You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 MÔN VẬT LÝ

I) lý thuyết
1) Thế nào là chuyển động, chuyển động đều, chuyển động không đêu? Vì sao nói chuyển động và
đứng yên có tính tương đối?
- Khi vị trí của một vật thay đổi theo thời gian so với vật móc gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là
chuyển động)
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian
- Một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác. Do đó chuyển động
và đứng yên có tính tương đối, tùy thuộc vào vật mốc
2) Nêu cách biểu diễn Vectơ. Thế nào là hai vật cân bằng ? nêu tác dụng của hai lực cân bằng
- Lực là một đại lượng Vecto được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước
- Hai lực cận bằng là hai lực cùng đặt trên một vật, có cường độ bằng
nhau, phương cùng nằm trên một đường thẳng nhưng ngược chiều
nhau

- dưới tác dụng của hai lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, một vật đang
chuyển động thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
3) khi nào có lực ma sát? Cho ví dụ. nêu tác dụng và tác hại của lực ma sát
- lục ma sát là lực xuất hiện giữa bề mặt của hai vật khi hai vật tác dụng lực lên nhau
VD: lực ma sát ở phanh xe máy và lực ma sát ở giữa lốp xe với đường làm xe chuyển động chậm và
dừng lại
- Một số tác hại và lợi ích của lực ma sat:
+ Tác hại: cản trở chuyển động (đây là tác hại lớn nhất của lực ma sát), làm bào mòn các dụng cụ, chi
tiết máy, khi tác dụng lên cơ thể người có thể thấy rát, nóng,…
+ Lợi ích: giúp xe đi qua được vũng lày, giúp ta bám vào mặt đường để có thể di chuyển, tạo ra lửa,…
4) áp suất là g? Viết công thức tính về dơn vị của áp suất. Nêu cách làm tăng hoặc giảm áp suất
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép
- Công thức tính áp suất:

p = F/S Trong đó:


- F là áp lực
- S là diện tích mặt bị ép (m2)
- p là áp suất (N/m2)
- Đơn vị áp suất là Paxca (Pa)
- Tăng áp suất: tăng áp lực và giảm diện tích mặt bị ép
- Giảm áp lực: giảm áp lực và tăng diện tích mặt bị ép
5) Nêu đặc điểm của áp suất chất lỏng. Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố nào? Viết công
thức tinh.
- chất lỏng không chỉ gây theo mọi phương ra áp suất lên đấy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở
trong lòng chất lỏng
- Trong cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm ở cùng mopotj độ cao (cùng độ sau) thì
có độ lớn bằng nhau
- Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố:
+ Trọng lượng riết chất lỏng(d)
+ Chiều cao cột chất lỏng tính từ điểm áp suất đến mặt thoáng chất lỏng (h)
- Công thức tính áp suất chất lỏng:
Trong đó:
p = d.h
- d là trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m3)
- h là chiều cao chất lỏng tính từ điểm áp suất đến mặt thoáng chất lỏng (m)
- p là áp suất chất lỏng (N/m2)
6) nếu cấu tạo và nguyên tác hoạt động của máy thuỷ lực
- Mảy thủy lực có cấu tạo gồm:
2 xi-lanh ( một lớn và một nhỏ) được nối thông đấy với nhau trong
chứa chất lỏng (thường là dầu). 2 xi-lanh được đạy kính bằng 2
pittông
- Tác dụng lên pittông nhỏ một lực f thì gây ra một áp suất p = f/s
- Áp suất này được chất lỏng trùng đi nguyên vẹn và trùy đến
pittông lớn F gây ra áp một áp lực
p = F/S = F = p.S = f.S/p  F.s=f.S
 f/F=s/S\
Trong đó: - f là lực tác dụng lên pittông nhỏ (N)
- F là lực tác dụng lên pittông lớn (N)
- s là lực tác dụng lên pittông nhỏ
- S là lực tác dụng lên pittông lớn
7) lực đẩy Ác – si – mét xuất hiện khi nào? Nêu đặc điểm và viết công thức tính:
- Một vật nhúng trong chất lỏng (hoặc khi) bị chất lỏng (hoặc khí) tác dụng một lực đẩy, lực đẩy hướng
từ dưới lên. Lực này gọi là lực đẩy Ác – si – mét
- Lực đẩy Ác – si – mét có đọ lớn bằng với trọng của phần chất lỏng ma vật chiếm chỗ (FA=P)
- Công thức tính lực đẩy Ác – si – mét:

FA =d.V Trong đó:


- d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
- V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
- FA là độ lớn của lực đẩy Ác – si – mét (N)
8) nêu điều kiện về sự nổi của vật:
* FA là lực đẩy Ác – si – mét
* P là trọng lượng của vật
+ Nếu FA<P thì vật chìm
+ Nếu FA>P thì vật nổi
+ Nếu FA=P thì vật lơ lửng

II) Bài tập:


1) Bài tập tính áp suất chất lỏng, bình thông nhau, máy thủy lực
2) Bài tập tính lực đẩy Ác – si – mét và sự nổi của vật

You might also like