You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VẬT LÝ 10

KIỂM TRA GIỮA KỲ HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2022-2023

BÀI 15: NĂNG LƯỢNG VÀ CÔNG


15.1. (Bài 3 trang 99 SGK CTST) Một người sơn tường đứng trên một cái thang. Bất ngờ người
thợ làm con lăn rơi thẳng đứng xuống sàn. Biết khoảng cách từ nơi con lăn bắt đầu làm rơi đến
sàn là 2 m và con lăn có khối lượng 200 g. Tìm công của trọng lực tác dụng lên con lăn trong
suốt quá trình rơi.
ĐS: 4J

15.2. (Bài 15.7 trang 51 SBT CTST) Một kĩ sư xây dựng nặng 75 kg trèo
lên một chiếc thang dài 2,75 m. Thang được dựa vào bức tường thẳng đứng
và tạo một góc α với mặt phẳng ngang. Cho g = 9,8 m/s2.
a) Tính công của trọng lực tác dụng lên kĩ sư khi người này leo từ chân đến
đỉnh thang.
b) Đáp án của câu a có phụ thuộc vào tốc độ của người kĩ sư trong quá trình
leo hay không?
ĐS: a) AP = -2021,25 J; b) Không phụ thuộc

15.3. (Bài 15.8 trang 51 SBT CTST) Một chiếc đàn piano có khối lượng 380 kg được giữ cho
trượt đều xuống một đoạn dốc dài 2,9 m, nghiêng một góc 10o so với phương ngang. Biết lực
do người tác dụng có phương song song với mặt
phẳng nghiêng như hình. Bỏ qua mọi ma sát. Lấy g
= 9,8 m/s2. Hãy xác định:
a) lực do người tác dụng lên đàn piano.
b) công của lực do người tác dụng lên đàn piano.
c) công của trọng lực tác dụng lên đàn piano.
d) tổng công của tất cả các lực tác dụng lên đàn
piano.
ĐS: a) 646,67 N; b) -1875,33 J; c) 1875,33 J; d) 0

15.4. (Bài 15.9 trang 51 SBT CTST) Một khối gỗ có trọng lượng là P = 50 N được đẩy trượt
đều lên trên một mặt phẳng nghiêng nhẵn với góc nghiêng 25o so với phương ngang. Biết khối
gỗ di chuyển được một đoạn 1 m trên mặt phẳng nghiêng. Tìm công mà người đẩy thực hiện
trên khối gỗ nếu lực tác dụng:
a) song song với mặt phẳng nghiêng.
b) song song với mặt phẳng ngang.
ĐS: a) 21,13 J; b) 23,32 J

BÀI 16: CÔNG SUẤT VÀ HIỆU SUẤT


16.1. Một dây cáp sử dụng động cơ điện tạo ra một lực không đổi 50 N tác dụng lên vật và kéo
vật đi một đoạn đường 30 m trong thời gian 1 phút. Tính công suất của động cơ.
ĐS: 25W

16.2. Máy nâng chuyên dụng (lift truck) có công suất không đổi PCS = 2 kW được sử dụng để
vận chuyển các thùng hàng nặng lên độ cao 4 m so với mặt đất. Giả sử vật được nâng với tốc độ
không đổi. Hãy so sánh tốc độ nâng vật và thời gian nâng trong hai trường hợp: vật nặng 500
kg và vật nặng 1000 kg. Lấy gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2.
ĐS: Với công suất không đổi, khi nâng vật càng nặng thì xe cần dùng lực càng lớn, tốc độ nâng
vật càng chậm và thời gian nâng vật càng lớn.

16.3. (Bài 1 trang 104 SGK CTST) Một người chạy bộ lên một đoạn dốc, người đó có khối
lượng 60 kg, đi hết 4 s, độ cao của đoạn dốc này 4,5 m. Xác định công suất của người chạy bộ
(tính theo đơn vị Watt và Mã lực). Bỏ qua mọi hao phí và ma sát.
ĐS: 675 W hay 0,9 HP

16.4. (Bài 2 trang 104 SGK CTST) Một máy bơm nước đưa từ mặt đất lên độ cao 10 m, nước
được bơm với lưu lượng là 30 kg/phút với tốc độ không đổi. Tính công suất máy bơm thực hiện
để làm công việc đó theo đơn vị mã lực. Xem máy hoạt động với hiệu suất gần đúng bằng 100%.
ĐS: 0,07 HP

16.5. (Bài 3 trang 104 SGK CTST) Một xe bán tải có khối lượng 1,5 tấn, hiệu suất của xe là
18%. Tìm số lít xăng cần dùng để tăng tốc xe từ trạng thái nghỉ đến tốc độ 15 m/s. Biết năng
lượng chứa trong 3,8 lít xăng là 1,3.108 J.
ĐS: 0,027 lít

16.6. (Bài 16.1 trang 53 SBT CTST) Nếu trong cùng một khoảng thời gian như nhau, công suất
do hai lực sinh ra bằng nhau thì ta có thể kết luận rằng hai lực có độ lớn bằng nhau không? Giải
thích.

16.7. (Bài 16.2 trang 53 SBT CTST) Hai động cơ xe máy đều sử dụng 1 lít xăng cùng loại, xe
máy A di chuyển được 50 km trong khi xe máy B di chuyển được 40 km. Có thể kết luận gì về
hiệu suất của động cơ xe máy A so với xe máy B?

16.8. (Bài 16.3 trang 53 SBT CTST) Một người đàn ông kéo một khối gỗ với độ lớn lực là 100
N đi một đoạn đường 30 m trong thời gian 30 s. Biết lực kéo và phương dịch chuyển song song
với nhau. Tìm công suất của người này khi kéo khối gỗ.
ĐS: 100 W

16.9. (Bài 16.4 trang 53 SBT CTST) Công suất điện sử dụng trung bình của một gia đình là 0,5
kW. Biết năng lượng mặt trời khi chiếu trực tiếp đến bề mặt của pin mặt trời đặt nằm ngang có
công suất trung bình là 100 W trên một mét vuông. Giả sử chỉ có 15% năng lượng mặt trời được
chuyển thành năng lượng có ích (điện năng). Hỏi cần một diện tích bề mặt pin mặt trời là bao
nhiêu để có thể cung cấp đủ công suất điện cho gia đình này?
ĐS: 33,3 m2
16.10. (Bài 16.5 trang 53 SBT CTST) Một thang máy có khối lượng 500 kg chuyển động đều
với tốc độ 4 m/s. Tính công suất trung bình của hệ thống kéo thang máy. Lấy g = 10 m/s2.
ĐS: 20000 W

BÀI 17: ĐỘNG NĂNG VÀ THẾ NĂNG, ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG
17.1. Một người nặng 70 kg đang ngồi yên trên chiếc xe buýt chuyển động thẳng đều với tốc độ
50 km/h. Xác định động năng của em trong trường hợp:
a) Chọn hệ quy chiếu gắn với xe buýt.
b) Chọn hệ quy chiếu gắn với hàng cây bên đường.
ĐS: a) 0; b) 6751,5 J

17.2. Một ô tô có khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 80 km/h. Động năng của ô tô có
giá trị nào sau đây?
ĐS: 2,47.105 J

17.3. Một vật trọng lượng 1,0 N có động năng 1,0 J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc của vật
bằng bao nhiêu?
ĐS: 4,4 m/s

17.4. Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật
ở độ cao bằng bao nhiêu?
ĐS: 0,102 m

17.5. Một con bọ chét có khối lượng 1 mg có thể bật nhảy thẳng đứng lên độ cao tối đa 0,2 m
từ mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 9,8 m/s2 . Hãy xác định tốc độ của bọ chét
ngay khi bật nhảy.
ĐS: 1,98 m/s

17.4. (Bài 2 trang 112 SGK CTST) Một vật được thả từ đỉnh
của một mặt phẳng nghiêng có độ cao h. Vậy động năng của
vật tại chân của mặt phẳng nghiêng có phụ thuộc vào góc
nghiêng của mặt phẳng nghiêng hay không? Bỏ qua ma mọi
ma sát.

ĐS: Không phụ thuộc

17.5. (Bài 3 trang 112 SGK CTST) Một người đi bộ lên các bậc
thang như hình. Các bậc thang có chiều cao 15 cm, tổng cộng có
25 bậc thang. Người đi bộ này có khối lượng là 55 kg, chuyển động
lên với tốc độ xem như không thay đổi từ bậc thang đầu tiên cho
đến bậc thang cuối cùng là 1,5 m/s.
a) Tính cơ năng người này trước khi bước lên bậc thang đầu tiên.
b) Tính cơ năng người này ở bậc thang trên cùng.
c) Phần năng lượng thay đổi ở hai vị trí này được cung cấp từ đâu?
ĐS: a) 61,875 J; b) 2083,125 J; c) Phần tăng cơ năng được cung cấp từ công mà người thực hiện
để đi lên cầu thang

17.6. (Bài 4 trang 112 SGK CTST) Trò chơi đệm nhún là một trò
chơi vui vẻ dành cho các bạn nhỏ. Hai bạn nhỏ có khối lượng lần
lượt là 16 kg và 13 kg, nhảy từ trên độ cao khoảng 70 cm xuống
đệm nhún với tốc độ ban đầu theo phương thẳng đứng hoàn toàn
giống nhau và bằng 1 m/s.
a) Tính công của trọng lực tác dụng lên hai bạn trong quá trình từ
lúc bắt đầu nhảy đến thời điểm ngay trước khi chạm đệm nhún.
b) Tính tốc độ của cả hai bạn ngay trước khi chạm đệm nhún.
ĐS: a) 109,76 J và 89,18 J; b) 3,84 m/s

17.7. (Câu 17.8 trang 55 SBT CTST) Ba quả bóng giống hệt
nhau được ném ở cùng một độ cao từ đỉnh của tòa nhà như
hình. Quả bóng (1) được ném phương ngang, quả bóng (2)
được ném xiên lên trên, quả bóng (3) được ném xiên xuống
dưới. Các quả bóng được ném với cùng tốc độ đầu. Bỏ qua lực
cản của không khí. Sắp xếp tốc độ của các quả bóng khi chạm
đất theo thứ tự giảm dần.
ĐS: Ba quả bóng chạm đất với cùng tốc độ.

17.8. (Câu 17.9 trang 55 SBT CTST) Một vận động viên trượt tuyết có tổng khối lượng 60 kg
bắt đầu trượt trên đồi tuyết từ điểm A đến điểm B. Biết điểm A có độ cao lớn hơn điểm B là 10
m. Giả sử lực cản là không đáng kể. Lấy g = 10 m/s2. Động năng của vận động viên này khi đến
vị trí B là bao nhiêu?
ĐS: 6.103 J

17.9. (Câu 17.10 trang 56 SBT CTST) Một vận động viên nhảy cầu nhảy xuống hồ nước từ tấm
ván ở độ cao 10 m so với mặt hồ. Lấy g = 9,8 m/s2. Tìm tốc độ của người khi cách mặt hồ 4 m.
ĐS: 10,84 m/s

17.10. (Bài 17.13 trang 58 SBT CTST) Hai vật


nhỏ giống hệt nhau được ném với cùng tốc độ ban
đầu tại cùng một độ cao như hình. Xem sức cản
của không khí là không đáng kể. Vật nào sẽ đạt
được độ cao cực đại lớn hơn? Tại sao?
ĐS: h1 > h2
BÀI TẬP LÀM THÊM
1. Một ô tô đang chạy với vận tốc 30 km/h trên đoạn đường phẳng ngang thì hãm phanh. Khi
đó ô tô tiếp tục chạy thêm được quãng đường dài 4,0 m. Coi lực ma sát giữa lốp ô tô và mặt
đường là không đổi. Nếu trước khi hãm phanh, ô tô đang chạy với vận tốc 90 km/h thì ô tô sẽ
tiếp tục chạy thêm được quãng đường dài bao nhiêu sau khi hãm phanh?
ĐS: 36 m

2. (Trích đề thi Vật lý 10 cuối HK2 năm học 2020-2021) Hình dưới đây là mô hình đường trượt
của một “xe lượn” khối lượng 400 kg. Xe bắt đầu trượt xuống từ điểm A, chuyển động đến điểm
D tại mặt đất nằm ngang rồi ra khỏi đường trượt. Bỏ qua mọi lực cản, ma sát tác dụng lên xe
trên đoạn đường từ A đến D. Biết gia tốc g = 10 m/s2.
a) Trong quá trình chuyển động của xe từ A đến D, các đại lượng sau đây của xe gồm: động
năng, thế năng và khối lượng, có đại lượng nào được bảo toàn không?
b) Chọn gốc thế năng tại mặt đất nằm ngang, tính thế năng và cơ năng của xe tại A.
c) Trong chuyển động từ A đến D, cơ năng của xe có bảo toàn không? Tính cơ năng của xe tại
B.
d) Tính động năng của xe tại C và xác định vector vận tốc của xe tại D.

ĐS: a) Khối lượng của xe được bảo toàn; b) b) WđA = 0; WtA = 100000 J; WA = 100000 J; c) WB
= 100000 J; d) WđC = 88000 J; vD = 22,361 m/s, vector vận tốc có phương nằm ngang, chiều
hướng sang phải

3. Hai vật có cùng khối lượng m = 500 g được


đặt ở hai vị trí M và N sao cho MN nằm ngang.
Chúng được thả rơi tự do không vận tốc đầu.
Bỏ qua lực cản không khí. Cho gia tốc trọng
trường g = 10 m/s2.
a) So sánh thế năng của hai vật tại M và N.
b) Vật thứ nhất chạm đất tại điểm P và vật thứ
hai chạm đất tại điểm Q. hM = MP = 6 mét, hN
= NQ = 9 mét. Hỏi thế năng và cơ năng của hai
vật tại điểm mà chúng chạm đất có bằng nhau
hay không? Tại sao?
Giả sử chọn gốc thế năng tại mặt đất (KQ):
c) Tính động năng và tốc độ của vật thứ nhất khi chạm đất.
d) Tính tốc độ của vật thứ hai khi chạm đất.
ĐS: a) Bằng nhau; b) Thế năng của chúng không bằng nhau, cơ năng của chúng bằng nhau; c)
30 J, 10,95 m/s; d) 13,42 m/s

4. Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 500 kg lên cao với gia tốc 0,2 m/s2 trong khoảng thời
gian 5 s. Lấy g = 9,8 m/s2. Xác định công và công suất của lực nâng do cần cẩu thực hiện trong
khoảng thời gian này. Bỏ qua sức cản của không khí.
ĐS: 12500 J; 2500 W

5. Một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 8 m/s từ độ cao 8 m
so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất.
Hãy tính:
a) Động năng, thế năng, cơ năng của hòn bi tại lúc ném.
b) Độ cao cực đại mà hòn bi đạt được.
c) Tìm vị trí hòn bi có động năng bằng thế năng.
ĐS: a) WdA = 6,4 J; WtA = 16 J; WA = 22,4 J; b) hmax = 11,2 m; c) 5,6 m

You might also like