You are on page 1of 1

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII NĂM 2023 THPT CHUYÊN CHU VĂN AN

LẠNG SƠN ĐỀ MÔN VẬT LÍ LỚP 10 Thời gian làm bài:180 phút (Đề thi gồm có 05 câu,
02 trang) M m ĐỀ ĐỀ XUẤT
Câu 1. (4 điểm) (Cơ học chất điểm) Trên mặt bàn nằm ngang không nhẵn có một vật hình
hộp khối lượng M. Một ròng rọc được gắn vào vật M và một sợi dây không dãn vắt qua ròng
rọc. Một vật khối lượng m được treo vào dây, ở trạng thái nghỉ vật m tiếp xúc với mặt bên
của vật M còn sợi dây có phương thẳng đứng. Hệ số ma sát giữa vật M và mặt bàn cũng như
giữa vật M và vật m đều là µ. Người ta dùng lực F kéo đầu dây theo phương ngang để vật M
trượt trên mặt bàn và có gia tốc bằng a . Xác định độ lớn của lực kéo F . Câu 2. (4 điểm)
(Các định luật bảo toàn) Một vật A chuyển động với vận tốc 0 v đến va chạm đàn hồi hoàn
toàn với một vật B đang đứng yên tại C. Sau va chạm vật B chuyển động trên máng đường
tròn đường kính CD = 2R. Một tấm phẳng (E) đặt vuông góc với CD tại tâm O của máng
đường tròn. Cho khối lượng của hai vật bằng nhau. Bỏ qua mọi ma sát. a) Xác định vận tốc
của vật B tại M mà ở đó vật bắt đầu rời máng b) Cho 2 0 v Rg = 3,5 . Hỏi vật B có thể rơi vào
tấm E không? Nếu có hãy xác định vị trí của B trên tấm E. Câu 3. (4 điểm) (Cơ học vật rắn)
Một khối trụ đặc, đồng chất, khối lượng M, bán kính R, được đặt trên mặt phẳng nghiêng cố
định, nghiêng góc α = 300 so với mặt phẳng ngang. Giữa chiều dài khối trụ có một khe hẹp
trong đó có lõi có bán kính 2 R . Một dây nhẹ, TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII
NĂM 2023 THPT CHUYÊN CHU VĂN AN LẠNG SƠN ĐỀ MÔN VẬT LÍ LỚP 10 Thời
gian làm bài:180 phút (Đề thi gồm có 05 câu, 02 trang) M m ĐỀ ĐỀ XUẤT DẠY KÈM
QUY NHƠN OFFICIAL 2 không giãn được quấn nhiều vòng vào lõi rồi vắt qua ròng rọc B
(khối lượng không đáng kể, bỏ qua ma sát ở trục ròng rọc). Đầu còn lại của dây mang một vật
nặng C khối lượng m = 5 M . Phần dây AB song song với mặt phẳng nghiêng. Hệ số ma sát
nghỉ và hệ số ma sát trượt giữa khối trụ và mặt phẳng nghiêng là µn = µt = µ. Thả hệ từ trạng
thái nghỉ: a) tìm điều kiện về µ để khối trụ lăn không trượt trên mặt phẳng nghiêng. b) tính
gia tốc a0 của trục khối trụ và gia tốc a của m khi đó. Câu 4. (4 điểm) (Tĩnh điện) Hai bản
kim loại A và B (cô lập) phẳng giống nhau được đặt nằm ngang, song song, đối diện với
nhau. Diện tích của mỗi bản là S và khoảng giữa chúng bằng d. Tích điện cho bản A đến điện
tích –q rồi nối tắt hai bản với nhau. Trong không gian giữa hai bản A và B, tại khoảng cách 4
d bên trên bản dưới, người ta đặt vào một tấm kim loại D có cùng diện tích S, khối lượng và
điện tích của tấm này là m và q. a) Tìm điện tính của mỗi bản kim loại A và B khi đó. b) Hỏi
phải truyền cho tấm kim loại D một vận tốc cực tiểu bằng bao nhiêu theo hướng thẳng đứng
lên trên để trong quá trình chuyển động nó đạt được tới độ cao 4 d so với vị trí ban đầu của
nó? Câu 5. (4 điểm) (Nhiệt học) Một lượng khí lý tưởng đơn nguyên tử thực hiện chu trình
như hình vẽ. Trạng thái A, B cố định, C có thể thay đổi, nhưng quá trình AC là đẳng áp. a)
Tính công lớn nhất của chu trình nếu nhiệt độ giảm trong suốt quá trình BC? b) Tính hiệu
suất của chu trình trong trường hợp này? ----------------Hết--------------- Giáo viên ra đề: Vũ
Diệu Thúy Số điện thoại: V0 4V0 V p p0 4p0 A B C D

You might also like