You are on page 1of 6

ÔN TẬP CUỐI KÌ II - SINH 11

PHẦN I: TỰ LUẬN
1. Tại sao một vận động viên muốn nâng cao thành tích thi đấu thì thường lên vùng núi cao
để luyện tập trước khi thi đấu?
2. Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật bé nhỏ
3. Tại sao thiếu Iot trong thức ăn và nước uống, động vật non và trẻ em thường chậm lớn,
chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
4. Vì sao gà trống con sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: mào nhỏ,
không có cựa, không biết gáy và mất khả năng sinh dục…?
5. Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng và sáng sớm hoặc chiều tối ( khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho
sinh trưởng và phát triển của chúng?
6. Khi ghép cành tại sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép và phải buộc chặt cành ghép (hoặc
mắt ghép) vào gốc ghép ? Trồng cây bằng cách chiết cành hay giâm cành có ưu điểm gì
so với việc trồng cây bằng hạt?
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM (40 câu)
Câu 1. Loài tôm có hình thức hô hấp nào sau đây?
A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. B. Hô hấp bằng mang.
C. Hô hấp bằng phổi. D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
Câu 2. Lưỡng cư sống được ở nước và cạn vì
A. nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú
B. hô hấp bằng da và bằng phổi
C. da luôn khô
D. hô hấp bằng phổi
Câu 3. Ở người trưởng thành, nhịp tim thường vào khoảng
A. 95 lần/phút        B. 85 lần/phút C. 75 lần/phút       D. 65 lần/phút
Câu 4. Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì
A. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
B. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ
mạch
C. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm
vỡ mạch
D. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ
mạch
Câu 5. Bộ phận thực hiện cơ chế cân bằng nội môi là:
A. hệ thàn kinh và tuyến nội tuyến
B. các cơ quan dinh dưỡng như thận, gan, mạch máu,...
C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
D. cơ và tuyến
Câu 6: Nguyên nhân nào sau đây làm cho cơ thể có cảm giác khát nước?
A. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng
B. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm
C. Do độ pH của máu giảm
Câu 7. Trường hợp nào sau đây là hướng động?
A. Vận động bắt côn trùng của cây bắt mồi
B. Vận động cụp lá của cây trinh nữ
C. Vận động hướng sáng của cây sồi
D. Vận động hướng mặt trời của cây hoa hướng dương
Câu 8. Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra
A. nhanh, dễ nhận thấy B. chậm, khó nhận thấy
C. nhanh, khó nhận thấy D. chậm, dễ nhận thấy
Câu 9. Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích
A. của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
B. của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
C. định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
D. của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển
Câu 10. Động vật có hệt hần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì

A. duỗi thẳng cơ thể B. co toàn bộ cơ thể


C. di chuyển đi chỗ khác D. co ở phần cơ thể bị kích thích
Câu 11. Vì sao khi tiến hành mổ lộ tim ếch, người ta phải tiến hành hủy tủy sống, sau đó mới mổ
ếch?
A. Người ta hủy tủy sống là giảm tính cảm ứng của ếch giúp nhịp tim ít có sự thay đổi
B. Vì tủy sống điền khiển tốc độ máu chảy trong mạch nên hủy tủy sống làm cho máu chảy
chậm, vết mổ ít bị bẩn nên dễ thao tác
C. Vì tủy sống điều khiển các hoạt động vận động của cơ thể nên khi hủy tủy sống ếch sẽ nằm
im, dễ thao tác, dễ quan sát hơn
D. Vì tủy sống giúp cho ếch bớt đi cảm giác đau đớn khi bị mổ nên ít giãy dụa hơn giúp dễ thao
tác và quan sát hơn
Câu 12. Trong xináp, chất trung gian hóa học nằm ở
A. màng trước xináp       B. chùy xináp
C. màng sau xináp        D. khe xináp
Câu 13. Tập tính ở động vật được chia thành các loại sau
A. Bẩm sinh, học được, hỗn hợp
B. Bẩm sinh, học được
C. Bẩm sinh, hỗn hợp
D. Học được, hỗn hợp
Câu 14. Cho các tập tính sau ở động vật
1. Sự di cư của cá hồi
2. Báo săn mồi
3. Nhện giăng tơ
4. Vẹt nói được tiếng người
5. Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn
6. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
7. Xiếc chó làm toán
8. Ve kêu vào mùa hè
Những tập tính nào là bẩm sinh?
A. (1), (3), (6), (8); B. (1), (2), (6), (8);
C. (1), (3), (5), (8); D. (1), (3), (6), (7);
Câu 15. Loại tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét nhất?
A. Tập tính kiếm ăn
B. Tập tính di cư
C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
D. Tập tính sinh sản
Câu 16. Vì sao ở động vật không xương sống có rất ít tập tính học được?
1. Chúng sống trong môi trường sống đơn giản
2. Chúng có tuổi thọ ngắn
3. Chúng không thể hình thành mối liên kết giữa các nơron
4. Chúng có hệ thần kinh kém phát triển
Tổ hợp ý đúng là:
A. 1, 2, 4 B. 2, 4
C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 3, 4
Câu 17. Bóng đen ập xuống nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập
A. In vết B. Quen nhờn
C. Điều kiện hóa D.Học ngầm
Câu 18. Nhận thức về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được
thức ăn và tránh thú săn mồi là kiểu học tập
A. In vết B. Quen nhờn
C. Học ngầm D. Điều kiện hóa
Câu 19. Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là
A.  làm tăng kích thước chiều dài của cây
B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm
D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
Câu 20.  Cho các bộ phận sau:
(1) đỉnh rễ (2) Thân (3) chồi nách
(4) Chồi đỉnh (5) Hoa (6) Lá
Mô phân sinh đỉnh không có ở
A. (1), (2) và (3) B. (2), (3) và (4)
C. (3), (4) và (5) D. (2), (5) và (6)
Câu 21. Trong sản xuất nông nghiệp, người ta nhổ mạ lên rồi cấy nhằm mục đích:
A. Giúp cây lúa đẻ nhánh tốt
B. Làm đứt đỉnh rễ giúp bộ rễ phát triển mạnh
C. Làm đất thoáng khí
D. Kìm hãm sự phát triển của lúa chống lốp đổ
Câu 22. Hoocmon thực vật có tính chuyên hóa:
A. cao hơn hoocmon ở động vật bậc cao
B. thấp hơn hoocmon ở động vật bậc cao
C. vừa phải
D. không có tính chuyên hóa
Câu 23. Auxin được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp .Tuy nhiên, nếu sử dụng auxin để
phun lên rau, củ thì sẽ gây độc cho cơ thể. Nguyên nhân là vì:
A. Auxin nhân tạo làm gia tăng vi sinh vật gây bệnh
B. Auxin nhân tạo không có enzim phân giải
C. Auxin nhân tạo làm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của cơ thể
D. Auxin nhân tạo làm rối loạn chuyển hóa trong tế bào
Câu 24. Cho các dụng cụ, hóa chất và các đối tượng nghiên cứu như sau: Các cây nhỏ cùng
giống được trồng trong các chậu có điều kiện như nhau, auxin nhân tạo, bông, dao. Những thao
tác nào say đây có trong thí nghiệm chứng minh vai trò cua auxin trong hiện tượng ưu thế ngọn?
1. Dùng bông tẩm auxin nhân tạo đặt vào gốc của 1 trong 2 cây, cây còn lại giữ nguyên
2. Cắt chồi ngọn của 2 cây
3. Dùng bông tẩm auxin nhân tạo đặt lên vết cắt đỉnh ngọn của 1 trong 2 cây, còn cây kia để
nguyên
4. Cắt chồi ngọn của 1 trong 2 cây
5. Dùng hai miếng bông tẩm auxin nhân tạo đặt lên vết cắt đỉnh ngọn cây bị cắt ngọn và
đỉnh sinh trưởng của cây không bị cắt ngọn
6. Dùng hai miếng bông tẩm auxin nhân tạo đặt vào gốc của 2 cây
7. Lấy hai cây con làm thí nghiệm
A. 1, 7 B. 2, 6, 7 C. 4, 5, 7 D. 2, 3, 7
Câu 25. Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể biểu
hiện qua
A. hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của
cơ thể
B. ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên
các cơ quan của cơ thể
C. ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ
quan của cơ thể
D. hai quá trình liên quan với nhau: phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ
thể
Câu 26. Cây cà chua ra hoa khi đạt được đến lá thứ
A. 14 B. 15 C. 12 D. 13
Câu 27. Cho các loài thực vật sau: lúa mì, sen cạn, dâu tây. Những loài này
A. chỉ ra hoa khi có độ sáng nhỏ hơn 12 giờ/ngày
B. chỉ ra hoa khi có độ sáng lớn hơn 12 giờ/ngày
C. ra hoa không phụ thuộc vào ngoại cảnh
D. ra hoa khi thời gian chiếu sáng bằng thời gian tối
Câu 28. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của
A. các hệ cơ quan trong cơ thể
B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào
C. các mô trong cơ thể
D. các cơ quan trong cơ thể
Câu 29. Cho các loài sau:
(1) Cá chép; (2) Gà; (3) Thỏ; (4) Muỗi
(5) Cánh cam; (6) Khỉ; (7) Bọ ngựa
(8) Cào Cào; (9) Bọ rùa; (10) Ruồi
Có những loài nào sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn?
A. (4), (5), (9), (10) C. (1), (4), (5), (7)
B. (4), (5), (7), (8), (9) D. (7), (8) (2)
Câu 30. Biến thái là sự thay đổi
A. đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ
trứng
B. từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ
trứng
C. đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
D. từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
Câu 31. Testosterone được sinh sản ra ở
A. tuyến giáp B. tuyến yên C. tinh hoàn D. buồng trứng
Câu 32.  Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ
em sẽ dẫn đến hậu quả
A. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém
B. các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
C. người bé nhỏ hoặc khổng lồ
D. các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển
Câu 33. Nhân tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của động vật là
A. yếu tố di truyền       B. hoocmôn
C. thức ăn        D. nhiệt độ và ánh sáng
Câu 34.  Tirôxin được sản sinh ra ở
A. tuyến giáp       B. buồng trứng
C. tuyến yên        D. tinh hoàn
Câu 35. Xét các ngành thực vật sau:
(1) Hạt trần (2) Rêu (3) Quyết (4) Hạt kín
Sinh sản bằng bao tử có ở
A. (1) và (2)       B. (1) và (4)
C. (2) và (3)       D. (3) và (4)
Câu 36. Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính
A. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
B. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
C. giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
D. giống hoặc khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
Câu 37. Trong thiên nhiên cây tre có thể sinh sản bằng
A. rễ phụ       B. lóng
C. thân rễ       D. thân bò
Câu 38. Sinh sản hữu tính ở thực vật là sự kết hợp
A. có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
B. ngẫu nhiên hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
C. có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử được tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
D. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cây mới
Câu 39.  Thụ phấn chéo là sự thụ phấn giữa
A. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác loài
B. hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây
C. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài
D. hạt phấn và trứng của cùng hoa
Câu 40. Điều không đúng khi nói về hạt
A. hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành
B. hợp tử trong hạt phát triển thành phôi
C. tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ
D. mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ

You might also like