You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CUỐI KỲ 2 - SINH HỌC 11

HỌ VÀ TÊN:…………………………………………………………………….LỚP:……
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là
A.  làm tăng kích thước chiều dài của cây.
B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Câu 2. Quang chu kì là
A. thời gian chiếu sáng trong cả chu kì sống của cây.
B. Thời gian chiếu sáng của mặt trời vào cây trong giai đoạn sinh trưởng.
C. Thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối, liên quan đến hiện tượng sinh trưởng và phát triển
của cây.
D. Năng lượng mặt trời cung cấp cho một cơ thể thực vật trong suốt một chu kì sống của nó.
Câu 3. Hoocmon thực vật có tính chuyên hóa: 
A. cao hơn hoocmon ở động vật bậc cao. B. thấp hơn hoocmon ở động vật bậc cao.
C. vừa phải. D. không có tính chuyên hóa.
Câu 4. Gibêrelin có vai trò
A. làm tăng số lần nguyên phân,  tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
B. làm giảm số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
C. làm tăng số lần nguyên phân, giảm  chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân.
D. làm tăng số lần nguyên phân và chiều dài của tế bào, giảm chiều dài thân.
Câu 5. Yếu tố ngoại cảnh không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật là
A. hàm lượng nước và dinh dưỡng khoáng. B. pH của đất.
C. ánh sáng. D. nhiệt độ.
Câu 6. Chọn đáp án đúng về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
A. Sinh trưởng là tiền đề cho sự phát triển, chúng ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
B. Sinh trưởng và phát triển luôn kết hợp song song cùng nhau.
C. Phát triển là sự biến đổi về chất trong cấu trúc và chức năng của tế bào; sinh trưởng là thêm
mới các cơ quan và tế bào
D. Sinh trưởng tốt thì phát triển cũng tốt, sinh trưởng kém dẫn đến phát triển tốt phụ thuộc vào
giống và chăm sóc.
Câu 7. Ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực vật hạt kín vì:
A. Chuyển từ giai đoạn sinh trưởng phát triển dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng phát triển
sinh sản.
B. Đã hoàn thành xong quá trình sinh trưởng và mục đích nhằm duy trì nòi giống.
C. Chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh sản.
D. Chuyển từ giai đoạn hoàn thiện sinh trưởng đến phân hóa và phát sinh hình thái mới cho thực
vật có hoa.
Câu 8. Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm theo thứ tự nào sau đây:
A. Bướm  trứng  sâu  nhộng  bướm
B. Bướm  sâu  trứng  nhộng  bướm
C. Bướm  nhộng  sâu  trứng  bướm
D. Bướm  nhộng  trứng  sâu  bướm
Câu 9. Giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh; có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý gần
giống con trưởng thành, không trải qua lột xác trong quá trình sinh trưởng. Là kiểu sinh trưởng,
phát triển…
A. không qua biến thái. B. biến thái hoàn toàn.
C. biến thái không hoàn toàn. D. qua biến thái.
Câu 10. Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà còn non có
đặc điểm hình thái
A. Cấu tạo tương tự với con trưởng thành,  nhưng khác về sinh lý.
B. Sinh lý rất khác với con trưởng thành.
C. Cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.
D. Cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.
Câu 11. Những sinh vật nào sau đây phát triển không qua biến thái?
A. Châu chấu, khỉ B. Ngựa, khỉ
C. sâu đục thân lúa D. cánh cam, ve sầu
Câu 12. Ơstrôgen được sinh ra ở:
A. Tuyến giáp. B. Buồng trứng. C. Tuyến yên. D. Tinh hoàn.
Câu 13. Hooc môn tirôxin do:
A. tuyến yên tiết ra B. tuyến giáp tiết ra
C. tinh hoàn tiết ra D. buồng trứng tiết ra
Câu 14. Các loại hooc môn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có
xương sống là:
A. hooc môn sinh trưởng và tirôxin.
B. hooc môn sinh trưởng và Testostêron.
C. testostêron và Ơstrôgen.
D. hooc môn sinh trưởng, tirôxin, Testostêron và Ơstrôgen.
Câu 15. Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát
triển ở động vật?
A. Hoocmon. B. Ánh sáng. C. Nhiệt độ. D. Thức ăn.
Câu 16. Khi nói về hiện tượng thừa hay thiếu GH ở người, những phát biểu nào đúng?
(1). Nếu thiếu GH ở giai đoạn trẻ em thì gây bệnh lùn
(2). Để chữa bệnh lùn do thiếu GH thì chỉ có thể tiêm GH vào giai đoạn cuối sau tuổi dậy thì.
(3). Nếu thiếu GH ở người trưởng thành thì cũng không gây hậu quả gì
(4). Nếu thừa GH ở người trưởng thành thì cũng không gây hậu quả gì
(5). Một số người khổng lồ có thể là do thừa GH ở giai đoạn trẻ em
A. (1), (3) và (5). B. (1), (2) và (4). C. (2), (4) và (5) D. (1), (3) và (4)
Câu 17. Ở giai đoạn dậy thì của nữ, hoocmon estrogen và progesteron kích thích cơ thể sinh
trưởng và phát triển mạnh. Nguyên nhân là vì hoocmon này có tác dụng:
A. Kích thích quá trình hình thành trứng và gây rụng trứng để sinh sản.
B. Kích thích phát triển xương và phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ
cấp.
C. Ức chế các hoocmon có hại, nhờ đó mà kích thích quá trình phát triển của cơ thể.
D. Kích thích chuyển hóa tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường
của cơ thể.
Câu 18. Có bao nhiêu phát biểu đúng về ưu điểm của sinh sản vô tính ở động vật?
(1). Chỉ cần một cá thể gốc đơn lẻ vẫn có thể tạo ra cá thể mới, do đó có lợi trong trường hợp
mật độ quần thể thấp.
(2). Các cá thể mới giống hệt nhau và giống cá thể mẹ, thích nghi với môi trường sống ổn định.
(3). Tạo được số lượng lớn cá thể trong một thời gian ngắn.
(4). Tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền.
(5). Cách làm đơn giản, không tốn kém trong việc nhân giống cây ăn quả bằng hình thức chiết,
ghép và giâm cành.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 19. Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính ở thực vật là
A. cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu.
B. tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi.
C. tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn.
D. tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.
Câu 20. Sự phát triển của ong, muỗi là kiểu phát triển:
A. không qua biến thái B. biến thái không hoàn toàn
C. biến thái hoàn toàn D. Không có giai đoạn trung gian.
Câu 21. Các hình thức sinh sản ở thực vật gồm có:
A. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bằng bào tử.
B. Sinh sản bằng rễ, thân và lá.
C. Sinh sản bằng hạt và bằng củ.
D. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Câu 22. Những quá trình nào gắn liền với sinh sản hữu tính ở thực vật
A. Hình thành thụ tinh, hình thành quả và hạt
B. Hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ tinh
C. Hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh
D. Hình thành quả và hạt
Câu 23. Cá, ếch, nhái, bò sát và chim là động vật:
A. Đẻ trứng B. Đẻ con C. Vừa đẻ trứng, vừa đẻ con D. Sinh sản vô tính
Câu 24. Nhóm hoocmon nào tham gia vào điều hòa sinh trứng?
A. GnRH, FSH, LH, Ostrogen B. GnRH, FSH, LH, Ostrogen, Progesteron
C. GnRH, FSH, LH, Testosteron D. FSH, LH, Ostrogen, progesteron
Câu 25. Bản chất thụ tinh kép ở thực vật có hoa là:
A. Sự kết hợp của hai giao tử đực và cái trong quá trình thụ tinh để tạo thành hợp tử, hợp tử phát
triển thành con non
B. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái.
C. Sự kết hợp các nhân của nhiều giao tử đực với một nhân cảu giao tử cái.
D. Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái tạo thànhbộ nhiễm sắc
thể lưỡng bộ (2n) ở hợp tử.
Câu 26. Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật?
A. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.
B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.
C. Tạo ra số luợng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
D. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường.
Câu 27. Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật diễn ra đơn giản nhất?
A. Nảy chồi. B. Trinh sinh. C. Phân mảnh. D. Phân đôi.
Câu 28. Mô phân sinh là nhóm các tế bào:
A. đã phân hoá
B. chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân
C. đã phân chia
D. Chưa phân chia
Câu 29. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên gồm:
A. sinh sản bằng lá, rễ củ, thân củ, thân bò, thân rễ. B. giâm, chiết, ghép cành.
C. rễ củ, ghép cành, thân hành. D. Thân củ, chiết, ghép cành.
Câu 30. Đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là;
A. Giảm phân và thụ tinh
B. Nguyên phân và giảm phân
C. Kiểu gen của thế hệ sau không thay đổi trong quá trình sinh sản
D. Bộ nhiễm sắc thể của loài không thay đổi
Câu 31. Những quá trình nào gắn liền với sinh sản hữu tính ở động vật
A. Hình thành thụ phấn, hình thành tinh trùng và trứng.
B. Hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ tinh.
C. Hình thành tinh trùng và trứng, thụ tinh, đẻ trứng hoặc đẻ con.
D. Hình thành con non.
Câu 32a. Loại hooc mon nào điều hòa sự tạo thành các tính trạng sinh dục phụ thứ cấp ở động
vật?
A. GH, Ecdixon B. Ecdixon, estrogen
C. testosterone, estrogen D. GH, Juvenin
Câu 32b. Loại hooc mon nào điều hòa sự sinh trưởng người?
A. GH, Ecdixon B. Ecdixon, estrogen
C. GH, Tiroxin D. GH, Juvenin
Câu 33. Êtilen có vai trò
A. thúc quả chóng chín B. giữ cho quả tươi lâu
C. giúp cây mau lớn D. Giúp cây chóng ra hoa
Câu 34. Đặc điểm nào đúng về thụ tinh nhân tạo ở động vật?
A. Giúp chọn lọc trứng và tinh trùng từ các con đực và cái có phẩm chất tốt. Điều khiển được
quá trình thụ tinh, chủ động trong chọn tạo giống.
B. Giảm hiệu suất thụ  tinh do tính toán không chính xác thời gian trứng chín và rụng.
C. Động vật có tuổi thọ dài hơn do thường xuyên dùng hoocmon sinh dục.
D. Giúp điều khiển được số con của động vật như mong muốn. Giảm nguy cơ bị tuyệt chủng của
loài, tăng năng suất kinh tế.
Câu 35. Trong quá trình phát triển của động vật, phát triển không qua biến thái là trường hợp
A. Con non mới nở được gọi là ấu trùng, sau phát triển thành cơ thể trưởng thành.
B. Con non được nở từ trứng không đẻ con trực tiếp.
C. Con non mới nở giống con trưởng thành, nhưng có kích thước nhỏ hơn.
D. Con non mới nở, không cần sự chăm sóc từ bố mẹ.
Câu 36. Phát triển không qua biến thái có đặc điểm
A. con non không trải qua lột xác. B. con non khác con trưởng thành.
C. phải qua một lần lột xác. D. ấu trùng giống con trưởng thành.
Câu 37. Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào ?
A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân. B. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân.
C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân. D. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
Câu 38. Tự thụ phấn là:
A. Sự kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác.
B. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhụy của cây khác cùng loài.
C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với cây khác loài.
D. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.
Câu 39. Thụ phấn chéo là:
A. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.
B. Sự kết hợp của tinh tử và trứng của cùng hoa.
C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhụy của cây khác cùng loài.
D. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhụy của cây khác loài.
Câu 41. Trồng khoai lang bằng cách nào sau đây để cho hiệu quả kinh tế cao nhất ?
A. Bằng chiết cành. B. Bằng lá.
C. Giâm các đoạn thân xuống đất. D. Bằng củ.
Câu 42. Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì:
A. Loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.
B. Để tiết kiệm nguốn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.
C. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép.
D. Đề tập trung nước nuôi các cành ghép.
Câu 43. Hạt phấn được hình thành từ:
A. Tế bào sinh dưỡng  B. Ống phấn.  C. Tế bào mẹ hạt phấn  D. Tế bào phát sinh.
Câu 44: Điểm chung của quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi là:
A. Giống nhau ở cả hai giai đoạn giảm phân và sau giảm phân.
B. Từ tế bào mẹ lưỡng bội (2n) qua giảm phân hình thành 4 tế bào đơn bội (n).
C. Cả 4 bào tử đều nguyên phân tạo giao tử.
D. Chỉ có một bào tử nguyên phân tạo giao tử.
Câu 45: Loại hooc mon nào điều hòa sự tạo thành các tính trạng sinh dục phụ thứ cấp ở động
vật?
A. GH, Ecdixon B. Ecdixon, estrogen
C. Testosterone, estrogen D. GH, Juvenin
Câu 46: Trong các loài hoa dưới đây, loài hoa nào chứa nhiều noãn nhất ?
A. Hoa măng cụt       B. Hoa vải C. Hoa lạc       D. Hoa na
Câu 47: Hình thức sinh sản vô tính nào diễn ra ở loài ong?
A. Nảy chồi. B. Trinh sinh. C. Phân mảnh. D. Phân đôi.
Câu 48: Cá, ếch, nhái, bò sát và chim là động vật chủ yếu có hình thức
A. đẻ trứng B. đẻ con C. vừa đẻ trứng, vừa đẻ con D. sinh sản vô tính
Câu 49: Quan sát và cho biết hình sau đây minh họa hình thức sinh sản vô tính nào?
A. Phân đôi B. Nảy chồi C. Phân mảnh D. Trinh sản

Câu 50: Mục đích của việc điều khiển giới tính của đàn con trong chăn nuôi là 
A. làm cân bằng tỷ lệ đực cái B. làm giảm số lượng con đực
C. làm giảm số lượng con cái D. phù hợp với nhu cầu sản xuất
II. Tự luận
Câu 1 : Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật (khái niệm, cơ sở tế bào
học, ý nghĩa, ví dụ, ưu điểm, hạn chế).
Câu 2 : Giải thích các rối loạn nội tiết ở người.
Câu 3: Các biện pháp điều khiển số con và điều khiển giới tính trong chăn nuôi.

You might also like