You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP ĐỀ THI CUỐI KỲ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Môn : Vật lý kỹ thuật

KHOA : KHOA HỌC CƠ BẢN

ĐỀ 15

Bài 1 (1 điểm):
Cho cơ hệ như hình vẽ. Thả cho trụ rỗng lăn theo phương thẳng đứng xuống dưới. Biết khối
lượng của trụ là m  5 kg , bán kính trụ là R  20 cm ; dây nhẹ, không dãn; lấy g = 10 m/s2.

a) Phân tích các lực tác dụng vào trụ rỗng.


b) Xác định gia tốc tịnh tiến, gia tốc góc của trụ rỗng theo m, R, g .
c) Xác định lực căng dây theo m, R, g .
d) Tính gia tốc tịnh tiến, gia tốc góc của trụ và lực căng dây.
e) Cũng bài toán này nhưng thay bằng trụ đặc thì vật nào lăn xuống
nhanh hơn? Vì sao?

Bài 2 (1 điểm):

Cho cơ hệ như hình vẽ. Biết m1  6 kg ; m2  3 kg . Ròng rọc có dạng


đĩa tròn đồng chất, khối lượng m  2 kg . Bỏ qua ma sát ở trục ròng
rọc; dây nhẹ, không dãn; lấy g = 10 m/s2.
a) Phân tích các lực tác dụng vào các vật và vào ròng rọc.
b) Xác định biểu thức tính gia tốc của các vật m1, m2 theo
m1 , m2 , m .

c) Tính gia tốc của các vật và các lực căng dây.
d) Tính áp lực mà trục ròng rọc phải chịu.
e) Nếu thay ròng rọc khác cùng khối lượng, nhưng có dạng vành tròn thì gia tốc của các vật
tăng hay giảm? Vì sao?
Bài 3 (1 điểm):
Cho cơ hệ như hình. Ròng rọc có dạng vành tròn đồng chất khối
lượng mo = 2kg, khối lượng vật m là m = 4kg. Tác động vào đầu mo
dây một lực kéo F = 70N theo phương hợp với phương thẳng
đứng một góc α = 60o . Bỏ qua ma sát ở trục ròng rọc, bỏ qua
α
khối lượng của dây, coi dây không dãn và không trượt trên ròng
rọc, g = 10m/s2 .

a) Dùng ròng rọc cố định có tác dụng gì? Lợi ích ?


b) Phân tích lực
c) Tính gia tốc của vật m.
m F
d) Tính lực căng dây treo vật m.
e) Tính áp lực trục ròng rọc phải chịu.

Bài 4 (1 điểm):

Cho cơ hệ như hình bên. Ròng rọc B có dạng đĩa tròn


A B
đồng chất, khối lượng mB= 2 kg , bán kính R=10 cm.
Khối lượng vật A là mA= 2 kg và vật C là mC = 3kg . Bỏ
qua các ma sát, dây rất nhẹ, không dãn và không trượt
trên rãnh của ròng rọc, lấy g  10 m / s 2 .
C
a) Tính momen quán tính của ròng rọc.

b) Phân tích lực.

c) Tính gia tốc của vật C.

d) Tính lực căng dây treo vật A và vật C.

e) Tính áp lực trục ròng rọc B phải chịu.


Bài 5 (1 điểm):

Cho cơ hệ như hình vẽ. Biết m  1 kg . Ròng rọc có dạng đĩa tròn đồng chất, khối lượng
m0  3 kg . Bỏ qua ma sát ở trục ròng rọc; dây nhẹ, không dãn; lấy g = 10 m/s2.

a) Phân tích các lực tác dụng vào vật m và vào ròng rọc.

b) Xác định biểu thức tính gia tốc của vật theo m; m0 .

c) Tính gia tốc của vật và lực căng dây.


d) Tính áp lực mà trục ròng rọc phải chịu.
m
e) Nếu thay ròng rọc khác cùng khối lượng, nhưng có dạng vành tròn
thì gia tốc của vật tăng hay giảm?

Bài 6 (1 điểm):

Một đoạn ống nước hình trụ tròn có đường kính trong 30mm, dài 1m. Tốc độ trung bình của dòng
nước chảy trong ống là 6cm/s. Cho biết hệ số nhớt của nước là 10-3 Pa.s, khối lượng riêng của nước
là 103 kg/m3 .

a) Xác định tính chất của dòng chảy.


b) Tính lưu lượng của dòng chảy (lít /phút).
c) Tốc độ của dòng chảy tại trục ống, thành ống và điểm cách trục ống 8mm.
d) Dùng đoạn ống để dẫn nước vào bể chứa có kích thước 50cm x 60cm x 70cm thì sau bao
lâu bể sẽ đầy nước.
e) Xác định lưu lượng tối đa và tốc độ trung bình tối đa để dồng chảy trong ống vẫn là dòng
chảy dừng.
Bài 7 (1 điểm):

Một đoạn đường ống nước hình trụ tròn 27, dài 3 m, có dòng nước chảy qua với lưu lượng 1,5
lít/phút. Biết hệ số nhớt của nước là 0,001 Pa.s; khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3; lấy
g = 10 m/s2.
a) Tiêt diện ngang của ống bằng bao nhiêu cm2?
b) Tính tốc độ trung bình của dòng chảy; tốc độ tại trục ống và tốc độ tại điểm cách trục ống
10 mm.
c) Tính độ giảm áp suất ở hai đầu đường ống.
d) Xác định tính chất của dòng chảy.
e) Xác định lưu lượng tối đa (lít/phút) để dòng chảy là dòng chảy lặng.

Câu hỏi mở (2 điểm):


Sinh viên chọn MỘT trong các câu sau để trả lời (kèm HÌNH GIF, VIDEO ... minh họa)

1. Phương trình Bernoulli được đánh giá là một trong năm phương trình làm thay đổi thế giới.
Trình bày những ứng dụng của phương trình Bernoulli trong thực tiễn.

2. Xe bò, xe ba gác, xe rùa (xe cút kít – như hình bên phải); khi tác động lực vào càng xe, lực
này sẽ truyền tới trục bánh xe làm lăn bánh xe. Hãy vẽ mô hình vật lý đơn giản cho chuyển
động của các xe này trên đường ngang dưới tác động của ngoại lực F. Từ đó tìm biểu thức
tính gia tốc của xe theo F, khối lượng của xe, momen quán tính của bánh xe và góc hợp
bởi hướng của lực F với phương ngang.
3. "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên" - Trình bày những ứng dụng liên
quan đến câu nói nổi tiếng đó của Archimedes.

4. Trình bày những ứng dụng của con quay hồi chuyển.

5. Bánh trước của ôtô là bánh thụ động, bánh sau là bánh phát động. Bánh sau được gắn với
động cơ ôtô, động cơ cung cấp mômen quay M0 làm quay bánh xe. Bánh trước chịu tác
dụng của lực đẩy F đặt vào trục xe. Hãy vẽ mô hình vật lý đơn giản, phân tích các lực tác
dụng và tìm biểu thức tính gia tốc của bánh xe sau và bánh xe trước. Giải thích hiện tượng
bánh xe trượt “cháy” mặt đường khi nhấn ga quá mạnh.

6. Có ba vật : quả cầu đặc, trụ đặc và trụ


rỗng (thành mỏng), được đặt trên đỉnh
của mặt phẳng nghiêng như hình bên.
Thả cho các vật lăn tự do. Gia tốc tịnh
tiến của vật nào là lớn nhất, nhỏ nhất?
Vì sao? Kết quả đó có phụ thuộc vào
khối lượng, bán kính của các vật
không? Hãy cho vài ví dụ liên hệ thực
tiễn về đại lượng vật lý bạn đã sử dụng
trong việc giải thích câu hỏi trên.

You might also like