You are on page 1of 5

MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP SINH 11 THAM KHẢO

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Vận tốc máu là
A. thời gian máu được vận chuyển từ động mạch đến mao mạch.
B. lượng máu lưu thông trong một giây.
C. lượng máu lưu thông trong 1cm3.
D. tốc độ máu chảy trong một giây.
Câu 2: Tằm là động vật thuộc kiểu phát triển
A. biến thái hoàn toàn. B. biến thái không hoàn toàn.
C. không qua biến thái. D. biến thái nửa hoàn toàn.
Câu 3: Những động vật nào sau đây sinh trưởng và phát triển qua biến thái?
A. Ruồi, muỗi, cá, ếch. B. Châu chấu, cào cào, muỗi, ruồi.
C. Tôm, cua, châu chấu, lươn. D. Gà, ếch, tôm, cua.
Câu 4: Huyết áp thay đổi trong hệ mạch do các yếu tố
I. Lực co bóp của tim. II. Nhịp tim.
III. Độ quánh của máu. IV. Khối lượng máu.
A. II, III. B. I, II. C. I, II, IV. D. I, II, III, IV.
Câu 5: Chu trình phát triển nào sau đây thuộc kiểu biến thái không hoàn toàn?
A. Muỗi: Trứng → Bọ gậy → Lăng quăng → Muỗi trưởng thành.
B. Ruồi: Trứng → Dòi → Nhộng → Ruồi trưởng thành.
C. Gián: Trứng → Gián non → Gián trưởng thành.
D. Bướm: Trứng → Sâu bướm → Nhộng → Bướm trưởng thành.
Câu 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chín của quả gồm
A. độ ẩm, nồng độ oxi. B. khí etylen, nhiệt độ.
C. nhiệt độ và độ pH. D. ánh sáng và phân bón.
Câu 7: Ở thực vật có hoa, sau khi kết thúc quá trình thụ tinh
A. hợp tử biến đổi thành hạt, nội nhũ có chứa chất dinh dưỡng nuôi phôi, đài và tràng sẽ rụng.
B. hạt biến đổi thành quả, đài và tràng rụng, nội nhũ có chứa chất dinh dưỡng nuôi phôi.
C. noãn biến đổi thành hạt, bầu nhụy biến đổi thành quả, đài và tràng sẽ rụng.
D. noãn biến đổi thành phôi, đài tiêu biến và tràng biến đổi thành quả bảo vệ hạt.
Câu 8: Khi nói về sinh trưởng và phát triển ở động vật, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể động vật.
B. Ở người, tốc độ sinh trưởng và phát triển mạnh nhất ở giai đoạn thai 4 tháng và tuổi dậy thì.
C. Sinh trưởng tạo tiền đề cho sự phát triển.
D. Tốc độ sinh trưởng diễn ra đồng đều ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.
Câu 9: Trong phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng cách ghép, mục đích quan trọng của việc buộc
chặt cành ghép với gốc ghép là để
A. các vi sinh vật gây hại không làm nhiễm khuẩn gốc ghép và cành ghép, đảm bảo cây sinh trưởng và
phát triển bình thường.
B. mô dẫn nhanh chóng nối liền đảm bảo các chất dinh dưỡng từ gốc ghép đến cành ghép được dễ
dàng.
C. tiết kiệm thời gian, giúp vị trí ghép phân chia nhanh hơn, nối liền gốc ghép và cành ghép.
D. cây tạo ra sau ghép mang đầy đủ thông tin di truyền, đặc trưng của gốc ghép.
Câu 10: Điểm giống nhau giữa quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi là
A. đều diễn ra trên cùng một hoa.
B. có số lần nguyên phân giống nhau.
C. đều trải qua quá trình nguyên phân và giảm phân.
D. tạo ra các tế bào sinh sản (2n) hình thành nên cơ thể mới.
Câu 11: Sự thụ phấn là
A. hiện tượng hạt phấn nảy mầm trên đầu nhụy của cùng một hoa.
B. hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái ở bầu nhụy.
C. hiện tượng hạt phấn nguyên phân tạo thành ống phấn đến bầu nhụy.
D. hiện tượng hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa.
Câu 12: Điều nào sau đây không phải là cơ sở khoa học của nuôi cấy mô và tế bào ở thực vật?
A. Dựa vào tính phân hóa tế bào. B. Dựa vào tính toàn năng của tế bào.
C. Dựa vào quá trình giảm phân. D. Dựa vào quá trình nguyên phân.
Câu 13: Loại tập tính nào sau đây không phải là tập tính bẩm sinh?
A. Tập tính sinh sản của chim. B. Tập tính bắt chuột ở mèo.
C. Ve kêu vào mùa hè. D. Tập tính giăng tơ ở nhện.
Câu 14: Sinh trưởng sơ cấp là hình thức sinh trưởng xảy ra do hoạt động của (A), làm cho (B). (A) và (B) lần
lượt là
A. rễ; cây cao lên. B. thân; cây to bề ngang.
C. mô phân sinh bên; cây cao lên. D. mô phân sinh đỉnh; cây cao lên.
Câu 15: Những loài thực vật nào sau đây không có sinh trưởng thứ cấp?
I. Cây mít. II. Cây lúa. III. Cây mướp. IV. Cây tre.
A. II, III. B. I, II, IV. C. II, III, IV. D. I, IV.
Câu 16: Kết quả của sinh trưởng thứ cấp ở thực vật là
A. tăng chiều cao để hấp thụ nhiều ánh sáng.
B. tăng độ dài rễ giúp cây bám chặt vào đất.
C. tăng số lượng mạch dẫn trong thân cây.
D. tăng độ dài của rễ để hút nước và ion khoáng.
Câu 17: Sự phát triển qua biến thái hoàn toàn ở sâu bướm mang lại cho chúng thuận lợi là
A. thích nghi tốt với các điều kiện khác nhau của môi trường.
B. tăng tính phụ thuộc của loài vào điều kiện môi trường.
C. vòng đời bị kéo dài, tốc độ sinh sản chậm hơn.
D. các giai đoạn biến thái có chung môi trường sống ổn định.
Câu 18: Trên cơ thể thực vật, mô phân sinh bên phân bố ở
A. chồi đỉnh. B. chồi nách. C. thân. D. đỉnh rễ.
Câu 19: “Trẻ em chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp” là biểu hiện của cơ thể khi
thiếu
A. testosteron. B. tiroxin.
C. ostrogen. D. hoocmon sinh trưởng.
Câu 20: Ý nghĩa của giai đoạn nhộng trong chu trình sinh trưởng và phát triển của bướm là
A. phân hóa các tế bào của phôi. B. hình thành các cơ quan của sâu.
C. hoàn thiện toàn bộ cơ thể. D. thay đổi kích thước của cơ thể động vật.
Câu 21: Sự khác nhau cơ bản giữa kiểu phát triển của loài ếch và kiểu phát triển của loài rắn thể hiện ở
A. kích thước, cấu tạo của con non so với con trưởng thành.
B. tốc độ lớn của con non so với con trưởng thành.
C. đặc điểm sinh lí của con non so với con trưởng thành.
D. hình thái, cấu tạo, sinh lí của con non so với con trưởng thành.
Câu 22: Ở những trẻ em chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hoocmon sinh trưởng, cần được điều trị
bằng hoocmon tốt nhất vào giai đoạn
A. trước dậy thì. B. dậy thì.
C. sau dậy thì. D. trưởng thành.
Câu 23: Hiện tượng cây mọc vống lên là do
A. thiếu ánh sáng. B. nhiệt độ cao.
C. thiếu nitơ. D. hàm lượng nước ít.
Câu 24: Hiện tượng dậy thì ở trẻ em gái do tác động chủ yếu của hoocmon
A. tiroxin. B. ostrogen.
C. testosteron. D. sinh trưởng.
Câu 25: Những đặc điểm nào sau đây được gọi là đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp?
I. Đàn ông có râu, giọng nói trầm. II. Sư tử đực có bờm.
III. Hươu đực có sừng.
IV. Tinh hoàn ở người nam. V. Buồng trứng ở người nữ.
A. I. B. IV, V. C. II, III. D. I, II, III.
Câu 26: Ở gà trống, sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì có mào nhỏ, không biết gáy, mất bản năng sinh dục
là do
A. thiếu hoocmon ostrogen. B. thiếu hoocmon testosteron.
C. thừa hoocmon testosteron. D. thừa hoocmon ostrogen.
Câu 27: Hoocmon sinh dục testosteron không có vai trò
A. tăng đồng hóa protein, làm cơ thể lớn nhanh.
B. làm xuất hiện đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
C. làm tăng trưởng chiều dài của xương.
D. kích thích nang trứng phát triển và rụng trứng.
Câu 28: Khi nói về quả, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quả do bầu nhụy dày sinh trưởng lên chuyển hóa thành.
B. Quả không hạt đều là quá đơn tính.
C. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
D. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hạt?
A. Hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành.
B. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi.
C. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ.
D. Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ.
Câu 30: Khi nói về đặc điểm của sinh sản vô tính, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu.
B. Tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi.
C. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn.
D. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.
Câu 31: Trong quá trình phát triển ở người, các nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất vào giai
đoạn
A. phôi thai. B. sơ sinh. C. sau sơ sinh. D. trưởng
thành.
Câu 32: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là
A. người nhỏ bé, ở bé trai đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển.
B. người nhỏ bé, ở bé gái đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
C. người nhỏ bé hoặc khổng lồ.
D. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
Câu 33: Nhân tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của động vật là
A. yếu tố di truyền.        B. hoocmôn.
C. thức ăn        D. nhiệt độ và ánh sáng
Câu 34: Ơstrogen được sinh ra ở
A. tuyến giáp.       B. buồng trứng. C. tuyến yên.        D. tinh hoàn.
Câu 35: Xuân hóa là mối phụ thuộc của sự ra hoa vào
A. Độ dài ngày. B. Tuổi của cây. C. Quang chu kì. D. Nhiệt độ.
Câu 36: Vai trò của phitôcrôm là
A. Tác động đến sự phân chia TB.
B. Kích thích sự ra hoa của cây ngày dài.
C. Kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.
D. Tác động đến sự ra hoa, nảy mầm, vận động cảm ứng, đóng mở khí khổng.
Câu 37: Nhân tố bên ngoài nào ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của
động vật cũng như con người ?
   A. Ánh sáng. B. Nhiệt độ. C. Nước. D. Thức ăn.
Câu 38: Loại bức xạ nào đóng vai trò quan trọng đối với sự biến đổi tiền vitamin D thành vitamin D ở
động vật và người ?
    A. Tia UV. B. Tia hồng ngoại. C. Ánh sáng nhìn thấy. D. Tia X.
PHẦN 2: TỰ LUẬN
Bài 34
Câu 4/sgk: Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ đâu?
Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ vòng gỗ hằng năm.
Khi cắt ngang thân ta sẽ thấy các vòng năm là những vòng tròn đồng tâm có màu sáng và tối
khác nhau. Vòng màu sẫm nhạt gồm các mạch ống rộng và thành mỏng, vòng màu sẫm tối gồm các
mạch ống có thành dày hơn.
Bài 39
Câu 1:Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?
Thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật vì: Các chất dinh dưỡng
có trong thức ăn là nguyên liệu được có thể sử dụng để tăng số lượng và tăng kích thước tế bào, hình
thành các cơ quan và hệ cơ quan. Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt
động sống của động vật.
Câu 2: Tại sao nhiệt độ xuống thấp (trời rét) lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
động vật biến nhiệt và hằng nhiệt?
Nhiệt độ xuống thấp (trời rét) lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật
vì:
+ Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm
theo. Khi đó, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của
động vật như sinh sản, kiếm ăn... giảm. Vì thế, quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.
+ Đối với động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao
hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để
bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình
chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxi hoá nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các
chất đã bị ôxi hoá (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường) động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh,
thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ, động vật sẽ tăng
cân do cơ thể tăng cường chuyển hoá và tích luỹ các chất dự trữ để chống rét.
Câu 3: Tại sao trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh
trưởng và phát triển của chúng?
Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử
ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá canxi để hình
thành xương, qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.
Câu 4: Cho vài ví dụ về các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật
và người.
- Thức ăn: + Thiếu prôtêin, động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh.
+ Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, chậm lớn ở động vật và người.
+ Thiếu vitamin A mắt trẻ em bị khô giác mạc.

- Nhiệt độ: Cá rô phi Việt Nam chết ở nhiệt độ dưới 5,6°C và trên 42°C. Sinh trưởng và phát
triển thuận lựi ở 20 – 35°C. Vào mùa đông, khi nhiệt độ hạ xuống 16 – 18°C, cá rô phi ngừng lớn và
ngừng đẻ.
- Ánh sáng: Những ngày trời rét, động vật mất nhiều nhiệt. Vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm
nhiệt và giảm mất nhiệt.
Câu 5: Tại sao và những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng
và phát triển bình thường?
Gia súc thuộc nhóm động vật hằng nhiệt. Vào mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp
(trời rét), do thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi
trường xung quanh. Để bù lại số nhiệt lượng đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh
được tăng cường, quá trình phân hủy các chất hữu cơ giúp sinh nhiệt cho cơ thể. Vì vậy nên cho gia
súc(đặc biệt là gia súc non) ăn nhiều hơn để tăng lượng chất hữu cơ cho cơ thể, tăng sức đề kháng,
chống rét.
Câu 6: Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì?
Việc ấp trứng ở hầu hết các loài chim có tác dụng cung cấp và đảm bảo điều kiện nhiệt độ phù
hợp giúp hợp tử phát triển bình thường.
Bài 41
Câu 1: Ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng mọc từ hạt?
- Nhân nhanh giống cây trồng và giữ nguyên được tính trạng mong muốn.
- Thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn 
Câu 2: Nêu những lợi ích của phương pháp nhân giống vô tính?
Những lợi ích của phương pháp nhân giống vô tính
- Tạo ra số lượng lớn cây trồng trong một thời gian ngắn.
    - Cây con giữ được nguyên bản các tính trạng tốt của cây mẹ
    - Giâm,chiết cành giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng ở một số cây ăn quả, giúp chúng có thể
sớm tạo quả.
    - Tạo giống cây trồng sạch bệnh
- Phục chế các giống cây trồng quý.
Câu 3: Ngoài tự nhiên, cây tre sinh sản bằng: thân rễ
Câu 4: Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép?
Phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép vì: để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước ở lá nhằm
tập trung nước nuôi các tế bào ở cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh được đảm bảo.
Bài 42:
Câu 1: Vì sao nói thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép?
Thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép vì trong quá trình có 2 giao tử đực cùng tham gia:
một lúc giao tử đực thứ nhất (n) kết hợp với tế bào trứng (n) để hình thành hợp tử (2n) và giao tử đực
thứ hai (n) kết hợp với tế bào lưỡng bội (2n) để hình thành nhân tam bội (3n) (khởi đầu của nội nhũ).
Câu 2: Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là gì?
Hình thành nội nhũ, cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể
mới.
Câu 3: Nêu vai trò của quả đối với sự phát triển của thực vật và đời sống con người.
- Đối với thực vật:
      + Quả chứa, bảo vệ và giúp phát tán hạt.
      + Quả chín biến đổi màu sắc, độ cứng, xuất hiện mùi vị, hương thơm hấp dẫn động vật ăn quả giúp
cho sự phát tán hạt.
   - Đối với con người:
      Quả là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất, đường,…) quan trọng cho con
người.

You might also like