You are on page 1of 1

TRƯỜNG THPT CHUYÊN CAO BẰNG (ĐỀ THI ĐỀ XUẤT) ĐỀ THI MÔN: VẬT LÍ –

KHỐI 10 NĂM 2023 Thời gian làm bài: 180 phút


Câu 1. (4,0 điểm) Động học và động lực học chất điểm Trên mặt bàn nằm ngang nhẵn, có
một chiếc xe khối lượng m. Trên xe có hai khối lập phương, khối lượng 5m và m được nối
với nhau bằng một sợi dây không dãn, vắt qua một ròng rọc có khối lượng không đáng kể.
Người ta kéo ròng rọc bằng một lực F không đổi theo phương ngang như hình vẽ 1. Hệ số
ma sát trượt và nghỉ giữa xe và các khối là μt = μn = μ = 0,1. a) Hỏi độ lớn của lực F bằng
bao nhiêu thì xe có gia tốc a = 0,2g. b) Khi ấy gia tốc của các khối và của ròng rọc bằng bao
nhiêu? Câu 2. (4,0 điểm) Định luật bảo toàn Treo một hòn bi nhỏ khối lượng m vào đầu một
sợi dây mảnh, nhẹ, không dãn chiều dài l, đầu kia của sợi dây được treo vào một điểm cố
định. Kéo viên bi ra khỏi vị trí cân bằng sao cho sợi dây hợp với phương thẳng đứng một góc
0 ϕ 0 < 90 rồi truyền vận tốc ban đầu v0 theo phương vuông góc với sợi dây và hướng về vị
trí cân bằng. a) Xác định lực căng của sợi dây tại thời điểm sợi dây hợp với phương thẳng
đứng một góc ϕ . b) Với giá trị nào của v0 sợi dây treo của viên bi sẽ luôn căng trong suốt
quá trình chuyển động. c) Khi viên bi chuyển động tới vị trí cân bằng thì điểm treo bắt đầu
chuyển động thẳng đứng lên trên với gia tốc a. Xác định lực căng của sợi dây tại thời điểm
sợi dây hợp với phương thẳng đứng một góc ϕ sau đó. Câu 3. (4,0 điểm) Nhiệt học Một xi
lanh hình trụ cao 6R, đường kính trong 2R được ngăn thành hai phần bởi một pít-tông cách
nhiệt dạng bán cầu đặc được đặt thẳng đứng - phần 1 ở dưới còn phần 2 ở trên. Mỗi phần
chứa khí lý tưởng cùng loại ở nhiệt độ T1 và T2 tương ứng. Lúc đầu pít tông rất gần đáy xi
lanh (hình 1). Người ta quay xi lanh đi 1800 trong mặt phẳng thẳng đứng và giữ nhiệt độ hai
ngăn không đổi thì trạng thái cân bằng của pít-tông nằm lơ lửng trong xi lanh và mặt phẳng
của pit-tông chia xi lanh thành hai phần bằng nhau. a) Tính tỷ số khối lượng của hai khí trong
2 phần xi lanh biết tỷ số 5m m m Hình 1 Hình 2 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL nhiệt
độ là 2 1 3 T T = b) Sau khi quay xi lanh, giữ nguyên nhiệt độ khí phần 1 tăng nhiệt độ phần
2 cho đến khi pít tông vừa chạm đáy trên xi lanh. Tính nhiệt độ khí trong ngăn 2 lúc sau theo
nhiệt độ ban đầu. Câu 4. (4,0 điểm) Cơ học vật rắn: Một cái yo yo được tạo bởi 2 cái đĩa bằng
đồng thau có độ dày b = 8,5mm và bán kính R = 3,5 cm, nối với nhau bằng một trục ngắn có
bán kính R0 = 3,2 mm. Hãy tính: a. Mô men quán tính của yo yo đối với trục giữa của nó? Bỏ
qua mô men quán tính của trục quay, khối lượng riêng của đồng thau là ρ = 8400 kg/m3 . b.
Gia tốc dài của yo yo? Gia tốc góc của yo yo? c. Sức căng của sợi dây? Câu 5. (4,0 điểm)
Tĩnh điện Cho điện tích điểm dương q = 1nC. a) Đặt điện tích q tại tâm hình lập phương cạnh
a = 10cm. Tính điện thông qua từng mặt của hình lập phương đó. Nếu bên ngoài hình lập
phương còn có các điện tích khác thì điện thông qua từng mặt hình lập phương và qua toàn
bộ hình lập phương có thay đổi không? b) Đặt điện tích q tại một đỉnh của hình lập phương
nói trên. Tính điện thông qua từng mặt của hình lập phương. ==== HẾT === Họ và tên giáo
viên: Nông Thị Tuyết Nương Số điện thoại: DẠY KÈM QUY NH

You might also like