You are on page 1of 4

ÔN TẬP VẬT LÝ 10

A. TRẮC NGHIỆM – LÝ THUYẾT (hiểu khái niệm, định nghĩa)


1. Giải thích :
a. Khi xe buýt đang chuyển động mà bị phanh gấp, thì người ngồi trên xe sẽ bị ngã người về phía
trước.
b. Khi bút tắc mực ta vảy mạnh bút rồi dừng lại đột ngột, bút lại tiếp tục viết được.
c. Khi cán búa lỏng, có thể làm chặt bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất.
d. Khi đặt cốc nước lên tờ giấy mỏng, giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc vẫn đứng yên.
2. Hãy chỉ ra cặp lực và phản lực trong các trường hợp sau:
a. Dùng búa đóng đinh vào gỗ
b. Chân ta đạp vào mặt đất để bước đi
3. Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm hai lực cân bằng?
A. Hai lực có cùng giá. B. Hai lực có cùng độ lớn.
C. Hai lực ngược chiều nhau. D. Hai lực có điểm đặt trên hai vật khác nhau.
4. Gia tốc là đại lượng cho biết sự thay đổi nhanh chậm của :
A. tốc độ B. độ dời C. vận tốc D. quãng đường
5. Đồ thị vận tốc - thời gian của chuyển động thẳng đều là đường thẳng
A. đi qua gốc tọa độ B. song song với trục Ot
C. song song với trục Ov D. đường thẳng xiên góc không qua gốc tọa độ
6. Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng
A. nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực ấy.
B. hai lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
C. hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực ấy.
D. một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
7. Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn
A. vận tốc của vật. B. khối lượng của vật.
C. lực tác dụng vào vật. D. gia tốc của vật.
8. Khi một ôtô đột ngột phanh gấp thì người ngồi trong xe
A. ngả về phía sau. B. chúi người về phía trước.
C. ngả người sang bên cạnh. D. dừng lại ngay.
9. Một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật tăng lên thì vật sẽ thu được gia tốc
A. nhỏ hơn. B. lớn hơn. C. bằng 0. D. không đổi.
10. Theo định luật 3 Newton thì lực và phản lực là cặp lực
A. cân bằng. B. có cùng điểm đặt.
C. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn. D. xuất hiện và mất đi đồng thời.
11. Một người kéo xe hàng trên mặt sàn nằm ngang, lực tác dụng lên người để làm người chuyển động
về phía trước là lực mà
A. người tác dụng vào xe. B. mặt đất tác dụng vào người.
C. người tác dụng vào mặt đất. D. xe tác dụng vào người.
12. Chọn câu phát biểu đúng.
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi.

13. Ôtô chuyển động thẳng đều mặc dù có lực kéo vì


A. trọng lực cân bằng với phản lực. B. lực kéo cân bằng với lực ma sát với mặt đường.
C. các lực tác dụng vào ôtô cân bằng nhau. D. trọng lực cân bằng với lực kéo.
14. Chọn câu đúng trong các câu sau đây.
A. Khi vật này trượt trên một vật khác thì xuất hiện lực ma sát trượt nhằm cản trở chuyển động
trượt của các vật.
B. Vectơ lực ma sát trượt có giá nằm trên bề mặt tiếp xúc và cùng chiều chuyển động đối với vật.
C. Diện tích tiếp xúc giữa các vật càng rộng thì độ lớn lực ma sát trượt càng tăng.
D. Độ lớn lực ma sát trượt không phụ thuộc vào khối lượng của các vật trượt.
15. Một vật đang trượt trên mặt phẳng nằm ngang, nếu ta tăng khối lượng của vật thì hệ số ma sát trượt
giữa vật và mặt phẳng :
A. không thay đổi. B. tăng do áp lực tăng.
C. giảm do áp lực tăng. D. tăng do trọng lực tăng.
16. Một vật đang chuyển động với vận tốc 5m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên vật mất đi thì vật
A. chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
B. tiếp tục chuyển động thẳng đều với vận tốc 5 m/s.
C. dừng lại ngay.
D. đổi hướng chuyển động.
17. Một vật chuyển động nhanh dần đều dưới tác dụng của lực không đổi thì véctơ gia tốc của vật :
A. ngược hướng với véctơ lực tác dụng.
B. có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực tác dụng.
C. cùng hướng với véctơ lực tác dụng.
D. có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng.

18. Chuyển động nào dưới đây là chuyển động biến đổi?
A. chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian.
B. chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.
C. chuyển động tròn đều.
D. chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian.
19. Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật chuyển trên quỹ đạo thẳng.
C. Vật chuyển động thẳng đều. D. Vật chuyển động rơi tự do.
20. Khi tăng diện tích tiếp xúc giữa vật và mặt phẳng đỡ thì độ lớn của lực ma sát trượt
A. giảm đi. B. tăng lên. C. không thay đổi. D. tăng lên rồi giảm xuống.
21. Khi nói về đặc điểm của lực ma sát trượt, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Có hướng ngược với hướng của vận tốc.
B. Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
C. Có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.
D. Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của một vật đang trượt trên mặt tiếp xúc.
B. BÀI TẬP
1. Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo
hướng Nam 4 km rồi quay sang hướng Đông đi 3 km. Xác định quãng đường
đi được và độ dịch chuyển của ô tô.
2. Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một người đang bơi trong một bể
bơi dài 50 m như hình bên.
a. Mô tả tính chất chuyển động của người đó trong các giai đoạn.
b. Tính giá trị vận tốc trong các giai đoạn đó.

3. Dựa vào đồ thị (v – t) của vật chuyển động trong hình. Hãy xác định giá trị gia
tốc, độ lớn độ dịch chuyển và độ lớn vận tốc trung bình của vật trong các giai
đoạn:
a. Từ 0 s đến 40 s.
b. Từ 40 s đến 80 s.
c. Từ 80 s đến 160 s.
4. Một xe ô tô đang chuyển động với tốc độ 54 km/h thì người lái xe giảm tốc, biết xe chạy được 60 m
thì dừng lại kể từ khi giảm tốc. Tính thời gian từ lúc giảm tốc đến khi xe dừng?
5. Tàu hỏa đang chuyển động với vận tốc 60 km/h thì bị hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Sau
khi đi thêm được 450 m thì vận tốc của tàu chỉ còn 15 km/h. Quãng đường tàu còn đi thêm được đến
khi dừng hẳn là bao nhiêu ?
6. Một xe máy đang chuyển động thẳng với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc đều. Sau 5s xe đạt vận tốc 12
m/s.
a. Tính gia tốc của xe.
b. Nếu sau khi đạt vận tốc 12 m/s, xe chuyển động chậm dần với gia tốc có độ lớn bằng gia tốc
trên thì sau bao lâu xe sẽ dừng lại?
7. Một người đi xe máy đang chuyển động với vận tốc 10 m/s. Để không va vào con chó, người ấy
phanh xe. Biết độ dài vết phanh xe là 5m. Tính giá trị của gia tốc.
 
8. Một chất điểm A chịu tác dụng bởi hai lực F1 và F2 có độ lớn lần
A
lượt là F1  6N , F2  10N và có hướng như hình vẽ bên. Em hãy vẽ
hợp lực của hai lực này và tính độ lớn của hợp lực đó.
9. Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = 16 N và F2 = 12 N.
a. Hợp lực của chúng có độ lớn 20 N hoặc 3,5 N được không?
b. Cho biết độ lớn hợp lực của chúng là 20 N. Hãy tìm góc tạo bởi hai lực đó? Vẽ hình minh
họa quy tắc tổng hợp lực trong trường hợp này.

10. Xác định lực F1 để chất điểm O cân bằng trong các hình vẽ sau.

11. Một xe bán tải khối lượng 2,5 tấn đang di chuyển trên cao tốc với tốc độ 90 km/h. Các xe cần giữ
khoảng cách an toàn so với xe phía trước 70m. Khi xe đi trước có sự cố và dừng lại đột ngột. Hãy
xác định lực cản tối thiểu để xe bán tải có thể dừng lại an toàn.
12. Dưới tác dụng của một lực 20 N không đổi, một vật chuyển động với gia tốc bằng 0,4 m/s2.
a. Tìm khối lượng của vật.
b. Nếu vận tốc ban đầu của vật là 2 m/s thì sau bao lâu vật đạt tốc độ 10 m/s và đi được quãng
đường bao nhiêu ?
13. Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80
cm trong 1 s. Độ lớn gia tốc của vật và độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu?

14. Một khinh khí cầu đang bay lên nhanh dần đều theo phương thẳng đứng với gia tốc 3 m / s 2 . Biết
trời không có gió và tổng khối lượng của người và khinh khí cầu là 250 kg, lấy g =10 m/s 2
a. Vẽ giản đồ véctơ lực mô tả các lực tác dụng lên khinh khí cầu.
b. Tìm lực nâng của khinh khí cầu.
15. Một ôtô không chở hàng có khối lượng 2 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3 m/s2. Ôtô đó khi chở hàng
khởi hành với gia tốc 0,2 m/s2. Biết rằng hợp lực tác dụng vào ôtô trong hai trường hợp đều bằng
nhau. Tính khối lượng của hàng hóa trên xe.
16. Một vật nhỏ khối lượng 2 kg, lúc đầu đứng yên. Nó bắt đầu chịu tác dụng đồng thời của hai lực F1
= 4 N và F2 = 3 N. Góc giữa hai lực này là 30o. Tính quãng đường vật đi được sau 1,2 s?
17. Một vật có khối lượng 5 kg bắt đầu trượt trên sàn nằm ngang bởi lực Fk nằm ngang. Sau khi đi được
quãng đường 25m, vận tốc vật đạt được 36 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,1. Lấy g=10
m/s2 . Tính lực Fk .

18. Một vật khối lượng 0,5 kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 
= 0,3. Vật bắt đầu được kéo đi bằng một lực F = 5 N có phương nằm ngang.
a. Vẽ và gọi tên các lực tác dụng vào vật.
b. Tính gia tốc và vận tốc của vật sau 2 giây. Lấy g = 10 m/s2.
19. Một vật có kích thước nhỏ có khối lượng m = 4kg được kéo trượt đều trên mặt sàn nằm ngang nhờ

một lực F có phương song song với mặt sàn. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là   0,1 . Tính

độ lớn của lực F . Lấy g = 10 m/s2.
20. Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên đường thẳng, ngang AB dài 100m, khi qua A
vận tốc là 10m/s và đến B vận tốc là 20m/s. Biết độ lớn của lực kéo là 4000N. Lấy g = 10m/s2. Tìm
hệ số ma sát  trên AB.

You might also like