You are on page 1of 13

TRƯỜNG THPT LONG CHÂU SA

NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA CUỐI KÌ II


MÔN: SINH HỌC - KHỐI: 11
NĂM HỌC 2022-2023

NHẬN BIẾT:
Bài 26, 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: Ở động vật đa bào:
A. chỉ có hệ thần kinh dạng lưới B. chỉ có hệ thần kinh chuỗi hạch
C. chỉ có hệ thần kinh dạng ống. D. hoặc A, hoặc B, hoặc C
Câu 2: Thủy tức phản ứng như thế nào khi ta dùng kim nhọn châm vào thân nó?
A. Co những chiếc vòi lại B. Co toàn thân lại.
C. Co phần thân lại. D. Chỉ co phần bị kim châm.
Câu 3: Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống ở người từ trên xuống theo thứ tự:
A. Não bộ  Hạch thần kinh  Dây thần kinh  Tủy sống.
B. Hạch thần kinh  Tủy sống  Dây thần kinh  Não bộ.
C. Não bộ  Tủy sống  Hạch thần kinh  Dây thần kinh.
D. Tủy sống  Não bộ  Dây thần kinh  Hạch thần kinh.
Bài 29: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
Câu 1: Xung thần kinh là:
A. sự xuất hiện điện thế hoạt động
B. thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động
C. thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động
D. thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động
Câu 2: Khi bị kích thích, điện thế nghỉ biến thành điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn theo thứ
tự:
A. Mất phân cực (Khử cực)  Đảo cực  Tái phân cực.
B. Đảo cực  Tái phân cực  Mất phân cực (Khử cực)
C. Mất phân cực (Khử cực)  Tái phân cực  Đảo cực
D. Đảo cực  Mất phân cực (Khử cực) Tái phân cực.
Câu 3: Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin lại “nhảy cóc”?
A. Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.
B. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.
C. Vì sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.
D. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.
Bài 30: TRUYỀN TIN QUA XI NÁP
Câu 1: Diện tiếp xúc giữa các nơron, giữa các nơron với cơ quan trả lời được gọi là:
A. Diện tiếp diện. B. Điểm nối. C. Xináp. D. Xiphông.
Câu 2: Cấu trúc không thuộc thành phần xináp là:
A. khe xináp. B. Cúc xináp. C. Các ion Ca+. D. màng sau xináp.
Câu 3: Vai trò của ion Ca+ trong sự chuyển xung điện qua xináp:
A. Tạo môi trường thích hợp để các chất trung gian hoá học hoạt động.
B. Xúc tác sự tổng hợp chất trung gian hoá học.
C. Tăng cường tái phân cực ở màng trước xináp .
D. Kích thích gắn túi chứa chất trung gian hoá học vào màng trước xináp và vỡ ra.
Bài 31.32: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
Câu 1: Tập tính ở động vật được chia thành các loại sau:
A. bẩm sinh, học được, hỗn hợp B. bẩm sinh, học được
C. bẩm sinh, hỗn hợp D. học được, hỗn hợp
Câu 2: Học sinh đi học đúng giờ là loại tập tính:
A. bẩm sinh B. hỗn hợp C. học được D. cả 3 đều đúng
Câu 3: Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính:
A. kích thích  hệ thần kinh  cơ quan thụ cảm  cơ quan thực hiện  hành động
B. kích thích  cơ quan thụ cảm  cơ quan thực hiện  hệ thần kinh  hành động
C. kích thích  cơ quan thực hiện  hệ thần kinh  cơ quan thụ cảm  hành động
D. kích thích  cơ quan thụ cảm  hệ thần kinh  cơ quan thực hiện  hành động
Bài 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
Câu 1: Thư tự các loại mô phân sinh tính từ ngọn đến rễ cây 2 lá mầm là:
A. mô phân sinh đỉnh  mô phân sinh bên  mô phân sinh đỉnh rễ
B. mô phân sinh đỉnh  mô phân sinh đỉnh rễ  mô phân sinh bên
C. mô phân sinh đỉnh rễ  mô phân sinh đỉnh  mô phân sinh bên
D. mô phân sinh bên  mô phân sinh đỉnh  mô phân sinh đỉnh rễ
Câu 2: Mô phân sinh là nhóm các tế bào:
A. đã phân hoá B. chưa phân hoa, duy trì được khả năng nguyên phân
C. đã phân chia D. Chưa phân chia
Câu 3: Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ:
A. cây có vòng đời dài B. cây có vòng đời trung bình
C. vòng năm D. cây có vòng đời ngắn
Bài 35: HOOC MÔN THỰC VẬT
Câu 1: Hooc môn thực vật có tính chuyên hoá:
A. cao hơn hooc môn ở động vật bậc cao` B. thấp hơn hooc môn ở động vật bậc cao
C. vừa phải D. Không có tính chuyên hoá
Câu 2: Cơ quan nào của cây sau đây cung cấp Au xin ( AIA)
A. Hoa B. Lá C. Rễ D. Hạt
Câu 3: Au xin ( AIA) kích thích:
A.quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào
B.tham gia vào hướng động, ứng động
C.hạt nảy mầm , ra rễ phụ
D.tất cả đều đúng
Bài 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
Câu 1: Tuổi của cây 1 năm được tính theo:
A. chiều cao cây B. đường kính thân
C. số lá D. đường kính tán lá
Câu 2: Phi tôcrôm là 1 loại prôtêin hấp thụ ánh sáng tồn tại ở 2 dạng:
A. ánh sáng lục và đỏ B. ánh sáng đỏ và đỏ xa
C. ánh sáng vàng và xanh tím D.ánh sáng đỏ và xanh tím
Câu 3: Những cây nào sau đây thuộc cây ngắn ngày:
A. Dưa chuột, lúa, dâm bụt. B. Đậu cô ve, dưa chuột, cà chua.
C. Cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt D. Cúc, cà phê, lúa.
Bài 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: Sinh trưởng của động vật là hiện tượng:
A. tăng kích thước và khối lượng cơ thể B. đẻ con
C. phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể D. phân hoá tế bào
Câu 2: Phát triển của động vật là quá trình biến đổi gồm:
A. sinh trưởng B. phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
C. Phân hoá tế bào D. tất cả đều đúng
Câu 3: Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn:
A. phôi B. phôi và hậu phôi
C. hậu phôi D. Phôi thai và sau khi sinh
Bài 38, 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG
VẬT
Câu 1: Hooc môn sinh trưởng (GH) do:
A. tuyến yên tiết ra B. tuyến giáp tiết ra
C. tinh hoàn tiết ra D. buồng trứng tiết ra
Câu 2: Hooc môn tirôxin do:
A. tuyến yên tiết ra B. tuyến giáp tiết ra
C. tinh hoàn tiết ra D. buồng trứng tiết ra
Câu 3: Hooc môn Testostêron do:
A. tuyến yên tiết ra B. tuyến giáp tiết ra
C. tinh hoàn tiết ra D. buồng trứng tiết ra
Bài 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
Câu 1: Sinh sản là:
A .quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển của loài.
B. quá trình tạo ra những cá thể mới.
C. quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển không liên tục của loài.
D. cả A vàB
Câu 2: Ở thực vật có 2 kiểu sinh sản:
A.sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử. B. sinh sản phân đôi và nảy chồi.
C. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. D. sinh sản bằng thân củ và thân rễ.
Câu 3: Sinh sản vô tính là:
A. con sinh ra khác mẹ B. con sinh ra khác bố, mẹ.
C. con sinh ra giống bố, mẹ. D. Con sinh ra giống nhau và giống mẹ.
Bài 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
Câu 1: Cấu tạo 1 hoa lưỡng tính gồm các bộ phận:
A. nhị, cánh hoa, đài hoa. B. bầu nhuỵ, đài hoa, cánh hoa, nhị và nhuỵ.
C. cánh hoa và đài hoa. D. bầu nhuỵ và cánh hoa.
Câu 2: Trong sự hình thành hạt phấn, từ 1 tế bào mẹ (2n) trong bao phấn giảm phân hình thành:
A. hai tế bào con (n) B. ba tế bào con (n)
C. bốn tế bào con (n) D. năm tế bào con (n)
Câu 3: Trong sự hình thành túi phôi, từ 1 tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhuỵ giảm phân hình
thành:
A. hai tế bào con (n) B. ba tế bào con (n)
C. bốn tế bào con (n) xếp chồng lên nhau. D. năm tế bào con (n)
Bài 44: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1:Sinh sản vô tính gặp ở:
A. nhiều loài động vật có tổ chức thấp. B. hầu hết động vật không xương sống.
C. động vật có xương sống. D. Động vật đơn bào.
Câu 2: Sinh sản hữu tính gặp ở:
A. nhiều loài động vật có tổ chức thấp.
B. động vật đơn bào.
C. động vật có xương sống.
D. hầu hết động vật không xương sống và động vật có xương sống
Câu 3: Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở:
A. phân bào giảm nhiễm
B. phân bào nguyên nhiễm
C. phân bào giảm nhiễm và phân bào nguyên nhiễm
D. phân bào giảm nhiễm, phân bào nguyên nhiễm và thụ tinh

II.THÔNG HIỂU:

Bài 26, 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT


Câu 1: Giả sử đang đi chơi bất ngờ gặp 1 con chó dại ngay trước mặt, bạn có thể phản ứng
(hành động) như thế nào?
A. Bỏ chạy. B. tìm gậy hoặc đá để: đánh hoặc ném
C. Đứng im. D. Một trong các hành động trên.
Câu 2: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở những động vật:
A. nghành ruột khoang B. giun dẹp, đỉa, côn trùng
C. cá, lưỡng cư, bò sát. D. Chim, thú.

Bài 29: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
Câu 1: Vì sao trong ĐTHĐ xảy ra giai đoạn mất phân cực?
A. Do Na+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng TB.
B. Do Na+ đi vào làm trung hoà điện tích trong và ngoài màng TB.
C. Do K+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng TB.
D. Do K+ đi vào làm trung hoà điện tích trong và ngoài màng TB.
Câu 2: Quá trình hình thành điện thế hoạt động kéo dài:
A. 2 – 3 phần nghìn giây B. 3 – 5 phần nghìn giây
C. 3 – 4 phần nghìn giây D. 4 – 5 phần nghìn giây

Bài 30: TRUYỀN TIN QUA XI NÁP


Câu 1: Nguyên nhân làm cho tốc độ truyền tin qua xináp hóa học bị chậm hơn so với xináp điện là:
A. Diện tiếp xúc giữa các nơron khá lớn nên dòng điện bị phân tán.
B. Cần có thời gian để phá vỡ túi chứa và để chất môi giới khuếch tán qua khe xináp.
C. Cần đủ thời gian cho sự tổng hợp chất môi giới hoá học.
D. Phải có đủ thời gian để phân huỷ chất môi giới hoá học
Câu 2: Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn theo thứ tự:
A. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin
vào khe xi náp Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp  axêtincôlin gắn vào thụ thể
trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp
B. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin
vào khe xi náp  axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt
động lan truyền đi tiếp Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp
C. axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền
đi tiếp Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp  Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin
gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp
D. Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp  Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn
vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp  axêtincôlin gắn vào thụ
thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp

Bài 31.32: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT


Câu 1: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính:
A. học được B. bẩm sinh C. hỗn hợp D. vừa bẩm sinh. vừa hỗn hợp
Câu 2: Người đi máy trên đường thấy đèn đỏ thì dừng lại là tập tính
A. học được B. bẩm sinh C. hỗn hợp D. vừa bẩm sinh. vừa hỗn hợp

Bài 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT


Câu 1: Ở cây ngô sinh trưởng chậm ở nhiệt độ:
A. 10  37oC B. 15  30oC C.20  35oC D.25  38oC
Câu 2: Ở cây ngô sinh trưởng nhanh ở nhiệt độ:
A. 30  37oC B. 35  40oC C.33  45oC D.37  44oC

Bài 35: HOOC MÔN THỰC VẬT


Câu 1: Trong cây Gibêrêlin ( GA) được sinh ra chủ yếu ở:
A. lá và rễ B. quả C. Hoa D. Cành
Câu 2: Xitôkinin kích thích:
A. sự phân hóa tế bào B. sự phân chia tế bào
C. sự phân bố tế bào D. sự phân hóa tế bào ,sự phân bố tế bào

Bài 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA


Câu 1: Những cây nào sau đây thuộc cây dài ngày:
A. Dưa chuột, lúa, dâm bụt. B. Đậu cô ve, dưa chuột, cà chua.
C. Cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt D. Cúc, cà phê, lúa.
Câu 2: Những cây nào sau đây thuộc cây trung tính:
A. A. Dưa chuột, lúa, dâm bụt. B. Đậu cô ve, dưa chuột, cà chua.
C. Cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt D. Cúc, cà phê, lúa.

Bài 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT


Câu 1: Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm giai đoạn:
A. phôi B. phôi và hậu phôi
C. hậu phôi D. Phôi thai và sau khi sinh
Câu 2: Sự phát triển của trâu, bò là kiểu phát triển:
A. không qua biến thái B. biến thái không hoàn toàn
C. biến thái hoàn toàn D. tất cả đều đúng

Bài 38, 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG
VẬT
Câu 1: Hooc môn Ơstrôgen do:
A. tuyến yên tiết ra B. tuyến giáp tiết ra
C. tinh hoàn tiết ra D. buồng trứng tiết ra
Câu 2: Ở giai đoạn trẻ em tuyến yên tiết ra quá ít hoocmôn sinh trưởng (GH) sẽ gây ra hiện tượng:
A. người bé nhỏ B. người khổng lồ.
C. người bình thường D. người khổng lồ,người bình thường.

Bài 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT


Câu 1: Ở Thực vật có 2 hình thức sinh sản vô tính là:
A. sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng.
B. sinh sản bằng hạt và sinh sdản bằng cành
C. sinh sản bằng chồi và sinh sản bằng lá.
D. sinh sản bằng rễ và sinh sản bằng thân củ.
Câu 2: Khoai tây sinh sản bằng:
A. rễ củ. B. thân củ. C. Thân rễ. D. Lá.

Bài 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT

Câu 1: Sự phát triển của túi phôi theo thứ tự sau:


A.bầu nhụy  noãn  túi phôi.
B.bầu nhụy  noãn  đại bào tử  túi phôi.
C bầu nhụy  đại bào tử  túi phôi.
D.bầu nhụy  túi phôi.

Bài 44: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT


Câu 1: Phân đôi là hình thức sinh sản có ở:
A. động vật đơn bào và động vật đa bào. B. động vật đơn bào
C. động vật đơn bào và giun dẹp. D. động vật đa bào.
Câu 2:Nảy chồi là hình thức sinh sản có ở:
A. bọt biển và ruột khoang. B. trùng roi và thủy tức
C. trùng đế giày và thủy tức. D. a míp và trùng roi.
Câu 3: Trong tổ ong, cá thể đơn bội là
A ong thợ. B ong cái. C ong chúa. D ong đực.

VẬN DỤNG:
Bài 26, 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: Kể thứ tự chính xác sơ đồ cung phản xạ tự vệ ở người:
A. Thụ quan đau ở da  Đường cảm giác  Tủy sống  Đường vận động  Cơ co
B. Thụ quan đau ở da  Đường vận động  Tủy sống  Đường cảm giác  Cơ co
C. Thụ quan đau ở da  Tủy sống  Đường cảm giác  Đường vận động  Cơ co
D.Thụ quan đau ở da  Đường cảm giác  Đường vận động  Tủy sống  Cơ co
Câu 2. Trong các phát biểu sau:
(1) Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.
(2) Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.
(3) Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng.
(4) Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.
Các phát biểu đúng về phản xạ là:
A. (1), (2) và (4) B. (1), (2), (3) và (4)
C. (2), (3) và (4) D. 1), (2) và (3)

Bài 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT


Câu 1: Cho các bộ phận sau:
(1) đỉnh dễ; (2) Thân; (3) chồi nách;
(4) Chồi đỉnh; (5) Hoa; (6) Lá.
Mô phân sinh đỉnh không có ở
A. (1), (2) và (3). B. (2), (3) và (4).
C. (3), (4) và (5). D. (2), (5) và (6).
Câu 2: Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
A. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch →
Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
B. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây thứ cấp → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ
cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
C. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ
cấp → Gỗ thứ cấp → Tuỷ.
D. Tầng sinh bần → Bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ
thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

Bài 35: HOOC MÔN THỰC VẬT


Câu 1: Những biến đổi xảy ra trong hạt khi hạt nảy mầm là
A. các chất đơn giản tổng hợp thành chất phức tạp. B. hạt vẫn còn trong giai đoạn ngủ.
C. lượng enzim trong hạt gia tăng. D. lượng enzim trong hạt giảm
xuống.
Câu 2: Nguyên nhân gây ra sự biến đổi màu sắc và thành phần hoá học trong quá trình chín của quả là
A. do nồng độ auxin trong quả. B. do sự tác động của nhiệt độ môi trường.
C. do hàm lượng CO2 trong quả cao. D. do sự tống hợp êtilen trong quả.

Bài 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA


Câu 1: Thời điểm ra hoa ở thực vật 1 năm có phản ứng quang chu kì của thực vật là:
A. chiều cao của thân B. đường kính gốc
C. theo số lượng lá trên thân D. chiều cao của thân ,đường kính gốc
Câu 2: Sự ra hoa ở thực vật chịu sự chi phối của các nhân tố nào sau đây ?
(1)Tuổi cây và nhiệt độ. (3) Hoocmôn ra hoa (florigen).
(2) Quang chu kì và phitôcrôm. (4) Nước, mưa, gió,...
A. (2), (3) và (4). B. (1), (3) và (4).
C. (1), (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (3).

Bài 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT


Câu 1: Sơ đồ phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu theo thứ tự nào sau đây:
Lột xác
A. Châu chấu trưởng thành  ấu trùng ---- ấu trùng  trứng  châu chấu trưởng thành
Lột xác
B. Châu chấu trưởng thành  trứng  ấu trùng ---- ấu trùng  châu chấu trưởng thành
C. Châu chấu trưởng thành  ấu trùng  trứng  châu chấu trưởng thành
D. Tất cả đều sai

Bài 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT


Câu 1: Trong các loài động vật dưới đây, có bao nhiêu loài có hình thức phát triển biển thái không
hoàn toàn ?
(1) Châu chấu. (2) Ve sầu. (3) Sâu bướm.
(4) Ruồi. (5) Bọ ngựa. (6) Dế mèn. (7) Ong.
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Bài 38, 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?
A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na+ để
hình thành xương.
B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca++ để
hình thành xương.
C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K+ để
hình thành xương.
D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ôxy hoá để hình
thành xương.

Bài 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT


Câu 1: Ngoài tự nhiên, cây tre sinh sản bằng
A. lóng. B. đỉnh sinh trưởng.
C. rễ phụ. D. thân rễ.
Câu 2: Nhóm cây sinh sản bằng thân rễ là:
A. Khoai tây, rau má, gừng B. Cỏ gấu, su hào, khoai lang
C. Cỏ tranh, dong riềng, tre D. Chuối, sài đất, nghệ
Câu 3: Trong phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng ghép cành, mục đích quan trọng nhất của
việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép là để
A. cành ghép không bị lung lai và không bị rơi khi bị tác động của gió.
B. nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài.
C. dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép.
D. dòng mạch rây dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép.

Bài 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT


Câu 1: Ở thực vật có hoa, trong quá trình hình thành giao tử đực xảy ra mấy lần phân bào?
A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân. B. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
C. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân. D. 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
Câu 2: Khi ống phấn đến noãn, qua lỗ noãn đến túi phôi, một giao tử đực kết hợp với nhân phụ để tạo
thành nội nhũ có bộ nhiễm sắc thể
A. 4n. B. n. C. 3n. D. 2n.
Câu 3: Nội nhũ được hình thành trong quá trình thụ tinh do sự kết hợp giữa:
A. Tinh trùng và nhân phụ B. Tinh trùng và túi phôi
C. Hạt phấn và bầu nhụy D. Tinh trùng và noãn cầu
Câu 4: Ở thực vật có hoa, quá trình hình thành túi phôi trải qua
A. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân.
B. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân.
C. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
D. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.

Bài 44: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT


Câu 1: Xét các phát biểu sau:
(1) Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật là: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.
(2) Trinh sinh là hiện tượng các trứng không qua thụ tinh phát triển thành các cơ thể mới có bộ
NST đơn bội.
(3) Một trong những ưu điểm của sinh sản vô tính là tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về mặt di
truyền.
(4) Chúng ta không thể tạo ra được cá thể mới từ tế bào hoặc mô của động vật có tổ chức cao vì
do tính biệt hóa cao của tế bào động vật có tổ chức cao.
(5) Trinh sinh là hình thức sinh sản thường gặp ở loài chân đốt.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.

IV.VẬN DỤNG CAO:


Bài 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
Câu 1: Tại sao các cây cau, mía, tre,... có đường kính ngọn và gốc ít chệnh lệch so với các cây thân
gỗ ?
A. Cây cau, mía, tre,... không có mô phân sinh bên, cây thân gồ thì có mô phân sinh bên.
B. Mô phân sinh của cây cau, mía, tre,..., chi hoạt động đến một giai đoạn nhất định thì dừng
lại.
C. Cây thân gỗ có chu kì sống dài nên kích thước gốc càng ngày càng lớn.
D. Cây cau, mía, tre,... có giai đoạn ngừng sinh trưởng còn cây thân gỗ thì không.

Bài 35: HOOC MÔN THỰC VẬT


Câu 1: Cho các phát biểu sau:
I. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA giảm xuống rất
mạnh; còn AAB đạt trị số cực đại.
II. Giberelin có tác dụng làm dài các lóng thân ở cây 1 lá mầm.
III. Auxin có tác dụng kích thích ra rễ phụ ở cành giâm.
IV. Etylen có tác dụng gây rụng lá, rụng quả.
Số phát biểu sai là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.

Bài 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA


Câu 1: Trong quy trình canh tác, bà con nông dân chiếu đèn ngắt quãng ban đêm ở ruộng mía vào
mùa đông là dựa trên cơ sở khoa học nào ? Trong các thông tin dưới đây, có bao nhiêu thông tin
chính xác ?
(1) Cây mía là cây ngày ngắn vì ra hoa khi độ dài ngày ngắn.
(2) Cây mía ra hoa khi độ dài ngày lớn hơn 12 giờ.
(3) Độ dài đêm mới thực sự chi phối sự ra hoa của cây mía.
(4) Chiếu sáng đèn ban đêm phá vỡ quang chu kì của cây.
(5) Thắp đèn có tác dụng để cây mía không ra hoa đúng thời vụ.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 2: Cây thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương
lịch. Trong những năm gần đây, vào khoảng đầu tháng 10 đến cụối tháng 1 năm sau, nông dân ở
một số địa phương miền Nam áp dụng biện pháp kĩ thuật “thắp đèn” nhằm kích thích cây ra hoa để
thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp kĩ thuật trên.
Trong các thông tin dưới đây, có bao nhiêu thông tin chính xác ?
(1) Cây thanh long là cây ngày ngắn, ra hoa trong điều kiện độ dài ngày nhỏ hơn 12 giờ.
(2) Cây thanh long ra hoa khi độ dài ngày lớn hơn 12 giờ.
(3) Độ dài đêm mới thực sự chi phối sự ra hoa của cây thanh long.
(4) Cây thanh long ra hoa khi đủ số lá nhất định.
(5) Thắp đèn có tác dụng để cây thanh long ra hoa đúng thời vụ.
(6) Kĩ thuật “thắp đèn” tạo ngày dài nhân tạo, kích thích sự ra hoa của cây thanh long.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

Bài 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT


Câu 1: Cho các hiện tượng ở ếch như sau
(1) Mọc chân sau. (2) Trứng nở. (3) Đẻ trứng. (4) Thở bằng mang.
(5) Bơi nhờ hoạt động của đuôi. (6) Mọc chân trước. (7) Đuôi teo dần. (8) Chuyển sang sống
trên cạn.
Tập hợp các hiện tượng nào sau đây phản ánh đúng trình tự xuất hiện của các hoạt động của cơ thể
trong một vòng đời của ếch ?
A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6) → (7) → (8).
B. (2) → (4) → (5) → (1) → (6) → (7) → (8) → (3).
C. (2) → (4) → (5) → (7) → (1) → (6) → (3) → (8).
D. (1) → (6) → (4) → (5) → (7) → (8) → (3) → (2).
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
I. Yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng lớn nhất đến sự sinh trưởng và phát triển của người và động vật
là yếu tố di truyền.
II. Có 2 kiểu phát triển của động vật là phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến
thái không hoàn toàn.
III. Testosteron có tác dụng gây ra các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp ở con đực.
IV. Khi đến mùa rét cơ thể động vật biến nhiệt bị mất nhiệt làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể
giảm, sinh sản tăng.
Số phát biểu đúng là:
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 3: Cho các thông tin sau:
(1) Các tế bào của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của sâu bướm
(2) Hợp tử phân chia nhiều lần để tạo phôi
(3) Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác trở thành con trưởng thành
(4) Ấu trùng có hình thái, cấu tạo và sinh lý rất khác với con trưởng thành
(5) Sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột xác là rất nhỏ
(6) Các tế bào của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của ấu trùng
Thông tin đúng về biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn là:
A. Biến thái hoàn toàn: (2), (4), (5); Biến thái không hoàn toàn: (1), (3), (4), (6).
B. Biến thái hoàn toàn: (1), (5), (6) ; Biến thái không hoàn toàn: (1), (2), (3), (5).
C. Biến thái hoàn toàn: (1), (3), (4) ; Biến thái không hoàn toàn: (1), (2), (5), (6).
D. Biến thái hoàn toàn: (1), (2), (4) ; Biến thái không hoàn toàn: (2), (3), (5), (6).

Bài 38, 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG
VẬT
Câu 1: Tại sao khi thiếu iôt trẻ em lại chậm lớn, chịu lạnh kém và có trí tuệ chậm phát triển ?
(1) Thiếu iôt dẫn đến thiếu tirôxin (vì iôt là thành phần tạo nên tirôxin).
(2) Thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm khả năng sinh nhiệt.
(3) Thiếu tirôxin làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào nên số lượng tế bào nói chung
và cả tể bào thần kinh nói riêng giảm dẫn đến trí tuệ kém phát triển, cơ thể chậm lớn.
Phương án đúng là
A. (1) và (2). B. (1), (2) và (3).
C. (2) và (3). D. (1) và (3).

Bài 44: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT


Câu 1: Xét các đặc điểm sau:
(1) Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật
độ quần thể thấp.
(2) Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể
phát triển nhanh.
(3) Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền.
(4) Tạo ra số lượng con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
(5) Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và
thụ tinh.
(6) Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền nên có lợi thế khi điều kiện sống thay
đổi
Sinh sản vô tính có những đặc điểm nào?
A. (3) và (5).
B. (1) và (2).
C. (1), (2), (3), (4) và (5).
D. (1), (2), (3), (4) và (6).

You might also like