You are on page 1of 4

Gv: Lê Đình Khiết, Lớp BDNK Vật Lý – 12A Trung Yên 6

CHỦ ĐỀ: TĨNH HỌC VẬT RẮN

Bài 1: Hai thanh sắt AB=l 1= 0,5 m và AC=l 2=0,7 m được nối với nhau và

với tường (đứng thẳng) bằng các chốt. BC = d = 0,3 m (Hình 5.3). Treo một
vật có khối lượng m = 45 kg vào đầu A. Các thanh có khối lượng không
đáng kể. Tính lực mà mỗi thanh phải chịu, lực ấy là lực kéo hay nén ? Lấy
g = 10 m/ s2.

Bài 2: Một vật khối lượng m = 10 kg hình lăng trụ có tiết diện thẳng là
tam giác đều ABC cạnh a = 60 cm, được kẻ trên một giá đỡ cố định D
sao cho mặt BC thẳng đứng, mặt AB tiếp xúc với giá đỡ tại E mà EB =
40 cm (Hình 5.4). Coi hệ số ma sát tại giá đỡ và sàn là như nhau. Tìm
hệ số ma sát giữa vật và sàn. Xác định phản lực của giá đỡ và của sàn
tác dụng lên vật. Lấy g = 10 m/ s2.

Bài 3: Một khối hộp khối lượng m = 20 kg có tiết diện thẳng


AD
là hình bình hành ABCD (đường chéo BD= ) được đặt
2
trên mặt sàn nằm ngang, mặt AD nghiêng góc α = 30° so với
mặt sàn và tì lên một giá đỡ E tại M ở chính giữa AD (Hình
5.5).
a) Tìm lực ép của khối hộp lên giá đỡ.
b) Đặt vào cạnh A của khối hộp một lực ⃗
F hướng thẳng đứng xuống dưới. Tìm độ lớn tối thiểu
của ⃗
F để có thể nâng khối hộp khỏi sàn. Tìm lực ma sát giữ cho khối hộp không bị trượt so
với giá đỡ khi nó bị nâng khỏi sàn. Lấy g = 10 m/ s2.

Bài 4: Một khối gỗ đồng chất có dạng lập phương ABCD, khối
lượng m = 100 kg, cạnh bằng a, đặt trên mặt đất nằm ngang theo
cạnh AB (Hình 5.6). Người ta muốn lật khối gỗ cho nó nằm theo
cạnh AD.
a) Giả sử ma sát giữa gỗ và đất rất lớn, gỗ không thể trượt mà
chỉ có thể quay. Phải đặt lực vào điểm nào của khối gỗ, theo phương và chiều nào, để cường

1
Gv: Lê Đình Khiết, Lớp BDNK Vật Lý – 12A Trung Yên 6

độ của lực làm chuyển động gỗ là nhỏ nhất, (vẽ hình và giải thích)? Tính cường độ tối thiểu
ấy.
b) Giả thiết hệ số ma sát giữa gỗ và đất là μ= 0,3. Có gì xảy ra nếu dùng lực đã tìm được ở câu a
để lật khối gỗ?
c) Giả sử ma sát rất lớn. Người ta dùng lực ⃗
F có phương luôn luôn
nằm ngang và đặt vào đỉnh C để lật gỗ (Hình 5.7). Tìm biểu thức
đại số của F theo góc ở mà cạnh AB làm với mặt đất ( 0 0< α < 900)
sao cho gỗ bị lật rất chậm, và nói riêng không đổ nhào quá nhanh.
Vẽ đường biểu diễn F = f(α). Lấy g = 10 m/ s2.

Bài 5: Một vật hình hộp chữ nhật khối lượng m = 1 kg, có tiết
diện thẳng ABCD (AB = 10 √ 3 cm; BC = 30 cm), được đặt trên
mặt MN của một cái ném có góc nghiêng α thay đổi được
(Hình 5.8).
a) Tìm góc nghiêng cực đại α 0 của mặt nêm MN để vật

còn chưa bị lật. Khi α = α 0, muốn cho vật không trượt


trên mặt nêm thì hệ số ma sát μ giữa vật và mặt nêm phải bằng bao nhiêu?
b) Cho góc nghiêng α = α 0, và hệ số ma sát μ = 0,2. Hỏi vật có bị trượt trên mặt MN không? Khi
đó có thể làm cho vật dừng lại, không trượt trên mặt MN và không bị lật được không, bằng
cách cho ném dịch chuyển sang phải với gia tốc a? Nếu được thì a phải có trị số bằng bao
nhiêu? Cho g = 10 m/ s2.
Bài 6: Một hình cầu rỗng bán kính mặt trong R = 0,5 m quay quanh một
trục thẳng đứng đi qua tâm O với vận tốc góc ω = 5 rad/s. Ở trên mặt
trong tại vị trí A có một vật nhỏ khối lượng m cùng quay với hình cầu, ở
độ cao h = 0,25 m so với đáy hình cầu (Hình 5.9).
a) Tìm giá trị cực tiểu μmin của hệ số ma sát ở mặt cầu để trạng thái

đó có thể tồn tại.


b) Nếu vận tốc góc ω = 8 rad/s thì μmin phải bằng bao nhiêu?
c) Khảo sát sự vững bền của cân bằng khi :
1) Vật có di chuyển nhỏ khỏi vị trí A.
2) Vận tốc gốc ω có biến thiên nhỏ.
Xét hai trường hợp ứng với hai giá trị tìm được của hệ số ma sát. Lấy g = 10 m/ s2.

2
Gv: Lê Đình Khiết, Lớp BDNK Vật Lý – 12A Trung Yên 6

Bài 7: Một cột có chiều dài AB = 1,0 m nặng P = 50 N được đặt


thẳng đứng trên mặt đất nằm ngang nhám, hệ số ma sát là μ = 0,4.
Đầu A được neo chặt vào đất bằng dây thép, trọng lượng không đáng
kể, nghiêng góc α = 37° so với cột. Một lực ⃗
F nằm ngang tác dụng
vào điểm C của cột như hình 5.10, F>0.
a) C là trung điểm của AB. Tính lực F lớn nhất ( F=F max) mà

đầu B của cột còn chưa bị trượt.


AB
b) C là điểm ứng với n = ≥ 1. Chứng minh rằng nếu C đủ
AC
cao, tức là n đủ lớn thì dù F lớn đến mấy đầu B cũng không trượt (giả thiết dây thép không bị
đứt hoặc bật đầu neo). Tính n và BC ứng với độ cao ấy.
c) Cho n=3; F= 900 N. Tính lực căng dây R. (Lấy cos 370 ≈ 0,8 ; sin 370 ≈ 0,6).

Bài 8: Một thanh đồng chất, trọng lượng Q = 2 √ 3 N có thể quay

quanh chốt ở đầu O (Hình 5.11). Đầu A của thanh được nối bằng dây
không dãn, vắt qua ròng rọc S, với một vật có trọng lượng P=1N.
S ở cùng độ cao với O và OS = OA.
Khối lượng của ròng rọc và dây nhỏ không đáng kể.
a) Tính góc α = ^
SOA ứng với cân bằng của hệ thống và tìm phản
lực của chốt O.
b) Cân bằng này bền hay không bền ?
Bài 9: Vật A khối lượng m1 = 5 kg có dạng khối lăng trụ có tiết diện

thẳng là một tam giác đều, được chèn sát vào một bức tường đứng
thẳng nhờ kê trên vật B khối lượng m2 = 5 kg có dạng khối lập
phương, đặt trên mặt sàn nằm ngang (Hình 5.12). Coi rằng hệ số ma
sát ở tường và ở sàn nhà đều bằng μ.
Tính μ và áp lực tại các chỗ tiếp xúc.
Lấy g = 10 m/ s2. Bỏ qua ma sát tại chỗ tiếp xúc vật A với vật B.
Bài 10: Một chiếc thang có chiều dài AB = l, đầu A tựa
vào sàn nhà nằm ngạng, đầu B tựa vào tường thẳng đứng (Hình 5.13).
Khối tâm C của thang ở cách

3
Gv: Lê Đình Khiết, Lớp BDNK Vật Lý – 12A Trung Yên 6

l
đầu A là . Thang hợp với sàn nhà một góc α
3
a) Chứng minh rằng thang không thể đứng cần bằng nếu không có ma sát.
b) Gọi μ là hệ số ma sát ở sàn và ở tưởng. Cho biết α = 60°. Tính giá trị nhỏ nhất μmin của μ để
thang đứng cân bằng.
c) Cho μ = μmin Thang có trượt không, nếu
1) Một người có trọng lượng bằng trọng lượng của thang đứng ở điểm C?
2l
2) Người ấy đứng ở điểm D cách đầu A là
3
d) Chứng minh rằng nếu a càng nhỏ thì muốn cho thang không trượt, mà sắt phải càng lớn. Tính
μminứng với α = 45° (thang không có người).

You might also like