You are on page 1of 3

Bài tập 2

(Hạn nộp: 22/1/2024)


Câu 1: (2 điểm) Thanh AB được giữ nằm ngang nhờ liên kết như hình vẽ. Tại A có khớp
bản lề cố định, tại C được treo bởi 1 sợi dây không dãn CD xiên 1 góc α. Tại B có dây kéo
thẳng đứng nhờ trọng lượng vật P bược ở đầu dây vắt qua ròng rọc.
Thanh AB có trọng lượng G, chịu ngẫu lực nằm ngang trong mặt phẳng hình vẽ và có mô
men M. Đoạn AE chịu lực phân bố có cường độ q.
Xác định phản lực tại A, biết G = 10 kN, P = 5 kN, M = 8 kNm, q = 1 kN/m, α =
o
30 , các kích thước khác như hình vẽ (đơn vị chiều dài tính m).

Câu 2: (2 điểm) Trục của ròng rọc nhỏ được đỡ bởi 2 thanh OA và OB, trọng lượng không
đáng kể, nghiêng đều 60o với đường nằm ngang. Vòng qua ròng rọc là sợi dây, đầu treo vật
nặng P, đầu kia nghiêng 30o với đường nằm ngang và chịu lực F =300 N (=P) để giữ vật cân
bằng. Xác định ứng lực của hai thanh.
Câu 3: (2 điểm) Cần trục ABC có trục thẳng đứng AB = 1,8 m và được đỡ bằng hai ổ A và
B. Đầu C có tầm xa 2,4 m dùng để treo một xuồng nặng 9,6 kN. Xác định các phản lực tại A
và B. Bỏ qua trọng lượng cần trục.
Câu 4: (2 điểm) Lực Q nằm ngang đặt vào đầu A của cần OA; cần này quay được quanh
trục O và ép ở B vào khối trụ đồng chất C nằm trong góc vuông giữa nền và tường đứng. Bỏ
qua trọng lượng của cần, biết trọng lượng của khối trụ là P và OB = BA; A nằm trên đường
thẳng đứng qua C. Tìm các phản lực ở trục O, phản lực của nền và tường, lực ép tại B. Với
Q = 100 kN, P = 50 kN.

Câu 5: (2 điểm) Một trục máy như hình, 3 chất điểm có khối lượng M1=10 kg, M2=20 kg,
M3=30 kg; nằm trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau; khoảng cách của chúng đối với
trục quay tương ứng e1, e2, e3.
Xác định các phản lực tại các ổ trục A và B. Các kích thước được cho như trên hình.
Bỏ qua ma sát tại các trục quay, bỏ qua khối lượng các thanh và trục máy.
Cho e1 = 3m, e2 = 2m, e3 = 2m; a = 2m, b = 3m, c = 2m

You might also like