C. Được cấu tạo từ các mô
D. Được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử vào bào quan
Đề cương HKI - Sinh học 10
14
Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022

Câu 137. Màng sinh chất của tế bào vi khuẩn không có


A. photpholipit. B. lipit. C. protein. D. colesteron.
Câu 138. Tế bào vi khuẩn có kích nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng
A. xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ.
B. có tỷ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản nhanh hơn tế bào có kích thước lớn.
C. tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện.
D. tiêu tốn ít thức ăn.
Câu 139. Plasmit không phải là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào nhân sơ vì
A. chiếm tỷ lệ rất ít.
B. thiếu nó tế bào vẫn phát triển bình thường.
C. số lượng Nuclêôtit rất ít.
D. nó có dạng kép vòng.
Câu 140. Sự khác nhau của hai nhóm vi khuẩn G- và G+ là ở đặc điểm:
A. Thành peptidoglican B. Màng sinh chất C. Tế bào chất D. Vật chất di truyền

Câu 141. Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó
A. dễ di chuyển B. dễ thực hiện trao đổi chất.
C. ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt. D. có khả năng trao đổi chất với môi trường
MỨC 3
Câu 142. Nếu loại bỏ thành TB của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào trần này
vào trong dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào trần
này sẽ có hình dạng gi?
A. Hình cầu B. Hình que C. Hình chữ nhật D. Hình trứng
MỨC 4
Câu 143. Đối với mỗi loại bệnh do vi khuẩn gây ra, bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác
nhau do thuốc kháng sinh

A. Diệt khuẩn không có tính chọn lọc B. Diệt khuẩn có tính chọn lọc

C. Giảm sức căng bề mặt D. Ôxi hóa các thành phần tế bào

Câu 144. Trong y học, dùng phương pháp xét nghiệm nhằm phân biệt được hai nhóm vi khuẩn Gram âm và
Gram dương với mục đích gì?

A. Để biết cách kết hợp các phương pháp điều trị

B. Chọn được loại vi khuẩn đem ứng dụng trong kỹ thuật di truyền

C. Sử dụng phương pháp hóa trị liệu phù hợp

D. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh

Bài 8 + 9 + 10: Tế bào nhân thực ( mã 8)


MỨC 1

Câu 145. Colesteron có ở màng sinh chất của tế bào


A. vi khuẩn. B. nấm. C. động vật. D. thực vật.
Câu 146. Lưới nội chất trơn có nhiệm vụ
Đề cương HKI - Sinh học 10
15
Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
A. tổng hợp prôtêin. B. chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với cơ thể.
C. cung cấp năng lượng. D. Tổng hợp ATP
Câu 147. Loại bào quan giữ chức năng cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là
A. riboxom. B. bộ máy Gongi. C. lưới nội chất. D. ti thể.
Câu 148. Tế bào nhân chuẩn không có ở :
A. Động vật B. Người C. Thực vật D. Vi khuẩn
Câu 149. Cấu trúc dưới đây không có trong nhân của tế bào là :
A. Chất dịch nhân B. Nhân con C. Bộ máy Gôngi D. Chất nhiễm sắc
Câu 150. Chất nhiễm sắc khi co xoắn lại sẽ hình hành cấu trúc nào sau đây ?
A. Phân tửADN B. Nhiễm sắc thể C. Phân tử prôtêin D. Ribôxôm
Câu 151. Hoạt động nào sau đây là chức năng của nhân tế bào ?
A. Chứa đựng thông tin di truyền
B. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào
C. Vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào
D. Duy trì sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường
Câu 152. Thành phần hoá học của Ribôxôm gồm :
A. ADN,ARN và prôtêin B. Prôtêin,ARN
C. Lipit,ADN và ARN D. ADN,ARN và nhiễm sắc thể
Câu 153. Loại bào quan có thể tìm thấy trong ti thể là :
A. Lục lạp B. Bộ máy Gôn gi C. Ribôxom D. Trung thể
Câu 154. Sản phẩm chủ yếu được tạo ra từ hoạt động của ti thể là chất nào sau đây ?
A. Pôlisaccarit B. axit nucleic C. Các chất dự trữ D. năng lượng dự trữ
Câu 155. Tên gọi strôma để chỉ cấu trúc nào sau đây?
A. Chất nền của lục lạp B. Màng ngoài của lục lạp
C. Màng trong của lục lạp D. Enzim quang hợp của lục lạp
Câu 156. Cấu trúc trong tế bào bao gồm các ống và xoang dẹt thông với nhau được gọi là :
A. Lưới nội chất B. Chất nhiễm sắc C. Khung tế bào D. Màng sinh chất
Câu 157. Hoạt động nào sau đây xảy ra trên lưới nội chất hạt?
A. Ô xi hoá chất hữu cơ tạo năng lượng cho tế bào B. Tổng hợp các chất bài tiềt
C. Tổng hợpPôlisaccarit cho tế bào D. Tổng hợp Prôtêin
Câu 158. Có bao nhiêu phương án nêu lên chức năng của bộ máy Gôngi trong tế bào?
(1) Thu nhận Prôtêin, lipit, đường rồi lắp ráp thành những sản phẩm cuối cùng
(2) Phân phối các sản phẩm tổng hợp được đến các nơi trong tế bào.
(3) Tạo chất và bài tiết ra khỏi tế bào
(4) Tổng hợp protein
(5) Tổng hợp lipit
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 159. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về thành phần hoá học chính của màng sinh chất ?
A. Một lớp photpholipit và các phân tử prôtêin
B. Hai lớp photpholipit và các phân tử prôtêin
C. Một lớp photpholipit t và không có prôtêin
D. Hai lớp photpholipit và không có prôtêin
Câu 160. Chức năng chủ yếu của bào quan lizoxom là:
A. Tiêu hóa nội bào B. Tiêu hóa ngoại bao
C. Khử độc cho tế bào D. Tổng hợp protein
Câu 161. Các bào quan có axitnucleic là
A. ti thể và không bào. B. không bào và lizôxôm.
C. lạp thể và lizôxôm. D. ti thể và lạp thể.
Câu 162. Trong tế bào, các bào quan chỉ có 1 lớp màng bao bọc là
Đề cương HKI - Sinh học 10
16
Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
A. ti thể, lục lạp. B. ribôxôm, lizôxôm.
C. lizôxôm, perôxixôm. D. perôxixôm, ribôxôm.
Câu 163. Trong tế bào, bào quan không có màng bao bọc là
A. lizôxôm. B. perôxixôm. C. gliôxixôm. D. ribôxôm
Câu 164. Cấu trúc nào của nhân nối với lưới nội chất?
A. Màng ngoài B. Màng trong C. Lỗ nhân d. Chất nhiễm sắc
Câu 165. Chất nào sau đây có chứa nhiều trong thành phần của nhân con ?
A. axit đêôxiribônuclêic B. axit ribônuclêic C. axit Photphoric D. axit Nitơric
MỨC 2
Câu 166. Trong các bào quan dưới đây, cấu trúc không chứa axitnuclêic là
A. ti thể. B. lưới nội chất có hạt. C. lưới nội chất trơn. D. nhân
Câu 167. Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật không có ở tế bào động vật là
A. ti thể. B. trung thể. C. lục lạp. D. lưới nội chất hạt.
Câu 168. Trong tế bào sống có: 1. các ribôxôm. 2. tổng hợp ATP. 3. màng tế bào. 4. màng nhân. 5. các
itron. 6. ADN polymerase. 7. sự quang hợp. 8. ti thể.
Những thành phần có thể có trong cả tế bào sinh vật nhân chuẩn và nhân sơ là…
A. 1, 2, 3, 6, 7. B. 1, 2, 3, 5, 7, 8. C. 1, 2, 3, 4, 7. D. 1, 3, 5, 6.
Câu 169. Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì
A. các phân tử cấu tạo nên màng xếp xen với nhau và có thể di chuyển trong phạm vi màng.
B. được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau.
C. các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng.
D. Các phân tử trên màng có thể chuyển động tự do trong màng sinh chất
Câu 170. Loại tế bào cho phép nghiên cứu lizôxôm 1 cách dễ dàng nhất là
A. tế bào cơ.
B. tế bào thần kinh.
C. tế bào lá của thực vật.
D. tế bào bạch cầu có khả năng thực bào.
Câu 171. Bên ngoài màng sinh chất còn có một lớp thành tế bào bao bọc. cấu tạo này có ở loại tế bào nào sau
đây ?
A. Thực vật và động vật B. Động vật và nấm
C. Nấm và thực vật D. Động vật và vi khuẩn
Câu 172. Cấu trúc nào sau đây không có hoặc có nhưng ít phát triển trong tế bào động vật?
1. Riboxom 2. Không bào 3. Lạp thể 4. Trung thể
5. Ti thể 6. Màng xenlulozo 7. Bộ máy Gôngi 8. Lizoxom
A. 2,3,8 B. 2,3,6 C. 1,4,5,7,8 D. 2,3,4,6
Câu 173. ở tế bào động vật, trên màng sinh chất có thêm nhiều phân tử côlesteeron có tác dụng
A. Tạo ra tính cứng rắn cho màng B. Làm tăng độ ẩm của màng sinh chất
C. Bảo vệ màng D. Hình thành cấu trúc bền vững cho màng
Câu 174. Đặc điểm có ở tế bào thưc vật mà không có ở tế bào động vật là :
A. Trong tế bào chất có nhiều loại bào quan B. Có thành tế bào bằng chất xenlulôzơ
C. Nhân có màng bọc D. Có ti thể
Câu 175. Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là :
A. Có chứa sắc tố quang hợp B. Có chứa nhiều loại enzim hô hấp
C. Được bao bọc bởi lớp màng kép D. Có chứa nhiều phân tử ATP
Câu 176. Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về lục lạp ?
A. Có chứa nhiều trong các tế bào động vật
B. Có thể không có trong tế bào của cây xanh
C. Là loại bào quan nhỏ bé nhất
D. Có chứa sắc tố diệp lục tạo màu xanh ở lá cây
Đề cương HKI - Sinh học 10
17
Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
Câu 177. Màng của lưới nội chất được tạo bởi các thành phần hoá học nào dưới đây?
A. Photpholipit và pôlisaccarit B. Prôtêin và photpholipit
C. ADN, ARN và Photpholipit D. Gluxit, prôtêin và chất nhiễm sắc
Câu 178. Điều sau đây đúng khi nói về không bào là :
A. là bào quan có màng kép bao bọc
B. Có chứa nhiều trong tất cả tế bào động vật
C. Không có ở các tế bào thực vật còn non
D. Không bào của tế bào lông hút ở rễ cây chứa muỗi khoáng cùng nhiều chất khác nhau.
Câu 179. Điều không đúng khi nói về Ribôxôm
A. Là bào quan không có màng bọc B. Gồm hai hạt : một to, một nhỏ
C. Có chứa nhiều phân tử ADN D. Được tạo bởi hai thành phần hoá học là prôtêin và ARN
Câu 180. Hình vẽ bên mô tả một phần cấu trúc của tế bào nhân thực. Các bào quan tương ứng từ số (1) 
(5) là:
A. Nhân, lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi, túi tiết
B. Nhân, lưới nội chất trơn, lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, túi tiết
C. Nhân, bộ máy Gôngi, lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn, túi tiết
D. Nhân, lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, lưới nội chất trơn, túi tiết

Câu 181. Hình vẽ bên mô tả một phần cấu trúc của tế bào
nhân thực. Một HS nhận định: những bộ phận của tế bào tham
gia vào việc vận chuyển một prôtêin ra khỏi tế bào là:

(1) Prôtêin được tổng hợp từ lưới nội chất hạt.

(2) Prôtêin được túi tiết mang tới bộ máy Gôngi, bộ máy Gôngi sẽ
chế biến và bao gói prôtêin.

(3) Prôtêin được bộ máy Gongi mang tới màng sinh chất để tiết ra
ngoài.

(4) Prôtêin được tổng hợp từ lưới nội chất trơn, chuyển qua lưới nội
chất hạt sau đó được các túi tiết bao gói
Trong những nhận định trên, có bao nhiêu nhận định sai?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1

MỨC 3
Câu 182. Không bào mà trong nó tích trữ các chất độc, chất phế thải thuộc tế bào:
A. lông hút của rễ cây.
B. Quả khi còn xanh.
C. đỉnh sinh trưởng.
D. lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn.
Câu 183. Trong cơ thể người, TB có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là TB
A. hồng cầu. B. bạch cầu. C. biểu bì. D. cơ.
Câu 184. Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải " cắt " chiếc đuôi của nó. Bào quan đã giúp nó thực
hiện việc này là:
A. lưới nội chất. B. lizôxôm. C. ribôxôm. D. ty thể.

Đề cương HKI - Sinh học 10


18
Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
Câu 185. Mỗi loại hoa thường có màu sắc và mùi hương rất quyến rũ các loài động vật. Bào quan nào ở tế
bào cánh hoa được xem như túi đựng mĩ phẩm để tạo ra mùi hương và màu sắc quyến rũ đó?
A. Thể Gôngi B. Lưới nội chất trơn C. không bào D. Lục lạp
Câu 186. Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài A sau đó lấy nhân của
tế bào sinh dưỡng của loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã nhận được ếch con từ các tế bào đã được
chuyển nhân. Em hãy cho biết các con ếch con này có đặc điểm của loài nào là chủ yếu?

A. Loài ếch A do ếch con mang nhân của A

B. Loài ếch B do ếch con mang nhân của loài ếch B

C. Cả 2 loài AB, vì ếch con mang nhân của B và được nuôi từ tế bào chất A

D. Loài ếch A do ếch con được nuôi từ tế bào chất loài A

Câu 187. Hoa và lá đều được cấu tạo từ tế bào thực vật. Nhưng tại sao hoa đẹp và thơm hơn lá?

A. Do trong tế bào của hoa chứa nhiều loại vitamin có màu sắc khác nhau.

B. Do tế bào hoa nhận được nhiều tia sáng hơn tế bào lá

C. Do trong tế bào hoa chứa nhiều chất diệp lục hơn tế bào lá

D. Do không bào của tế bào hoa chứa nhiều sắc tố và các axit amin thơm.

MỨC 4
Câu 188. Vì sao nhân con biến mất trong kì trước phân bào?
A. Vì bị các NST che khuất khi đóng xoắn
B. Vì nhân con đã biến thành thoi vô sắc
C. Vì lúc đó nhân con bị mất màu nhuộm kiềm tính
D. Vì các rARN tích tụ tạm thời trong nhân thoát ra ngoài tế bào chất.
Câu 189. Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia (cấy ghép nội tạng) nếu lấy ngay
trên cùng một cơ thể thì tỉ lệ thành công lớn hơn nhiều lấy từ các cơ thể người khác đặc biệt là những cơ thể
không có quan hệ họ hàng?
A. Vì màng tế bào có các dấu chuẩn là glycoprotein nhận biết được các tế bào khác cơ thể để đào thải
B. Vì màng sinh chất của các tế bào có tính thấm chọn lọc nên có thể đào thải một tế bào khác cơ thể
C. Vì các tế bào cùng cơ thể có cùng kiểu gen nên khi cấy ghép các tế bào dễ chấp nhận nhau hơn
D. Vì chất nền ngoại bào có khả năng liên kết tốt giữa các tế bào cùng cơ thể hơn là các tế bào khác cơ thể.
Câu 190. Dựa vào cấu tạo của màng sinh chất em hãy cho biết hiện tượng nào dưới đây có thể xảy ra ở màng
tế bào khi lai tế bào chuột với tế bào người?

A. Trong màng tế bào lai, các phân tử protein của người nằm ở ngoài, các phân tử protein của chuột nằm ở trong

B. Trong màng tế bào lai, các phân tử protein của người và của chuột nằm xen kẽ nhau

C. Trong màng tế bào lai, các phân tử protein của người và của chuột nằm riêng biệt ở 2 phía

D. Trong màng tế bào lai, các phân tử protein của người nằm ở trong, các phân tử protein của chuột nằm ở ngoài

Câu 191. Ở động vật có vú, tế bào tuyến nước bọt có khả năng tiết ra dịch có chứa thành phần quan trọng là
enzyme amylase. Khi quan sát cấu trúc siêu hiển vi của tế bào tuyến nước bọt, bào quan rất phát triển là
Đề cương HKI - Sinh học 10
19
Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
A. Lưới nội chất trơn B. Lyzosome C. Ti thể D. Lưới nội chất hạt

Câu 192. Đặc điểm nào dưới đây cho phép xác định 1 tế bào của sinh vật nhân chuẩn hay của 1 sinh vật tiền
nhân?

A. Vật liệu di truyền tồn tại ở dạng phức hợp của axit nuclêic và prôtêin

B. Vật liệu di truyền được phân tách khỏi phần còn lại của tế bào bằng 1 rào cản bán thấm

C. Nó có vách tế bào

D. Tế bào di động

Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất ( mã 11)
MỨC 1

Câu 193. Các chất được vận chuyển qua màng tế bào theo građien nồng độ (từ cao đến thấp) được gọi là A.
sự thẩm thấu. B. sự ẩm bào. C. sự thực bào. D. sự khuếch tán.
Câu 194. Vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao là cơ chế vận chuyển:
A. Xuất - nhập bào B. Chủ động C. Khuyếch tán D. Thụ động
Câu 195. Hình thức vận chuyển chất dưới đây có sự biến dạng của màng sinh chất là:
A. Khuyếch tán B. Thụ động C. Thực bào D. Tích cực
Câu 196. Môi trường ưu trương là môi trường:
A. Nồng độ chất tan của môi trường lớn hơn nồng độ chất tan bên trong tế bào
B. Nồng độ chất tan của môi trường nhỏ hơn nồng độ chất tan bên trong tế bào
C. Nồng độ chất tan của môi trường bằng nồng độ chất tan bên trong tế bào
D. Nồng độ chất tan của môi trường lớn hơn hoặc bằng nồng độ chất tan bên trong tế bào
MỨC 2
Câu 197. Tế bào có thể đưa các đối tượng có kích thước lớn vào bên trong tế bào bằng.
A. vận chuyển chủ động. B. vận chuyển thụ động.
C. nhập bào. D. xuất bào.
Câu 198. Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào sau đây?
A. Hoà tan trong dung môi B. Dạng tinh thể rắn
C. Dạng khí D. Dạng hòa tan và khí
Câu 199. Sự vận chuyển chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hoá qua lông ruột vào máu ở người theo cách nào
sau đây ?
A. Vận chuyển khuyếch tán B. Vận chuyển thụ động
C. Vận chuyển tích cực D. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động
Câu 200. Điểm khác nhau cơ bản nhất về vận chuyển các chất qua màng theo phương thức vận chuyển chủ
động và thụ động là:
A. Cần hoặc không cần kên protein B. Có hoặc không có sự chênh lệch nồng độ
C. Cần hoặc không cần tiêu tốn năng lượng D. Kích thước chất tan lớn hay bé
Câu 201. Cho 4 loại môi trường có nồng độ chất tan trong dung dịch như sau:
1. NaCl 9 o/oo 2. NaCl 7 o/oo 3. NaCl 12 o/oo 4. Nước cất. Tế bào hồng cầu có nồng
độ chất tan là 9 /oo. Môi trường là ưu trương, nhược trương, đẳng trương của tế bào hồng cầu lần lượt là:
o

A. 3, 4, 1 B. 3, 1, 2 C. 2, 1, 3 D. 4, 3, 1
Câu 202. Nếu cho 1 tế bào thực vật sống vào môi trường có nồng độ các chất tan lớn hơn nồng độ của các
chất tan có trong tế bào thì tế bào sẽ có hiện tượng:
A. Phình ra. B. Phản co nguyên sinh. C. Co nguyên sinh. D. bão hoà.

Đề cương HKI - Sinh học 10


20
Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
Câu 203. Ngâm mộc nhĩ khô vào nước. Nước là môi trường gì so với mộc nhĩ?
A. Đẳng trương B. Nhược trương C. Ưu trương D. Đồng trương
MỨC 3
Câu 204. Cho 4 loại môi trường có nồng độ chất tan trong dung dịch như sau:
1. NaCl 9 o/oo 2. NaCl 7 o/oo 3. NaCl 12 o/oo 4. Nước cất. Biết nồng độ huyết tương
chứa tế bào hồng cầu ở người là 9 /oo. Tế bào hồng cầu sẽ như thế nào khi để nó vào môi trường 3?
o

A. Hồng cầu sẽ bị vỡ ra
B. Hồng cầu sẽ co lại (teo lại)
C. Hồng cầu giữ nguyên hình dạng, kích thước
D. Hồng cầu sẽ phình ra nhưng không vỡ
Câu 205. Cho 4 loại môi trường có nồng độ chất tan trong dung dịch như sau:
1. NaCl 9 o/oo 2. NaCl 7 o/oo 3. NaCl 12 o/oo 4. Nước cất. Biết nồng độ huyết tương
chứa tế bào hồng cầu ở người là 9 /oo. Khi truyền dịch cho bệnh nhân bị mất nước, người ta sử dụng dung dịch
o

của môi trường nào?


A. 1 B. 2 hoặc 4 C. 4 D. 1 hoặc 2 hoặc 3.
Câu 206. Hiện tượng pha cà phê với nước sôi mau tan hơn so với nước ấm, là do yếu tố nào ảnh hưởng đến
tốc độ khuếch tán qua màng?
A. Chênh lệch nồng độ chất tan. B. Độ pH C. Hàm lượng nước. D. Nhiệt độ.
Câu 207. Cải làm dưa có hiện tượng bị quắt lại khi bỏ vào dung dịch nước muối. Đây là hiện tượng gì
A. Trương nước. B. Phản co nguyên sinh.
C. Co nguyên sinh. D. Tan trong nước.
MỨC 4
Câu 208. Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua
màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong
dung dịch
A. saccrôzơ ưu trương.
B. saccrôzơ nhược trương.
C. urê ưu trương.
D. urê nhược trương.
Câu 209. Người ta làm 2 túi kín từ da ếch nhưng mặt trong của da được lộn ra ngoài còn mặt ngoài vào trong:
túi 1 da còn sống, túi 2 da đã được làm chín bằng nước sôi. Tiến hành thí nghiệm như sau: đổ dung dịch xanh
metylen vào 2 túi, buộc kín, rồi cho chúng vào một cốc thủy tinh đựng nước lọc. Sau một thời gian thấy túi 1
không có hiện tượng gì nhưng túi 2 có hiện tượng khuếch tán xanh metylen từ trong túi ra. Thí nghiệm này
chứng minh điều gì? Biết xanh metylen là một chất độc với tế bào.
A. Da ếch có lớp màng nhày bên ngoài để bảo vệ da
B. Màng tế bào có tính thấm chọn lọc
C. Tế bào da ếch rất mỏng
D. Da ếch khi luộc chín sẽ có lỗ thủng
Câu 210. Cho các chất sau đây: các men tiêu hóa, kháng thể, tế bào già (bị bạch cầu tiêu hủy), nước, muối
khoáng. Chất nào có thể được vận chuyển theo con đường biến dạng màng tế bào?
A. Men tiêu hóa, kháng thể, tế bào già B. Tế bào già, men tiêu hóa, muối khoáng
C. Kháng thể, tế bào già D. Men tiêu hóa, tế bào già, muối khoáng.
Câu 211. Ngâm một miếng su hào có kích thước k=2x2 cm, trọng lượng p=100g trong dung dịch NaCl đặc
khoảng 1 giờ thì kích thước và trọng lượng của nó khi được lấy ra sẽ
A. k>2x2cm, p>100g.
B. k< 2x2cm, p<100g.
C. k = 2x2cm, p = 100g.
D. giảm rất nhiều so với trước lúc ngâm.
Câu 212. Khi rau bị héo ta tưới nước lên một lúc thì rau tươi trở lại. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng:

Đề cương HKI - Sinh học 10


21
Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
A. Trương nước B. Phản co nguyên sinh C. Co nguyên sinh D. Hút nước

Bài 12: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ( mã 12)
MỨC 2

Câu 213. Người ta dựa vào hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh của tế bào thực vật để:
A. Tìm hiểu các thành phần chính của tế bào
B. Chứng minh khả năng vận chuyển chủ động của tế bào
C. Xác định tế bào thực vật còn sống hay đã chết
D. Tìm hiểu khả năng vận động của tế bào
Câu 214. Khi ở môi trường ưu trương, tế bào bị co nguyên sinh vì
A. Chất tan khuếch tán từ tế bào ra môi trường
B. Chất tan khuếch tán từ môi trường vào tế bào
C. Nước thẩm thấu từ môi trường vào tế bào
D. Nước thẩm thấu từ tế bào ra môi trường
MỨC 3
Câu 215. Bạn An tiến hành thí nghiệm như sau:
+ Bước 1: Dùng lưỡi dao cạo râu tách lớp biểu bì của lá cây thài lài tía sau đó đặt lên phiến kính trên đó đã nhỏ
sẵn một giọt nước cất. Đặt một lá kính lên, quan sát dưới kính hiển vi vùng có lớp tế bào mỏng nhất để thấy
các tế bào biểu bì của lá.
+ Bước 2: Lấy tiêu bản ra khỏi kính hiển vi, dùng ống nhỏ giọt nhỏ một giọt dung dịch muối loãng vào rìa của
lá kính rồi dùng mảnh giấy thấm nhỏ đặt ở phía bên kia của lá kính hút nước để đưa nhanh dung dịch nước
muối vào vùng có tế bào, sau đó lại quan sát dưới kính hiển vi.
Hiện tượng bạn An quan sát được ở bước 2 được gọi là hiện tượng gì?
A. Co nguyên sinh B. Phản co nguyên sinh
C. Không có hiện tượng gì D. Tế bào bị vỡ ra
Câu 216. Bạn An tiến hành thí nghiệm như sau:
+ Bước 1: Dùng lưỡi dao cạo râu tách lớp biểu bì của lá cây thài lài tía sau đó đặt lên phiến kính trên đó đã nhỏ
sẵn một giọt nước cất. Đặt một lá kính lên, quan sát dưới kính hiển vi vùng có lớp tế bào mỏng nhất để thấy
các tế bào biểu bì của lá.
+ Bước 2: Lấy tiêu bản ra khỏi kính hiển vi, dùng ống nhỏ giọt nhỏ một giọt dung dịch muối loãng vào rìa của
lá kính rồi dùng mảnh giấy thấm nhỏ đặt ở phía bên kia của lá kính hút nước để đưa nhanh dung dịch nước
muối vào vùng có tế bào, sau đó lại quan sát dưới kính hiển vi.
Ở bước 1, bạn An có thể quan sát được hiện tượng gì? Nguyên nhân của hiện tượng đó?
A. Khí khổng mở ra do tế bào được ngâm trong nước cất → tế bào trương nước.
B. Khí khổng đóng lại do tế bào được ngâm trong nước cất → tế bào mất nước.
C. Hiện tượng co nguyên sinh do tế bào được ngâm trong nước cất → tế bào mất nước.
D. Hiện tượng phản co nguyên sinh do tế bào được ngâm trong nước cất → tế bào thấm nước.

CHƯƠNG III : CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO ( mã 4)

Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất ( mã 13)

MỨC 1:
Câu 217. Thế năng là :
A. Năng lượng giải phòng khi phân giải chất hữu cơ B. Năng lượng ở trạng thái tiềm ẩn
C. Năng lượng mặt trời D. Năng lượng cơ học
Câu 218. Năng lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là :

Đề cương HKI - Sinh học 10


22
Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
A. Hoá năng B. Nhiệt năng C. Điện năng D. Động năng
Câu 219. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là
A. ađenôzin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.
B. ađenôzin, đường deôxiribozơ, 3 nhóm photphat.
C. ađenin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.
D. ađenin, đường đeôxiribôzơ, 3 nhóm photphat.
Câu 220. Đồng hoá là
A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
MỨC 2

Câu 221. Năng lượng của ATP tích luỹ ở :


A. Cả 3 nhóm phôtphat B. Hai liên kết phôtphat gần phân tử đường
C. Hai liên kết phôtphat ở ngoài cùng D. Chỉ một liên kết phôtphat ngoài cùng
Câu 222. ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì
A. nó có các liên kết phốtphát cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
B. các liên kết phốtphát cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ.
C. nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.
D. nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.
Câu 223. Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP?
A. Sinh trưởng ở cây xanh B. Sự khuyếch tán vật chất qua màng tế bào
C. Sự co cơ ở động vật D. Sự vận chuyển ôxi của hồng cầu ở người
Câu 224. Cho các phát biểu sau về quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào:
1. Chuyển hóa vật chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng
2. Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên ngoài tế bào
3. không có chuyển hóa vật chất, tế bào không thực hiện được các đặc tính đặc trưng như sinh trưởng, trao đổi
chất, cảm ứng, sinh sản
4. Chuyển hóa vật chất gồm quá trình đồng hóa và dị hóa
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C.3 D.4

Câu 225. Các phản ứng quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng của thế giới sống

A. Phản ứng thuỷ phân.

B. Phản ứng trùng hợp

C. Phản ứng thế.

D. Phản ứng ôxi hoá khử.

Câu 226. Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, nhận định nào dưới đây là chính xác ?

A. Chuyển hoá vật chất luôn đi kèm chuyển hoá năng lượng

B. Ở người già, quá trình đồng hoá luôn diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình dị hoá

Đề cương HKI - Sinh học 10


23
Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
C. Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp và giải phóng năng lượng

D. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên trong tế bào và dịch ngoại bào

Câu 227. Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng, nguyên nhân là do

A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng

B. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat

C. Các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau

D. Đây là liên kết mạnh

Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong tế bào ( mã 14)

MỨC 1

Câu 228. Thành phần cơ bản của ezim là


A. lipit. B. axit nucleic. C. cacbon hiđrat. D. protein.
Câu 229. Vai trò của enzim là
A. Xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào. B. Xúc tác các phản ứng hóa học.
C. Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào. D. Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Câu 230. Cơ chất là :
A. Chất tham gia cấu tạo Enzim
B. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho do Enzim xúc tác
C. Chất tham gia phản ứng do Enzim xúc tác
D. Chất tạo ra do nhiều Enzim liên kết lại
Câu 231. Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác dụng của Enzim lên các phản ứng là
A. Tạo các sản phẩm trung gian B. Tạo ra phức hợp Enzim - cơ chất
C. Tạo sản phẩm cuối cùng D. Giải phóng Enzim khỏi cơ chất
Câu 232. Enzim có đặc tính sinh học nổi bật nào sau đây?
A. Tính đa dạng B. Tính chuyên hoá C. Tính bền với nhiệt độ cao D. Hoạt tính yếu
Câu 233. Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của Enzim trong cơ thể người là:
A. 15 độ C- 20 độC B. 20 độ C- 35 độ C
C. 20 độ C- 25 độ C D. 35 độ C- 40 độ C
Câu 234. Tế bào cơ thể thường điều hòa tốc độ chuyển hóa vật chất bằng việc tăng giảm:
A. nhiệt độ tế bào. B. độ pH của tế bào.
C. nồng độ cơ chất. D. nồng độ enzim trong tế bào.
Câu 235. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là :
A. Enzim là một chất xúc tác sinh học
B. Enzim được cấu tạo từ các đisaccrit
C. Enzim sẽ lại biến đổi khi tham gia vào phản ứng
D. Ở động vật, Enzim do các tuyến nội tiết tiết ra
Câu 236. Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa trong tế bào là:
A. xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong tế bào.

Đề cương HKI - Sinh học 10


24
Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
B. điều chỉnh nhiệt độ của tế bào.
C. điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào.
D. điều chỉnh bằng cơ chế ức chế ngược.

MỨC 2.
Câu 237. Enzim sau đây hoạt động trong môi trường axít
A. Amilaza B. Pepsin C. Saccaraza D. Mantaza
Câu 238. Hậu quả sau đây sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của Enzim là :
A. Hoạt tính Enzim tăng lên
B. Hoạt tính Enzim giảm dần và có thể mất hoàn toàn
C. Enzim không thay đổi hoạt tính
D. Phản ứng luôn dừng lại
Câu 239. Enzim xúc tác quá trình phân giải đường saccrôzơ là :
A. Saccaraza B.Lactaza C. Urêaza D.Enterôkinaza
Câu 240. Enzim Prôtêaza có tác dụng xúc tác quá trình nào sau đây ?
A. Phân giải lipit thành axit béo và glixêin
B. Phân giải đường đi saccarit thành mônôsaccarit
C. Phân giải đường lactôzơ
D. Phân giải prôtêin
Câu 241. Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của Enzim , thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá
trị nhiệt độ mà ở đó :
A. Enzim bắt đầu hoạt động B. Enzim ngừng hoạt động
C. Enzim có hoạt tính cao nhất D. Enzim có hoạt tính thấp nhất
Câu 242. Cho các enzyme và cơ chất dưới đây, chọn cặp enzyme cơ chất phù hợp với nhau.

Enzyme: 1. Saccaraza 2. Pepsin 3. Amilaza 4. Mantaza

Cơ chất: a. Prôtêin b. Tinh bột chín c. Mantozơ d. Saccarozơ

A. 1d, 2c, 3b, 4a B. 1d, 2b, 3a, 4c. C. 1d, 2a, 3c, 4b D. 1d, 2a, 3b, 4c.

Câu 243. Xác định ý nghĩa của “X” trong sơ đồ sau:

Đề cương HKI - Sinh học 10


25
Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022

A. Ức chế ngược B. Xúc tác C. Kích thích hoạt hóa D. Enzim E

MỨC 3.
Câu 244. Khi môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu của Enzim, thì điều nào sau đây đúng ?
A. Hoạt tính Enzim tăng theo sự gia tăng nhiệt độ
B. Sự giảm nhiệt độ làm tăng hoạt tính Enzim
C. Hoạt tính Enzim giảm khi nhiệt độ tăng lên
D. Nhiệt độ tăng lên không làm thay đổi hoat tính Enzim
Câu 245. Khi nhai cơm kĩ, ta sẽ thấy có vị ngọt trong miệng. Giải thích nào sau đây là phù hợp?
A. Trong cơm có đường B. Trong nước bọt có enzim phân giải tinh bột thành đường
C. Trong nước bọt có đường D. Do sự xúc tác của các VSV trong khoang miệng
Câu 246. Con người không thể tiêu hóa được gỗ, tuy nhiên đối với mối, gỗ lại là thức ăn của chúng. Tại sao
mối lại có thể sử dụng gỗ làm thức ăn?
A. Mối có enzim phân giải xenlulozo
B. Ruột mối có trùng roi tiết enzim phân giải xenlulozo
C. Răng mối rất sắc bén làm gỗ vụn ra để tiêu hóa
D. Mối hấp thu được xenlulozo
Câu 247. Sơ đồ dưới đây mô tả con đường chuyển hóa giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược, các
chữ cái A, B, C, D, F, K, H đại diện cho 1 số chất trong cơ thể, E đại diện cho enzyme. Nếu chất K dư thừa
trong cơ thể thì nồng độ chất nào sẽ tăng bất thường?

A. Chất H B. Chất A C. Chất B D. Chất D

MỨC 4

Đề cương HKI - Sinh học 10


26
Trường THPT Trung Giã Năm học 2021-2022
Câu 248. Đom đóm đực sử dụng enzim nào để phân giải prôtêin của chúng tạo ra ánh sáng lạnh (không tỏa
nhiệt), nhấp nháy mời chào đom đóm cái?

A. luciferaza B. xenlulaza C. pepsin D. prôtêaza

Câu 249. “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt
vì một rong các nguyên nhân nào sau đây?

A. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu

B. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức

C. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu

D. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể

Câu 250. Trong phòng thí nghiệm, một bạn học sinh tiến hành chuẩn bị 3 ống nghiệm:
+ Ống 1: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng đã đun sôi
+ Ống 2: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng
+ Ống 3: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng + 1ml dung dịch HCl 2M.
Tất cả các ống đều đặt trong điều kiện 37 – 40oC. Theo em, bạn học sinh này muốn làm thí nghiệm chứng
minh:
A. Tính chất hóa học của tinh bột B. Tốc độ phản ứng phân giải nước bọt
C. Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH lên hoạt tính của enzim
D. Vai trò của enzim trong phản ứng thủy phân
Câu 251. Trong phòng thí nghiệm, một bạn học sinh tiến hành chuẩn bị 3 ống nghiệm:
+ Ống 1: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng đã đun sôi
+ Ống 2: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng
+ Ống 3: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng + 1ml dung dịch HCl 2M.
Tất cả các ống đều đặt trong điều kiện 37 – 40oC. Hiện tượng xảy ra ở 3 ống nghiệm lần lượt là:
A. ống 1 k biến đổi, ống 2 biến đổi thành tinh bột, ống 3 k biến đổi
B. ống 1 k biến đổi, ống 2 biến đổi thành tinh bột, ống 3 biến đổi thành tinh bột
C. ống 1 biến đổi thành tinh bột, ống 2 biến đổi thành tinh bột, ống 3 k biến đổi
D. cả 3 ống biến đổi thành tinh bột
Câu 252. Bữa tối nay, bạn Nga muốn chiêu đãi cả nhà món thịt bò hầm tiêu, nhưng lại quên mất. Sắp đến giờ
ăn mà vẫn chưa sơ chế nấu nướng mà hầm bò lại rất lâu mềm. Trong bếp đang có sẵn các loại hoa quả: cà
chua, kiwi, dứa, dừa. Em hãy đưa ra giải pháp để bạn Nga có thể mời cả nhà món ăn này trong thời gian ngắn
nhất?
A. Xào thịt bò lẫn cà chua giúp thịt nhanh mềm.
B. Ướp thịt bò với nước dừa để thịt nhanh mềm
C. Ướp thịt với nước cốt dứa để thịt nhanh mềm
D. Đun lửa thật to để thịt nhanh mềm.

Đề cương HKI - Sinh học 10


27

You might also like