You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG VẬT LÍ 8

1. Chuyển động cơ học

- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi
là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).

- Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo
thời gian so với vật khác

Ví dụ: Đoàn tàu rời ga, vị trí của đoàn tàu thay đổi so với nhà ga, ta nói
đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga

Tòa nhà đứng yên so với cái cây bên cạnh.


Tính tương đối của chuyển động

- Một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được
xem là đứng yên so với vật khác. Ta nói chuyển động hay đứng yên có tính
tương đối, tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.

- Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm
vật mốc (nhà cửa, cây cối, xe cộ, cột đèn….)

Ví dụ: Một người đứng quan sát ô tô trên đường, vị trí giữa ô tô và người
đó thay đổi, như vậy ô tô đang chuyển động so với người đó. Nhưng vị trí
của người đó với cột điện bên đường không thay đổi, vì vậy người đó đứng
yên so với cột điện.

2. Chuyển động đều


Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi
theo thời gian.

Ví dụ:

Chuyển động của đầu cánh quạt khi quạt quay ổn định

Chuyển động của vệ tinh nhân tạo bay xung quanh Trái Đất

Chuyển động không đều

Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi
theo thời gian.

Ví dụ: Chuyển động của xe ô tô trên đường, lúc nhanh lúc chậm khác
nhau, vận tốc của ô tô thay đổi theo thời gian ⇨ chuyển động đó là chuyển
động không đều.

 Vận tốc trung bình của chuyển động không đều

Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng
đường đựơc tính bằng công thức:

Trong đó:

s là quãng đường đi được

t là thời gian đi hết quãng đường đó.


Chú ý: Khi nói đến vận tốc trung bình phải nói rõ vận tốc trung bình đó
tính trên đoạn đường nào vì trên các đoạn đường khác nhau, vận tốc
trung bình có thể khác nhau.

 3.

Lực là gì?

- Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.

Khi vận tốc của vật thay đổi, ta có thể kết luận đã có lực tác dụng lên vật

Ví dụ: Mọi người đẩy chiếc xe ô tô, dưới tác dụng của lực đẩy, vận tốc của ô
tô tăng dần từ giá trị 0 đến một giá trị nào đó.

- Dưới tác dụng của lực, ngoài làm thay đổi vận tốc của vật, lực còn có thể
làm cho vật bị biến dạng.

Ví dụ: Quả bóng bị biến dạng dưới tác dụng của lực.

- Đơn vị của lực là Niutơn (kí hiệu là N)

Biểu diễn lực

- Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

+ Gốc là điểm đặt của lực (điểm mà lực tác dụng lên vật).

+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

+ Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước.
- Vectơ lực được kí hiệu là F→ , cường độ (độ lớn) của lực kí hiệu là F.

4.

Hai lực cân bằng

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng
nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

- Dưới tác dụng của các lực cân bằng:

+ Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.

Dây thừng nằm yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng

+ Một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Người trượt patin đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn trơn nhẵn do
chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực P→ và phản lực của mặt
sàn N→

 Lực ma sát

Các lực cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi những vật tiếp xúc với
nó được gọi là lực ma sát.

a) Lực ma sát trượt


- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát trượt luôn ngược hướng chuyển động.

Ví dụ: Ở vĩ cầm (đàn violon), khi cọ xát cần kéo trên dây đàn thì giữa chúng
xuất hiện lực ma sát trượt làm dây đàn dao động và phát ra âm thanh.

b) Lực ma sát lăn

- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát lăn thường rất nhỏ so với lực ma sát trượt.

Ví dụ: Lực ma sát lăn làm cản trở chuyển động của các vật lăn trên mặt
phẳng như bánh xe đạp.

c) Lực ma sát nghỉ

- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị tác dụng của lực khác.

- Lực ma sát nghỉ có đặc điểm:

   + Cường độ (độ lớn) thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng
làm cho vật thay đổi chuyển động.

   + Luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực tác dụng lên
vật.

Ví dụ: Lực ma sát nghỉ giữ cho thùng hàng không bị trượt xuống khỏi xe.

Chú ý:

+ Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì không có
lực ma sát nghỉ.
+ Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực không cân bằng thì có
lực ma sát nghỉ.

Lực ma sát có thể có hại, có thể có ích:

- Đối với ma sát có hại thì ta cần làm giảm ma sát.

Ví dụ: Ta có thể đặt thùng hàng lên các xe lăn (có con lăn) để di chuyển
chúng được dễ dàng hơn hay để giảm ma sát ở các vòng bi của ổ trục, xích
xe đạp thì ta phải thường xuyên tra dầu mỡ …

– Khi ta đẩy chiếc hộp chuyển động trên sàn: Để giảm ma sát, người ta làm mặt hộp
trơn, nhẵn.

- Đối với ma sát có ích, ta cần làm tăng ma sát:

Ví dụ: Tăng độ lớn lực ma sát nghỉ để giúp cho bánh xe vượt khỏi chỗ đất
lầy lội (lắp miếng ván gỗ dưới lốp xe, đổ cát hay gạch vụn), để giúp cho
người dễ di chuyển trên đường….

Ma sát giữa bánh xe với mặt đường, giữa đế giày với mặt đất, ma sát khi ta cầm một vật là
ma sát có lợi. Làm tăng ma sát bằng cách tăng áp lực, tăng độ nhám của mặt tiếp xúc ( cắt
nhiều khía ở vỏ xe, đế giày, rải cát trên đường trơn)

6.
- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

- Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn và diện tích
mặt bị ép càng nhỏ.

Ví dụ: Một vật có trọng lượng 500N khi đặt lên mặt sàn nằm ngang sẽ tác
dụng xuống mặt sàn một áp lực 500N.

7.
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

- Công thức tính áp suất:

Trong đó: F là áp lực (N)

p là áp suất (N/m2)

S là diện tích bị ép (m2)

- Ngoài đơn vị N/m2, đơn vị của áp suất còn tính theo Pa (paxcan)

1 Pa = 1 N/m2

- Với cùng một áp lực, diện tích bị ép càng nhỏ thì áp suất càng lớn

You might also like