You are on page 1of 4

Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét

Bài C5 (trang 38 SGK Vật Lý 8): Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích
bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-
mét lớn hơn?
Vì thỏi nhôm và thép đều có thể tích như nhau nên chúng chịu tác dụng của
lực dẩy Ácsimét như nhau.
Bài C6 (trang 38 SGK Vật Lý 8): Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một
thỏi đươc nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực
đẩy Ác-si-mét lớn hơn.
Do trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu nên thỏi
đồng nhúng trong nước chịu lực đấy Ác-si-mét lớn hơn (mặc dù cả hai thỏi
cùng chiếm một thể tích trong nước như nhau).

Bài 12: Sự nổi


Bài C3 (trang 44 SGK Vật Lý 8): Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi?
Do trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn so với trọng lượng riêng của nước nên
khi thả miếng gỗ vào nước thì nó sẽ chịu lực đẩy Ác-si-mét, khi nó ngập trong
nước thì lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lực P nên nó đẩy khối gỗ lên làm
khối gỗ nổi.
Bài C4 (trang 44 SGK Vật Lý 8): Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng
lượng P của nó và lực đẩy Ác-si-mét có bằng nhau không? Tại sao?
Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng P của nó và lực đẩy Ác-si-mét
bằng nhau. Miếng gỗ nổi và đứng yên trên mặt nước nghĩa là trọng lực P và
lực đẩy Ác-si-mét cân bằng nhau.
Bài C8 (trang 44 SGK Vật Lý 8): Thả một hòn bi thép vào thủy ngân thì bi nổi
hay chìm? Tại sao?
Do trọng lượng riêng của thép (78000 N/m3) nhỏ hơn trọng lượng riêng của
thủy ngân (136000 N/m3) nên khi thả hòn bi thép vào thủy ngân thì hòn bi sẽ
nổi.
Bài 13: Công cơ học

Bài C7 (trang 48 SGK Vật Lý 8): Tại sao không có công cơ học của trọng
lực trong trường hợp hòn bi chuvển động trên mặt sàn nằm ngang?

Trọng lực theo phương thẳng đứng luôn vuông góc với phương chuyển động
của hòn bi nên không có công cơ học trong trường hợp đó.

Bài 14: Định luật về công


Bài C5 (trang 50 SGK Vật Lý 8): Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng
500N lên sàn ô tô cách mặt đất 1m bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát không
đáng kể).

Kéo thùng thứ nhất, dùng tấm ván dài 4m. Kéo thùng thứ hai, dùng tấm ván
dài 2m.

Hỏi:

a. Trong trường hợp nào người ta kéo với lực nhỏ hơn và nhỏ hơn bao nhiêu
lần?

b. Trường hợp nào thì tốn nhiều công hơn?

c. Tính công của lực kéo thùng hàng theo mặt phẳng nghiêng lên sàn ô tô.

Lời giải:

a. Trường hợp thứ nhất: lực kéo nhỏ hơn 2 lần.

b. Trong cả 2 trường hợp, công của lực kéo bằng nhau.

c. Vì không có ma sát nên công của lực kéo trên mặt phẳng nghiêng cũng
bằng công nâng trực tiếp vật lên sàn ô tô:

A = F.S = P.h = 500.1 = 500J.


Bài 15: Công suất
Bài C6 (trang 53 SGK Vật Lý 8): Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với
vận tốc 9 km/h. Lực kéo của ngựa là 200N.

a. Tính công suất của ngựa.

b. Chứng minh rằng P = F.v.

Lời giải:

a) Trong 1h, con ngựa kéo xe đi được quãng đường là:

s = vt = 9.1 = 9 km = 9000 m

Công của lực ngựa kéo trong 1 giờ là:

A = F.S = 200.9000 = 1800000 J

Công suất của ngựa trong 1 giờ = 3600 (s) là:

b) Ta có:

Bài 16: Cơ năng

Bài C9 (trang 57 SGK Vật Lý 8): Nêu ví dụ vật có cả động năng và thế năng.

Một máy bay đang bay trên cao, máy bay có độ cao nên có thế năng, đồng
thời nó có vận tốc nên cũng có động năng.

Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng


Bài C9 (trang 61 SGK Vật Lý 8): Hãy chỉ ra sự chuyển hóa từ dạng cơ năng
này sang dạng cơ năng khác trong các trường hợp sau:
a. Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung.

b. Nước từ trên đập cao chảy xuống.

c. Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng.

Lời giải:

a. Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung: Thế năng của cánh cung chuyển hóa
thành động năng của mũi tên.

b. Nước từ trên đập cao chảy xuống: Thế năng chuyển hóa thành động
năng.

c. Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng: Động năng chuyển hóa
thành thế năng

You might also like