You are on page 1of 3

Bài tập Vật lý phần Điện học

BÀI TẬP ĐIỆN HỌC


CHƯƠNG 1: TĨNH ĐIỆN HỌC
Câu 1.1: Tại các đỉnh A, B, C của một hình tam giác người ta lần lượt đặt các điện tích điểm: q 1
= 3.10-8 C; q2 = 5.10-8 C; q3 = -10.10-8 C. Xác định lực tác dụng tổng hợp lên điện tích đặt tại A?
Cho biết AC = 3 cm, AB = 4 cm, BC = 5 cm. Các điện tích đều được đặt trong không khí.
Câu 1.2: Hai quả cầu nhỏmang điện có bán kính và khối lượng bằng nhau được treo ở hai đầu
sợi dây có chiều dài bằng nhau. Người ta nhúng chúng vào một chất điện môi (dầu) có khối
lượng riêng ρ1 và hằng số điện môi ε . Hỏi khối lượng riêng của quả cầu ρ phải bằng bao nhiêu
để góc giữa các sợi dây trong không khí và trong chất điện môi là như
A
nhau?
Câu 1.3: Hai quả cầu nhỏ đặt trong chân không có cùng bán kính và cùng α
khối lượng được treo ở hai sợi dây tại cùng một điểm sao cho mặt ngoài của
chúng tiếp xúc nhau. Sau khi truyền cho hai quả cầu một điện tích tổng
cộng qo = 4.10-7 C, chúng đẩy nhau và góc giữa hai sợi dây bây giờ bằng
60º. Tính khối lượng các quả cầu nếu khoảng cách từ điểm treo đến tâm B
quả cầu bằng ℓ = 20 cm? A’
Câu 1.4: Trên hình 1-1, AA’ là một mặt phẳng vô hạn tích điện đều với
Hình 1-1
mật độ điện mặt σ =4. 10−9 C /cm2 và B là một quả cầu tích điện cùng dấu với
điện tích trên mặt phẳng. Khối lượng của quả cầu bằng m = 1 g, điện tích của quả cầu bằng q =
10-9 C. Hỏi sợi dây treo quả cầu lệch đi một góc bằng bao nhiêu so với phương thẳng đứng
Câu 1.5: Cho hai điện tích điểm q1 = 2.10-6 C; q2 = -10-6 C đặt
cách nhau 10 cm. Tính công của lực tĩnh điện khi điện tích q 2 D
dịch chuyển trên đường thẳng nối hai điện tích đó xa thêm
một đoạn 90 cm?
Câu 1.6: Tại hai đỉnh C, D của một hình chữ nhật ABCD có a
các cạnh AB = 4 m, BC = 3 m, người ta đặt hai điện tích a a
điểm q1 = -3.10-8 C tại C; q2 = 3.10-8 C tại D. Tính hiệu điện Cq B Q2
A Q1
thế giữa A và B?
Câu 1.7: Tính công của lực điện trường khi dịch chuyển điện Hình 1-2
-9
tích q = 10 C từ điểm C đến điểm D nếu a = 6 cm, Q 1 =
(10/3).10-9 C; Q2 = -2.10-9 C? (Hình 1-2).

CHƯƠNG 2: VẬT DẪN


Câu 2.1: Cho hai mặt cầu kim loại đồng tâm bán kính R 1 = 4 cm, R2 = 2 cm mang điện tích Q 1 =
-(2/3).10-9 C; Q2 = 3.10-9 C. Tính cường độ điện trường và điện thế tại những điểm cách tâm mặt
cầu những khoảng bằng 1 cm, 2 cm, 3 cm, 4 cm, 5 cm?
Câu 2.2: Hai quả cầu kim loại bán kính r bằng nhau và bằng 2,5 cm đặt cách nhau 1 m, điện thế
của một quả cầu là 1200 V, của quả cầu kia là -1200 V. Tính điện tích của mỗi quả cầu?
Câu 2.3: Hai quả cầu kim loại bán kính 8 cm và 5 cm nối với nhau bằng một sợi dây dẫn có điện
dung không đáng kể và được tích một điện lượng Q = 13.10 -8 C. Tính điện thế và điện tích của
mỗi quả cầu?
1
Bài tập Vật lý phần Điện học

Câu 2.4: Một quả cầu kim loại bán kính R = 1 m mang điện tích q = 10-6 C. Tính:
a. Điện dung của quả cầu?
b. Điện thế của quả cầu?
c. Năng lượng trường tĩnh điện của quả cầu?

CHƯƠNG 3: TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI


Câu 3.1: Hai dòng điện thẳng dài vô hạn có cường độ I1
dòng điện I1 = I2 = 5 A, được đặt vuông góc với nhau và
cách nhau một đoạn AB = 2 cm. Chiều các dòng điện I
như hình vẽ 3-1. M 2
Xác định véctơ cường độ từ trường tại điểm M A B
nằm trong mặt phẳng chứa dòng I 1 và vuông góc với
dòng I2, cách dòng I1 một đoạn MA = 1 cm?
Câu 3.2: Hình 3-2 vẽ các mặt cắt vuông góc của hai Hình 3-1
dòng điện thẳng song song dài vô hạn ngược chiều
nhau. Khoảng cách giữa hai dòng điện AB = 10 cm. I I
M 1 M 2 M
Cường độ của các dòng điện lần lượt là I 1 = 20 A, I2 = 1 2 3
30 A. A B
Xác định véctơ cường độ từ trường tổng hợp Hình 3-2
tại các điểm M1, M2, M3. Cho biết M1A = 2 cm, AM2 =
4 cm, BM3 = 3 cm.
Câu 3.3: Một dây dẫn được uốn thành hình chữ nhật có các
E
cạnh a = 16 cm, b = 30 cm, có dòng điện cường độ I = 6 A
B
chạy qua. Xác định véctơ cường độ từ trường tại tâm của
khung dây? l A
Câu 3.4: Một dây dẫn được uốn thành tam giác đều mỗi
b
cạnh a = 50 cm. Trong dây dẫn có cường độ dòng điện I =
C
3,14 A chạy qua. Tìm cường độ từ trường tại tâm của tam
D Hình 3-3
giác đó?
Câu 3.5: Một dây dẫn được uốn thành một hình thang cân, có
dòng điện cường độ I = 6,28 A chạy qua (Hình 3-3). Tỷ số
chiều dài của hai đáy bằng 2. Tìm cảm ứng từ tại điểm A (giao B
điểm của đường kéo dài của hai cạnh bên)? Cho biết: đáy bé của
hình thang dài l = 20 cm, khoảng cách từ A đến đáy bé bằng b = 5
cm. A
O
Câu 3.6: Một dây dẫn dài vô hạn được uốn thành một góc
Hình 3-4
vuông, trên đó có dòng điện 20 A chạy qua. Tìm:
a. Cường độ từ trường tại điểm A nằm trên một cạnh góc vuông và cách đỉnh O một đoạn
OA = 2 cm (Hình 3-4).
b. Cường độ từ trường tại điểm B nằm trên phân giác
B
của góc vuông và cách đỉnh O một đoạn OB = 10 cm.
E
M N
O

A
2
Hình 3-5
Bài tập Vật lý phần Điện học

Câu 3.7: Người ta nối hai điểm A, B của một vòng dây dẫn kín hình tròn với hai cực của nguồn
điện. Phương của các dây nối đi qua tâm của vòng dây, chiều dài của chúng coi như lớn vô cùng
(Hình 3-5).
Xác định cường độ từ trường tại tâm của vòng dây?

CHƯƠNG 4. CẢM ỨNG TỪ


Câu 4.1: Một thanh kim loại dài l = 1 m quay với vận tốc không đổi ω = 20 rad/s trong một từ
trường đều có cảm ứng từ B = 5.10 -2 T. Trục quay đi qua một đầu của thanh, thẳng góc với thanh
và song song với đường sức từ trường. Tìm hiệu điện thế xuất hiện giữa hai đầu của thanh?
Câu 4.2: Một thanh kim loại dài ℓ = 1,2 m quay trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 10 -3
T với vận tốc không đổi ω = 120 vòng/phút. Trục quay vuông góc với thanh, song song với
đường sức từ trường và cách một đầu của thanh một đoạn ℓ 1 = 25 cm. Tìm hiệu điện thế xuất
hiện giữa hai đầu của thanh?
Câu 4.3: Một cuộn dây dẫn gồm N = 100 vòng quay trong từ trường đều với vận tốc không đổi
ω=5 vòng/s. Cảm ứng từ B = 0,1 T. Tiết diện ngang của ống dây S = 100 cm 2. Trục quay vuông
góc với trục của ống dây và vuông góc với đường sức từ trường. Tìm suất điện động xuất hiện
trong cuộn dây và giá trị cực đại của nó?

You might also like