You are on page 1of 23

CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

Bài 12: Sự biến đổi chất

I. Hiện tượng vật lý

- Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban
đầu.

- Ví dụ:

+ Nước đá để chảy thành nước lỏng, đun sôi nước chuyển thành hơi nước và
ngược lại. Quá trình này có sự thay đổi về trạng thái của nước từ rắn – lỏng –
khí, nước vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

Hình 1: Nước biến đổi từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể hơi và
ngược lại.

+ Hòa tan muối ăn dạng hạt vào nước, được dung dịch trong suốt. Không
nhìn thấy hạt muối nhưng nếm có vị mặn. Cô cạn dung dịch, những hạt muối
ăn xuất hiện trở lại. Trong quá trình trên, muối ăn vẫn giữ nguyên là chất ban
đầu.

II. Hiện tượng hóa học

- Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.

- Ví dụ:
+ Đun nóng đáy ống nghiệm đựng đường. Đường trắng chuyển dần thành
chất màu đen là than, đồng thời có những giọt nước ngưng tụ trên thành ống
nghiệm. Đây là hiện tượng hóa học vì đường bị biến đổi thành 2 chất khác là
than và nước.

Hình 2: Thí nghiệm đun nóng đường

+ Lưu huỳnh cháy trong không khí là hiện tượng hóa học. Do lưu huỳnh cháy
trong không khí tạo ra chất khí có mùi hắc (khí lưu huỳnh đioxit).

Hình 3: Lưu huỳnh cháy trong không khí

1. Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí
là :
Hiện tượng hóa học có sự xuất hiện chất mới ; hiện tượng vật lí vẫn giữ
nguyên chất ban đầu (nghĩa là chỉ thay đổi về hình dạng, trạng thái….).

2.
- Hiện tượng hóa học (a) và (c) vì :

Câu a: lưu huỳnh cháy → khí lưu huỳnh đioxit : có sự tạo thành chất mới

Câu c: canxi cacbonat → hai chất khác : có sự tạo thành chất mới

- Hiện tượng vật lí (b) và (d) vì thủy tinh và cồn vẫn giữ nguyên chất ban
đầu. Thủy tinh chỉ thay đổi trạng thái từ thủy tinh rắn thành thủy tinh nóng
chảy. Cồn trong lọ kín không có sự thay đổi gì.

3.
Hiện tượng vật lý diễn ra ở giai đoạn nến chảy lỏng thấm vào bấc và giai
đoạn nến lỏng chuyển thành hơi, trong giai đoạn này nếu (chất paraffin)
chỉ biến đổi về trạng thái.

Hiện tượng hóa học diễn ra ở giai đoạn nến cháy trong không khí, khi đó
chất parafin đã biến đổi thành chất khác.

Parafin + Oxi → Khí cacbon đioxit + Nước.

BÀI 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

I. Định nghĩa

- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

+ Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất
tham gia).

+ Chất mới sinh ra là chất sản phẩm.

- Cách ghi phương trình hóa học dạng phương trình chữ:

Tên các chất phản ứng → tên sản phẩm

Ví dụ: Natri + nước → Natri hiđroxit + hiđro


Đọc là: Natri tác dụng với nước tạo thành natri hiđroxit và khí hiđro.

- Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản
phẩm tăng dần.

II. Diễn biến của phản ứng hóa học

- Xét sự tạo thành phân tử nước từ oxi và hiđro.

Hình 1: Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi
tạo ra nước

- Nhận xét:

+ Trước phản ứng, 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau, 2 nguyên tử hiđro liên
kết với nhau.

+ Sau phản ứng, một nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hiđro.

+ Trong quá trình phản ứng, liên kết giữa 2 nguyên tử hiđro và liên kết giữa 2
nguyên tủ oxi bị đứt gãy.

- Kết luận: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay
đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Kết quả là chất này
biến đổi thành chất khác.
- Lưu ý: Nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng
nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử nguyên tố khác.

III. Phản ứng hóa học xảy ra khi nào?

- Phản ứng hóa học xảy ra khi các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau. Bề
mặt tiếp xúc càng lớn, phản ứng xảy ra càng nhanh.

Ví dụ: Phản ứng sắt và lưu huỳnh, sử dụng sắt và lưu huỳnh ở dạng bột giúp
phản ứng xảy ra nhanh hơn.

Hình 2: Phản ứng giữa sắt và lưu huỳnh

- Một số phản ứng cần đun nóng đến một nhiệt độ nào đó, một số phản ứng
thì không cần đun nóng, nhưng có phản ứng cần đun liên tục trong suốt thời
gian phản ứng.

Ví dụ:

+ Phản ứng giữa lưu huỳnh và sắt chỉ cần đun nóng lúc đầu để khơi mào.

+ Phản ứng phân hủy đường cần đun nóng liên tục trong suốt thời gian phản
ứng.

+ Phản ứng giữa kẽm và axit clohiđric xảy ra mà không cần đun nóng.
Hình 3: Kẽm phản ứng với axit clohđric

- Một số phản ứng cần chất xúc tác. Chất xúc tác là chất kích thích cho phản
ứng xảy ra nhanh hơn nhưng không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.

Hình 4: Nhiệt phân KClO3 với xúc tác là MnO2

IV. Cách nhận biết phản ứng hóa học xảy ra

Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra:

- Có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng (kết tủa, bay hơi,
chuyển màu,…).

Ví dụ: CuSO4 phản ứng với NaOH xuất hiện kết tủa xanh.
Hình 5: CuSO4 phản ứng với NaOH

- Sự tỏa nhiệt và phát sáng.

Ví dụ: Phản ứng cháy của cây nến

1. a) Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
b) Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng. Chất mới
sinh ra là sản phẩm.

c) Trong quá trình phản ứng, lượng chất tham gia giảm dần, lượng sản
phẩm tăng dần.

2.
a) Khi chất phản ứng chính là phân tử phản ứng vì hạt hợp thành hầu hết
từ các chất là phân tử mà phân tử thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của
chất. Đơn chất kim loại có hạt hợp thành là nguyên tử, nên nguyên tử
tham gia phản ứng (tạo ra liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác).

b) Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm
cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Kết quả là chất này biến đổi
thành chất khác.

c) Hình 2.5 là sơ đồ tương trưng cho phản ứng hóa học giữa khí hiđro và
khí oxi tạo ra nước: số nguyên tử của mỗi nguyên tố vẫn giữ nguyên trước
và sau phản ứng. Số nguyên tử H là 4 và số nguyên tử oxi là 2.

3.
Phương trình chữ của phản ứng:

Parafin + Oxi → Cacbon đioxit + Nước

Chất phản ứng: parafin và khí oxi

Sản phẩm: nước và khí cacbon đioxit

4.
(1) rắn.

(2) hơi.

(3) phân tử.

(4) phân tử.

5. Phương trình chữ của phản ứng:


Axit clohiđric + Canxi cacbonat → Canxi clorua + Nước + khí cacbon đioxit.

Chất tham gia axit clohiđric và canxi cacbonat.

Sản phẩm: canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit.

Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra: sủi bọt khí.

6.
a) Đập vừa nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xúc của than với khí oxi, dùng
que lửa châm để nâng nhiệt độ của than, quạt mạnh để thay đổi không khí,
thêm đủ khí oxi. Khi than bén cháy là có phản ứng hóa học xảy ra.

b) Phương trình chữ của phản ứng:

Than + oxi t → Cacbon đioxit.


o

BÀI 14: BÀI THỰC HÀNH 3


1.
Hiện tượng:

Ống nghiệm 1: Chất rắn tan hết tạo thành dung dịch màu tím.

Ống nghiệm 2: Tàn đóm đỏ bùng cháy. Hòa vào nước chất rắn còn lại một
phần không tan hết.

Giải thích:

Ống 1: Thuộc hiện tượng vật lí vì không có sự biến đổi về chất.

Ống 2: Thuộc hiện tượng hóa học vì có chất mới sinh ra (khí oxi làm cho
tàn đóm bùng cháy, chất không tan hết là manganđioxit).

2.
Hiện tượng TN2.a

    + Ống nghiệm 1: không có hiện tượng gì

    + Ống nghiệm 2: thấy nước vôi trong vẩn đục

Giải thích :

    + Ống 1: không có phản ứng hóa học xảy ra

    + Ống 2: Đã xảy ra phản ứng vì xuất hiện chất mới làm đục nước vôi
trong là canxicacbonat

Phương trình bằng chữ :

Canxi hidroxit (nước vôi trong) + cacbon đioxit (hơi thở)→ Canxi cacbonat
+ nước

Hiện tượng TN2.b

- Nhỏ Na2CO3:

       + Ống 1: Không có hiện tượng gì.

       + Ống 2: Xuất hiện kết tủa trắng.


Giải thích:

       + Ống 1: Không có phản ứng hóa học xảy ra.

       + Ống 2: Đã xảy ra phản ứng hóa học vì xuất hiện chất mới.

Phương trình chữ:

Canxi hiđroxit + Natricacbonat → Canxi cacbonat + Natri hiđroxit.

BÀI 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG


I. Định luật bảo toàn khối lượng

- Do 2 nhà khoa học Lô-mô-nô-xốp (người Nga, 1711-1765) và La-voa-diê


(người Pháp, 1743-1794) tiến hành độc lập với nhau phát hiện ra.

- Nội dung định luật:

“Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng
tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng”

Hình 1: Phản ứng hóa học trong cốc trên đĩa cân

- Giải thích định luật:

Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử.
Sự thay đổi này chỉ liên quan đến số electron. Còn số nguyên tử của mỗi
nguyên tố được giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi, vì
vậy, tổng khối lượng các chất được bảo toàn.

II. Áp dụng định luật

- Cách áp dụng:

+ Để áp dụng, ta viết nội dung định luật thành công thức. Giả sử có phản
ứng:

A+B→C+D

Khi đó, công thức về khối lượng được viết như sau:

mA + mB = mC + mD

Trong đó: mA; mB; mC; mD là khối lượng của mỗi chất.

⇒ Hệ quả: Trong một phản ứng có n chất, kể cả chất phản ứng và sản
phẩm, nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì tính được khối lượng của
chất còn lại.

- Ví dụ minh họa: Cho 4 gam NaOH tác dụng với 8 gam CuSO 4 tạo ra 4,9
gam Cu(OH)2 kết tủa và Na2SO4. Tính khối lượng Na2SO4?

Hướng dẫn:

Chất tham gia phản ứng: NaOH và CuSO4.

Chất sản phẩm: Cu(OH)2 và Na2SO4.

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:


mNaOH + mCuSO4 = mCu(OH)2 + mNa2SO4mNaOH + mCuSO4 = mCu(OH)2 + 
mNa2SO4
⇒mNa2SO4 =4+8−4,9=7,1g.
1. a) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng: " Trong một phản ứng hóa
học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất
phản ứng ".

b) Một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng được bảo toàn vì trong phản
ứng hóa học nguyên tử được bảo toàn, không mất đi.

2. Phương trình chữ của phản ứng:


Natri sunfat + Bari clorua → Bari sunfat + Natri clorua

Theo định luật bảo toàn khối lượng

mBaCl  + mNa SO  = mBaSO  + mNaCl 


2 2 4 4

⇒ mBaCl  = mBaSO  + mNaCl - mNa SO  = 23,3 + 11,7 - 14,2 = 20,8g.


2 4 2 4

3.
a) mMg + mO  = mMgO. 2

b) mO = mMgO – mMg = 15 - 9 = 6(g).


2

BÀI 16: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC


I. Lập phương trình hóa học

1. Phương trình hóa học

-  Phương trình hóa học biểu diễn ngắn ngọn phản ứng hóa học.

- Ví dụ:
+ Phương trình chữ của phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra
nước là:

Khí hiđro + khí oxi → nước

+ Thay tên các chất bằng công thức hóa học được sơ đồ của phản ứng:

H2 + O2  H2O

+ Ở hình 1: Nếu theo sơ đồ phản ứng: H2 + O2  H2O thì:

Vế trái có 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

Vế phải có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O

⇒ Vế trái có khối lượng lớn hơn vì hơn 1 nguyên tử O

+ Ở hình 2: Nếu vế trái nhiều hơn 1 nguyên tử O thì ta thêm hệ số 2 trước


vế phải, lúc này:

Vế trái có 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

Vế phải có 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

⇒ Vế phải có khối lượng lớn hơn, do hơn 2 nguyên tử H

+ Ở hình 3: ta thêm hệ số 2 vào trước H2 và H2O


Vế trái có 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

Vế phải có 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

 ⇒ Khối lượng của 2 vế bằng nhau, số nguyên tử của mỗi nguyên tố đã


bằng nhau

+ Phương trình hóa học của phản ứng viết như sau: 

2H2 + O2 → 2H2O

2. Các bước lập phương trình hóa học

- Xét phản ứng giữa canxi với nước tạo thành canxi hiđroxit. Lập phương
trình hóa học.

+  Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng:

Ca + H2O  −−−→−−−→ Ca(OH)2 + H2
+  Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố

Bên phải số nguyên tử O là 2, nguyên tử H là 4, còn ở vế bên trái trong


phân tử nước số nguyên tử O là 1, nguyên tử H là 2. Tức là số nguyên tử O,
H ở vế phải gấp 2 lần vế trái

Do vậy cần thêm hệ số 2 vào trước phân tử nước ở vế trái.

Sau khi thêm hệ số ta thấy số nguyên tử Ca, O, H ở 2 vế bằng nhau.

+  Bước 3: Viết phương trình hóa học:

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Lưu ý:
- Hệ số viết cao bằng kí hiệu hóa học.

- Nếu trong công thức hóa học có nhóm nguyên tử thì coi cả nhóm như
một đơn vị để cân bằng. Tức là, trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử
phải bằng nhau.

II. Ý nghĩa của phương trình hóa học

- Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các
chất trong phản ứng. Tỉ lệ này đúng bằng tỉ số hệ số các chất trong
phương trình.

- Ví dụ: Xét phản ứng:

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Ta có, tỉ lệ số nguyên tử Ca : số phân tử H 2O : số phân tử Ca(OH)2 : số phân


tử H2 = 1 : 2 : 1 : 1.

Hiểu là cứ 1 nguyên tử Ca sẽ tác dụng với 2 phân tử H 2O tạo ra 1 phân tử


Ca(OH)2 và giải phóng 1 phân tử H2.

1. a) Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học, gồm
công thức hóa học của chất phản ứng và sản phẩm phản ứng.

b) Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học là chưa có hệ số
thích hợp, tức là chưa cân bằng nguyên tử. Tuy nhiên có một số trường
hợp thì sơ đồ cũng là phương trình hóa học.

c) Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các
chất trong phản ứng cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

2.

Phương trình hóa học của phản ứng :


a) 4Na + O2 → 2Na2O

Số nguyên tử Na : số phân tử oxi : số phân tử Na2O là 4 : 1 : 2

b) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Số phân tử P2O5 : số phân tử H2O : số phân tử H3PO4 là 1 : 3 :2

3.
Phương trình hóa học của phản ứng:

a) 2HgO → 2Hg + O2.

Số phân tử HgO : số nguyên tử Hg : số phân tử O 2 là 2 : 2 :1.

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O.

Số phân tử Fe(OH)3 : số phân tử Fe2O3 : số phân tử H2O là 2 : 1 : 3.

4.
a) Phương trình hóa học của phản ứng:

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl.

b) Số phân tử Na2CO3 : số phân tử CaCl2  = 1 : 1

Số phân tử CaCO3 : số phân tử NaCl = 1 : 2

Số phân tử Na2CO3 : số phân tử NaCl = 1 : 2

Số phân tử CaCl2  : Số phân tử CaCO3 = 1 : 1

5.
a) Phương trình hóa học của phản ứng:

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

b) Số nguyên tử Mg : số phân tử H2SO4 = 1:1


Số nguyên tử Mg : số phân tử MgSO4 = 1:1

Số nguyên tử Mg : số phân tử H2 = 1:1.

6.
a) Phương trình hóa học của phản ứng : 4P + 5O2 → 2P2O5.

b) Số nguyên tử P : số phân tử oxi : số phân tử P2O5 là 4 : 5 : 2.

=> Số nguyên tử P : số phân tử oxi = 4:5

Số nguyên tử P : số phân tử P2O5 = 4:2 = 2:1

7.
Phương trình hóa học của phản ứng:

a) 2Cu + O2 → 2CuO

b) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

c) CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O.

BÀI 17: LUYỆN TẬP 3

1. Phản ứng hóa học

- Hiện tượng hóa học là có sự biến đổi chất này thành chất khác. Quá trình
biến đổi như trên được gọi là phương trình hóa học.

- Trong phản ứng hóa học:

+ Chỉ diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử biến
đổi, kết quả là chất biến đổi.

+ Số nguyên tử mỗi nguyên tố được giữ nguyên trước và sau phản ứng.
- Xét phương trình dạng:

A+B→C+D

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mA + mB = mC + mD

⇒ Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng tính được khối lượng của một
chất khi biết khối lượng của các chất còn lại.

2. Phương trình hóa học

- Phương trình hóa học gồm công thức hóa học của các chất trong phản
ứng với hệ số thích hợp sao cho số nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai bên
đều bằng nhau.

- Để lập phương trình hóa học, ta phải cân bằng số nguyên tử của mỗi
nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.

Thí dụ: Lập phương trình hóa học của phản ứng giữa Fe và HCl.

Bước 1: Lập sơ đồ phản ứng

Fe + HCl  FeCl2 + H2↑

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố

Nhận thấy, ở mỗi vế đều có 1 nguyên tử sắt và sau phản ứng có 2 Cl trong
phân tử FeCl2, 2 H trong phân tử H2; còn trước phản ứng có 1H, 1Cl trong
phân tử HCl ⇒ chỉ cần điền số 2 trước HCl.

Bước 3: Viết phương trình hóa học

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑


- Từ phương trình hóa học, ta rút ra được tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử
giữa các chất chất trong phản ứng, tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số trước
công thức hóa học mỗi chất.

1. a) Chất tham gia: khí nitơ, khí hiđro.


Chất tạo thành: khí amoniac.

b) Trước phản ứng hai nguyên tử H liên kết với nhau, hai nguyên tử nitơ
cũng vậy. Sau phản ứng có 3 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử N.

Phân tử hiđro và phân tử nitơ biến đổi phân tử ammoniac được tạo
thành.

c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng số
nguyên tử H là 6 và số nguyên tử N là 2.

2. Đáp án D.
3.
a) mCaCO  = mCaO + mCO
3 2

b) Khối lượng của CaCO3 đã phản ứng:

140 + 110 = 250 kg

Tỉ lệ phần trăm khối lượng CaCO3 chứa trong đá vôi:

4. a) Phương trình hóa học của phản ứng:


C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O.

b) Số phân tử C2H4 : số phân tử oxi là 1 : 3

Số phân tử C2H4 : số phân tử cacbon đioxit = 1: 2


5. a) 

Ta có x.III = y.II ⇒   ⇒ Al2(SO4)3

b) Phương trình hóa học : 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

Tỉ lệ số nguyên tử của cặp đơn chất kim loại là số nguyên tử Al : số


nguyên tử Cu = 2 : 3.

Tỉ lệ số phân tử của cặp hợp chất là số phân tử CuSO4 : số phân tử


Al2(SO4)3 = 3:1

BÀI 18: MOL

I. Mol là gì?

- Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

- Con số 6.1023 được gọi là số Avogađro, kí hiệu là N.

- Ví dụ:

+ Một mol nguyên tử sắt là một lượng sắt có chứa 6.1023 nguyên tử Fe.

Hay có thể nói: Một mol nguyên tử sắt là một lượng sắt có chứa N nguyên
tử Fe.

+ Một mol phân tử nước là một lượng nước có chứa 6.1023 phân tử H2O.

Hay có thể nói: Một mol phân tử nước là một lượng nước có chứa N phân
tử H2O.
II. Khối lượng mol

- Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam
của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

- Khối lượng mol có cùng số trị với nguyên tử khối hay phân tử khối của
chất đó.

- Ví dụ:

+ Khối lượng mol nguyên tử hiđro: MH = 1 g/mol

+ Khối lượng mol nguyên tử oxi: MO = 16 g/ mol

+ Khối lượng mol phân tử oxi: MO2=32g/molMO2=32  g/mol


+ Khối lượng mol phân tử nước: MH2O=18g/molMH2O=18  g/mol
III. Thể tích mol của chất khí

- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất khí đó.

- Người ta đã xác định được rằng:

+ Ở điều kiện tiêu chuẩn (0°C và 1 atm, viết tắt là đktc) thì thể tích 1 mol
chất khí là 22,4 lít.

+ Ở điều kiện bình thường (20°C và 1 atm), 1 mol chất khí có thể tích là 24
lít.

-  Lưu ý: Một mol của bất kì chất khí nào, trong cùng điều kiện về nhiệt độ
và áp suất, đều chiếm những thể tích bằng nhau.
Hình 1: Thể tích 1 mol khí H2, N2, CO2 ở cùng nhiệt độ và áp suất.

1. a) 1,5 x 6.10  = 9.10  hay 1,5N (nguyên tử Al).


23 23

b) 0,5 x 6.1023 = 3.1023 hay 0,5N (phân tử H2).

c) 0,25 x 6.1023 = 1,5.1023 hay 0,25N (phân tử NaCl).

d) 0,05 x 6.1023 = 0,3.1023 hay 0,05N (phân tử H2O).

2.
a) MCl = 35,5g ; MCl  = 71g.
2

b) MCu = 64g ; MCuO = (64 + 16)g = 80g.

c) MC = 12g ; MCO = (12 + 16)g = 28g, MCO  = (12 + 16.2) = 44g.
2

d) MNaCl = (23+ 35,5) = 58,5g, MC H22O11 =


12 12.12 + 1.22 + 16.11 = 342g.

3.
a) VCO  = 1.22,4 = 22,4l.
2

VH  = 2.22,4 = 44,8l.
2

VO  = 1,5 .22,4 = 33,6l.


2

b) Vhh = 22,4.(0,25 + 1,25) = 33,6l

4.
MH O = (2.1 + 16) = 18g.
2
MHCl = (1+35,5) = 36,5g.

MFe O  = 2.56 + 16.3 = 160g.


2 3

MC H22O11 =
12 12.12 + 22.1 + 16.11 = 342g.

You might also like