You are on page 1of 8

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì 2 – sinh học 11

Phần 1. Cảm ứng ở động vật ( Các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau .(3 tiết) -6
câu
Câu 1 (B): Ngành động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?
A. Ruột khoang. B. Giun tròn. C. Giun dẹp. D. Chân khớp.
Câu 2 (B): Những ngành động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn. B. Ruột khoang, Giun dẹp, Chân khớp.
C. Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp. D. Giun dẹp, Giun tròn, Dây sống.
Câu 3 (B): Cấu tạo hệ thần kinh dạng ống bao gồm
A. thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.
B. não bộ và tuỷ sống.
C. hạch thần kinh và dây thần kinh.
D. não bộ và dây thần kinh.
Câu 4 (B): Khi bị kích thích, động vật có hệ thần kinh lưới phản ứng
A. toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng. B. định khu, tiêu tốn nhiều năng lượng.
C. toàn thân, không tiêu tốn năng lượng.D. định khu, không tiêu tốn năng lượng.
Câu 5(H): Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo hình thức
A. phản xạ. B. trả lời cục bộ (một phần cơ thể).
C. co rút chất nguyên sinh. D. chuyển động cả cơ thể.
Câu 6 (VD): Khi nói về các biện pháp góp phần bảo vệ sức khoẻ hệ thần kinh. Theo lí thuyết, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng/sai ?
I. Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày hợp lí (ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc).
II. Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lí, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
III. Cần có chế độ ăn uống hợp lí, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao,…
IV. Thường xuyên sử dụng chất kích thích, chất ức chế hoạt động thần kinh, chất giảm đau,.. khi bị căng
thẳng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
(1,2,3 đúng; 4 sai)

BÀI 18. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT – 2 tiết ( một số dạng tập tính phổ biến ở động vật) – 6 câu.
Câu 1 (B): Tập tính nào sau đây có vai trò quan trọng hàng đầu với sự sinh tồn của động vật?
A. Tập tính di cư. B. Tập tính xã hội.
C. Tập tính kiếm ăn. D. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
Câu 2 (B): Hình thức học tập nào sau đây là động vật học bằng cách quan sát và bắt chước hành vi của
động vật khác?
A. In vết. B. Quen nhờn. C. Học liên kết. D. Học xã hội.
Câu 3 (H): Cơ sở giải thích tại sao học tập có thể đưa đến hình thành tập tính mới và khi cần thiết có thể
thay đổi tập tính đáp ứng với những thay đổi của môi trường sống?
A. Sự hình thành mối liên hệ thần kinh mới giữa các neuron. B. Sự hình thành gene mới.
C. Do tiết ra nhiều hormone mới. D. Do có sự phối hợp giữa các cá thể trong loài.
Câu 4 (H): Chim bồ câu khi di cư định hướng nhờ
A. vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình. B. từ trường trái đất.
C. thành phần hóa học của nước. D. hướng dòng nước chảy.
Câu 5 (VD): Cho một số tập tính ở động vật như sau:
I. Tò vò đào hố trên mặt đất để làm tổ sinh sản.
II. Khi tham gia giao thông, khi thấy đèn tín hiệu bật xanh thì người điều khiển xe được đi.
III. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
IV. Ve kêu vào mùa hè.
Số lượng tập tính bẩm sinh là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
(1,3,4 bẩm sinh)
Câu 6 (VD): Khi nói về ứng dụng những hiểu biết tập tính của động vật vào đời sống. Theo lí thuyết, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng/sai ?
I. Chọn lọc, thuần dưỡng động vật hoang dã thành những vật nuôi nhưng vẫn giữ được tập tính có lợi
của loài ban đầu.
II. Sử dụng pheromone nhân tạo làm chất dẫn dụ giới tính để bắt côn trùng gây hại cây ăn quả.
III. Tăng hiệu quả học tập ở người bằng đa dạng hóa các phương pháp học tập để phù hợp với lứa tuổi,
cá thể và nội dung học tập.
IV. Tiêu diệt thiên địch gây hại cây trồng.
A.1. B. 2. C. 3. D. 4.
(1, 2,3 đúng; 4 là sai)
Phần 3: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật ( 2 tiết) - 3 câu
KN sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sv.
Câu 1 (B): Sinh trưởng ở sinh vật là
A. quá trình tăng kích thước và tuổi của cơ thể.
B. quá trình tăng kích thước và khối lượng cơ thể.
C. quá trình tăng khối lượng và tuổi của cơ thể.
D. Quá trình tăng thể tích và khối lượng của cơ thể.
Câu 2 (VD): Khi nói về sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng/Sai ?
I. Cây ra lá là sự phát triển của thực vật.
II. Con gà tăng khối lượng từ 1,3 kg đến 3,1 kg là sự sinh trưởng của động vật.
III. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng, sinh trưởng làm thay đổi và thúc đẩy phát triển.
IV. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, không tách rời nhau và đan xen với nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
ĐA: 2,3,4 đúng
Câu 3 (VD): Khi nói về dấu hiệu biểu hiện sự sinh trưởng của động vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng/Sai ?
I. Con bò tăng khối lượng cơ thể từ 60 kg đến 120 kg.
II. Con gà trống mọc mào và cựa.
III. Con gà mái đẻ trứng.
IV. Con trăn tăng chiều dài cơ thể thêm 22 cm.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
ĐA: I, IV là đúng; II, III là sai.

Phần 4: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật – 7 tiết -10 câu
-Mô phân sinh
-Hoocmon thực vật.
-Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở thực vật.
Câu 1 (B): Mô phân sinh ở thực vật là
A. nhóm các tế bào chưa phân hóa, nhưng khả năng nguyên phân rất hạn chế.
B. nhóm các tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới trong suốt đời sống của thực vật.
C. nhóm các tế bào chưa phân hóa, mất dần khả năng nguyên phân.
D. nhóm các tế bào phân hóa, chuyên hóa về chức năng.
Câu 2 (B): Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?
A. Mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh đỉnh cây.
C. Mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 3 (B): Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là
A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
B. mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
C. mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
D. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
Câu 4 (B): Ở cây hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của
A. mô phân sinh cành. B. mô phân sinh bên.
C. mô phân sinh lóng. D. mô phân sinh đỉnh.
Câu 5 (B): Các hormone kích thích sinh trưởng bao gồm
A. auxin, gibberellin, cytokinin. B. auxin, abscisic acid, cytokinin.
C. auxin, ethylene, abscisic acid. D. auxin, gibberellin, ethylene.
Câu 6 (H): Loại mô phân sinh không có ở cây lúa là
A. mô phân sinh đỉnh rễ. B. mô phân sinh lóng.
C. mô phân sinh bên. D. mô phân sinh đỉnh thân.
Câu 7 (H): Hormone được ứng dụng để kích thích ra rễ của cành giâm, cành chiết trong nhân giống vô tính

A. gibberellin. B. auxin. C. cytokinin. D. kinetin.
Câu 8 (H): Cho các nhân tố chi phối quá trình phát triển của thực vật có hoa:
I. yếu tố di truyền II. hormone thực vật III. ánh sáng IV. nhiệt độ V. chất dinh dưỡng
Các nhân tố bên trong là:
A. I, II, V. B. I, II. C. I, II, IV. D. III, IV, V.
Câu 9 (VD): Cho các phát biểu sau:
I. Auxin được tổng hợp ở các cơ quan đang sinh trưởng mạnh (chồi ngọn, lá non, phấn hoa, phôi hạt)
sau đó được vận chuyển hướng gốc đến rễ theo mạch rây.
II. Auxin được tổng hợp ở các cơ quan đang sinh trưởng mạnh (chồi ngọn, lá non, phấn hoa, phôi hạt)
sau đó được vận chuyển hướng gốc đến rễ theo mạch gỗ.
III. Ở cấp độ tế bào, auxin kích thích phân bào, dãn dài của tế bào, phối hợp với hormone khác kích
thích quá trình biệt hóa tế bào.
IV. Ở cấp độ cơ thể, auxin có tác dụng làm tăng kích thước quả, làm chậm quá trình chín, hạn chế rụng
quả, làm liền vết thương.
Có bao nhiêu phát biểu trên là đúng/sai ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
(1,3,4 đúng;2 sai)
Câu 10 (VD): Sự hoa hoa của nhiều loài thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là
quang chu kì. Thực vật đêm dài (thực vật ngày ngắn) gồm các loài cây nào sau đây?
A. Thanh long, cúc, mía, củ cải đường, lạc.
B. Cà chua, cà tím, cà rốt, cúc và đậu tương.
C. Dâu tây, cà tím, cà rốt, lạc và hành.
D. Cúc, thược dược, cà tím, đậu tương và mía.

Phần 5: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT – 5 tiết -13 câu
-Đặc điểm st và pt ở động vật.
-Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Câu 1 (B): Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn
A. phôi và sau khi sinh B. phôi và hậu phôi.
C. hậu phôi và sau khi sinh. D. phôi thai và sau khi sinh.
Câu 2 (B): Sinh trưởng và phát triển ở động vật không qua biến thái có đặc điểm
A. con non có cấu tạo khác con trưởng thành.
B. con non lột xác hoàn thiện cơ thể giống con trưởng thành.
C. con non có sự lột xác biến đổi thành con trưởng thành.
D. con non có cấu tạo giống con trưởng thành.
Câu 3 (B): Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là
A. trường hợp ấu trùng có hình thái và cấu tạo rất khác với con trưởng thành.
B. trường hợp ấu trùng có hình thái giống với con trưởng thành, nhưng khác về cấu tạo.
C. trường hợp ấu trùng có cấu tạo giống với con trưởng thành, nhưng khác về hình thái.
D. trường hợp ấu trùng có hình thái và cấu tạo giống với con trưởng thành.
Câu 4 (B): Hormone làm cơ thể bé gái thay đổi mạnh về thể chất và sinh lý ở thời kì dậy thì là
A. testosterone. B. thyroxine. C. estrogen. D. GH.
Câu 5 (B): Ở trẻ em, bị còi xương, chậm lớn do thiếu vitamin gì?
A. Vitamin D. B. Vitamin A. C. Vitamin C. D. Vitamin E.
Câu 6 (H): Những loài nào sau đây sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn?
A. Cào cào, bướm, rắn mối. B. Ruồi, ếch đồng, bướm.
C. Bướm, châu chấu, cá heo. D. Thằn lằn, tôm, cua.
Câu 7 (H): Chu kì biến thái ở bướm gồm các giai đoạn theo trình tự nào sau đây?
A. Sâu → bướm → nhộng → trứng. B. Bướm → trứng → sâu → nhộng.
C. Trứng → sâu→ nhộng→ bướm. D. Trứng → nhộng → sâu → bướm.
Câu 8 (H): Chất nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây dị tật ở trẻ em?
A. Rượu và chất kích thích. B. Ma túy, Thuốc lá và bia.
C. Chất kích thích, chất gây nghiện. D. Ma túy, thuốc lá, rượu.
Câu 9(H): Ở trẻ em, thiếu loại hormone này(nào sau đây) làm cho trẻ chậm lớn, chịu lạnh kém, trí tuệ thấp
A. testosterone. B. thyroxine. C. estrogen. D. sinh trưởng (GH).
Câu 10(H): Tạo chuồng trại thoáng mát, sử dụng cỏ sạch, cho bò nghe nhạc,.... là các biện pháp:
A. Cải thiện nguồn vật liệu di truyền nhằm cải tạo giống.
B. Cải thiện môi trường sống nhằm tăng năng suất vật nuôi.
C. Cải tạo môi trường sống nhằm tạo được giống vật nuôi tốt cho năng suất cao.
D. Cải thiện chất lượng sản phẩm đầu ra, thân thiện môi trường.
Câu 11 (VD): Ở các loài chim, việc ấp trứng có tác dụng
A. giúp cho tập tính ấp trứng không bị mất đi.
B. bảo vệ trứng không bị kẻ thù tấn công lấy đi.
C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định, giúp hợp tử phát triển.
D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh.
Câu 12(VD): Tại sao tắm nắng vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?
A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình thành
xương.
B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình thành
xương.
C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành
xương.
D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ôxy hoá để hình thành xương.

Phần 6: Khái quát về ss ở sinh vật. – 2 tiết – 4 câu


Câu 1 (B): Sinh sản là quá trình
A. tạo ra cơ thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
B. tạo ra những cá thể mới cần thiết qua nhiều thế hệ.
C. tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển không liên tục của loài.
D. tạo ra những cá thể mới sống sót qua nhiều thế hệ.
Câu 2 (H): Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính do
A. vật chất di truyền được truyền đạt từ thế hệ mẹ sang thế hệ con thông qua cơ chế nguyên phân.
B. vật chất di truyền được truyền đạt từ thế hệ mẹ sang thế hệ con thông qua giảm phân, thụ tinh và nguyên
phân.
C. sinh sản hữu tính được điều hòa chủ yếu bởi hệ thống kiểm soát chu kì tế bào.
D. vật chất di truyền của các cơ thể con giống nhau và giống với cơ thể mẹ thông qua thụ tinh.
Câu 3 (VD): Vì sao sinh sản hữu tính tạo ra tổ hợp gene đa dạng về đặc điểm di truyền?
A. Vật chất di truyền của các cơ thể con giống nhau và giống với cơ thể mẹ thông qua thụ tinh.
B. Vật chất di truyền được truyền đạt từ thế hệ mẹ sang thế hệ con thông qua cơ chế nguyên phân.
C. Sinh sản hữu tính được điều hòa chủ yếu bởi hệ thống kiểm soát chu kì tế bào.
D. Vật chất di truyền được truyền đạt từ thế hệ mẹ sang thế hệ con thông qua giảm phân, thụ tinh và
nguyên phân.
Câu 4 (VD): Vì sao sinh sản hữu tính giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường?
A. Sinh sản hữu tính tạo ra nhiều thế hệ con cháu trong một thời gian ngắn nên có khả năng thích ứng cao.
B. Sinh sản hữu tính thông qua giảm phân tạo ra nhiều biến dị tổ hợp có lợi.
C. Sinh sản hữu tính được điều hòa chủ yếu bởi hệ thống kiểm soát chu kì tế bào.
D. Sinh sản hữu tính tạo ra các cá thể con giống nhau thích hợp với điều kiện môi trường biến đổi.

BÀI 25. SINH SẢN Ở THỰC VẬT – 2 tiết – 10 câu


Câu 1 (B): Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản
A. tạo ra các cá thể con từ cá thể bố và mẹ.
B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
C. trãi qua quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
D. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.
Câu 2(B): Khoai tây sinh sản bằng
A. rễ củ. B. thân củ. C. thân rễ. D. lá.
Câu 3 (B): Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra
A. từ một bộ phận sinh dưỡng của cây mẹ. B. từ một bộ phận rễ của cây mẹ.
C. từ một bộ phận thân của cây mẹ. D. từ một bộ phận lá của cây mẹ.
Câu 4 (B): Thụ phấn là quá trình
A. hạt phấn phát tán và rơi trên núm nhụy.
B. hợp nhất nhân giao tử đực và nhân tế bào trứng.
C. hạt phấn phát tán và rơi từ nhụy đến núm nhị.
D. hợp nhất hai nhân tinh trùng với một tế bào trứng.
Câu 5 (B): Điều không đúng khi nói về thụ phấn và thụ tinh của thực vật có hoa là
A. thụ phấn là điều kiện dẫn đến thụ tinh. B. có thể thụ phấn mà không có thụ tinh.
C. có thể thụ tinh mà không cần thụ phấn. D. có thể thụ tinh nhưng không tạo hợp tử.
Câu 6 (B): Bộ phận nào của hoa biến đổi thành quả?
A. Noãn thụ tinh. B. Nhụy hoa. C. Bầu nhụy. D. Đài hoa.
Câu 7 (H): Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là
A. tiết kiệm vật liệu di truyến do sử dụng cả 2 tinh tử để thụ tinh.
B. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.
C. hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội.
D. cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.
Câu 8 (H): Phát biêu nào sau đây không đúng?
A. Nội nhũ có vai trò nuôi dưỡng phôi cho đến khi mọc thành cây con.
B. Chỉ hạt của cây một lá mầm mới có nội nhũ.
C. Những loài mà hạt không có nội nhũ thì không có quá trình thụ tinh kép.
D. Thực vật hai lá mầm dự trữ chất dinh dưỡng ở chính lá mầm.
Câu 9 (H): Cho các ví dụ về sinh sản vô tính ở thực vật như sau
I. Rau má sinh sản bằng thân bò. II. Rêu sinh sản bằng thân rễ.
III. Cỏ gấu sinh sản bằng thân bò. IV. Khoai tây sinh sản bằng rễ củ.
V. Cây sống đời sinh sản bằng lá.
Có bao nhiêu phương án đúng?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 10 (VD): Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về thụ tinh kép?
I. Thụ tinh kép là hiện tượng cả hai giao tử đực cùng tham gia thụ tinh.
II. Tất cả thực vật sinh sản hữu tính đều xảy ra thụ tinh kép.
III. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín.
IV. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt trần.
Phương án trả lời đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

BÀI 27: SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT – 2 tiết ( SS vô tính, ss hữu tính) - 5 câu
Câu 1 (B): Đặc điểm nào sau đây không đúng với sinh sản vô tính ở động vật?
A. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.
C. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.
D. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường
Câu 2 (B): Quá trình sinh sản hữu tính ở người gồm các giai đoạn?
A. Hình thành giao tử, thụ tinh và đẻ con.
B. Thụ tinh, phát triển phôi thai và đẻ con.
C. Hình thành giao tử, thụ tinh, tạo thành hợp tử.
D. Hình thành giao tử, thụ tinh, phát triển phôi thai và đẻ con.
Câu 3 (H): Ở người, cấm việc xác định giới tính thai nhi vì
A. việc xác định giới tính thai nhi sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ.
B. tâm lý của người thân muốn biết trước con trai hay con gái.
C. việc xác định giới tính thai nhi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
D. việc xác định giới tính thai nhi có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng làm mất cân bằng giới tính chung
của toàn xã hội.
Câu 4 (H): Trong các các biện pháp tránh thai, nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp nào sau
đây?
A. Thắt ống dẫn trứng. B. Tính ngày rụng trứng.
C. Uống viên tránh thai. D. Dùng dụng cụ tử cung.
Câu 5 (VD): Nói về sinh sản hữu tính, điều không đúng là
A. Gắn liền với quá trình giảm phân và thụ tính.
B. Luôn cần có cơ thể đực và cái.
C. Tạo ra đời con đa dạng.
D. Ít hiệu quả khi mật độ quần thể thấp.
BÀI 28: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ - 2 tiết- 4 câu
( Mqh giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể , Một số nghành nghề liên quan đến sinh học cơ thể)
Câu 1 (B): Điều nào dưới đây đúng khi nói về một hệ thống sống?
A. Hệ thống sống là một hệ thống kín và có khả năng tự điều chỉnh.
B. Hệ thống sống hệ thống mở và không khả năng tự điều chỉnh.
C. Hệ thống sống là hệ thống kín và thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
D. Hệ thống sống là hệ thống mở và có khả năng tự điều chỉnh.
Câu 2 (B): Tại sao nói cơ thể thực vật và động vật là những hệ thống mở, tự điều chỉnh?
A. Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường
B. Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường và sinh vật
không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
C. Các sinh vật đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống
giúp hệ thống cân bằng và phát triển.
D. Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường và sinh vật
không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường. Mọi cấp độ tổ chức
sống từ thấp đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ
thống giúp hệ thống cân bằng và phát triển.
Câu 3 (B): Một người thực hiện chạy dài. Khi chạy có mồ hôi chảy ra, tim đập nhanh. Những hệ nào tham
gia hoạt động mạnh khi người này chạy?
A. Hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp.
B. Hệ tuần hoàn, hệ vận động, hệ hô hấp.
C. Hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ vận động, hệ hô hấp.
D. Hệ bài tiết, hệ vận động, hệ hô hấp.
Câu 4 (VD): Nghiên cứu dưới đây và cho biết hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp vận
chuyển các chất dinh dưỡng và oxygen tới tế bào, đưa các chất thải và carbon dioxide từ tế bào tới các cơ
quan để thải ra ngoài. Đây là mối quan hệ của những hệ nào?

A. Hô hấp, thần kinh. B. Hô hấp, bài tiết.


C. Hô hấp, bài tiết, tiêu hoá và tuần hoàn. D. Hô hấp, nội tiết.

BÀI 29: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ - 2 tiết – 3 câu
( một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể).
Câu 1 (B): Biết kiến thức sinh học cơ thể giúp cho người học như thế nào trong việc lựa chọn nghề
nghiệp?
A. Vì sinh học cơ thể không liên quan đến nhiều ngành, nghề như y học, nông nghiệp, lâm nghiệp.
B. Giúp người học khó lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân.
C. Giúp các cơ quan, đơn vị sử dụng nhân lực một cách hạn chế liên quan đến cơ thể thực vật, động vật và
người.
D. Vì sinh học cơ thể liên quan đến nhiều ngành giúp các cơ quan và người học chọn được lĩnh vực phù
hợp.
Câu 2 (B): Đâu là ngành nghề liên quan đến sinh học thực vật, động vật và người?
A. Quản lý nhà nước. B. Chăn nuôi, thú ý, nuôi trồng thủy sản.
C. Viện nghiên cứu, trường đào tạo. D. Đơn vị dịch vụ, sản xuất.
Câu 3 (H): Đâu không phải thành tựu nổi bật của lĩnh vực sinh học cơ thể?
A. Công nghệ nuôi cấy mô.
B. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép tạo ra các hệ thống canh tác an toàn, hiệu quả.
C. Tạo ra các loài virus mới.
D. Các phương pháp khám chữa bệnh ở người.
------HẾT-----

You might also like