You are on page 1of 8

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN CƠ HỌC KỸ THUẬT

Dùng cho các chuyên ngành TPTN, PH, RADA SONA


Áp dụng từ HK2 - Năm học 2020-2021
I. Nội dung tổng quát

TT Loại Nội dung Ghi chú


Các định nghĩa và khái niệm cơ bản của cơ học kỹ thuật:
1 LT vật rắn, biến dạng, quỹ đạo, chất điểm, tiết máy, khâu, liên
kết, khớp, cơ hệ, cơ cấu, máy, .v.v.
2 LT Định nghĩa và phân loại liên kết. Các liên kết thường gặp
Khớp động: định nghĩa, phân loại, các khớp thường gặp
3 LT
và ký hiệu (lược đồ) của chúng.
Mối ghép ren: cách hình thành, ưu-nhược điểm, phân loại,
4 LT
những lưu ý khi thiết kế và sử dụng.
Mối ghép hàn: cách hình thành, ưu-nhược điểm, phân loại,
5 LT
phạm vi ứng dụng.
Mối ghép then, then hoa, độ dôi (giữa trục và may ơ):
6 LT cách hình thành, ưu điểm, nhược điểm, phân loại, phạm vi
sử dụng.
7 LT Kiến thức cơ bản về lực và hệ lực. Các tiên đề tĩnh học
8 LT Hợp lực của hệ lực đồng quy. Định lý Va-ri-nhông.
9 LT Hợp lực của hệ lực song song (nếu tồn tại hợp lực).
10 LT Hợp lực của hệ lực phân bố liên tục theo chiều dài.
11 LT Thu gọn hệ lực. Điều kiện cân bằng.
12 BT Xác định phản lực liên kết của thanh thẳng (dầm)
13 BT Xác định phản lực liên kết của khung (hình chữ L)
14 BT Xác định phản lực liên kết của các đối tượng khác
Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay quanh trục cố
15 BT
định của vật rắn.
16 BT Chuyển động phức hợp của hệ hai khâu động.
17 BT Chuyển động phức hợp trong cơ cấu culit và cơ cấu tang.
Chuyển động song phẳng trong cơ cấu bốn khâu bản lề và
18 BT
cơ cấu tay quay con trượt.
19 BT Động lực học điểm, trường hợp cho trước chuyển động
20 BT Động lực học điểm, trường hợp phải tìm chuyển động
21 LT Định nghĩa, các ưu điểm và nhược điểm của cơ cấu thanh
Bảy cơ cấu thanh phẳng 4 khâu: tên gọi, số khâu, số khớp,
22 LT loại khớp, thứ tự bố trí khớp, các kích thước đặc trưng, các
khả năng truyền và biến đổi chuyển động.
Định nghĩa, ưu điểm, nhược điểm và phạm vi ứng dụng
23 LT
của các cơ cấu cam.
24 LT Phân loại cơ cấu cam. Cách gọi tên của các cơ cấu cam.
TT Loại Nội dung Ghi chú
25 LT Nhận dạng và gọi tên các cơ cấu bánh răng theo hình vẽ
26 LT Định nghĩa, công dụng và phân loại hệ bánh răng.
Xác định chiều quay, tính tỷ số truyền và tốc độ quay của RADA SONA
27 BT không thi
các khâu trong hệ bánh răng.
28 LT Trục: công dụng, phân loại và đặc điểm cấu tạo.
Công dụng và phân loại ổ trục nói chung. Các trường hợp
29 LT
sử dụng ổ trượt. Các ưu điểm của ổ lăn so với ổ trượt.
Chức năng (công dụng) và phân loại lò xo. Khái niệm về
30 LT
đường đặc tính và độ cứng của lò xo.
Công dụng của khớp nối.
31 LT
Kể tên một số loại khớp nối tiêu biểu.
Công dụng của ly hợp.
32 LT
Phân biệt ly hợp với khớp nối nói chung.
Tổng số câu hỏi trong 1 đề thi: 50 (TPTN, PH), 40 (RADA SONA)

II. Bài tập thực hành


1. Ô tô tải có trọng lượng P=5000N chở trên thùng của nó một khối hàng có trọng lượng
Q=4000N đang ở trạng thái đứng yên (trên mô hình nghiên cứu xe có hai bánh). Các kích
thước hình học cần thiết cho việc tính toán được thể hiện ngay trên hình vẽ.
a) Hãy xác định áp lực mà các bánh xe tác dụng lên mặt đường.
b) Khi trọng lượng Q của khối hàng có giá trị bằng bao nhiêu (giữ nguyên các thông số
còn lại) thì áp lực mà các bánh xe tác dụng lên mặt đường có giá trị như nhau?

Hình bài 1.
2. Dầm AD cứng tuyệt đối đầu A nối bản lề với giá được giữ cân bằng theo phương
ngang nhờ dây cáp DE. Biết dây cáp tạo với phương nằm ngang một góc bằng α với tgα
= 4/3. Giả sử tải trọng tác dụng trên dầm gồm lực tập trung P và lực phân bố q (trọng
lượng dầm được coi như không đáng kể). Hãy xác định phản lực liên kết tại khớp bản lề
A và sức căng T trên dây cáp DE theo các kích thước hình học cho sẵn trên hình vẽ.

Hình bài 2.
3. Vật nặng (V) có trọng lượng Q = 6500N liên kết với giá bằng bản lề tại A và tựa đơn giản
tại mỏm B. Hãy xác định phản lực liên kết tại A và B theo các kích thước hình học cho sẵn
trên hình vẽ.

Hình bài 3.
4. Ôtô tải trọng lượng Q = 80000N được giữ không trôi trên mặt phẳng nghiêng nhờ dây cáp
DE. Biết đường tâm của dây cáp DE song song với mặt đất và đi qua trọng tâm C của ôtô,
góc nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang α = 300. Hãy xác định phản lực liên kết tại các
điểm tiếp xúc A, B giữa bánh xe với mặt đường và sức căng T trên dây cáp DE theo các kích
thước hình học cho sẵn trên hình vẽ (coi mô hình ôtô chỉ có hai bánh).

Hình bài 4.
5. Xác định phản lực liên kết tại A và B của dầm tuyệt đối cứng AD theo các số liệu cho sẵn
trên hình vẽ.

Hình bài 5.
6. Xác định phản lực liên kết tại A và B của khung ADB theo các số liệu cho trên hình vẽ.

Hình bài 6.
7. Xác định phản lực liên kết tại A và B của khung tuyệt đối cứng ADB theo các số liệu
cho sẵn trên hình vẽ.

Hình bài 7.
8. Dầm tuyệt đối cứng AD được liên kết ngàm với giá tại A. Hãy xác định các thành phần
phản lực liên kết tại A theo các số liệu cho sẵn trên hình vẽ.

Hình bài 8.
9. Cho khung ADB trong mặt phẳng tọa độ Oxy như hình vẽ (AD⊥DB, DB song song với Ox).
Khung chịu lực phân bố theo quy luật tam giác trên đoạn DB (cường độ lớn nhất q m đạt được
G G
tại B) và lực tập trung P tại điểm D (đường tác dụng của P trùng với đường thẳng DB). Phản
lực liên kết tại A và B được quy về
G
mộtG
hoặc
G
haiG thành phần hướng theo chiều dương của hai
trục tọa độ và được ký hiệu là X A , YA , X B , YB . Cho các giá trị: P=4000N, q m =9000N/m,
a=1m, b=2m. Hãy xác định các thành phần phản lực liên kết tại A và B.

Hình bài 9.
10. Cho dầm ADB trong mặt phẳng tọa độ Oxy như hình vẽ (AB nằm trên trục Ox). Dầm chịu
tải trọng phân bố theo quy luật tam giác trên đoạn AD (cường độ lớn nhất q m tại điểm A) và
G G
chịu lực tập trung P tại điểm D. Đường tác dụng của lực P tạo với trục Ox một góc bằng α.
Phản lực liên kết tại A và B được quy Gvề một hoặc hai thành phần hướng theo chiều dương
G G G
của hai trục tọa độ và được ký hiệu là X A , YA , X B , YB . Cho trước: P=9000N, q m =6000N/m,
a=2m, b=1m, α=atan(3/4). Hãy xác định các thành phần phản lực liên kết tại A và B.

Hình bài 10.


11. Một vật rắn chuyển động quay quanh trục cố định có quy luật thay đổi vận tốc góc là
ω = 4t 3 (ω - rad/s, thời gian t - s). Góc quay ϕ của vật tại thời điểm t=0 được lấy bằng
1rad. Điểm khảo sát P trên vật quay nằm cách trục quay một khoảng r = 25cm.
a) Tìm biểu thức của gia tốc góc ε và góc quay ϕ của vật tại thời điểm t bất kỳ.
b) Tìm vận tốc góc và gia tốc góc của vật tại thời điểm t = 1s.
c) Tính góc quay của vật trong khoảng từ thời điểm t = 1s đến thời điểm t = 2s.
d) Tìm trị số vận tốc và gia tốc của điểm P tại thời điểm t = 1s.
12. Xét cơ hệ gồm hai khâu 1, 2 chuyển động trong mặt phẳng tọa độ Oxy như hình vẽ.
Các kích thước hình học và vị trí khảo sát được cho trên một ô vuông có cạnh a = 1m.
Khâu 1 đang quay trên giá 0 với vận tốc góc ω1 trong khi khâu 2 đang quay so với khâu
1 với vận tốc góc tương đối ω 21 . Các vận tốc góc có chiều như biểu diễn trên hình vẽ.
Cho các trị số: ω1 =6rad/s=const, ω 21 =3rad/s=const.

a) Tìm vectơ vận tốc của điểm B trên khâu 2 và biểu diễn nó dưới dạng tọa độ.
b) Tìm vectơ gia tốc của điểm B trên khâu 2 và biểu diễn dưới dạng tọa độ.
13. Xét cơ hệ gồm hai khâu 1, 2 chuyển động trong mặt phẳng tọa độ Oxy như hình vẽ.
Các kích thước hình học và vị trí khảo sát được cho trên một ô vuông có cạnh a = 1m.
Khâu 1 đang quay trên giá 0 với vận tốc góc ω1 trong khi khâu 2 đang chuyển động tịnh
G G
tiến trên khâu 1 với vận tốc và gia tốc tương đối V21 , a 21 . Chiều của các vận tốc và gia tốc
(dài, góc) được biểu diễn trên hình vẽ. Cho các trị số: ω1 =3rad/s=const, V21 =6m/s,
a 21 =18 m/s 2 .

a) Tìm vectơ vận tốc của điểm B trên khâu 2 và biểu diễn nó dưới dạng tọa độ.
b) Tìm vectơ gia tốc của điểm B trên khâu 2 và biểu diễn dưới dạng tọa độ.
14. Cho cơ cấu thanh ABC chuyển động trong mặt phẳng tọa độ Oxy như hình vẽ. Các
kích thước hình học và vị trí khảo sát được cho trên lưới ô vuông, cạnh của mỗi ô vuông
là a=1m. Biết khâu 1 đang quay ngược chiều kim đồng hồ, chậm dần với các trị số vận
tốc góc và gia tốc góc lần lượt là ω1 =8rad/s, ε1 =64 rad/s 2 .
a) Hãy cho biết tên gọi của cơ cấu đã cho.
G G
b) Tìm vận tốc góc của khâu 2, khâu 3. Viết tọa độ của các vectơ VB 3 B 2 , VB 3 .
G G G
b) Tìm gia tốc góc của khâu 2 và khâu 3. Viết tọa độ của các vectơ a BC3 B 2 , a Br 3 B 2 , a B 3 .
c) Tại thời điểm đang xét, khâu 3 quay nhanh dần hay chậm dần? Tại sao?
15. Cho cơ cấu thanh ABC chuyển động trong mặt phẳng tọa độ Oxy như hình vẽ. Các
kích thước hình học và vị trí khảo sát được cho trên lưới ô vuông, cạnh của mỗi ô vuông
là a=1m. Biết rằng khâu 1 đang chuyển động xuống dưới, nhanh dần với các trị số vận
tốc và gia tốc lần lượt là V1 =4m/s, a1 =16 m/s 2 .

a) Hãy cho biết tên gọi của cơ cấu đã cho.


G G
b) Tìm vận tốc góc của khâu 2, khâu 3. Viết tọa độ của các vectơ VB 3 B 2 , VB 3 .
G G G
b) Tìm gia tốc góc của khâu 2 và khâu 3. Viết tọa độ của các vectơ a BC3 B 2 , a Br 3 B 2 , a B 3 .
c) Tại thời điểm đang xét, khâu 3 quay nhanh dần hay chậm dần? Tại sao?
16. Cho cơ cấu thanh ABC chuyển động trong mặt phẳng tọa độ Oxy như hình vẽ. Các
kích thước hình học và vị trí khảo sát được cho trên lưới ô vuông, cạnh của mỗi ô vuông
là a=1m. Biết khâu 1 đang quay ngược chiều kim đồng hồ, chậm dần với các trị số vận
tốc góc và gia tốc góc lần lượt là ω1 =5rad/s, ε1 =50 rad/s 2 .

a) Hãy cho biết tên gọi của cơ cấu đã cho.


G G
b) Tìm vận tốc góc của khâu 2 và khâu 3. Viết tọa độ của các vectơ VB 2 B1 , VB 3 .
G G G
b) Tìm gia tốc góc của khâu 2 và khâu 3. Viết tọa độ của các vectơ a BC2 B1 , a Br 2 B1 , a B 3 .
c) Tại thời điểm đang xét, khâu 3 quay nhanh dần hay chậm dần? Tại sao?
17. Cho cơ cấu thanh ABC chuyển động trong mặt phẳng tọa độ Oxy như hình vẽ. Các
kích thước hình học và vị trí khảo sát được cho trên lưới ô vuông, cạnh của mỗi ô vuông
là a=1m. Biết khâu 1 đang quay theo chiều kim đồng hồ, nhanh dần với các trị số vận tốc
góc và gia tốc góc lần lượt là ω1 =7rad/s, ε1 =35 rad/s 2 .

a) Hãy cho biết tên gọi của cơ cấu đã cho.


b) Tìm vận tốc góc của khâu 2 và vận tốc dài của khâu 3. Viết tọa độ của các vectơ
G G
VB 2 B1 , VB 3 .
b) Tìm gia tốc góc của khâu 2 và gia tốc dài của khâu 3. Viết tọa độ của các vectơ
G G G
a BC2 B1 , a Br 2 B1 , a B 3 .
c) Tại thời điểm đang xét, khâu 3 chuyển động nhanh dần hay chậm dần? Tại sao?
18. Cho cơ cấu thanh ABC chuyển động trong mặt phẳng tọa độ Oxy như hình vẽ. Các
kích thước hình học và vị trí khảo sát được cho trên lưới ô vuông, chiều dài cạnh của ô
vuông a = 1m. Biết khâu 1 đang chuyển động sang trái, nhanh dần với trị số vận tốc và
trị số gia tốc lần lượt là V1 =5m/s, a1 =50 m/s 2 . Quy ước quay ngược chiều kim đồng hồ là
dương, cùng chiều kim đồng hồ là âm.

a) Hãy cho biết tên gọi của cơ cấu đã cho.


G G
b) Tìm vận tốc góc của khâu 2 và khâu 3. Viết tọa độ của các vectơ VBA , VB .
Gn Gt G
b) Tìm gia tốc góc của khâu 2 và khâu 3. Viết tọa độ của các vectơ a BA , a BA , a Bt .
c) Tại thời điểm đang xét, khâu 2 chuyển động nhanh dần hay chậm dần? Tại sao?
19. Cho cơ cấu thanh ABC chuyển động trong mặt phẳng tọa độ Oxy như hình vẽ. Các
kích thước hình học và vị trí khảo sát được cho trên lưới ô vuông, cạnh của mỗi ô vuông
là a=1m. Biết khâu 1 đang quay ngược chiều kim đồng hồ, chậm dần với trị số vận tốc
góc và gia tốc góc lần lượt là ω1 = 5rad/s, ε1 = 25 rad/s 2 . Quy ước chiều quay ngược kim
đồng hồ là dương, cùng chiều kim đồng hồ là âm.

a) Hãy cho biết tên gọi của cơ cấu đã cho.


G G
b) Tìm vận tốc góc của khâu 2, vận tốc dài của khâu 3. Viết tọa độ của 2 vectơ VCB , VC .
Gn Gt G
b) Tìm gia tốc góc của khâu 2, gia tốc dài khâu 3. Viết tọa độ của 3 vectơ a CB , a CB , a B .
c) Tại thời điểm đang xét, khâu 3 chuyển động nhanh dần hay chậm dần? Tại sao?
20. Cho cơ cấu thanh OABC chuyển động trong mặt phẳng tọa độ Oxy (Ox nằm ngang,
hướng sang phải). Các kích thước hình học và vị trí khảo sát được cho trên lưới ô vuông,
mỗi ô vuông có chiều dài cạnh là a = 1m. Biết khâu 1 đang quay cùng chiều kim đồng
hồ, nhanh dần, với trị số vận tốc góc và gia tốc góc lần lượt là ω1 =10rad/s, ε1 =50 rad/s 2 .
Quy ước chiều quay ngược kim đồng hồ là dương, thuận kim đồng hồ là âm.
a) Hãy cho biết tên gọi của cơ cấu đã cho.
G G
b) Tìm vận tốc góc của khâu 2 và khâu 3. Viết tọa độ của các vectơ VBA , VB .
Gn Gt G
b) Tìm gia tốc góc của khâu 2 và khâu 3. Viết tọa độ của các vectơ a BA , a BA , a B .
c) Tại thời điểm đang xét, khâu 3 chuyển động nhanh dần hay chậm dần? Tại sao?
21. Một vật (coi như chất điểm) có khối lượng m=65kg được kéo lên phía trên theo đường
dốc nhất của một mặt phẳng nghiêng với gia tốc không đổi a=6 m/s 2 . Biết góc giữa mặt
phẳng nghiêng và mặt phẳng nằm ngang là α = tan −1 (5 12) , hệ số ma sát tại mặt phẳng
tiếp xúc là f = 0,15. Giả thiết rằng lực kéo song song với đường dốc nhất của mặt phẳng
nghiêng, đồng thời tại thời điểm ban đầu (t = 0), vận tốc và quãng đường di chuyển được
của vật lần lượt là V0 = 1 m/s, S 0 = 0.
a) Tìm quy luật thay đổi vận tốc và quãng đường của vật.
b) Tìm vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t=1s đến t=5s.
c) Nếu lấy gia tốc trọng trường g = 10 m/s 2 thì giá trị Fk của lực kéo bằng bao nhiêu?
22. Một vật (coi như chất điểm) có khối lượng m=200kg được đẩy trượt xuống phía dưới
theo đường dốc nhất của một mặt phẳng nghiêng với vận tốc ban đầu V0 =1m/s. Để vật
chuyển động xuống dưới với gia tốc không quá lớn, người ta buộc một sợi cáp vào vật rồi
giữ cho dây cáp luôn song song với đường dốc nhất với lực căng có giá trị không đổi
T=700N. Biết góc tạo bởi mặt phẳng nghiêng và mặt phẳng nằm ngang là α = tan −1 (3 4) ,
hệ số ma sát tại mặt phẳng tiếp xúc f =0,25. Quãng đường di chuyển của vật được tính từ
thời điểm bắt đầu đẩy vào vật. Lấy gia tốc trọng trường g=10 m/s 2 .
a) Tính giá trị của lực ma sát tác dụng lên vật tại mặt phẳng tiếp xúc.
b) Tìm gia tốc chuyển động và quy luật thay đổi vận tốc, quãng đường vật đi được.
d) Tại thời điểm vận tốc của vật bằng 4m/s thì quãng đường mà nó đã di chuyển được
bằng bao nhiêu?
23. Cho hệ bánh răng với số răng của các bánh được
ký hiệu như trên hình vẽ. Khi nhìn theo hướng V,
người ta thấy bánh răng Z 1 đang quay cùng chiều kim
đồng hồ với trị số tốc độ n1 =2310 vòng/phút (v/ph).
a) Xác định chiều quay của các BR bằng PP đánh dấu.
b) Tính các tỷ số truyền i13 , i16 và tốc độ của 2 BR Z3, Z6.
c) Tính tốc độ quay của bánh Z 4 khi tốc độ quay của bánh Z 1 bằng 2200 vòng/phút.
d) Tính tốc độ của BR Z5 khi tốc độ quay của BR Z2 bằng 100 vòng/phút.

Ghi chú:
1) Các bài tập được giới thiệu trên đây chủ yếu là để minh họa về dạng các bài tập
tiêu biểu của môn học. Đây cũng là những dạng bài tập cơ bản mà học viên có thể bắt gặp
trong đề thi.
2) Học viên nên tìm hiểu các thí dụ giải mẫu ở trên lớp và trong sách Cơ học kỹ thuật
để thuần thục về phương pháp giải.

Chúc các em thành công!

You might also like