You are on page 1of 17

Bài tập Vật lý lớp 8 – HKII

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM PHẦN I


BÀI 13 : CÔNG CƠ HỌC
Câu 13.1 : Trườnghợp nào sau đây có công cơ học?Hãy chọn câu đúng nhất
A ) Khi có lực tác dụng vào vật
B ) Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực
C ) Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của
lực
D ) Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên
Câu 13.2 : Trong những trường hợp dưới đây trường hợp nào không có công cơ học ?
A ) Một người đang kéo một vật chuyển động
B ) Hòn bi đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang coi như tuyệt đối nhẵn
C ) Một lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao
D ) Máy xúc đất đang làm việc
Câu 13.3 :Trong các trường hợp dưới đây , trường hợp nào trọng lực thực hiện công cơ học? Hãy
chọn câu đúng
A ) Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động
B ) Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên
C ) ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang
D ) Quả nặng rơi từ trên xuống
Câu 13.4 : Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất từ A đến B trên đoạn đường nằm ngang , tới B đổ
hết đất rồi đẩy xe không theo đường cũ trở về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về. Câu trả
lời nào sau đây đúng ?
A ) Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì quãng đường đi được bằng nhau
B ) Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo lượt đi lớn hơn lượt về
C ) Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn
D ) Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng nên đi chậm
Câu 13.5 : Trường hợp nào sau đây là có công cơ học?Hãy chọn câu đúng
A ) Lực kéo của con bò làm xe bò di chuyển
B ) Kéo vật trượt trên mặt nằm ngang
C ) Đẩy cuốn sách trên mặt bàn từ vị trí này sang vị trí khác
D ) Cả ba trường hợp trên đều có công cơ học
Câu 13.6 : Độ lớn công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào
trong các yếu tố sau :
A ) Lực tác dụng và độ chuyển dời của vật
B) Trọng lượng riêng của vật và lực tác dụng lên vật
C ) Khối lượng riêng của vật và quãng đường vật đi được
D ) Lực tác dụng lên vật và thời gian chuyển động của vật
Câu 13.7 : Một hòn bi sắt lăn trên mặt bàn nhẵn nằm ngang . Coi như không có ma sát và sức cản
không khí . Câu nào sau đây là sai ?
A ) Trọng lượng đã thực hiện công cơ học
B ) Lực tác dụng của mặt bàn lên hòn bi đã thực hiện công cơ học
C ) Công cơ học có giá trị xác định ( khác không )
D ) Các câu trên đều đúng
Câu 13.8 : Trườnghợp nào sau đây không có công cơ học ? Hãy chọn câu đúng
A ) Các lực tác dụng lên vật đều vuông góc với phương chuyển động của vật
B ) Có lực tác dụng nhưng vật không di chuyển
C ) Vật có di chuyển nhưng không có lực tác dụng lên vật
D ) Các trường hợp trên đều đúng
Câu 13.9 : Một ròng rọc cố định làm thay đổi hướng chuyển động của dây đi 90 0 khi kéo vật lên cao
như hình vẽ . Phát biểu nào sau đây đúng ?
A ) Lực kéo đã thực hiện công vì có lực tác dụng làm vật dịch chuyển
B ) Lưc kéo không thực hiện công vì phương của lực vuông góc với phương dịch chuyển của vật
C ) Lực kéo không thực hiện công vì lực kéo tác dụng lên vật phải thông qua ròng rọc
Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai – ĐT: 0983.065.554 Trang 1
Bài tập Vật lý lớp 8 – HKII

D ) Lực kéo không thực hiện công vì nếu không có lực vật vẫn có thể chuyển động theo quán tính
Câu 13.10 : Trong các đơn vị sau đơn vị nào là đơn vị của công cơ học ?
A ) N/m C ) N/m2 B ) N.m D ) N.m2
Câu 13.11 : Một quả dừa có trọng lượng 25N rơi từ trên cây cách mặt đất 8m. Công của trọng lực là
bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng
A ) A = 1600J C ) A =200J B ) A = 180J D ) A = 220J
Câu 13.12 : Dùng cần cẩu nâng thùng hàng khối lượng 2.500kg lên cao 12m . Công thực hiện trong
trường hợp này là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng
A ) A = 300J C ) A = 400J B ) A = 350J D ) A = 450J
Câu 13.13 : Một đầu xe lửa kéo các toa tàu bằng lực F =7500N. Công của lực kéo là bao nhiêu ?
Hãy chọn câu đúng
A ) 600 kJ C ) 60.000 J B ) 6000 kJ D ) Một giá trị khác
Câu 13.14 : Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo 600N.Trong 5 phút công thực hiện là
360kJ.Vận tốc của xe là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng
A ) v = 1,8m/s C ) v = 2,2m/s B ) v = 2m/s D ) Một giá trị khác
Câu 13.15 : Một người đi xe máy trên đoạn đường S =5km , lực cản trung bình là 70N .Công của
lực kéo động cơ trên đoạn đường đó là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng
A ) A =350J C )A =35000J B ) A =3500J D ) A =350000J
Câu 13.16 : Một thang máy khối lượng m =500kg , được kéo từ hầm mỏ sâu 120m lên mặt đất băng
lực căng của dây cáp.Công nhỏ nhất của lực căng thực hiện việc đó có thể nhận giá trị nào trong các
giá trị sau :
A ) 600J C ) 1200kJ B ) 600KJ D ) 1200J
Câu 13.17 : Một xe máy chuyển động đều , lực kéo của động cơ là 1150N . Trong một phút công
sản ra là 690.000J .Vận tốc của xe có thể nhận giá trị nào sau :
A ) 14m/s C ) 10m/s B ) 12m/s D ) Một giá trị khác
Câu 13.18 : Động cơ ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 3600N . Trong 30giây ô tô đi được
540m , coi chuyển động của ô tô là đều .Công lực kéo là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng
A ) A = 1944J C ) A = 1494J B ) A = 1499J D ) Một giá trị khác
Câu 13.19 : Một vật khối lượng m = 4,5kg được thả từ độ cao h = 8m xuống đất . Trong quá trình
chuyển động lực cản bằng 4% so với trọng lực . Công của trọng lực và công của lực cản có thể nhận
giá trị nào trong các giá trị sau :
A ) AP = - 360 J ; AC = 14,4 J B ) AP = 360 J ; AC = 14,4 J
C ) AP = 360 J ; AC = - 14,4 J D ) AP = - 360 J ; AC = - 14,4 J
Bài 14 Định luật về công
Câu 14.1 : Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công
A ) Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công
B ) Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi
C ) Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công . Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy
nhiêu lần về đường đi và ngược lại .
D ) Các máy cơ đơn giản đều lợi về công , trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi
Câu 14.2 : Người ta đưa vật nặng lên độ cao h bằng hai cách :
Cách thứ nhất : kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng
Cách thứ hai : Kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp hai lần độ cao h.Bỏ qua ma sát ở
mặt phẳng nghiêng
So sánh công thực hiện trong hai cách. Hãy chọn câu đúng
A ) Công thực hiện cách thứ hai lớn hơn vì đường đi lớn hơn gấp hai lần
B ) Công thực hiện cách thứ hai nhỏ hơn vì lực kéo trên mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn
C ) Công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo lớn hơn
D ) Công thực hiện ở hai cách đều như nhau
Câu 14.3 : Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ?
A ) Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực và cho ta lợi về công
B ) Ròng rọc động cho ta lợi hại lần về lực , thiệt hại lần về đường đi , không cho ta lợi về công
C ) Mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực , thiệt về đường đi , không cho ta lợi về công
D ) Đòn bẩy cho ta lợi về lực , thiệt về đường đi hoặc ngược lại, không cho ta lợi về công

Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai – ĐT: 0983.065.554 Trang 2


Bài tập Vật lý lớp 8 – HKII

Sử dựng dữ kiện sau : Kéo đều hai thùng hàng , mỗi thùng nặng 500N lên sàn ô tô cách mặt
đất 1m bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát không đáng kể)
- Kéo thùng thứ nhất dùng tấm ván 4m. kéo thùng thứ hai dùng tấm ván 2m Trả lời câu
14.4,14.5,14.6
Câu 14.4 : Trong trường hợp nào người ta kéo một lực nhỏ hơn và nhỏ hơn bao nhiêu lần? Hãy
chọn câu đúng
A ) Trường hợp thứ nhất lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần
B ) Trường hợp thứ nhất lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 2 lần
C ) Trường hợp thứ hai lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 2 lần
D ) Trường hợp thứ hai lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần
Câu 14.5 : So sánh nào sau đây đúng khi nói về công thực hiện trong 2 trường hợp ?
A ) Trường hợp thứ nhất công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 2 lần
B ) Trong cả hai trường hợp công củalực kéo bằng nhau
C )Trường hợp thứ nhất công của lực kéo lớn hơn và lớn hơn 4 lần
D ) Trường hợp thứ hai công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần
Câu 14.6 :Trong trường hợp thứ nhất công của lực kéo thùng hàng theo mặt phẳng nghiêng lên sàn ô
tô là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng
A ) A = 400J C ) A = 500J B ) A = 450J D ) A = 550J
Câu 14.7: Để đưa vật có trọng lượng P =420N lên cao bằng ròng rọc động phải kéo dây đi một đoạn
8m . Lực kéo , độ cao đưa vật lên và công nâng vât lên là là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng
A ) F = 210 N ; h = 8 m ; A = 1680 J B ) F = 420 N ; h = 4 m ; A = 1680 J
C ) F = 210N ; h = 4 m ; A = 16800 J D ) F = 210N ; h = 4 m ; A = 1680 J
Câu 14.8 : Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao
2m .Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N.Thực tế có ma sát và lực kế là 150N.Hiệu suất của mặt
phẳng nghiêng dùng ở trên là bao nhiêu?Hãy chọn câu đúng
A ) H = 81,33% C ) H = 85,33 % B ) H = 83,33% D ) H = 87,33 %
Câu 14.9 : Một người đi xe đạp đi đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5m . Dốc dài 40m , biết lực ma
sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 20N và cả người cùng xe có khối lượng 60N . Công
tổng cộng do người đó sinh ra là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng
A ) A = 3800J C ) A = 4200J B ) A = 4000J D ) Một giá trị khác
Câu 14.10 : Người ta dùng mọt lực 400N kéo một vật 75kg lên nhờ mặt phẳng nghiêng dài 3,5m,
cao 0,8m.Hiệu suất cả mặt phẳng nghiêng có thể nhận giá trị nào sau :
A ) H = 22,86 % C ) H = 42,86 % B ) H = 32,86 % D ) H = 52,86 %
Câu 14.11 : Một người dùng ròng rọc động nâng một vật lên cao 10m với lực kéo 150N . Công
người đó thực hiện là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng
A ) A = 3400 J C ) A = 2800 J B ) A = 3200J D ) A = 3000 J
Câu 14.12 : Người ta kéo vật có khối lượng m =45kg lên mặt phẳng nghiêng dài 16m , cao
1,5m .Lực cản do ma sát là F C = 24N. Coi vật chuyển động đều .Công của người kéo có thể nhận giá
trị nào sau :
A ) A = 1590J C ) 15900J
B ) A = 10590J D ) Một giá trị khác

Câu 14.13 : Hệ thống ròng rọc như hình vẽ cho ta lợi như thế nào về lực ?
Hãy chọn câu đúng
A ) Lợi 2 lần
B ) Lợi 3 lần
C ) Lợi 4 lần
D ) Lợi 6 lần

Câu 14.14 : Dùng hệ thống gồm 3 ròng rọc động và 3 ròng rọc cố định để kéo vật lên thì cho ta
lợi bao nhiêu lần về lực ? Hãy chọn câu đúng

Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai – ĐT: 0983.065.554 Trang 3


Bài tập Vật lý lớp 8 – HKII

A ) Lợi 8 lần về lực C )Lợi 4 lần về lực B ) Lợi 6 lần về lực D ) Lợi 2 lần
về lực

Sử dụng dữ kiện sau đây : Người ta kéo vật khối lượng 24kg lên một mặt phẳng nghiêng dài
15m và cao 1,8m . Lực cản do ma sát là F C = 36N . Coi vật chuyển động đều . Trả lời câu
14.15,14.16
Câu : 14.15 : Công của người kéo có thể nhận giá trị nào sau :
A ) A = 972J C ) A = 297J B ) A= 792J D ) Một giá trị khác
Câu 14.16 : Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng
A ) H = 25,56 % C ) H = 45,56 %
B ) H = 35,56 % D ) H = 55,56 %
Câu 14.17 : Một thang máy có khối lượng m = 580kg , được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 125m lên mặt
đất bằng lực căng của một dây cáp do máy thực hiện . Biết hiệu suất của máy là 75% . Công nhỏ
nhất của lực căng thực hiện và công do máy thực hiện có thể nhận giá trị nào sau :
A ) - 725kJ và 966,67kJ
B ) 725kJ và - 966,7 kJ
C ) 725kJ và 966,67kJ
D ) - 725kJ và - 966,67kJ
Câu 14.18 : Hai người cùng kéo một cái thùng nặng
trên mặt sàn nằm ngang bằng các lực F 1 = 200N và F2 = 350N theo hướng chuyển động của vật .
Công tổng cộng khi thùng dịch chuyển quãng đường s = 10m của hai người là bao nhiêu ? Hãy chọn
câu đúng
A ) 5000J B ) 5500J C ) 6000J D ) 6500J

BÀI 15 : CÔNG SUẤT


Câu 15.1 : Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất ?
A ) Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
B ) Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây
C ) Công suất được xác định bằng công thức p =A.t
D ) Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét
Câu 15.2 : Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công suất ? Hãy chọn câu đúng nhất
A ) oát ( W ) C )kilô oát ( kW )
B ) Jun trên giây(J/S) D ) Cả ba đơn vị trên
Câu 15.3 : Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn ? Hãy chọn phương án đúng
A ) So sánh công thực hiện của hai người , ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn
B ) So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn
C ) So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc
khỏe hơn
D ) Các phương án trên đều không chọn được
Câu 15.4 : Hai bạn Nam và Bắc kéo nước từ giếng lên . Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi ; thời gian
kéo gàu nước lên của Bắc chỉ bằng một nữa thời gian của Nam .So sánh công suất trung bình của
Nam và Bắc . Hãy chọn câu đúng
A ) Công suất của Nam lớn hơn vì gàu nước của Nam nặng gấp đôi
B ) Công suất của Bắc lớn hơn vì thời gian kéo của Bắc chỉ bằng một nữa thời gian kéo của Nam
C ) Công suất của Nam và Bắc là như nhau
D ) Không đủ căn cứ để so sánh
Câu 15.5 : Để cày một sào đất , nếu dùng trâu cày
thì mất 2 giờ , nếu dùng máy cày thì mất 20 phút.Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn
hơn
bao nhiêu lần ? Hãy chọn câu đúng
A ) Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 3 lần
B ) Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần
C ) Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 8 lần
D ) Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 10 lần

Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai – ĐT: 0983.065.554 Trang 4


Bài tập Vật lý lớp 8 – HKII

Câu 15.6 : Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 9km/h . Lực kéo là 200N . Công suất của
ngựa có thể nhận giá trị nào sau :
A) = 1500 W C) = 500 W
B) = 1000 W D) = 250 W
Câu 15.7 : Công suất của một người đi bộ là bao nhiêu nếu trong 2 giờ người đó bước đi 1000
bước , mỗi bước cần một công 40J.Hãy chọn câu đúng
A) = 55,55 W C) = 57,55W B) = 56,55 W D) = 59,55W
Câu 15.8 :Một người kéo đều một vật từ giếng sâu 8m lên trong 20 giây. Người ấy phải dùng một
lực F = 180N . Công và công suất của người kéo có thể nhận giá trị nào:
A ) A = 1420 J ; = 71 W
B ) A = 1440 J ; = 72 W
C ) A = 1460 J ; = 73 W
D ) Một cặp giá trị khác
Câu 15.9 : Công suất của ô tô du lịch cỡ 50kW , của ô tô loại trung bình cỡ 200kW . Công do 2 loại
ô tô trên sinh ra trong 2 giờ chạy liên tục là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng
A ) A = 36000 kJ ; = 144000 kW
B ) A = 3600000 kJ ; = 14400000 kW
C ) A = 36 0000kJ ; = 1440000KW
D ) Một cặp giá trị khác
Câu 15.10 : Một tòa nhà cao 10 tầng , mỗi tầng cao 3,4m , có một thang máy chở tối đa 20 người ,
mỗi người có khối lượng trung bình 50kg . Mỗi chuyến lên tầng 10 nếu không
dừng thì mất 1 phút . Hỏi công suất tối thiểu của động cơ thang máy là bao nhiêu ? Hãy chọn câu
đúng
A) = 5000w B) = 5200w C) = 5100w D ) Một giá trị khác
Câu 15.11 : Một con ngựa kéo một xe với lực không đổi là 80N và đi được 4,5 km trong nửa giờ .
Công và công suất trung bình của con ngựa có thể nhận giá trị nào sau :
A ) A = 36000J ; = 20 W
B ) A = 3600000 J ; = 2000 W
C ) A = 360000 J ; = 200 W
D ) A = 360000 J ; = 200 W
Câu 15.12 : Một của máy khi hoạt động với công suất p =1600w thì nâng được vật nặng 70kg lên độ
cao 10m trong 36 giây . Công mà máy thực hiện trong thời gian nâng vật là bao nhiêu ? Hiệu suất
của máy trong quá trình làm việc là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng
A ) A = 5760J ; H = 43,75%
B ) A = 576000J ; H = 43,75%
C ) A = 57600 J ; H = 43,75%
D ) A = 576J ; H = 43,75%
Câu 15.13 : Một dòng nước chảy qua đập ngăn cao 25m xuống dưới , biết rằng lưu lượng dòng nước
là 120m3 /phút , khối lượng riêng của nước là 1000kg/m 3 . Công suất của dòng nước có thể nhận giá
trị nào sau
A) = 500.000W
B) = 500.000kW
C) = 500.000MW
D ) Một giá trị khác
Câu 15.14 : Môt máy bay trực thăng khi cất cánh , động cơ tạo ra một lực phát động 10.500N , sau
90 giây máy bay đạt độ cao 850m . Công suất của động cơ máy bay có thể nhận giá trị nào sau
A) = 9916,67 W C) = 991666,67 W B) = 99166,67 W D ) Một giá trị khác

Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai – ĐT: 0983.065.554 Trang 5


Bài tập Vật lý lớp 8 – HKII

Câu 15.15 :Để kéo vật lên cao 5m người ta dùng một lực tối thiểu 850N . Cũng để thực hiện việc
này người ta dùng một máy tời có công suất p = 1450w và có hiệu suất 70%. Thời gian máy thực
hiện công việc trên là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng
A ) 4,2 giây C ) 420 giây
B ) 42 giây D ) 4200giây
Câu 15.16 : Một máy bơm bơm nước lên cao 5,5m. Trong mỗi giây máy sinh công 7500J . Hỏi máy
hoạt động liên tục trong 1 giờ , thể tích nước mà máy bơm chuyển được lên cao là bao nhiêu ? Hãy
chọn câu đúng
A ) V = 49,9cm3 C )V = 4900,9cm3 B ) V = 490,9cm3 D ) V = 49000,9cm3
Câu 15.17 : Để kéo vật có khối lượng 72kg lên cao 10m người ta dùng máy tời có công suất p
=1580W và hiệu suất 75% .Thời gian máy thực hiện công việc trên có thể nhận giá trị nào sau :
A ) 6,075 giây C ) 607,5giây B ) 60,75 giây D ) 6075 giây
Câu 15.18 : Một máy bơm chạy bằng động cơ điện tiêu thụ công suất 7,5kw .Trong 1 giây máy hút
60 lít nước lên cao 6,5m . Hiệu suất của máy bơm là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng
A ) H = 50% C ) H = 54%
B ) H = 52% D ) Một giá trị khác :

BÀI 16 : CƠ NĂNG
Câu 16.1 : Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ năng ? Hãy chọn câu đúng nhất
A ) Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là Thế năng đàn hồi
B ) Cơ năng phụ thuộc vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn
C ) cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng
D ) các câu A,B,C đều đúng
Câu 16.2 : Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có
thế
năng ?
A ) Viên đạn đang bay
B ) Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất
C ) Hòn bi đang lăn trên mặt đất
D ) Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất
Câu 16.3 : Trong các vật sau , vật nào không có động năng ?
A ) Hòn bi nằm yên trên mặt sàn B ) Hòn bi lăn trên sàn nhà
C ) Máy bay đang bay D )Viên đạn đang bay
Câu 16.4 : Trong cá vật sau , vật nào không có thế năng (so với mặt đất )?
A ) Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà
B ) Chiếc lá đang rơi
C ) Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà
D ) Quả bóng đang bay trên cao
Câu 16.5 : Một lò xo làm bằng thép đang bị nén lại .Lúc này lò xo có cơ năng .Vì sao lò xo có cơ
năng ? Hãy chọn câu đúng
A )Vì lò xo có nhiều vòng xoắn
B ) Vì lò xo có khả năng sinh công
C ) Vì lò xo có khối lượng
D ) Vì lò xo làm bằng thép
Câu 16.6 : Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất
A ) Khối lượng
B ) Trọng lượng riêng
C ) Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất
D ) Khối lượng và vận tốc của vật
Câu 16.7 : Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Hãy chọn câu đúng
A ) Khối lượng
B ) Độ biến dạng của vật đàn hồi
C ) Khối lượng và chất làm vật
D ) Vận tốc của vật

Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai – ĐT: 0983.065.554 Trang 6


Bài tập Vật lý lớp 8 – HKII

Câu 16.8 : Động năng của vật phụ thuộc vào những Yếu tố nào ? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất
A ) Khối lượng
B ) Vận tốc của vật
C ) Khối lượng và chất làm vật
D ) Khối lượng và vận tốc của vật
Câu 16.9 : Trong các trường hợp sau , trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng ?
A ) Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay
B ) Một ô tô đang đỗ trong bến xe
C ) Một máy bay đang bay trên cao
D ) Một ô tô đang chuyển động trên đường
Câu 16.10 : Quan sát một hành khách ngồi trong một toa tàu đang chuyển động .Ý kiến nào sau đây
là đúng ?
A ) Người khách có động năng vì người đó đang chuyển động với toa tàu
B ) Người khách không có thế năng vì người đó đang chuyển động trên mặt đất (toa tàu chuyển động
trên đường ray )
C ) Người khách có cơ năng
D ) Các phát biểu A, B và C đều đúng
Câu 16.11 : Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cái cung ? Đó là
dạng năng lượng nào ? Hãy chọn câu đúng
A ) Nhờ năng lượng của cánh cung , dạng năng lượng đó là Thế năng đàn hồi
B ) Nhờ năng lượng của cánh cung , dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn
C ) Nhờ năng lượng của mũi tên , dạng năng lượng đó là Thế năng đàn hồi
D ) Nhờ năng lượng của mũi tên , dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn
Câu 16.12 : Trong các trường hợp sau đây , trường hợp nào cơ năng của các vật bằng nhau ? Chọn
phương án đúng
A ) Hai vật ở cùng một độ cao so với mặt đất
B ) Hai vật ở các độ cao khác nhau so với mặt đất
C ) Hai vật chuyển động cùng một vận tốc ,cùng một độ cao và có cùng khối lượng
D ) Hai vật chuyển động với các vận tốc khác nhau
lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn
D ) Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại
Câu 16.13: Một lò xo treo vật m1 thì dãn một đoạn x1 ,cùng lò xo ấy khi treo vật m2 thì dãn đoạn
x2 .Biết khối lượng m1 < m2 .Cơ năng của lò xo ở dạng nào ?
Sự so sánh cơ năng của lò xo ở hai trường hợp như thế nào là đúng trong các cách sau :
A ) Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng hấp dẫn .Hai trường hợp có cơ năng bằng nhau .
B ) Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng đàn hồi
C ) Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng đàn hồi .Hai trường hợp có cơ năng bằng nhau .
D ) Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng hấp dẫn .Trường hợp thứ nhất có cơ năng nhỏ hơn .
Sử dụng dữ kiện sau : Một viên bi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng như hình Trả lời câu hỏi
A
16.14 và 16.15
Câu 16.14 : Ở tại vị trí nào hòn bi có thế năng lớn nhất ? Hãy chọn câu đúng
A ) Tai A C ) Tại C
B ) Tại B D ) Tại môt vị trí khác
B C
Câu 16.15 : Ở tại vị trí nào hòn bi có thế động năng lớn nhất ? Hãy chọn câu đúng
A ) Tai A C ) Tại C
B ) Tại B D ) Tại môt vị trí khác
Sử dụng dữ kiện sau :
Quan sát dao đông một con lắc như hình vẽ . Trả lời câu 16.16 và câu 16.17
Câu : 16.16 : Tại vị trí nào thì thế năng hấp dẫn là lớn nhất , nhỏ nhất ?Hãy chọn câu đúng
A ) Tại A là lớn nhất , tại B là nhỏ nhất
B ) Tại B là lớn nhất , tại C là nhỏ nhất
C ) Tại C là lớn nhất , tại B là nhỏ nhất
D ) Tại A và C là lớn nhất , tại B là nhỏ nhất
A C
Câu 16.17 : Tại vị trí nào động năng là lớn nhất , nhỏ nhất ? Hãy chọn câu đúng B
Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai – ĐT: 0983.065.554 Trang 7
Bài tập Vật lý lớp 8 – HKII

A ) Tại A là lớn nhất , tại B là nhỏ nhất


B ) Tại B là lớn nhất , tại A và C là nhỏ nhất
C ) Tại C là lớn nhất , tại B là nhỏ nhất
D ) Tại A và C là lớn nhất , tại B là nhỏ nhất

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM PHẦN II


CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Câu 1: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút)
Một lực F tác dụng vào vật làm vật dịch chuyển quãng đường S theo phương của lực thì công của
lực F được tính bằng công thức:
F S
A= A=
A. S; B. A= F.S; C. F; D. A = F.v.
Câu 2: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút)
Đơn vị của công là:
A. N, J; B. J, N/m; C. J/s, N.m; D. J, N.m.
Câu 3: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút)
Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Khối lượng của vật và quãng đường vật dịch chuyển.
B. Lực tác dụng vào vật và khối lượng của vật.
C. Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực.
D. Quãng đường vật dịch chuyển và vận tốc chuyển động của vật.
Câu 4: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút)
Trường hợp nào sau đây không có công cơ học?
A. Người lực sĩ đang đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng.
B. Đầu tàu đang kéo các toa tàu chuyển động.
C. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo 1 vật lên cao.
D. Con bò đang kéo 1 chiếc xe đi trên đường.
Câu 5: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút)
Trọng lực tác dụng lên 1 vật không thực hiện công cơ học trong trường hợp:
A. Vật được ném lên theo phương thẳng đứng.
B. Vật chuyển động thẳng trên mặt bàn nằm ngang.
C. Vật trượt trên một mặt phẳng nghiêng.
D. Vật rơi từ trên cao xuống.
Câu 6: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút)
Một quả dừa nặng 2,5kg rơi từ trên cây cách mặt đất 800cm. Công của trọng lực là bao nhiêu?
A. 200J; B. 2000J; C. 20J; D. 320J.
Câu 7: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút)
Cách nói nào sau đây là đúng:
A. Trong quá trình học sinh mang cặp sách xuống lầu, trọng lực tác dụng lên cặp sách không
sinh công.
B. Vận động viên cầm lao ném ra, anh ta không thực hiện công đối với cây lao.
C. Khi thả dù rơi xuống với vận tốc không đổi thì lực cản không khí đối với chiếc dù không sinh
công.
D. Khi quả cầu nhỏ lăn trên mặt bàn ngang trơn nhẵn thì trọng lực tác dụng lên quả cầu không
sinh công.
Câu 8: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút)
Đầu tàu hoả kéo toa xe với một lực 4000N làm toa xe đi được 2km. Công lực kéo của đầu tàu là:
A. 8000J; B. 2000J; C. 8000KJ; D. 2000KJ.
Câu 9: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút)
Một hòn bi có khối lượng 50g chuyển động đều với vận tốc 10,8km/h trên một mặt phẳng nhẵn nằm
ngang( coi như không có ma sát và sức cản của không khí). Công của viên bi là bao nhiêu?
A. 540J; B. 150J; C. 0,54J; D. 0J.
Câu 10: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 20, thời gian làm 3 phút)
Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai – ĐT: 0983.065.554 Trang 8
Bài tập Vật lý lớp 8 – HKII

Câu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất của các máy cơ đơn giản:
A. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
B. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lợi bấy nhiêu lần về đường đi.
C. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lợi bấy nhiêu lần về công.
D. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về công.
Câu 11: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 20, thời gian làm 3 phút)

Khi lực tác dụng lên vật tăng n lần nhưng quãng đường dịch chuyển nhờ lực đó giảm n lần thì công
sinh ra thay đổi như thế nào?
Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Công tăng lên n2 lần.
B. Công giảm đi n2 lần.
C. Công tăng lên n lần.
D. Công sinh ra không đổi.
Câu 12: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 20, thời gian làm 3 phút)
Một công nhân chuyển 20 thùng sơn lên độ cao 2,5m bằng một mặt phẳng nghiêng hết 30phút.Biết
rằng trong khi lăn anh ta đó phải bỏ ra công để thắng lực ma sát là 800J. Tính công suất làm việc của
anh công nhân đó, cho biết khối lượng một thùng sơn là 20kg.
A. =55,56W.
B. = 5,56 W.
C. = 6.66W.
D. = 4,44W.
Câu 13: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 20, thời gian làm 3 phút)
Có ba mặt phẳng nghiêng nhẵn như nhau( Hình 14).
So sánh công để đưa một vật m lên độ cao h bằng
ba mặt phẳng nghiêng ta thấy: h
A. A1 > A2 > A3; C. A1 = A2 = A3; 1
B. A1 < A2 < A3; D. Không so sánh được. 2 3

Câu 14: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 20, thời gian làm 3 phút) Hình 14
Trong các trường hợp trên hình 15. Dùng lực kéo F như nhau để nâng vật lên với vận tốc đều như
nhau thì khối lượng của vật ở trường hợp nào lớn nhất( Bỏ qua ma sát giữa dây và ròng rọc, khối
lượng của ròng rọc).
A. Hình a.
B. Hình b.
C. Hình c.
D. Hình d. • • •
F •
• F
• • F
F
• • •

a b d
c
Hình 15
Câu 14: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 21, thời gian làm 3 phút)
Công thức tính công suất là:
A F
P= P=
A. = 10m; B. t ; C. v; D. = d.h.
Câu 15: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 21, thời gian làm 3 phút)
Làm thế nào để so sánh sức mạnh của hai động cơ ?
A. So sánh công máy nào thực hiện lớn hơn, máy đó khoẻ hơn.
B. So sánh thời gian máy nào thực hiện công ít hơn, máy đó khoẻ hơn.
Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai – ĐT: 0983.065.554 Trang 9
Bài tập Vật lý lớp 8 – HKII

C. So sánh công máy nào thực hiện lớn hơn trong nhiều thời gian hơn, máy đó khoẻ hơn.
D. So sánh công máy nào thực hiện lớn hơn trong một đơn vị thời gian, máy đó khoẻ hơn.
Câu 16: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 21, thời gian làm 3 phút)
Một con trâu kéo một xe lúa từ cánh đồng về nhà nặng gấp đôi xe lúa do con ngựa kéo. Nhưng thời
gian con ngựa đi chỉ bằng nửa thời gian con trâu đi trên cùng một quãng đường. Hãy so sánh công
suất của con trâu và con ngựa ?
A. Công suất của con trâu lớn hơn vì xe lúa của trâu nặng gấp đôi.
B. Công suất của con ngựa lớn hơn vì thời gian đi của ngựa chỉ bằng một nửa.
C. Công suất của trâu và ngựa là bằng nhau.
D. Không thể so sánh được.
Câu 17: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 21, thời gian làm 3 phút)
Một máy cày hoạt động trong 30 phút máy đã thực hiện được một công là 1440J. Công suất của máy
cày là:
A. 48W; B. 43200W; C. 800W; D. 48000W.
Câu 18: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 21, thời gian làm 3 phút)
Một con ngựa kéo một cái xe chuyển động đều với vận tốc 9km/h. Lực kéo của ngựa là 270N. Công
suất của ngựa là:
A. 810W; B. 2430W; C. 30W; D. 8748W.
Câu 19: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 22, thời gian làm 3 phút)
Khi nào vật có cơ năng?
A. Khi vật có khả năng nhận một công cơ học.
B. Khi vật có khả năng thực hiện một công cơ học.
C. Khi vật thực hiện được một công cơ học.
D. Cả ba trường hợp nêu trên.
Câu 20: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 22, thời gian làm 3 phút)
Quả táo đang ở trên cây, cơ năng của quả táo thuộc dạng nào?
A. Thế năng đàn hồi; C. Thế năng hấp dẫn;
B. Động năng; D. Thế năng hấp dẫn và động năng.
Câu 21: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 22, thời gian làm 3 phút)
Một hành khách ngồi trên một ôtô đang chuyển động, lấy mặt đất làm mốc tính thế năng thì cơ năng
của hành khách tồn tại ở dạng nào?
A. Động năng và thế năng đàn hồi; C. Động năng;
B. Thế năng hấp dẫn; D. Động năng và thế năng hấp dẫn.
Câu 22: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 22, thời gian làm 3 phút)
Hùng thực hiện được một công 36KJ trong 10 phút. Hiếu thực hiện được một công 42KJ trong thời
gian 14 phút. Ai làm việc khoẻ hơn?
A. Hùng làm việc khoẻ hơn Hiếu; B. Hiếu làm việc khoẻ hơn Hùng.
C. Hai người làm việc khoẻ như nhau. D. Không so sánh được.
Câu 23: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 22, thời gian làm 3 phút)
Vật M ở độ cao h có thế năng 200J. Động năng của vật
tại N và P là:
A. 200J và 0J; B. 100J và 0J; M
C. 200J và 200J; D. 100J và 200J. N
h
h/2

C
Câu 24: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 22, thời gian làm 3 phút)
Một người chạy từ chân dốc tới đỉnh dốc với vận tốc không đổi. trong quá trình chạy của người đó
thì:
A. Thế năng tăng, động năng không đổi; B. Thế năng tăng, động năng giảm;
C. Thế năng và động năng không đổi; D. Thế năng giảm, động năng tăng.
Câu 25: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 22, thời gian làm 3 phút)
Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo 800N. Trong 4 phút công thực hiện được là
480KJ. Vận tốc chuyển động của xe là:

Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai – ĐT: 0983.065.554 Trang 10


Bài tập Vật lý lớp 8 – HKII

A. 2,5m/s; B. 150m/s; C. 0,15m/s; D. 25m/s.


Câu 26: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 22, thời gian làm 3 phút)
Một con bò kéo xe chuyển động với một lực không đổi 120N và đi được 0,5km trong 10 phút. Công
và công suất trung bình của con bò là:
A. 60000J và 6000W; B. 60J và 6W;
C. 240J và 24W; D. 60000J và 100W.
Câu 27: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 22, thời gian làm 3 phút)
Hai vật M và N đang rơi có khối lượng như nhau. So sánh thế năng và động năng của chúng ở cùng
một độ cao ta thấy:
A. Thế năng và động năng của 2 vật như nhau.

B. Thế năng như nhau, động năng của vật M lớn hơn vật N.
C. Thế năng như nhau, động năng của chúng không so sánh được.
D. Thế năng như nhau, động năng của vật M nhỏ hơn vật N.

CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC

Câu 28: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 24, thời gian làm 3 phút)
Điền vào chỗ trống những từ cho đúng ý nghĩa vật lí.
........ là một nhóm các nguyên tử kêt hợp lại.
A. Nguyên tử. B. Phân tử. C. Vật. D. Chất.
Câu 29: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 24, thời gian làm 3 phút)
Chất khí không có hình dạng và thể tích xác định là do trong chất khí:
A. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là yếu hơn chất rắn, các phân tử dao động tương đối tự do
hơn so với trong chất rắn.
B. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là rất yếu, các phân tử chuyển động tự do về mọi phía.
C. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là rất lớn, các phân tử chỉ dao động không ngừng quanh
một vị trí xác định.
D. Tất cả các phương án đưa ra đều sai.
Câu 30: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 24, thời gian làm 3 phút)
Chất lỏng có thể tích xác định, nhưng hình dạng không xác định là do trong chất lỏng:
A. Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là rất lớn, các phân tử chỉ dao động không ngừng quanh
một vị trí xác định.
B. Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là rất yếu, các phân tử dao động tự do về mọi phía.
C. Tất cả các phương án đưa ra đều sai.
D. Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là yếu hơn chất răn, các phân tử dao động tương đối tự do
hơn so với trong chất rắn.
Câu 31: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 24, thời gian làm 3 phút)
Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Câu giải thích
nào sau đây là đúng?
A. Vì khuấy nhiều nước và đường cùng nóng lên.
B. Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
C. Một cách giải thích khác.
D. Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng.
Câu 32: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút)
Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào
sau đây?
A. 200cm3 B. 100cm3. C. Nhỏ hơn 200cm3 D. Lớn hơn 200cm3
Câu 33: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút)
Trộn lẫn một lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và
khối lượng m2. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là m < m1 + m2
B. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V > V1 + V2

Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai – ĐT: 0983.065.554 Trang 11


Bài tập Vật lý lớp 8 – HKII

C. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V < V1 + V2


D. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V = V1 + V2
Câu 34: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất?
A. Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách.
B. Các phát biểu nêu ra đều đúng.
C. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử.
D. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
Câu 35: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút)
Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ:
A. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa.
B. Các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động.
C. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.
D. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước.
Câu 36: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút)
Chọn câu sai. Chuyển động nhiệt của các phân tử của một chất khí có các tính chất sau:
A. Các vận tốc của các phân tử có thể rất khác nhau về độ lớn.
B. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn.
C. Sau mỗi va chạm độ lớn vận tốc của các phân tử không thay đổi.
D. Khi chuyển động các phân tử va chạm nhau.
Câu 37: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút)
Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi:
A. Khi giảm nhiệt độ của khối khí. B. Khi tăng nhiệt độ của khối khí.
C. Khi cho khối khí dãn nở. D. Khi tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.
Câu 38: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút)
Chọn câu trả lời đúng. Chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật được
gọi là chuyển động nhiệt bởi vì:
A. Vật có nhiệt lượng càng nhiều thì các hạt chuyển động càng mạnh mẽ.
B. Phải nung nóng vật thì các hạt mới chuyển động.
C. Chuyển động của các phân tử, nguyên tử liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ của vật.
D. Chuyển động này là đối tượng nghiên cứu của Nhiệt học.
Câu 39: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút)
Điều kiện để hiện tượng khuếch tán xảy ra trong một chất khí là:
A. Khối khí được nung nóng. B. Vận tốc các phân tử khí không như nhau.
C. Nồng độ phân tử trong khối khí không đồng đều. D. Có sự chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.
Câu 40: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút)
Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại
lượng nào sau đây tăng lên?
A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật.
C. Nhiệt độ của vật. D. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật.
Câu 41: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút)
Khi hơi nước ngưng tụ thành nước ở thể lỏng, thể tích giảm. Nguyên nhân nào giải thích được hiện
tượng xảy ra?
A. Kích thước của phân tử giảm. B. Cách sắp xếp các phân tử thay đổi.
C. Do tất cả các nguyên nhân đưa ra. D. Khoảng cách giữa các phân tử giảm.
Câu 42: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút)
Nung nóng một miếng sắt rồi thả vào cốc nước lạnh, nhiệt năng của chúng thay đổi thế nào? Đây là
sự thực hiện công hay truyền nhiệt? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
A. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự thực hiện công.
B. Nhiệt năng của miếng sắt và của nước đều tăng. Không có sự truyền nhiệt.
C. Nhiệt năng của miếng sắt tăng, nhiệt năng của nước giảm. Đây là sự thực hiện công.
D. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.
Câu 43: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút).Chọn câu sai.
A. Khi thực hiện một công lên miếng sắt, nhiệt năng của nó tăng.

Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai – ĐT: 0983.065.554 Trang 12


Bài tập Vật lý lớp 8 – HKII

B. Một chất khí thực hiện một công thì nhiệt năng của chất khí giảm.
C. Nhiệt năng, công và nhiệt lượng hoàn toàn giống nhau nên chúng có chung đơn vị là Jun (J).
D. Một hệ cô lập gồm hai vật nóng, lạnh tiếp xúc nhau, nhiệt lượng sẽ truyền từ vật nóng sang vật
lạnh.
Câu 44: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật?
A. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
B. Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
C. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng.
D. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Câu 45: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút)
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?
A. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng
lượng riêng của vật cũng tăng.
B. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng
lượng riêng của vật cũng tăng.
C. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng tăng.
D. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì thể tích của vật cũng tăng.
Câu 46: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút)
Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật
không tăng? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Khối lượng.
B. Thể tích.
C. Nhiệt năng.
D. Nhiệt độ.
Câu 47: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút)
Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 900C vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng
(khoảng 240C), nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi thế nào? Chọn câu trả lời đúng
trong các câu sau đây:
A. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.
B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.
C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
D. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm.
Câu 48: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút)
Chọn câu đúng. Nung nóng một cục sắt rồi thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi.
Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
A. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
B. Từ cơ năng sang cơ năng.
C. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.
Câu 49: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút)
Chọn câu trả lời đúng. Khi nhiệt độ của một vật tăng lên thì:
A. Thế năng của các phân tử cấu tạo lên vật tăng.
B. Động năng của các phân tử cấu tạo lên vật tăng.
C. Động năng của các phân tử cấu tạo lên vật giảm.
D. Nội năng của vật giảm.
Câu 50: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút)
Khi để bầu nhiệt kế vào luồng khí phun mạnh ra từ một quả bóng thì mực thủy ngân trong nhiệt kế
sẽ thay đổi thế nào? Chọn phương án đúng.
A. Không thay đổi.
B. Lúc đầu dâng lên sau đó sẽ tụt xuống.
C. Dâng lên.
D. Tụt xuống.
Câu 51: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút)

Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai – ĐT: 0983.065.554 Trang 13


Bài tập Vật lý lớp 8 – HKII

Dùng cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho đúng ý nghĩa vật lí:
.......... có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
A. Dẫn nhiệt. B. Bức xạ nhiệt. C. Đối lưu. D. Nhiệt năng.
Câu 52: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút)
Cho các chất sau: gỗ, nước, thép, thủy tinh, nhôm, bạc. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả
năng dẫn nhiệt theo quy luật giảm dần?
A. Bạc - nhôm - thép - thủy tinh - nước - gỗ.
B. Bạc - thủy tinh - nhôm - thép - nước - gỗ.
C. Bạc - nhôm - gỗ - thép - thủy tinh - nước.
D. Bạc - thép - thủy tinh - nhôm - nước - gỗ.
Câu 53: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút)
Vì lí do gì mà khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm
nhôm chóng sôi hơn? Chọn phương án trả lời đúng.
A. Vì nhôm mỏng hơn.
B. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.
C. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.
D. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
Câu 54: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút)
Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sành sứ? Chọn câu trả lời
đúng nhất.
A. Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ vì đó đều là những chất truyền nhiệt rất
tốt.
B. Một lí do khác.
C. Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ để dễ rửa.
D. Nồi, xoong dùng để nấu nên làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt. Bát, đĩa làm bằng sánh sứ
để hạn
Câu 55: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút)
Chọn câu trả lời chính xác nhất. Ở vùng khí hậu lạnh, người ta hay làm cửa sổ có hai hay ba lớp
kính. Vì sao?
A. Đề phòng một lớp kính bị vỡ còn lớp kính kia.
B. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.
C. Để tăng thêm bề dày của kính.
D. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
Câu 56: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút)
Một bàn gỗ và một bàn nhôm cùng một nhiệt độ. Khi ta sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn
nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Giải thích tại sao?
A. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta bị mất nhiệt năng nhiều hơn khi ta sờ bàn
gỗ.
B. Tay ta làm nhiệt độ mặt bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ mặt bàn gỗ tăng lên.
C. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.
D. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn, nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.
Câu 57: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút)
Trong các tính huống sau đây, tính huống nào cốc sẽ bị nứt?
A. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh có thành dầy.
B. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh trong đó đã để sẵn một thìa bằng bạc (hoặc nhôm).
C. Rót nước sôi đột ngột vào một cốc bằng nhôm.
D. Rót nước sôi từ từ vào cốc thủy tinh có thành mỏng.
Câu 58: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút)
Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ cho ta được ấm.
A. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.
B. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.
C. Khi ta vận động, các sợi bông cọ sát nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.
D. Vì bông xốp nên bên trong áo bông có chứa không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế

Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai – ĐT: 0983.065.554 Trang 14


Bài tập Vật lý lớp 8 – HKII

sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.


Câu 59: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 30, thời gian làm 3 phút)
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không là gì?
A. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: bức xạ nhiệt; Chân không: đối lưu.
B. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt.
C. Chất rắn: bức xạ nhiệt; Chất lỏng: dẫn nhiệt; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt.
D. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: dẫn nhiệt; Chân không: bức xạ nhiệt.
Câu 60: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 30, thời gian làm 3 phút)
Hãy quan sát và cho biết tác dụng của bóng đèn dầu là gì?
A.Để tăng cường độ sáng. B. Để tăng cường sự truyền nhiệt.
C. Để tăng cường sự đối lưu, duy trì sự cháy và che gió. D. Để che gió.
Câu 61: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 30, thời gian làm 3 phút)
Vì sao trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao? Câu trả lời nào sau
đây là đúng nhất.
A. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.
B. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
C. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.
D. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt.
Câu 62: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 30, thời gian làm 3 phút)
Đứng gần một ngọn lửa trại hoặc một lò sưởi, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến
ta bằng cách nào?
A. Sự bức xạ nhiệt. B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
C. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt. D. Sự đối lưu.
Câu 63: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 30, thời gian làm 3 phút)
Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật.
A. Vật có bề mặt sần sùim, sáng màu. B. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.
C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu. D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.
Câu 64: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 30, thời gian làm 3 phút)
Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí
do nào sau đây là đúng?
A. Do hiện tượng truyền nhiệt. B. Do hiện tượng dẫn nhiệt.
C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt. D. Do hiện tượng đối lưu.
Câu 65: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 30, thời gian làm 3 phút)
Hãy quan sát chiếc đèn lồng mà các em thường chơi trong dịp trung thu và cho biết chiếc đèn có thể
quay được nhờ vào hiện tượng gì về mặt nhiệt học?
A. Bức xạ nhiệt. B. Đối lưu và sự thực hiện công.
C. Truyền nhiệt. D. Thực hiện công.
Câu 66: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 30, thời gian làm 3 phút)
Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng
được.
C. Vì trong chất rắn không có sự chuyển động của các phân tử.
D. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
Câu 67: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 31, thời gian làm 3 phút)
Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A: Nhiệt năng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và
không phụ thuộc vào chất làm nên vật.
B: Công thức tính nhiệt lượng là: Q = mc∆t
C: Đơn vị của nhiệt năng, nhiệt lượng đều là jun (J).
D: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết lượng nhiệt cần thiết làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1 0C.
Câu 68: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 31, thời gian làm 3 phút)
Nhiệt lượng mà cơ thể ta hấp thụ khi uống một lượng nước có khối lượng nước là 180gam ở nhiệt độ
54,60C là bao nhiêu? Cho nhiệt độ cơ thể người là 36,60C và nhiệt dung riêng của nước là c =
Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai – ĐT: 0983.065.554 Trang 15
Bài tập Vật lý lớp 8 – HKII

4200J/kg.độ. Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. Một kết quả khác. B. Q = 1512kJ. C. Q = 151,2kJ. D. Q = 15,12kJ.
Câu 69: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 31, thời gian làm 3 phút)
Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Để đun nóng 100g nước tăng lên 10C, ta cần cung cấp
nhiệt lượng bằng:
A. 420J. B. 42J. C. 4200J. D. 420kJ.
Câu 70: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 31, thời gian làm 3 phút)
Người ta cung cấp cho 5lít nước một nhiệt lượng là Q = 600kJ. Cho nhiệt dung riêng của nước là C
= 4190J/kg.độ. Hỏi nước sẽ nóng thêm bao nhiêu độ?
A. Nóng thêm 30,70C. B. Nóng thêm 34,70C.
0
C. Nóng thêm 28,7 C. D. Nóng thêm 32,70C.
Câu 71: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 31, thời gian làm 3 phút)
Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C là bao nhiêu? Chọn kết quả
đúng trong các kết quả sau:
A. Q = 57000kJ. B. Q = 5700J. C. Q = 5700kJ. D. Q = 57000J.
Câu 72: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 32, thời gian làm 3 phút)
Chọn câu trả lời đúng. Khi chỉ có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì theo nguyên lí truyền nhiệt:
A. Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
B. Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
C. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
D. Tất cả các phát biểu đều đúng.
Câu 73: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 32, thời gian làm 3 phút)
Cùng được cung câp nhiệt lượng như nhau, trong các vật cùng khối lượng làm bằng các chất sau
đây: nước, đồng, chì, nhôm vật nào tăng nhiệt độ nhiều hơn? Chọn thứ tự đúng từ nhỏ đến lớn.
A. Nước - chì - nhôm - đồng. B. Nhôm - nước - đồng - chì.
C. Nước - nhôm - đồng - chì. D. Nước - đồng - nhôm - chì.
Câu 74: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 32, thời gian làm 3 phút)
Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh
nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên bằng cách chọn câu trả lời đúng các câu trả lời sau
đây:
A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.
B. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì.
C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.
D. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.
Câu 75: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 32, thời gian làm 3 phút)
Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,2kg đã được nung nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C.
Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 270C. Coi như chỉ có một quả cầu và nước
trao đổi nhiệt độ với nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước là: c1 = 880J/kg.K và c2 =
4200J/kg.K. Nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. Q = 128480kJ. B. Q = 128480J. C. Q = 12848kJ. D. Q = 12848J.
Câu 76: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 32, thời gian làm 5 phút)
Một học sinh thả 300g chì ở 1000C vào 250g nước ở 58,50C làm cho nước nóng tới 600C. Nhiệt độ
của chì ngay khi có cân bằng nhiệt có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. 58,250C B. 600C C. Một giá trị khác. D. 58,50C
Câu 77: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 32, thời gian làm 5 phút)
Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 800C xuống
200C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ? Chọn
kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. Q = 11400J; Δt = 54,30C. B. Q = 11400J; Δt = 5,430C.
C. Q = 114000J; Δt = 5,430C. D. Q = 1140J; Δt = 5,430C.
Câu 78: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 32, thời gian làm 5 phút)
Muốn có 100lít nước ở nhiệt độ 350C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước
ở nhiệt độ 150C? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:

Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai – ĐT: 0983.065.554 Trang 16


Bài tập Vật lý lớp 8 – HKII

A. V = 2,35lít. B. V = 23,5lít. C. V = 0,235lít. D. Một kết quả khác.


Câu 79: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 32, thời gian làm 5 phút)
Pha một lượng nước ở 800C vào bình chưa 9 lít nước đang có nhiệt độ 220C. Nhiệt độ cuối cùng khi
có sự cân bằng nhiệt là 360C. Hỏi lượng nước đã pha thêm vào bình là bao nhiêu? Chọn kết quả
đúng trong các kết quả sau:
A. Một giá trị khác. B. m = 2,86g. C. m = 2,86kg. D. m = 28,6kg.
Câu 80: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 32, thời gian làm 5 phút)
Thả một quả cầu bằng thép có khối lượng 1,5kg ở nhiệt độ 600C vào chậu chứa 2kg nước ở nhiệt độ
200C. Tìm nhiệt độ của nước và quả cầu khi đã cân bằng nhiệt. Giả sử có sự trao đổi nhiệt giữa quả
cầu và nước. Cho cnước = 4200J/kg.K và cthép = 460J/kg.K.
A. 230C B. 200C C. 600C D. 400C

Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai – ĐT: 0983.065.554 Trang 17

You might also like