You are on page 1of 11

Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí 9 Trường THCS Chu Văn An - Tây Hồ

CHỦ ĐỀ 1: CƠ HỌC

A. LÝ THUYẾT
s
1. Chuyển động thẳng đều: v =
t
* Lưu ý: Nếu chuyển động của thuyền hay ca nô trên dòng sông thì mối liên hệ giữa
các vận tốc được biểu diễn như sau:
+ vxuôi = vthuyền + vnước
+ vngược = vthuyền – vnước.
Trong đó vxuôi và vngược là vận tốc thực tế của thuyền khi chuyển động xuôi
dòng và ngược dòng, vthuyền là vận tốc riêng của thuyền, vnước là vận tốc của
dòng nước. (Ta xem như là chuyển động đều).
s
- v tb =
t
2. Áp suất:
 F = P.S
F 
- Công thức tính áp suất: P =  F
S S = P
1N
- Đơn vị áp suất là paxcan(Pa): 1Pa = 2
1m
3. Áp suất chất lỏng:

- Chất lỏng đựng trong bình sẽ gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành
bình và mọi vật đặt trong nó.
 P
d = h
- Công thức tính áp suất chất lỏng: P = d.h  ( Với d là trọng lượng
h = P
 d
riêng của chất lỏng; h là chiều cao (độ sâu) của cột chất lỏng tính từ mặt thoáng chất
lỏng)
Chú ý:
Trong cột chất lỏng đứng yên, áp suất của mọi điểm trên cùng mặt phẳng nằm
ngang có độ lớn như nhau (cùng độ sâu)
Một vật nằm trong lòng chất lỏng, thì ngoài áp suất chất lỏng, vật còn chịu thêm
áp suất khí quyển do chất lỏng truyền tới.

1
Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí 9 Trường THCS Chu Văn An - Tây Hồ

4. Bình thông nhau:


- Trong bình thông nhau chứa cùng chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất
lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở một độ cao.
- Trong bình thông nhau chứa hai hay nhiều chất lỏng không hòa tan, thì mực
mặt thoáng không bằng nhau, trong trường hợp này áp suất tại mọi điểm trên cùng
mặt phẳng nằm ngang có giá trị bằng nhau.

5. Lực đẩy Ác-si-mét


- Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với
lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực
này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.
- Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V
Trong đó : d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3).
V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3).
- Điều kiện để vật nổi, lơ lửng hay chìm trong chất lỏng:
+ Vật nổi khi: dvật < dchất lỏng.
+ Vật lơ lửng khi: dvật = dchất lỏng.
+ Vật chìm khi: dvật > dchất lỏng.
- Khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng thì: FA > Pvật.
- Khi vật lơ lửng trong chất lỏng thì: FA = Pvật.
- Khi vật chìm trong chất lỏng thì: FA < Pvật.
* Khối lượng riêng:
m
- Công thức tính: D = . Trong đó:
V
* Trọng lượng:
- Công thức tính: P = 10.m.
*Trọng lượng riêng
P
- Công thức tính: d =
V
6. Công cơ học
A = F.s.
* Lưu ý: Lực tác dụng hợp với phương chuyển dời một góc  :
A = F.s cos  . Hình 2.
Công suất
A
- Công thức: P = .
t

2
Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí 9 Trường THCS Chu Văn An - Tây Hồ

7. Máy cơ đơn giản


a) Mặt phẳng nghiêng
* Lưu ý: Công thức về mặt phẳng nghiêng: (F – Fc).  = P.h
Hay ta còn có công thức: Atp = Aci + A hp. Hay F.  = P.h + Fc. 
A ci P.h
- Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng: H= = .
A tp F.
b)Đòn bẩy
- Điều kiện cân bằng của đòn bẩy:
F1
= 2
hay F1.  1 = F2.  2 .
F2 1

* Lưu ý:
- Trường hợp có nhiều lực tác dụng thì từ điều kiện cân bằng của đòn bẩy ta
có thể biểu diễn:
F1.  1 + F2.  2 + ….+Fn.  n = F/1.  / 1 + F2/.  / 2 + ….+Fn/.  / n .
Trong đó:
+ F1, F2, ….Fn là các lực tác dụng làm đòn bẩy quay theo chiều kim đồng
hồ.
+ F/1, F2/…..Fn/ là các lực tác dụng làm đòn bẩy quay ngược chiều kim đồng
hồ.
+  1 ,  2 …...  n và  / 1 ,.  / 2 …...  / n là cánh tay đòn của các lực tương ứng.
c)Ròng rọc
- Ròng rọc cố định: Chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng
thay đổi độ lớn của lực.
- Ròng rọc động: Khi dùng 1 ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực thì thiệt
hai lần về đường đi.
- Ròng rọc không cho ta lợi về công.
 
* Lưu ý: Khi nâng một vật có trọng lượng P lên cao bằng một lực F . Nếu:
P
- Muốn lợi 2.n lần về lực F = thì ta dùng n ròng rọc động tạo thành khung
2.n
khi đó bị thiệt 2.n lần về đường đi.
P
- Muốn lợi 2n lần về lực F = thì ta dùng n ròng rọc động rời nhau khi đó
2n
bị thiệt 2n lần về đường đi.
- Muốn lợi số lẻ lần về lực thì ta dùng ròng rọc tạo thành khung đứng và
móc dây ở phia dưới.
- Minh hoạ:

3
Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí 9 Trường THCS Chu Văn An - Tây Hồ

a) b)
c)

Hình 7

PA PA
- (Hình 7.a. n = 2 => F1 = = ).
2.2 4
P P
- (Hình 7.b, n = 3 => F2 = B3 = B ).
2 8
PC
- (Hình 7.c, F3 = lợi 5 lần về lực thiệt 5 lần về đường đi).
5
 
* Lưu ý: Khi nâng một vật có trọng lượng P lên cao bằng một lực F . Nếu:
P
- Muốn lợi 2.n lần về lực F = thì ta dùng n ròng rọc động tạo thành khung
2.n
khi đó bị thiệt 2.n lần về đường đi.
P
- Muốn lợi 2n lần về lực F = thì ta dùng n ròng rọc động rời nhau khi đó
2n
bị thiệt 2n lần về đường đi.
- Muốn lợi số lẻ lần về lực thì ta dùng ròng rọc tạo thành khung đứng và
móc dây ở phia dưới.
- Minh hoạ:

a) b)
c)

Hình 7

4
Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí 9 Trường THCS Chu Văn An - Tây Hồ

PA PA
- (Hình 7.a. n = 2 => F1 = = ).
2.2 4
P P
- (Hình 7.b, n = 3 => F2 = B3 = B ).
2 8
P
- (Hình 7.c, F3 = C lợi 5 lần về lực thiệt 5 lần về đường đi).
5
B. BÀI TẬP
I.CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU- CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
Dạng 1. Sự thay đổi vận tốc, thời gian, quãng đường
Bài 1. Một chiếc xe phải đi từ địa điểm A đến địa điểm B trong khoảng thời gian
quy định là t. Nếu xe chuyển động từ A đến B, với vận tốc V 1= 48Km/h. Thì xe sẽ
đến B sớm hơn 18 phút so với qui định. Nếu chuyển động từ A đến B với vận tốc
V2 = 12Km/h. Xe sẽ đến B chậm hơn 27 phút so với thời gian qui định.
a. Tìm chiều dài quãng đường AB và thời gian qui định t.
b. Để chuyển động từ A đến B đúng thời gian qui định t. Xe chuyển động từ A
đến C ( trên AB) với vận tốc V1 = 48 Km/h rồi tiếp tục chuyển động từ C đến
B với vận tốc V2 = 12Km/h. Tính chiều dài quảng đường AC.
ĐS: a) SAB = 12 Km. , b) SAC = 7,2 Km
Bài 2. Cùng một lúc có hai xe xuất phát từ hai điểm A và B cách nhau 60Km,
chúng chuyển động cùng chiều từ A đến B.
Xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc V1 = 30Km/h. Xe thứ hai khởi hành
từ B với vận tốc V2 = 40Km/h. ( cả hai xe đèu chuyển động thẳng đều).
a)Tính khoảng cách giữa hai xe sau 1 giờ kể từ lúc xuất phát.
b)sau khi xuất phát được 1 giờ 30 phút xe thứ nhất đột ngột tăng vận
tốc với V1' = 50Km/h. Hãy xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp
nhau.
ĐS: a) 70 Km , b) t = 9 ( giờ), L = 420 Km
Bài 3. Lúc 8h một người đi xe đạp khởi hành từ A về B với vận tốc 15km/h. Lúc
8h20phút, một người đi xe máy cũng khởi hành từ A về B nhưng với vận tốc 45km/h.
Hỏi:
a) Hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?
b) Lúc mấy giờ hai người đó cách nhau 3km?
ĐS: a) 8h30phút hai người gặp nhau tại vị trí cách A 7,5km
b) 8h24phút, 8h36phút.

5
Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí 9 Trường THCS Chu Văn An - Tây Hồ

Bài 4. Trên đoạn đường AB dài 11,5km, có một vật chuyển động đều từ A về B với
vận tốc 10m/s và cùng lúc đó một vật khác chuyển động đều từ B về A với vận tốc
10km/h. Hỏi:
a) Sau bao lâu hai vật gặp nhau? Nơi gặp nhau cách A, B bao nhiêu km?
b) Sau bao lâu hai vật cách nhau 2,3km?
ĐS: a) 15phút, 9km, 2,5km; b) 12phút, 18phút.
Bài 5. Hai xe chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng. Cứ sau nửa giờ,
nếu đi cùng chiều thì khoảng cách giữa chúng giảm 9km, còn nếu đi ngược chiều thì
khoảng cách giữa chúng giảm 36km. Hỏi vận tốc của mỗi xe là bao nhiêu?
ĐS: 45km/h; 27km/h.
Bài 6. Hai xe chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng. Cứ sau 20phút,
nếu đi cùng chiều thì khoảng cách giữa chúng tăng 15km, còn nếu đi ngược chiều
thì khoảng cách giữa chúng giảm 35km. Hỏi vận tốc của mỗi xe là bao nhiêu?
ĐS: 75km/h; 30km/h.
Bài 7. Lúc 5giờ rưỡi hai người đi xe máy từ A với vận tốc đều v1 và dự định đến B
lúc 7giờ kém 15phút để dự cuộc họp lúc 7giờ, (A cách B 50km). Nhưng khi đi được
nửa quãng đường thì xe của người thứ nhất bị hỏng nên phải ở lại sửa mất 15phút.
Trong đoạn đường còn lại, vận tốc của người thứ nhất tăng thêm xkm/h thì vận tốc
người thứ hai giảm đi cũng xkm/h và hai người đến nơi cùng một lúc. (Coi chuyển
động của hai người là đều).
a) Tính x
b) Hai người đến dự cuộc họp có bị trễ không?
ĐS: a) 7,7km/h; b) Họ không trễ.
Bài 8. Hai người đi xe máy cùng khởi hành từ A đến B. Sau nửa giờ thì hai xe cách
nhau 10km.
a) Tính quãng đường AB. Từ đó suy ra vận tốc của mỗi xe. Biết thời gian để
đi hết quãng đường của mỗi xe lần lượt là 3h và 2h
b) Nếu xe thứ nhất khởi hành trước xe thứ hai 30phút thì sau bao lâu hai xe
gặp nhau. Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?
c) Xe nào đến B trước? Khi đó xe kia cách B bao nhiêu km?
ĐS: a) 120km. 40km/h, 60km/h; b) 1,5h, 60km; c) xe thứ hai đến sớm
hơn 30phút, khi đó xe thứ nhất cách B 20km.
Dạng 2. Vận tốc tương đối
Bài 9. Hai bên lề đường có hai hàng dọc các vận động viên chuyển động theo
cùng một hướng: Hàng các vận động viên chạy và hàng các vận động viên đua xe
đạp. Các vận động viên chạy với vận tốc 6 m/s và khoảng cách giữa hai người liên
tiếp trong hàng là 10 m; còn những con số tương ứng với các vận động viên đua xe
6
Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí 9 Trường THCS Chu Văn An - Tây Hồ

đạp là 10 m/s và 20m. Hỏi trong khoảng thời gian bao lâu có hai vận động viên đua
xe đạp vượt qua một vận động viên chạy? Hỏi sau một thời gian bao lâu, một vận
động viên đua xe đang ở ngang hàng một vận động viên chạy đuổi kịp một vận
động viên chạy tiềp theo?.
l2 20 l1 10
ĐS: t1 = = = 5 (s), t2 = = = 2,5 (s)
v21 4 v21 4

Bài 10. Một người đang ngồi trên một ô tô tải đang chuyển động đều với vật tốc
18km/h. Thì thấy một ô tô du lịch ở cách xa mình 300m và chuyển động ngược
chiều, sau 20s hai xe gặp nhau.
a. Tính vận tốc của xe ô tô du lịch so với đường?
b. 40 s sau khi gặp nhau, hai ô tô cách nhau bao nhiêu?
ĐS: a) v2 = 10 m/s , b) l = 600m
Bài 11. Trên sân ga, một người đi bộ dọc theo tàu. Nếu tàu và người đi cùng chiều
thì đoàn tàu sẽ vượt qua người trong thời gian 180giây. Nếu người và tàu đi ngược
chiều nhau thì thời gian kể từ khi gặp đầu tàu cho đến đuôi tàu là 60giây. Hãy:
a) So sánh vận tốc của tàu và vận tốc của người.
b) Tính thời gian từ khi người gặp đầu tàu cho đến đuôi tàu trong các trường
hợp sau:
- Tàu chuyển động, còn người đứng yên.
- Người chuyển động dọc theo tàu, còn tàu đứng yên.
ĐS: a) vt = 2vn; b) t1 = 90(s) và t2 = 180(s).
Dạng 3. Vận tốc trung bình
Bài 12. Hai người đi xe máy cùng khởi hành từ A đi về B. Người thứ nhất đi nửa
quãng đường đầu với vận tốc 40 km/h và nửa quãng đường sau với vận tốc 60
km/h. Người thứ hai đi với vận tốc 40 km/h trong nửa thời gian đầu và vận tốc 60
km/h trong nửa thời gian còn lại. Hỏi ai tới đích B trước?
ĐS: Người thứ 2 đến đích B trước
Bài 13. Một người đi xe đạp trên đoạn đường AB. Nữa đoạn đường đầu người đó
đi với vận tốc V1 = 20Km/h. Trong nửa thời gian còn lại đi với vận tốc V2 =
10Km/h, cuối cùng người ấy đi với vận tốc V3 = 5Km/h. Tính vận tốc trung bình
trên cả đoạn đường AB.
ĐS: Vtb = 10,9Km/h
Bài 14. Có hai chiếc xe máy cùng bắt đầu khởi hành từ địa điểm A đến địa điểm B.
Vận tốc chuyển động của xe thứ nhất trên nửa đoạn đường đầu là 45km/h và trên
nửa đoạn đường còn lại là 30km/h. Vận tốc của xe thứ hai trong nửa thời gian đầu
là 45km/h và trong nửa thời gian còn lại là 30km/h. Tính:
7
Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí 9 Trường THCS Chu Văn An - Tây Hồ

a) Tính vận tốc trung bình của mỗi xe, từ đó cho biết xe nào đến B sớm hơn?
b) Chiều dài quãng đường từ A đến B và thời gian chuyển động của mỗi xe. Biết
xe này đến sớm hơn xe kia 6 phút.
ĐS: a) 36km/h, 37,5km/h; b) 90km, 2,5h, 2,4h.
1
Bài 15. Một người đi từ A đến B. Trên đoạn đường đầu người đó đi với vận tốc
4
v1, nửa đoạn đường còn lại với vận tốc v 2, nửa thời gian còn lại với vận tốc v1 và
đoạn đường cuối cùng đi với vận tốc v2.. Tính:
a) Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường AB.
b) Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường AB khi v 1 = 10km/h
và v2 = 15km/h.
8v1v 2 (v1 + v 2 )
ĐS: a) v tb = ; b) 12,5km/h.
3v12 + 2v 22 + 11v1v 2
II.ÁP SUẤT- BÌNH THÔNG NHAU- LỰC ĐẨY ACSIMET
Dạng 1. Áp suất- Lực đẩy Acsimet
Bài 16. Một quả cầu bằng kim loại có khối lượng riêng là 7500kg/m 3 nổi một nửa
trên mặt nước. Quả cầu có một phần rỗng có thể tích
V2 = 1dm3. Tính trọng lượng của quả cầu. Biết khối lượng riêng của nước là
1000kg/m3)

V2

-- - - - -- - - - -
-- -- -- - --- --- -
--- - - - - - - -----
ĐS: P = 5,35N
Bài 17. Hai quả cầu đặc có thể tích bằng nhau và bằng 100cm3 được nối với nhau
bởi một sợi dây nhẹ không co dãn thả trong nước. Cho khối lượng của quả cầu bên
dưới gấp 4 lần khối lượng của quả cầu bên trên. Khi cân bằng thì một nửa quả cầu
bên trên bị ngập trong nước. Cho khối lượng riêng của nước D = 1000 kg/m 3. Hãy
tính:
a) Khối lượng riêng của chất làm các quả cầu.
b) Lực căng của sợi dây.
ĐS: a) D1 = 3000(kg/m3), D2 =12000(kg/m3), b) T = 0,2 N.
Bài 18. Một cốc đựng hòn sỏi có khối lượng msỏi = 48 g, khối lượng riêng là Dsỏi=
.103 kg/m3. Thả cốc này vào bình hình trụ chứa chất lỏng có khối lượng riêng là D 0
8
Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí 9 Trường THCS Chu Văn An - Tây Hồ

= 800 kg/m3 thì thấy độ cao cột chất lỏng trong bình là H = 20 cm. Lấy hòn sỏi ra
khỏi cốc (vẫn thả cốc ở trong bình) rồi thả vào bình thì mực nước trong bình lúc này
là h.
Cho tiết diên đáy của bình là S= 40 cm2 và hòn sỏi không ngấm nước.
Hãy tính h = ?
ĐS: h = 19,1cm.
Bài 19. Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh là (20  20  15)cm.
Người ta khoét một lỗ tròn có thể tích là bao nhiêu để khi đặt vào đó một viên bi sắt
(có thể tích đúng bằng thể tích của lỗ khoét đó) và thả khối gỗ đó vào nước thì nó
vừa bị ngập hoàn toàn trong nước. Biết khối lượng riêng của gỗ, sắt và nước lần lượt
là 800kg/m3, 7800kg/m3 và 1000kg/m3.
ĐS: Vk = 171(cm3).
Bài 20. Một khối gỗ hình lập phương có cạnh a = 8cm nổi trong nước.
a) Tìm khối lượng riêng của gỗ, biết khối lượng riêng của nước là D1 = 1000kg/m3 và
khối gỗ chìm trong nước 6cm.
b) Tìm chiều cao của lớp dầu có khối lượng riêng D2 = 600kg/m3 đổ lên mặt nước sao
cho ngập hoàn toàn trong khối gỗ.
ĐS: a) Dg = 750 (kg/m3) , b) hcd = 5 (cm).

Bài 21. Một quả cầu có trọng lượng riêng d1=8200N/m3, thể tích V1=100cm3, nổi
trên mặt một bình nước. Người ta rót dầu vào phủ kín hoàn toàn quả cầu. Trọng
lượng riêng của dầu là d2=7000N/m3 và của nước là d3=10000N/m3.
a/ Tính thể tích phần quả cầu ngập trong nước khi đã đổ dầu.
b/ Nếu tiếp tục rót thêm dầu vào thì thể tích phần ngập trong nước của quả cầu
thay đổi như thế nào?
V1 (d1 − d 2 )
V
ĐS: a) 3 = , b) phần quả cầu ngập trong nước không thay đổi
d3 − d2

Bài 22. Một khối gỗ hình lập phương có cạnh 12cm nổi giữa mặt phân cách của
dầu và nước, ngập hoàn toàn trong dầu, mặt dưới của hình lập phương thấp hơn
mặt phân cách 4cm. Tìm khối lượng thỏi gỗ biết khối lượng riêng của dầu là
0,8g/cm3; của nước là 1g/cm3
ĐS: m = 1,4976(kg)
Dạng 2. Bình thông nhau
Bài 23. Một bình thông nhau gồm hai nhánh hình trụ có tiết diện lần lượt là 30cm²
và 12cm², chứa nước. Trên mặt nước có đặt các tấm ván mỏng (tiết diện các tấm
ván lớn nhỏ cũng lần lượt là 30cm² và 12cm²), có khối lượng lần lượt là m1 và m2 .

9
Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí 9 Trường THCS Chu Văn An - Tây Hồ

Mực nước trong hai ống chênh lệch nhau 20cm (Nước trong ống nhỏ cao hơn), bỏ
qua áp suất khí quyển.
a. Tính m1 và m2 . Biết m1 + m2 = 2 kg.
b. Tính khối lượng quả cân cần đặt lên tấm ván nhỏ để mực nước trong hai ống
cao bằng nhau.
c. Nếu đặt quả cân đó sang tấm ván lớn thì mực nước ở hai ống sẽ chênh lệch
nhau bao nhiêu.
ĐS: a) m1 =1,6 kg, m2 =0,4 kg, b) m0 = 0,24 kg, c) hcl = 28 cm
Bài 24. Hai bình hình trụ có tiết diện lần lượt là 25cm² và 15cm² được nối với nhau
bằng một ống nhỏ có tiết diện không đáng kể. Ban đầu khóa đóng lại, bình lớn đựng
nước và bình nhỏ đựng dầu có trọng lượng riêng lần lượt là 10000N/m³ và
12000N/m³. Chúng có cùng độ cao là 60cm.
a. Tìm độ chênh lệch giữa hai mực nước và dầu trong hai bình khi mở khóa K.
b. Ta phải tiếp tục đổ vào bình nhỏ một lượng chất lỏng không hòa tan có trọng
lượng riêng là 8000N/m³ cho đến khi hai mặt thoáng của chất lỏng ở hai bình đều
ngang nhau. Tính độ cao chất lỏng đổ thêm đó ?
ĐS: a) hcl = 10 cm, b) h3 = 0,3 m
Bài 25. Một bình thông nhau gồm hai nhánh hình trụ có tiết diện bằng nhau và bằng
5.10-3m2, có khóa ở chính giữa. Khi khóa K đóng một nhánh của bình chứa nước,
một nhánh của bình chứa dầu có cùng thể tích là: 10-3m3. Trên mặt nước và dầu có
các pittông có khối lượng không đáng kể.
a) Khi mở khóa K sẽ có hiện tượng gì ? Giải thích.
b) Tính độ chênh lệch giữa hai mực chất lỏng biết dn = 10000N/m3 ;
dd = 8000N/m3.
c)Đặt một quả cầu lên pittong nhánh chứa dầu thì mực chất lỏng hai nhánh ngang
nhau. Tính khối lượng của của cầu.
ĐS:a)Khi ta mở khóa T thì nước sẽ chảy sang dầu, b) hCL = 4(cm),c) mqc = 0,2(kg).

III. MÁY CƠ ĐƠN GIẢN


Bài 26. Một xe tải chuyển động đều đi lên một cái dốc dài 4km, cao 60m. Công để
thắng lực ma sát bằng 40% công của động cơ thực hiện. Lực kéo xe của động cơ là
2500N. Hỏi:
a) Khối lượng của xe tải và lực ma sát giữa xe và mặt đường?
b) Vận tốc của xe khi lên dốc? Biết khi đó công suất của động cơ là 20kW.
c) Lực hãm phanh của xe khi xuống dốc? Biết xe chuyển động đều.
ĐS:a) m = 10 (tấn), Fms = 1000(N), b) v = 8m/s, c) 500N.

10
Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí 9 Trường THCS Chu Văn An - Tây Hồ

Bài 27. Cần dùng một Palăng như thế nào và công thực hiện là bao nhiêu? khi kéo
một lực 120N mà có thể nâng một vật có trọng lượng 600N lên cao 9m trong hai
trường hợp:
a) Không ma sát.
b) Lực cản 20N.
ĐS: a) 5400J; b) 6480J.
Bài 28. Để đưa một vật có khối lượng 50kg lên
cao 10m, người thứ nhất dùng hệ thống ròng rọc
như hình 21.a, người thứ hai dùng hệ thống ròng rọc
như hình 21.b. Biết khối lượng của mỗi ròng rọc là
1kg và lực cản khi kéo dây ở mỗi hệ thống đều bằng
10N. Fk
Fk

a) Hãy so sánh đoạn dây cần kéo và công thực Pv Pv


hiện trong hai trường hợp đó.
a) b)
b) Tính hiệu suất của mỗi hệ thống ròng rọc. Hình 21
ĐS:a) s1 = s2 40(m), người thứ hai cần phải thực hiện một công lớn hơn và lớn hơn
100J.
b)H1 = 89,3% , H2= 87,7%
Bài 29. Khi đưa một vật lên cao 2m bằng một mặt phẳng nghiêng dài 5m, người ta
phải thực hiện công là 3kJ trong thời gian 20giây. Biết hiệu suất
của mặt phẳng nghiêng là 85%. Tính:
a) Trọng lượng của vật.
b) Độ lớn của lực ma sát.
c) Công suất của người đó.
ĐS: a) 1275N; b) 90N; c) 150W.
Bài 30. Cần phải sử dụng một Palăng như thế nào? Để có thể kéo vật có khối lượng
320kg lên độ cao h chỉ cần một lực có độ lớn là 200N. Tính độ dài cần phải kéo dây
khi đó.
ĐS: Hai Palăng, s = 16.h

11

You might also like