You are on page 1of 229

Năng lượng

cho phát triển bền vững


Giảng viên: Đinh Văn Thìn
SĐT: 0973062777; Email: thindv@epu.edu.vn
Khoa Công nghệ Năng lượng; Trường Đại học Điện lực

1
Nội dung chính:

• Chương 1. Chính sách phát triển năng lượng.


• Chương 2. Cấu trúc hệ thống năng lượng của Việt Nam.

• Chương 3. Công nghệ sản xuất, truyền tải, phân phối và lưu trữ
điện năng.
• Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững.

2
Giáo trình và tài liệu tham khảo:

• [1] James A. Fay, Dan S. Golomb, “Energy and the Environment”,


Oxford University Press 2002.

[1] Apostolos Serletis, “Quantitative and Empirical Analysis of Energy Markets”,


niversity of Calgary, Canada, 2013
[2] Wayne C.Turner, “Energy Management Handbook Sixth Edittion”, Fairmont
Press, 2006
[3] Trần Bách, “Lưới điện và hệ thống điện - Tập 1”, NXB KH&KT, 2006
[4] Nguyễn Công Hân, “Nhà máy nhiệt điện T1”, NXN KH&KT, 2012

3
Mối quan hệ giữa Năng lượng, Môi trường và Kinh tế?

Thế nào là sự phát triển bền vững?

4
Chương 1. Chính sách phát triển năng lượng.

1.1 Các khái niệm chung về Năng lượng


1.1.1. Năng lượng
• Năng lượng được định nghĩa là khả năng để thực hiện một hành động hoặc công
việc nói chung. Trên thực tế, loài người luôn tìm cách để chuyển đổi năng lượng từ
dạng này sang dạng khác, sau đó sử dụng chúng để thực hiện các công việc hoặc
hành động khác nhau.

5
1.1 Các khái niệm chung về năng lượng
• Năng lượng thường được chia ra thành 6 dạng: nhiệt, ánh sáng, chuyển động,
điện, hóa học, hấp dẫn. Các dạng này thường được phân thành hai nhóm đó là thế
năng và động năng, và chúng thường xuyên được chuyển đổi cho nhau. Chẳng
hạn như con người ăn thực phẩm, trong thực phẩm có chứa năng lượng hóa học,
năng lượng hóa học này sẽ được lưu trữ ở trong cơ thể con người dưới dạng thế
năng cho đến khi người đó sử dụng năng lượng này để tiến hành một hành động
cụ thể, lúc này năng lượng hóa học đã được chuyển thành động năng.

6
1.1 Các khái niệm chung về năng lượng
• Thế năng
Thế năng là dạng năng lượng trong trạng
thái được lưu trữ hoặc năng lượng có thể
được sinh ra do sự chênh lệch về vị trí. Các
dạng năng lượng thuộc nhóm thế năng có
thể kể đến như: năng lượng hóa học, năng
lượng cơ học, năng lượng hạt nhân, và
năng lượng hấp dẫn.
- Năng lượng hóa học: là dạng năng
lượng được lưu trữ trong các mạng liên kết
của phân tử và nguyên tử, chẳng hạn như
năng lượng lưu trữ trong than đá, khí tự
nhiên, xăng dầu, nhiên liệu sinh khối và các
pin lưu trữ.

7
• Quack

8
1.1 Các khái niệm chung về năng lượng
- Năng lượng cơ học: là dạng
năng lượng được lưu trữ trong
các vật thể bởi lực căng, chẳng
hạn như lò xo bị nén lại hoặc dây
cao su bị kéo căng ra.
- Năng lượng hạt nhân: là dạng
năng lượng được lưu trữ trong các
hạt nhân của nguyên tử, đây chính
là năng lượng để giữ các hạt nhân
liên kết với nhau trong nguyên tử.
Năng lượng này có giá trị rất lớn
và sẽ được sinh ra khi có sự kết
hợp lại hoặc phân tách ra của các
hạt nhân.

9
1.1 Các khái niệm chung về năng lượng

- Năng lượng hấp dẫn: là dạng năng


lượng được lưu trữ theo độ cao của vật
thể, các đối tượng được đặt ở vị trí cao
hơn thì sẽ càng có nhiều năng lượng
hấp dẫn hơn. Chẳng hạn như năng
lượng được lưu trữ trong nước được
chứa ở các hồ thủy điện ở trên núi cao,
khi chúng ta xả nước xuống các kênh
dẫn, thì thế năng trong nước sẽ chuyển
thành động năng, khiến cho nước
chuyển động với vận tốc cao, sau đó
dòng nước sẽ đập vào các cánh của
tuabin để làm quay tuabin, cuối cùng tạo
ra năng lượng điện.

10
1.1 Các khái niệm chung về năng lượng
• Động năng: Động năng là dạng năng lượng trong trạng thái chuyển động của các
vật thể, phân tử, nguyên tử, điện tử hoặc của các sóng. Các dạng năng lượng
thuộc nhóm động năng gồm có: năng lượng bức xạ, năng lượng nhiệt, năng lượng
chuyển động, năng lượng sóng âm, và năng lượng điện.
- Năng lượng bức xạ: là dạng năng lượng điện từ lan truyền theo kiểu sóng ngang
gồm có ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia Gamma và các sóng vô tuyến. Ánh sáng mặt
trời chính là nguồn năng lượng bức xạ điển hình nhất, giúp cho sự sống có thể tồn
tại trên trái đất.

11
1.1 Các khái niệm chung về năng lượng

- Năng lượng nhiệt: là dạng


năng lượng được sinh ra từ sự
chuyển động của các nguyên
tử và phân tử trong vật chất.
Năng lượng nhiệt có giá trị
càng cao khi mà các nguyên tử
và phân tử chuyển động càng
nhanh. Năng lượng địa nhiệt
chính là một dạng của năng
lượng nhiệt do sự chuyển động
trong lòng trái đất.

12
1.1 Các khái niệm chung về năng lượng

- Năng lượng chuyển động: là dạng


năng lượng được lưu trữ trong quá
trình chuyển động của vật thể, vật
thể chuyển động càng nhanh thì
càng lưu trữ nhiều năng lượng hơn.
Năng lượng lưu trữ này sẽ được
sinh ra khi mà vật thể chuyển động
chậm lại.
Chẳng hạn như gió là một
dạng điển hình của năng lượng
chuyển động, gió chuyển động với
vận tốc càng lớn thì càng tạo ra nhiều
năng lượng hơn khi chúng va đập
vào các cánh quạt của tuabin điện
gió.
13
1.1 Các khái niệm chung về năng lượng

- Năng lượng sóng âm: là dạng năng lượng của sóng chuyển động trong vật chất
theo kiểu sóng dọc. Sóng âm được sinh ra khi mà có các lực tác động làm cho vật
thể bị rung lắc và năng lượng sẽ được truyền qua vật chất này dưới dạng các sóng.

14
1.1 Các khái niệm chung về năng lượng

- Năng lượng điện: là dạng


năng lượng được tạo thành
bởi sự chuyển động có hướng
của các hạt mang năng lượng,
điện tử, dọc theo các dây dẫn
hoặc vật chất khác.

15
1.1 Các khái niệm chung về năng lượng

• Định luật bảo toàn năng lượng


Năng lượng không tự nhiên được sinh ra, cũng không tự nhiên bị mất đi, mà năng
lượng chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

16
1.1 Các khái niệm chung về năng lượng
1.1.2. Nguồn năng lượng
• Nguồn năng lượng hay còn gọi là nguồn nhiên liệu có thể được chia làm hai nhóm
là nhóm nguồn năng lượng tái tạo và nhóm nguồn năng lượng không thể tái tạo.
Nguồn năng lượng tái tạo là các nguồn có thể được bổ sung lại một cách dễ dàng
sau khi sử dụng, còn nguồn năng lượng không thể tái tạo là nguồn không thể bổ
sung lại sau khi đã sử dụng chúng. Phần lớn các nguồn năng lượng đang tồn tại
trên trái đất là nguồn năng lượng không tái tạo.
• Nguồn năng lượng không tái tạo
Các nguồn năng lượng truyền thống hay còn gọi là nguồn năng lượng không tái tạo
có thể kể đến như: xăng dầu, khí tự nhiên, than đá và hạt nhân. Các nguồn này
được xếp vào nhóm không tái tạo vì số lượng nguồn được tạo ra quá nhỏ so với
lượng khai thác, sử dụng. Chẳng hạn như than đá phải trải qua hàng triệu năm để
tạo thành từ xác của các động vật và thực vật, trong khi đó thời gian khai thác và sử
dụng chúng rất nhanh, chỉ tính bằng tháng.
17
1.1 Các khái niệm chung về năng lượng

• Nguồn năng lượng tái tạo


Hiện nay, loài người đang khai thác và sử
dụng 5 loại nguồn năng lượng tái tạo chính là:
thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng
gió, năng lượng sinh khối và năng lượng địa
nhiệt.
Năng lượng tái tạo là nguồn cung cấp năng
lượng quan trọng trong lịch sử phát triển của
loài người. Năng lượng sinh khối từ các thân
cây, cành cây khô đã cung cấp nguồn năng
lượng nhiệt để sưởi ấm và nấu ăn cho con
người từ thời kỳ cổ đại. Trong khi đó các
nguồn năng lượng hóa thạch phải đến khoảng
thế kỷ 17, 18 mới bắt đầu được con người sử
dụng rộng rãi.
18
1.1 Các khái niệm chung về năng lượng

• Nguồn năng lượng cũng có thể được chia ra làm nguồn năng lượng sơ cấp và
nguồn năng lượng thứ cấp dựa trên nguồn gốc tạo thành của chúng.

19
1.1 Các khái niệm chung về năng lượng

• Năng lượng sơ cấp: là các nguồn nhiên liệu, năng lượng thu được trực tiếp từ tự
nhiên để sử dụng ngay hoặc chế biến thành các dạng năng lượng khác. NLSC
được khai thác tại mỏ, chưa qua quá trình chế biến/biến đổi nào về chất.
• Năng lượng thứ cấp: là các dạng năng lượng thu được sau quá trình sản xuất, chế
biến từ năng lượng sơ cấp. Có hai dạng năng lượng thứ cấp phổ biến hiện nay là
điện năng và nhiệt năng.
• Năng lượng cuối cùng: là dạng năng lượng mà người tiêu dùng nhận được hoặc
mua được để sử dụng. Năng lượng cuối cùng phổ biến hiện nay là than các loại,
xăng, dầu DO, dầu hoả, xăng máy bay, dầu nhiên liệu FO, điện tại các đồng hồ đo
đếm; củi gỗ, than hoa …
• Năng lượng hữu ích: là năng lượng nhận được từ các thiết bị sử dụng năng lượng
cuối cùng. Từ giá trị của năng lượng hữu ích chúng ta tính toán được năng lượng
đầu vào cần thiết khi biết được hiệu suất chuyển hóa của các thiết bị tiêu thụ năng
lượng
20
1.2. Nhu cầu năng lượng của loài người

• Nhu cầu năng lượng là thuật ngữ dùng để mô tả mức tiêu thụ năng lượng do
hoạt động của con người. Nó điều khiển toàn bộ hệ thống năng lượng, ảnh hưởng
đến tổng lượng năng lượng được sử dụng; vị trí và loại nhiên liệu được sử dụng
trong hệ thống cung cấp năng lượng; và các đặc điểm của công nghệ sử dụng để
tiêu thụ năng lượng.
• Khi chúng ta nói về nhu cầu năng lượng, có nghĩa là chúng ta đang đề cập đến tất
cả các cách sử dụng năng lượng: điện, nhiên liệu để vận chuyển và nhiên liệu để
sưởi ấm và các quá trình công nghiệp.

21
1.2. Nhu cầu năng lượng của loài người

• Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) năm 2021, tổng nguồn cung
năng lượng phải tăng 1,3% mỗi năm trong giai đoạn từ 2020 đến 2030 theo các
chính sách hiện hành (STEPS).

22
1.2. Nhu cầu năng lượng của loài người
• Tại một số nước phát triển, nhu cầu năng lượng sẽ tăng 0.1% mỗi năm cho tới
năm 2030 theo các chính sách hiện hành STEPS.
• Tại các nước đang phát triển, nhu cầu năng lượng bình quân đầu người cũng đang
tăng dần. Hàng tỷ người tại các nước đang phát triển đều hướng đến việc cải thiện
các dịch vụ để nâng cao chất lượng cuộc sống. Họ mua các trang thiết bị điện như
ti vi, tủ lạnh, điều hòa không khí, xe máy, ô tô, vv….việc tăng các thiết bị, phương
tiện sử dụng năng lượng sẽ kéo theo nhu cầu về năng lượng ngày một cao hơn.
• Trong bối cảnh hiện nay, nguồn cung năng lượng còn thấp, đòi hỏi các nước phải
đưa ra các chính sách sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn.

23
1.2. Nhu cầu năng lượng của loài người

• Nhu cầu sử dụng năng lượng điện: Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng
Quốc tế IEA năm 2021, hiện nay vẫn còn đến 770 triệu người chưa được sử dụng
điện. Những người này chủ yếu sinh sống ở các khu vực Nam Phi và một số nước
thuộc Châu Á. Theo STEPS thì dự báo đến năm 2030 vẫn còn khoảng 670 triệu
người chưa được tiếp cận với nguồn điện.

24
1.2. Nhu cầu năng lượng của loài người
• Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-
19, nhu cầu sử dụng điện toàn cầu
giảm 1% trong năm 2020. Năm
2020 nhu cầu sử dụng điện toàn
cầu là 23300TWh, nhưng theo dự
báo STEPS thì đến năm 2030 giá trị
này sẽ tăng 30% và đạt 30000TWh,
và tăng 80%, đạt 42000TWh vào
năm 2050.

25
1.2. Nhu cầu năng lượng của loài người

• Hiện trạng tiêu thụ điện của


Việt Nam giai đoạn 2010 -
2020:
- Năm 2019, sản lượng điện
tiêu thụ là 209.2TWh, tốc độ
tăng trưởng trung bình của
nguồn điện đạt 10.5% mỗi
năm trong giai đoạn 2010-
2019.
- Năm 2020, sản lượng điện
tiêu thụ là 214.3TWh, tốc độ
tăng trưởng trung bình của
nguồn điện đạt 9.6% mỗi năm
trong giai đoạn 2010-2020.

26
1.2. Nhu cầu năng lượng của loài người

• Hiện trạng tiêu thụ điện


của Việt Nam giai đoạn
2010-2020:
- Tiêu thụ điện theo vùng
miền.

27
1.3. Tổng quan các chỉ số và quy đổi năng lượng
STT Ký hiệu Ghi chú
• Năng lượng được biểu diễn bởi
1 EJ Exajoule
rất nhiều đơn vị khác nhau, tùy
2 PJ Petajoule
theo từng quốc gia, khu vực. Các
3 TJ Terajoule
đơn vị phổ biến để chỉ thị về năng
lượng như sau: 4 GJ Gigajoule
5 MJ Megajoule
• Thùng dầu tương đương (boe) là 6 boe Barrel of oil equivalent
một đơn vị năng lượng dựa trên 7 toe Tonne of oil equivalent
năng lượng gần đúng được tạo ra 8 ktoe Thousand tonnes of oil equivalent
bằng cách đốt cháy một thùng (42 9 Mtoe Million tonnes of oil equivalent
gallon Mỹ hoặc 158.9873 lít) 10 MBtu Million British thermal units
dầu thô. 11 kWh Kilowatt-hour
• 1 tấn dầu tương đương (toe) sẽ 12 MWh Megawatt-hour
bằng xấp xỉ 6.8 thùng dầu tương 13 GWh Gigawatt-hour
đương boe. 14 TWh Terawatt-hour
15 Gcal Gigacalorie
28
1.3. Tổng quan các chỉ số và quy đổi năng lượng

• Các đơn vị này có thể được quy đổi cho nhau theo bảng hệ số quy đổi năng lượng
dưới đây:
EJ Gcal Mtoe MBtu GWh

EJ 1 2.388x108 23.88 9.478x108 2.778x105

Gcal 4.1868x10-9 1 10-7 3.968 1.163x10-3

Mtoe 4.1868x10-2 107 1 3.968x107 11630

MBtu 1.0551x10-9 0.252 2.52x10-8 1 2.931x10-4

GWh 3.6x10-6 860 8.6x10-5 3412 1

29
1.3. Tổng quan các chỉ số và quy đổi năng lượng
STT Nhiên liệu Đơn vị Quy đổi sang TOE Hệ số phát thải
• Các dạng nguồn (kgCO2/GJ)
năng lượng cũng 1 Than khai thác tấn 0,49÷0,51
2 Than xuất nhập khẩu tấn 0,56
có thể quy đổi 3 Than cho sản xuất điện tấn 0,4956÷0,4985 26,8
cho nhau dựa 4 Than cho dân dụng tấn 0,46 26,8
trên giá trị tạo ra 5 Than cho công nghiệp tấn 0,5927÷0,5949 26,8
6 Dầu thô tấn 1,02
năng lượng 7 Xăng ô tô tấn 1,05 18,9
nhiệt, và thường 8 Xăng máy bay tấn 1,03 19,5
được quy đổi 9 Dầu hỏa tấn 1,03 19,5
sang đơn vị 10
11
Dầu Diesel (DO)
Dầu nhiên liệu (FO)
tấn
tấn
1,02
0,99
20,2
21,1
TOE. Bên cạnh 12 Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tấn 1,09 17,2
đó hệ số quy đổi 13 Nhựa đường tấn 1,00
sang lượng phát 14 Dầu nhờn tấn 1,01
15 Các sản phẩm dầu khác tấn 0,99
thải khí CO2 16 Khí tự nhiên 1.000 m3 0,9 15,3
cũng được cho 17 Sinh khối TOE 1,0
trong bảng: 18
19
Điện gió
Thủy điện
MWh
MWh
0,086
0,086
20 Điện mặt trời MWh 0,086
21 Ethanol khoáng Tấn 0,640 30
1.3. Tổng quan các chỉ số và quy đổi năng lượng
• Để đánh giá được
hiệu quả sử dụng
năng lượng đối với
mỗi quốc gia, người
ta đưa ra đại lượng
Cường độ điện trên
GDP. Cường độ
điện trên GDP được
định nghĩa là sự tiêu
thụ năng lượng điện
để tạo ra 1000USD
đóng góp vào tổng
thu nhập quốc dân
GDP.
Hình. Cường độ điện trên GDP của Việt Nam (kWh/1000USD)
31
1.3. Tổng quan các chỉ số và quy đổi năng lượng

• Cường độ điện trên GDP của Việt Nam có xu hướng tăng lên, điều này chỉ ra rằng
việc sử dụng năng lượng của chúng ta chưa được hiệu quả. Có hai nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến tình trạng này đó là:
- Hiện nay ngành nông nghiệp đang chuyển đổi, sử dụng rất nhiều máy móc cơ khí,
tiêu thụ rất nhiều năng lượng. Tuy nhiên sự đóng góp của nông nghiệp đến GDP vẫn
còn rất thấp.
- Xu hướng chuyển từ sử dụng than, củi làm nhiên liệu đốt sang sử dụng điện. Phần
lớn người dân từ bỏ than củi, bình ga, để chuyển sang sử dụng bếp điện để nấu ăn.
Các phương tiện chuyển từ sử dụng nhiên liệu xăng dầu sang sử dụng điện cũng
ngày càng phổ biến hơn.

32
1.3. Tổng quan các chỉ số và quy đổi năng lượng

• Khi so sánh chỉ số


Cường độ điện trên
GDP, chúng ta thấy
rằng Việt Nam có giá
trị cao gấp 1.65 lần so
với Trung Quốc, 6.28
lần so với Nhật Bản.
Từ đó cho thấy chúng
ta cần phải thực hiện
khẩn cấp các chính
sách thúc đẩy việc sử
dụng tiết kiệm và hiệu
quả năng lượng.

Hình. So sánh Cường độ điện trên GDP của Việt Nam với một số nước
33
1.3. Tổng quan các chỉ số và quy đổi năng lượng

• Công suất: Công suất được định nghĩa là tốc độ thực hiện công, hoặc là tốc độ để
năng lượng được chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác, hoặc từ dạng này
sang dạng khác.
E2  E1 W
P 
t2  t1 t

• Từ giá trị của công suất, chúng ta biết được bao nhiêu năng lượng đã được
chuyển đổi hoặc sử dụng trong một đơn vị thời gian, vì thế công suất có đơn vị là
J/s. Tuy nhiên, để tưởng nhớ đến kỹ sư cơ khí người Scotland, James Watt (1736–
1819) nên hiện này theo đơn vị chuẩn quốc tế thì công suất có đơn vị là W.

34
1.3. Tổng quan các chỉ số và quy đổi năng lượng

• Công suất theo cơ học: là công thực hiện khi dịch chuyển một đối tượng trong một
đơn vị thời gian.

 
W F .d F .d .cos  
P    F .v.cos  
t t t

35
1.3. Tổng quan các chỉ số và quy đổi năng lượng

• Công suất điện: công suất điện cũng tương tự như công suất cơ học, năng lượng
được truyền theo các phần tử của mạch điện. Theo định nghĩa, điện áp là sự
chênh lệch điện thế giữa 2 điểm khác biệt trên một đơn vị điện tích. Từ đó ta có
năng lượng được truyền thông qua mạch có điện áp V (V) sẽ là:
E  VQ
• Nếu quá trình truyền năng lượng này diễn ra trong thời gian t, thì công suất của
mạch điện này có thể xác định như sau: E VQ
P   VI
t t
STT Công suất (W) Đơn vị khác
1 1 1 J/s
Bảng. Quy đổi 2 0.293 1 Btu/h
đơn vị công suất 3 4.184 1 Cal/s
4 746 1 hp (sức ngựa)

36
1.4. Xu hướng sử dụng, chuyển dịch năng lượng của thế giới

a. Bối cảnh chung


• Tại hội nghị COP3, năm 1997 tại Nhật Bản, Nghị định thư Kyoto đã được thông
qua. Sự kiện này được đánh giá là một bước ngoặt mang tính lịch sử, bởi đây là
thỏa thuận toàn cầu đầu tiên về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính do hoạt
động của con người và đưa ra các nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính cho các
quốc gia phát triển. Sau đó, đến hội nghị COP21, năm 2015 tại Pháp, tất cả các
quốc gia và các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí
hậu (UNFCCC) đã nhất trí giới hạn mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu xuống
dưới 2°C và lý tưởng là 1,5°C, so với mức tiền công nghiệp. Cho đến nay, nhiệt độ
trung bình toàn cầu đã tăng lên hơn 1°C, nghĩa là nhân loại chỉ còn cách 0,5°C so
với mục tiêu lý tưởng.

37
1.4. Xu hướng sử dụng, chuyển dịch năng lượng của thế giới
• Tại hội nghị COP26 vào cuối năm 2021, gần 200
quốc gia tham gia Công ước khung của Liên hợp
quốc về biến đổi khí hậu đã thông qua Hiệp ước
khí hậu Glasgow, trong đó nêu rõ mục tiêu cắt giảm
lớn lượng khí thải CO2 một cách nhanh chóng và
bền vững, bao gồm giảm 45% lượng phát thải CO2
vào năm 2030 so với mức năm 2010 và về 0 vào
giữa thế kỷ này, cũng như giảm sâu phát thải các
khí nhà kính khác. Gần 100 nước đã cam kết đến
năm 2030 sẽ cắt giảm 30% lượng phát thải khí
Metan và có 40 quốc gia, trong đó có Việt Nam,
cam kết không phát triển và từng bước loại bỏ
nhiệt điện than – chiếm khoảng 37% tổng điện
năng trên thế giới vào năm 2019, do đây là nguồn
phát thải CO2 rất lớn.
38
1.4. Xu hướng sử dụng, chuyển dịch năng lượng của thế giới

b. Quá trình chuyển dịch năng lượng trên thế giới


• Quá trình chuyển dịch năng lượng toàn cầu đang có xu hướng tăng tốc nhanh
trong những thập niên vừa qua. Khả năng cung cấp điện toàn bộ từ các nguồn
năng lượng tái tạo và các dạng lưu trữ năng lượng hay sử dụng các phương tiện
giao thông sử dụng điện và pin nhiên liệu đang trở thành hiện thực tại nhiều quốc
gia trên thế giới. Quá trình chuyển dịch năng lượng toàn cầu sẽ giúp giảm thiểu tác
động của biến đổi khí hậu, tạo ra một thế giới phát triển bền vững hơn, và sẽ có
nhiều cơ hội hơn cho các thế hệ tương lai với không khí trong lành hơn, nước sạch
hơn, sức khỏe của con người và điều kiện môi trường được nâng cao.

39
1.4. Xu hướng sử dụng, chuyển dịch năng lượng của thế giới

• Trên quy mô toàn cầu, tổng


công suất điện gió lắp đặt vào
năm 2018 là 51GW và đối với
điện mặt trời là 109GW; tổng
công suất điện gió toàn cầu sẽ
nâng lên 590GW và 400GW với
điện mặt trời. Cùng với quá
trình chuyển dịch năng lượng
nhanh và mạnh mẽ sẽ mang lại
các lợi ích chung là giảm thiểu
phát thải và ô nhiễm không khí,
tăng cường khả năng tiếp cận
năng lượng, tăng phúc lợi và
thúc đẩy phát triển đồng thời
với chi phí sản xuất NLTT ngày
càng giảm.
40
1.4. Xu hướng sử dụng, chuyển dịch năng lượng của thế giới

• Chuyển dịch năng lượng thành công yêu cầu bốn yếu tố cốt lõi:
˗ Công nghệ: Công nghệ đóng vai trò trung tâm trong chuyển dịch năng lượng, dù là từ
dầu cá voi sang dầu hỏa, hay từ ngựa sang ô tô, từ động cơ chạy bằng xăng sang động
cơ chạy bằng điện, từ nhiệt điện than sang điện gió và điện mặt trời. Nói một cách đơn
giản, tất cả các quá trình chuyển dịch năng lượng về cơ bản phụ thuộc vào tính có sẵn và
tính phổ biến của các công nghệ mới.
˗ Nền kinh tế cạnh tranh: Nếu không có nền kinh tế cạnh tranh, rất khó để thực hiện
chuyển dịch năng lượng trên quy mô vùng lãnh thổ hay quốc gia.
˗ Mở cửa thị trường: Nếu không mở cửa thị trường, rất khó để các công nghệ mới được
áp dụng và phát triển. Các bên tham gia hiện nay trong ngành năng lượng có xu hướng
muốn làm chậm quá trình chuyển dịch và giữ nguyên hiện trạng để giảm bớt áp lực đầu
tư vào các công nghệ mới cũng như yêu cầu chuyển dịch hạ tầng năng lượng. Việc mở
cửa thị trường giúp bảo đảm rằng các dạng năng lượng mới sẽ phát triển mạnh mẽ và
ngày càng hiệu quả hơn.
˗ Chính sách hỗ trợ: Nếu thiếu chính sách hỗ trợ từ phía chính phủ, quá trình chuyển dịch
năng lượng sẽ diễn ra rất chậm. Chính phủ cần đưa ra các chính sách thúc đẩy đầu tư
41
phát triển và các giải pháp hỗ trợ liên quan trên phạm vi rộng, một cách kịp thời.
1.4. Xu hướng sử dụng, chuyển dịch năng lượng của thế giới
c. Một số xu hướng chính trong chuyển dịch năng lượng
• Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được coi là một biện pháp quan trọng
nhất, không chỉ trong quá trình chuyển dịch năng lượng hiện nay mà còn trong tất cả
các kế hoạch phát triển năng lượng thông thường. Nhiều chuyên gia gọi đó là dạng
năng lượng đầu tiên cần được quan tâm phát triển đúng mức. Theo đánh giá của Tổ
chức Năng lượng thế giới (IEA) năm 2018, chỉ cần dựa trên các công nghệ đã được
thương mại hóa hiện nay thì các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả có thể giúp giảm lượng phát thải đến 3,5Gt CO2 tương đương hàng năm, gần
40% mức giảm theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris. Chính vì vậy, sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả là một công cụ quan trọng, bên cạnh phát triển năng
lượng tái tạo, để đạt được các mục tiêu khí hậu toàn cầu. Rất nhiều quốc gia trên
thế giới đã ban hành các mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của
mình, trong đó có Việt Nam.

42
1.4. Xu hướng sử dụng, chuyển dịch năng lượng của thế giới

Nhiều chính sách mới đã được


nghiên cứu, áp dụng, trong đó nổi
bật nhất là nghĩa vụ tiết kiệm năng
lượng, đấu thầu tiết kiệm năng
lượng và quản lý dưới dạng nhà
máy điện ảo. Trên toàn thế giới,
tổng mức đầu tư trong lĩnh vực tiết
kiệm năng lượng đã đạt mức 300
tỷ USD trong năm 2021, trong đó
từ 62-69% là đầu tư tiết kiệm năng
lượng trong giao thông vận tải, tòa
nhà và công nghiệp. Để đạt được
những mục tiêu về net-zero vào
năm 2050, mức đầu tư này được
kỳ vọng sẽ tăng gấp 3 lần vào năm
2030.
43
1.4. Xu hướng sử dụng, chuyển dịch năng lượng của thế giới

• Các xu hướng trong ngành điện


Theo kịch bản chuyển dịch năng lượng đến năm 2050 của IRENA, điện năng sẽ
chiếm trên 50% tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng vào năm 2050, tăng hơn gấp đôi
so với mức 20% hiện nay. Trong đó, năng lượng tái tạo sẽ chiếm đến 86% lượng
điện năng cung cấp trên toàn cầu. Trên thế giới, năng lượng tái tạo hiện đang chiếm
hơn 1/3 công suất lắp đặt toàn cầu, đạt xấp xỉ 2,500 GW. Tính kinh tế của than có xu
hướng giảm đi nhanh chóng trong những năm tới khi ngày càng có nhiều quốc gia
áp dụng các cơ chế định giá carbon, trong khi chi phí của các công nghệ NLTT và
lưu trữ năng lượng tiếp tục giảm. Điện mặt trời và điện gió chiếm 67% nguồn bổ
sung công suất phát điện mới trong năm 2019, trong khi công suất điện từ nhiên liệu
hóa thạch chỉ chiếm 25% tổng công suất bổ sung mới.

44
1.4. Xu hướng sử dụng, chuyển dịch năng lượng của thế giới

Hình . Suất đầu tư, hệ số công suất và LCOE trung bình của các dự án điện gió trên đất liền trên thế giới, giai đoạn
45
2010 – 2019
1.4. Xu hướng sử dụng, chuyển dịch năng lượng của thế giới

Hình . Suất đầu tư, hệ số công suất và LCOE trung bình của các dự án điện mặt trời trên thế giới, giai đoạn 2010 – 2019
46
1.4. Xu hướng sử dụng, chuyển dịch năng lượng của thế giới
• Các xu hướng trong ngành giao thông vận tải
Xe điện hai bánh và ba bánh đều đang có khả năng cạnh tranh về chi phí so với các
loại xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Doanh số bán hàng xe điện ở châu Âu tăng
lên 80% trong quý 1/2020 so với cùng kỳ năm 2019. Trong năm 2019, 56% doanh số
bán xe mới ở Na Uy là xe điện. Tỉ lệ xe điện toàn cầu trong tổng số lượng xe đang
tăng lên nhanh, với xe điện dự kiến sẽ chiếm trên 50% doanh số bán hàng xe mới
vào năm 2030.
• Thị trường xe điện toàn thế giới đạt mức 119 tỷ USD vào năm 2020 với hơn 10
triệu xe ô tô điện đang lưu thông.

47
1.4. Xu hướng sử dụng, chuyển dịch năng lượng của thế giới
• Xu hướng phát triển Hydro xanh
Hiện nay, ước tính có khoảng 6% lượng khí tự nhiên và 2% lượng than trên toàn thế
giới đang được sử dụng để sản xuất Hydrogen, chủ yếu phục vụ sản xuất Amoniac
và Metan để sử dụng trong các ngành công nghiệp. Tổng tiêu thụ Hydrogen trên
toàn thế giới năm 2020 ước đạt 90Mt và có thể tăng đến gần 200Mt vào năm 2030
theo các kịch bản net-zero. Trong nhiều kịch bản net-zero, Hydrogen được đề cập
đến như một giải pháp quan trọng trong ngành điện và giao thông vận tải.
• Mặc dù chi phí sản xuất Hydro xanh hiện nay còn khá cao (3-7USD/kg) so với các
công nghệ sản xuất truyền thống từ khí tự nhiên và than (2-3USD/kg), dự báo xu
hướng giá của Hydro xanh sẽ giảm đáng kể, về dưới mức trên 1USD/kg ở những
vùng có tiềm năng gió và mặt trời tốt vào năm 2035 và 0.75USD/kg vào năm 2050.

48
1.5. Chiến lược và chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam

a. Chiến lược
• Quan điểm
- Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi
trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng
tâm xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Phát triển năng lượng quốc gia phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, xu thế hội nhập quốc tế; nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng
đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hoá hình thức sở hữu và phương thức kinh
doanh; áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng. Khuyến khích và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát
triển năng lượng; kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh không
bình đẳng, thiếu minh bạch trong ngành năng lượng.
49
1.5. Chiến lược và chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam

- Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác,
sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng
sạch; khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng hoá thạch trong nước, chú
trọng mục tiêu bình ổn, điều tiết và yêu cầu dự trữ năng lượng quốc gia; ưu tiên phát
triển điện khí, có lộ trình giảm tỉ trọng điện than một cách hợp lý; chủ động nhập khẩu
nhiên liệu từ nước ngoài cho các nhà máy điện. Phân bổ tối ưu hệ thống năng lượng
quốc gia trong tất cả các lĩnh vực trên cơ sở lợi thế so sánh của từng vùng, địa phương.
- Chú trọng nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư trong phát triển tất cả các phân ngành, lĩnh vực năng lượng; đẩy mạnh chuyển
đổi số trong ngành năng lượng; từng bước làm chủ công nghệ hiện đại, tiến tới tự chủ
sản xuất được phần lớn các thiết bị năng lượng.
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường phải được xem là quốc
sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội. Tăng cường kiểm toán năng lượng; xây
dựng cơ chế, chính sách đồng bộ, chế tài đủ mạnh và khả thi để khuyến khích đầu tư và
sử dụng các công nghệ, trang thiết bị tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, góp
phần thúc đẩy năng suất lao động và đổi mới mô hình tăng trưởng.
50
1.5. Chiến lược và chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam

• Mục tiêu tổng quát


- Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn
định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền
vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần
bảo vệ môi trường sinh thái. Ngành năng lượng phát triển hài hoà giữa các phân
ngành với hạ tầng đồng bộ và thông minh, đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN.
Xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khai thác và sử dụng có hiệu
quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước kết hợp với xuất, nhập khẩu năng
lượng hợp lý; triệt để thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng. Chủ
động sản xuất được một số thiết bị chính trong các phân ngành năng lượng; nâng
cấp, xây dựng lưới điện truyền tải, phân phối điện tiên tiến, hiện đại.

51
1.5. Chiến lược và chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam

• Tầm nhìn đến năm 2045


- Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; hình thành đồng bộ các yếu tố
thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa; các phân ngành năng lượng phát triển bền vững, sử
dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; hệ
thống hạ tầng năng lượng phát triển đồng bộ, hiện đại, khả năng kết nối khu vực và
quốc tế được nâng cao; chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học - công nghệ
và năng lực quản trị ngành năng lượng đạt trình độ tiên tiến của một nước công
nghiệp phát triển hiện đại.

52
1.5. Chiến lược và chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam

b. Chính sách
• Phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả
năng tự chủ, đa dạng hoá, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững.
- Về dầu khí: Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản
lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ gắn với nhiệm
vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
- Về than: Xây dựng mới chiến lược phát triển ngành than gắn với nhiệm vụ đầu tư
hiệu quả ra nước ngoài và nhập khẩu than dài hạn. Thực hiện dự trữ than phù
hợp, đáp ứng yêu cầu cho các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất điện. Mở
rộng tìm kiếm, thăm dò, nâng cao chất lượng công tác đánh giá các cấp trữ lượng
và tài nguyên.

53
1.5. Chiến lược và chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam

- Về năng lượng tái tạo: Xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích
và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa
các nguồn năng lượng hoá thạch. Ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho
phát điện; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị,
sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế
tuần hoàn.
• Phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước
- Xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam cho giai
đoạn mới. Phát triển nhanh và bền vững các nguồn phát điện với cơ cấu và phân bố
hợp lý, bảo đảm an toàn, tin cậy, ổn định theo hướng đa dạng hoá, chú trọng nâng
cao hệ số công suất khả dụng và có dự phòng công suất phù hợp; đáp ứng các yêu
cầu về bảo vệ môi trường sinh thái.

54
1.5. Chiến lược và chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam

+ Đối với thuỷ điện: Huy động tối đa các nguồn thuỷ điện hiện có. Phát triển có chọn
lọc, bổ sung một số thuỷ điện nhỏ và vừa, thuỷ điện tích năng. Có chiến lược hợp
tác phát triển thuỷ điện gắn với nhập khẩu điện năng dài hạn từ nước ngoài.
+ Đối với điện gió và điện mặt trời: Ưu tiên phát triển phù hợp với khả năng bảo đảm
an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý. Khuyến khích phát triển điện mặt
trời áp mái và trên mặt nước. Xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho
phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam.
+ Đối với nhiệt điện: Khuyến khích các dự án nhiệt điện đồng bộ từ khâu cung ứng,
lưu trữ nhiên liệu và xây dựng nhà máy trên cơ sở giá bán điện xác định thông qua
đấu thầu. Phát triển nhiệt điện khí theo hướng ưu tiên sử dụng nguồn khí trong
nước. Chú trọng phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng LNG, đưa điện khí dần trở
thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống.

55
1.5. Chiến lược và chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam

+ Đối với điện sinh khối, rác thải và chất thải rắn: Khai thác tối đa nguồn điện sinh
khối đồng phát; tăng cường phát triển các nguồn điện từ rác thải đô thị, chất thải rắn
và sinh khối.
- Đầu tư hiện đại hoá ngành điện từ khâu sản xuất, truyền tải đến phân phối đáp
ứng yêu cầu phát triển của thị trường điện, có khả năng tích hợp quy mô lớn
nguồn năng lượng tái tạo; nâng cao khả năng bảo đảm an ninh mạng lưới điện và
chất lượng dịch vụ điện
- Nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế tài chính và huy động vốn đặc biệt cho đầu tư
phát triển ngành điện.
- Đẩy nhanh lộ trình thực hiện thị trường điện cạnh tranh, cơ chế hợp đồng mua
bán điện trực tiếp giữa nhà sản xuất và khách hàng tiêu thụ, cơ chế đấu thầu, đấu
giá cung cấp năng lượng phù hợp, đặc biệt trong các dự án đầu tư năng lượng tái
tạo, năng lượng mới; minh bạch giá mua bán điện.

56
1.5. Chiến lược và chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam

• Cơ cấu lại các ngành và khu vực tiêu thụ năng lượng song song với thực
hiện chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả
- Cơ cấu lại các ngành tiêu thụ năng lượng, đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài
để giảm thiểu cường độ năng lượng. Có chính sách khuyến khích phát triển các
ngành công nghiệp tiêu thụ ít năng lượng và có hiệu quả về kinh tế - xã hội.
- Rà soát, điều chỉnh phân bố các nguồn tiêu thụ năng lượng linh hoạt theo hướng
phân tán, hạn chế việc tập trung quá mức vào một số địa phương, kết hợp chặt chẽ
với phân bố lại không gian phát triển công nghiệp và đô thị trên phạm vi cả nước,
từng vùng và địa phương.
- Rà soát, hoàn thiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả giai đoạn 2020 - 2030. Triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt
buộc kèm theo chế tài về sử dụng hiệu quả năng lượng đối với những lĩnh vực,
ngành và sản phẩm có mức tiêu thụ năng lượng cao.

57
1.5. Chiến lược và chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam

• Phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực; nâng cao nội lực
ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ phục vụ ngành năng lượng
- Có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng năng lượng bền vững; chú trọng
xây dựng cơ sở hạ tầng xuất, nhập khẩu năng lượng, kết nối khu vực. Xác định
danh mục hạ tầng năng lượng có thể dùng chung và xây dựng cơ chế dùng chung
phù hợp với cơ chế thị trường.
- Thúc đẩy nhanh chuyển đổi số trong ngành năng lượng; xây dựng và triển khai
Chương trình quốc gia về phát triển hạ tầng năng lượng thông minh; hoàn thiện cơ
chế, xây dựng cơ sở dữ liệu, thực hiện thống kê năng lượng quốc gia phục vụ
công tác quản lý, điều hành hiệu quả ngành năng lượng.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển công nghiệp chế
tạo và dịch vụ phục vụ ngành năng lượng theo hướng tăng cường nội lực, hướng
đến xuất khẩu; ưu tiên phát triển các ngành chế tạo máy, thiết bị điện, dầu khí, dịch
vụ dầu khí.
58
1.5. Chiến lược và chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam

• Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia
xã hội hoá phát triển năng lượng
- Cơ cấu lại toàn diện các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực năng lượng theo
hướng tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi, có thế mạnh; tách bạch chức năng kinh
doanh với chức năng quản lý nhà nước; áp dụng các mô hình và thông lệ quản trị
tiên tiến, nâng cao hệ số tín nhiệm quốc tế, triệt để thực hiện công khai, minh bạch
hoá trong hoạt động; chú trọng nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hạ tầng năng
lượng quốc gia.
- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các cơ chế, chính sách đặc thù cho một số dự án
năng lượng quan trọng, đặc biệt đối với các dự án đầu tư nguồn điện cấp bách;
- Tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch; công khai quy hoạch, danh mục các dự
án đầu tư

59
1.5. Chiến lược và chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam

• Đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên
thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa
- Phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông giữa các phân ngành điện,
than, dầu khí và năng lượng tái tạo, kết nối với thị trường khu vực và thế giới.
- Rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện các chính sách về đất đai, đền bù giải phóng
mặt bằng, sử dụng mặt nước, chống đầu cơ, trục lợi, lợi ích nhóm trong lĩnh vực
năng lượng.
- Sửa đổi, hoàn thiện các luật chuyên ngành về dầu khí, điện lực, sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả và các luật khác liên quan đến ngành năng
lượng để làm cơ sở thực hiện hiệu quả hơn cơ chế thị trường.
- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển năng
lượng, đặc biệt trong phân ngành điện, bảo đảm tính ổn định, đồng bộ và linh hoạt,
gắn kết với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và một
số ngành khác.
60
1.5. Chiến lược và chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam

• Phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho
ngành năng lượng
- Hình thành cơ chế liên kết giữa lực lượng nghiên cứu và phát triển khoa học -
công nghệ, đổi mới sáng tạo với các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo trong lĩnh
vực năng lượng thông qua các chương trình khoa học và công nghệ; lồng ghép
hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển năng lượng.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong lĩnh vực năng
lượng phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn quốc tế, có xét đến các tiêu chuẩn,
quy chuẩn quốc gia liên quan đến việc tái chế, sử dụng chất thải từ quá trình sản
xuất năng lượng.
- Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực tổng thể và các chương trình đào
tạo cho những khâu then chốt của ngành năng lượng. Tăng cường đào tạo đội ngũ
công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu sử dụng trong nước,
hướng tới xuất khẩu.
61
1.5. Chiến lược và chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam

• Đẩy mạnh hợp tác quốc tế; tích cực, chủ động xây dựng các đối tác chiến
lược để thực hiện mục tiêu nhập khẩu năng lượng trong dài hạn và đầu tư tài
nguyên năng lượng ở nước ngoài
- Thực hiện chính sách đối ngoại năng lượng linh hoạt, hiệu quả, bình đẳng, cùng có
lợi. Mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác năng lượng với các đối tác chiến lược,
đối tác quan trọng.
- Khẩn trương xây dựng chiến lược nhập khẩu năng lượng dài hạn song song với
khuyến khích đầu tư, khai thác tài nguyên năng lượng ở nước ngoài để góp phần
bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia
- Tích cực tham gia hợp tác năng lượng tại tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) và
khu vực Đông Nam Á (ASEAN); liên kết lưới điện, hoàn thiện cơ chế mua bán điện
với Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia

62
1.5. Chiến lược và chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam

• Thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục tiêu
giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền
vững
- Nghiên cứu, xây dựng chính sách thuế các-bon thích hợp đối với việc sử dụng
nhiên liệu hoá thạch. Có cơ chế, chính sách triển khai việc thu hồi, sử dụng khí CO­
2.

- Hoàn thiện khung chính sách, xây dựng và bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, quy
chuẩn quốc gia về khí thải và chất thải trong ngành năng lượng theo hướng tiệm
cận với những tiêu chuẩn của các nước phát triển.
- Xây dựng và triển khai Đề án tích hợp mô hình kinh tế tuần hoàn vào chiến lược
phát triển các doanh nghiệp năng lượng. Phát triển hệ thống quản lý và xử lý chất
thải trong sản xuất năng lượng với công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện nước
ta

63
1.5. Chiến lược và chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam

• Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của
Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển ngành năng
lượng
- Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng và cả hệ thống chính trị và nhân dân về
vai trò, vị trí, tầm quan trọng của ngành năng lượng. Các cấp uỷ đảng và chính
quyền từ Trung ương đến địa phương cần xác định phát triển năng lượng quốc gia
là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt, nghiêm túc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực
hiện
- Rà soát, hoàn thiện mô hình quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng. Phân
định rõ trách nhiệm, quyền hạn, cơ chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương,
giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong phát triển năng lượng.
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân; mở rộng sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp
64
Chương 2. Cấu trúc hệ thống năng lượng của Việt Nam

2.1. Khái niệm chung về hệ thống năng lượng


• Định nghĩa: Hệ thống năng lượng là một hệ thống được xác định rõ ràng trong đó
các dòng năng lượng đi vào hệ thống để thực hiện các hoạt động nhất định. Hệ
thống năng lượng đại diện của tất cả các hoạt động kỹ thuật cần thiết để cung cấp
các dạng năng lượng khác nhau cho các hoạt động sử dụng cuối cùng.
- Thông thường, người ta sử dụng một sơ đồ để tổng hợp dữ liệu về tất cả các sản
phẩm năng lượng đi vào, đi ra và sử dụng trong một hệ thống (ví dụ: lãnh thổ quốc
gia của một quốc gia) trong một khoảng thời gian tham chiếu. Sơ đồ này sẽ thể hiện
các hoạt động, công nghệ và dòng năng lượng từ nguồn cung cấp năng lượng sơ
cấp đến sử dụng năng lượng cuối cùng và các dịch vụ năng lượng hữu ích kèm
theo.

65
2.1. Khái niệm chung về hệ thống năng lượng

Hình. Sơ đồ hệ thống năng 66


2.1. Khái niệm chung về hệ thống năng lượng

- Trên thực tế, việc


sử dụng năng
lượng sẽ luôn có
một phần bị lãng
phí, tiêu hao. Do
đó, người ta còn
sử dụng thêm một
sơ đồ để mô tả hệ
thống năng lượng
như sau:

Hình. Sơ đồ hệ thống hiệu quả năng


67
lượng
2.1. Khái niệm chung về hệ thống năng lượng
• Cân bằng năng lượng: Cân bằng năng lượng là một biểu diễn dạng bảng của hệ
thống năng lượng thể hiện một cách tổng hợp lượng năng lượng được sử dụng
trong các hoạt động nhất định. Cân bằng năng lượng có thể được sử dụng để mô
tả việc sử dụng năng lượng trong một quốc gia. Một phân tích kỹ lưỡng về cân
bằng năng lượng có thể cung cấp cho chúng ta một số thông tin về cách hệ thống
năng lượng được thiết kế và cách thức vận hành.
• Cân bằng năng lượng là một bảng trong đó các cột có các vectơ năng lượng hoặc
sản phẩm (sơ cấp hoặc cuối cùng hoặc cuối cùng hữu ích) và trong các hàng,
chúng ta có các hoạt động về cung hoặc cầu (hoặc cuối cùng là các dịch vụ). Sau
đó, trong mỗi ô, chúng ta đặt giá trị năng lượng (sơ cấp hoặc cuối cùng) đã được
sử dụng trong từng hoạt động (cung cấp, chuyển đổi hoặc sử dụng năng lượng
cuối cùng).

68
2.1. Khái niệm chung về hệ thống năng lượng

69
Bảng: Bảng cân bằng năng
2.1. Khái niệm chung về hệ thống năng lượng
• Biểu đồ Sankey:
là biểu diễn đồ họa
của các dòng chảy
trong một hệ thống
năng lượng, trong
đó chiều rộng của
các mũi tên được
hiển thị tỷ lệ thuận
với số lượng dòng
chảy. Chúng ta có
thể coi chúng như
một sự kết hợp
của sơ đồ hệ năng
lượng và cân bằng
năng lượng.

70
Hình . Biểu đồ năng lượng Sankey năm 2020 (đơn vị KTOE)
2.2. Bài toán dự báo nhu cầu năng lượng
1. Đặt vấn đề
• Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã kéo theo những thay đổi cơ bản về bối cảnh
kinh tế và năng lượng của thế giới. Về năng lượng đã có những thay đổi trong hành vi
tiêu dùng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được triển khai
rộng khắp. Các thiết bị sử dụng năng lượng đã trở nên ngày càng hiệu quả hơn, hiệu
suất ngày càng cao hơn. Về kinh tế, tại những nước ít nguồn tài nguyên năng lượng
đã có những thay đổi cơ bản về cấu trúc kinh tế. Người ta đã hạn chế phát triển những
ngành tiêu tốn nhiều năng lượng như luyện kim, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng
mà thay vào đó là những ngành dịch vụ, những lĩnh vực sử dụng ít năng lượng. Mối
tương quan giữa kinh tế và năng lượng đã có những thay đổi căn bản. Trong bối cảnh
đó, các phương pháp dự báo nhu cầu năng lượng dựa trên phân tích các số liệu thống
kê không còn cho phép giải thích được những thay đổi trong xu thế tiêu thụ năng
lượng của nhiều nước. Điều này đã thúc đẩy việc ra đời một thế hệ các mô hình dự
báo nhu cầu năng lượng mới. Các mô hình dựa trên phương pháp phân tích kinh tế -
kỹ thuật các hệ thống tiêu thụ năng lượng. Dạng mô hình này phù hợp cho các dự báo
dài hạn phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển hê thống năng lượng của các quốc
gia. 71
2.2. Bài toán dự báo nhu cầu năng lượng
2. Phân tích kinh tế - kỹ thuật hệ thống tiêu thụ năng lượng và phương pháp
xác định nhu cầu
• Sự ra đời của phương pháp này gắn liền với lý thuyết xây dựng bảng cân bằng
năng lượng và việc xuất hiện các khái niệm: Nhu cầu kinh tế - xã hội, Năng lượng
hữu ích, Năng lượng cuối cùng, Mô đun năng lượng,…
• Người ta chia hệ kinh tế - xã hội thành nhiều hệ con mà ở đó tính chất các hoạt
động kinh tế và nhu cầu về tiêu thụ năng lượng có thể coi là đồng nhất với nhau.
Thông thường gồm 5 hệ con:
- Công nghiệp
- Nông - lâm - ngư nghiệp
- Giao thông vận tải
- Dân dụng - sinh hoạt
- Thương mại - dịch vụ.
72
2.2. Bài toán dự báo nhu cầu năng lượng

• Các hệ con này


đến lượt chúng lại
được chia nhỏ
tiếp thành các
nhóm đồng nhất
về mặt tiêu thụ
năng lượng được
gọi là các mô đun
năng lượng

Hình. Sơ đồ dự báo nhu cầu năng lượng theo phương pháp phân tích kinh tế - xã hội.
73
2.2. Bài toán dự báo nhu cầu năng lượng
• Tại mỗi mô đun năng
lượng việc xác định
nhu cầu được tiến
hành trong 2 bước:
- Đầu tiên, người ta
tiến hành xác định
lượng năng lượng
hữu ích để thỏa mãn
nhu cầu tiêu dung
- Từ năng lượng hữu
ích người ta tiến
hành xác định nhu
cầu năng lượng cuối
cùng.

74
Hình. Quy trình xác định nhu cầu trong mỗi mô đun năng lượng của hộ gia đình.
2.2. Bài toán dự báo nhu cầu năng lượng
3. Kỹ thuật kịch bản phát triển - công cụ đưa các yếu tố kinh tế - xã hội vào mô
hình dự báo
• Sau khi xây dựng được cơ cấu đánh giá nhu cầu năng lượng cho từng mô đun và
tổng hợp cho toàn bộ hệ thống, việc nghiên cứu (dự báo) biến động về tiêu thụ
năng lượng trong tương lai được thực hiện trên cơ sở phương pháp kịch bản.
• Kỹ thuật kịch bản được sử dụng để mô tả sự biến thiên của một số yếu tố có tác
động đến nhu cầu năng lượng nhưng không phải là những biến nội sinh trong mô
hình dự báo nhu cầu năng lượng mà thường được đưa vào thông qua các mô hình
dự báo khác. Ví dụ như sự biến động của dân số, cấu trúc dân số, cấu trúc của
GDP,…

75
2.2. Bài toán dự báo nhu cầu năng lượng
• Với sự phân cấp như
minh họa ở hình trên
thì sự biến động của
các biến kịch bản ở
cấp sau phu thuộc
vào sự biến thiên của
các biến ở các cấp
trước đó. Ví dụ chiến
lược phát triển của
ngành đường sắt phụ
thuộc vào chiến lược
phát triển hệ thống
giao thông quốc gia
và trước đó là chiến
lược phát triển lãnh
thổ.
76
Hình. Mối quan hệ phân cấp giữa các
2.2. Bài toán dự báo nhu cầu năng lượng
• Đối với mỗi biến kịch bản người ta phải xác định phạm vi dao động trong khoảng
thời gian dự báo. Thông thường người ta đưa ra 3 kịch bản:
- Kịch bản cơ sở (phương án phát triển bình thường)
- Kịch bản cao (phương án phát triển lạc quan)
- Kịch bản thấp (phương án phát triển thấp)
• Tập hợp toàn bộ các giả thiết về sự biến thiên của các biến kịch bản xây dựng nên
một phần cơ sở dữ liệu đầu vào của mô hình dự báo.

77
2.2. Bài toán dự báo nhu cầu năng lượng
4. Cấu trúc của mô hình dự báo nhu cầu năng lượng
• Như vậy việc xây dựng các mô hình dự báo dạng phân tích kinh tế - kỹ thuật bao
gồm 2 phần riêng biệt:
- Mô hình hóa các cơ cấu cho phép mô phỏng và đánh giá biến động về nhu cầu
năng lượng. Công việc được tiến hành dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố kinh tế,
kỹ thuật hệ thống tiêu thụ năng lượng.
- Xây dựng kịch bản, tức là viễn cảnh phát triển kinh tế - xã hội với các giả thiết khác
nhau.

78
2.2. Bài toán dự báo nhu cầu năng lượng
• Quá trình dự
báo nhu cầu
dài hạn năng
lượng theo
phương
pháp phân
tích kinh tế -
kỹ thuật
được thể
hiện ở sơ đồ
hình sau.

Hình. Nguyên lý dự báo theo phương pháp kinh tế - kỹ thuật 79


2.2. Bài toán dự báo nhu cầu năng lượng
5. Ưu điểm và nhược điểm của các mô hình dự báo dạng phân tích kinh tế - kỹ
thuật
• Ưu điểm: - Phương pháp phân tích kinh tế - kỹ thuật cho phép đưa vào các mô
hình dự báo nhiều yếu tố tác động đến nhu cầu năng lượng như vị trí địa lý, hệ số
trang bị, hệ số sử dụng thiết bị, hiệu suất của các thiết bị sử dụng năng lượng,…
- Bằng việc đưa vào các khái niệm: Năng lượng hữu ích, Năng lượng cuối cùng,
Hiệu suất tương đối, Hiệu suất tuyệt đối,… người ta đã tạo lập được mối quan hệ
giữa khía cạnh vật lý và khía cạnh xã hội của các quá trình tiêu thụ năng lượng.
Người ta đã đưa được vào mô hình một loạt các tác nhân: Văn hóa - xã hội (thói
quen tiêu dùng, số giờ sử dụng), Kỹ thuật - công nghệ (loại thiết bị, hiệu suất thiết
bị), Kinh tế (giá thiết bị, giá năng lượng).
- Trong mô hình dạng phân tích kinh tế - kỹ thuật, người ta đã đưa yếu tố thiết bị
vào mô hình qua đó cho phép đánh giá được khả năng thay thế lẫn nhau giữa các
dạng năng lượng từ mô hình.

80
2.2. Bài toán dự báo nhu cầu năng lượng
- Về mặt sử dụng, các mô hình dạng phân tích kinh tế - kỹ thuật cho phép thực hiện
các dự báo dài hạn nhu cầu năng lượng thỏa mãn yêu cầu của công tác kế hoạch
hóa ngành năng lượng. Cung cấp số liệu đầu vào cho các mô hình quy hoạch năng
lượng.
- Mặt khác, do cấu trúc thành 2 phần tách biệt: cơ cấu đánh giá và kịch bản phát
triển nên mô hình dạng phân tích kinh tế - kỹ thuật còn cho phép thực hiện các
nghiên cứu như: đánh giá tác động của chính sách tiết kiệm năng lượng và chính
sách về giá năng lượng lên nhu cầu năng lượng.
• Nhược điểm: - Yêu cầu phải có cơ sở dữ liệu rất chi tiết về năng lượng, kinh tế và
công nghệ. Điều này khó đáp ứng đối với các nước kém phát triển.
- Khó đảm bảo tính nhất quán trong quá trình xây dựng các kịch bản phát triển kinh
tế - xã hội.

81
2.3. Công tác quy hoạch hệ thống năng lượng/điện
1. Phân vùng hệ
thống điện toàn
quốc
- Hệ thống điện được
chia thành 6 vùng

82
2.3. Công tác quy hoạch hệ thống năng lượng/điện
2. Các tiêu chí cho lập quy hoạch
• Các tiêu chí dự báo phụ tải
- Dự báo sản lượng, công suất và biểu đồ sử dụng điện theo các miền, vùng và các
tỉnh thành phố nhằm cung cấp điện đầy đủ, tin cậy cho phát triển kinh tế xã hội của
các địa phương và toàn quốc;
- Đánh giá đầy đủ tác động của các yếu tố sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả,
các công nghệ sản xuất điện phân tán, các công nghệ sử dụng điện mới;
- Áp dụng các phương pháp dự báo khác nhau để thực hiện kiểm chứng kết quả dự
báo.

83
2.3. Công tác quy hoạch hệ thống năng lượng/điện
• Các tiêu chí xây dựng chương trình phát triển nguồn điện
- Phát triển cân đối công suất nguồn trên từng vùng, miền, đảm bảo độ tin cậy cung
cấp điện trên từng hệ thống điện miền liên kết với nhau sao cho giảm tổn thất
truyền tải, chia sẻ công suất nguồn dự trữ và tận dụng nguồn nước, nguồn tài
nguyên nắng, gió để khai thác hợp lý kinh tế các NM thuỷ điện, điện gió và điện
mặt trời.
- Cực tiểu hóa chi phí toàn hệ thống bao gồm đầy đủ chi phí sản xuất điện, truyền tải
điện và các chi phí ngoại sinh ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
- Đánh giá kỹ khả năng nhập khẩu điện và liên kết lưới điện với các nước trong khu
vực
- Đảm bảo an ninh năng lượng, đặc biệt là các nguồn nhiên liệu nhập khẩu.
- Đánh giá kỹ về tiềm năng phát triển các loại hình nguồn điện năng lượng tái tạo và
năng lượng mới (mặt trời áp mái, mặt trời quy mô lớn, điện gió trên bờ, điện gió
ngoài khơi, các nguồn điện sinh khối, rác thải, địa nhiệt…)
84
2.3. Công tác quy hoạch hệ thống năng lượng/điện
- Xem xét kỹ khả năng phát triển các nguồn điện linh hoạt để tích hợp các nguồn năng
lượng tái tạo (gió, mặt trời) vào hệ thống.
- Phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.
• Các tiêu chí xây dựng chương trình phát triển lưới điện (lưới điện truyền tải,
phân phối)
- Hạ tầng điện lực, trong đó có lưới điện truyền tải phải phát triển trước một bước để
đảm bảo cung ứng điện phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng đất
nước.
- Chương trình mở rộng phát triển lưới truyền tải phải có tầm nhìn dài hạn đảm bảo sự
vận hành an toàn, ổn định, bền vững nhưng phải có tính kế thừa, nhất quán, khả thi.
- Đáp ứng được yêu cầu cung cấp điện với chất lượng ngày càng cao.
- Ứng dụng triệt để các thành tựu khoa học công nghệ trong đầu tư phát triển lưới điện,
sử dụng tối thiểu tài nguyên quốc gia.
- Xây dựng hệ thống truyền tải điện thân thiện môi trường, giảm thiểu tác động đến sức
khỏe cộng đồng và đời sống xã hội. 85
2.3. Công tác quy hoạch hệ thống năng lượng/điện

• Các chỉ tiêu kinh tế - tài chính


- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế phương án tổng thể phát triển điện lực quốc gia
giai đoạn quy hoạch.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính truyền tải điện trong giai đoạn quy hoạch.

86
2.4. Cấu trúc và các phần tử chính của hệ thống điện
Hệ thống điện Việt Nam thực hiện việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng
cho toàn bộ 63 tỉnh thành trên cả nước, được cấu thành bởi 3 thành phần chính:
Nguồn điện, lưới điện và phụ tải.

Hình. Thành phần chính của hệ thống


điện
87
2.4. Cấu trúc và các phần tử chính của hệ thống điện

• Nguồn điện
- Hệ thống điện Việt Nam có các dạng nguồn điện đa dạng: thủy điện, nhiệt điện
than, tuabin khí, nhiệt điện dầu, điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối… với tổng
công suất đặt năm 2020 là hơn 60.000 MW, trong đó tỷ trọng các loại nguồn như
sau:

88
Hình. Tỷ trọng các loại nguồn điện năm
2.4. Cấu trúc và các phần tử chính của hệ thống điện
• Lưới điện.
- Lưới điện truyền tải trên hệ thống điện Việt Nam có các cấp điện áp 500kV, 220kV,
lưới điện phân phối có cấp điện áp từ 110kV trở xuống. Lưới điện 500kV trải dài từ
Bắc vào Nam với gần 9.000 km chiều dài, 92 trạm 500kV và 33 mạch đường dây.
Đây là đường dây truyền tải huyết mạch của hệ thống điện Việt Nam, truyền tải
lượng công suất lớn trao đổi giữa các miền.
- Miền Bắc kết nối với miền Trung qua 2 mạch đường dây 500kV:
+ Hà Tĩnh – Đà Nẵng
+ Vũng Áng – Đà Nẵng.
- Miền Trung kết nối với miền Nam qua 4 mạch đường dây 500kV:
+ ĐakNông – Cầu Bông
+ Pleiku 2 – Chơn Thành – Cầu Bông
+ Pleiku 2 – Xuân Thiện Ea Súp – Chơn Thành – Cầu Bông
89
+ Pleiku - Di Linh – Tân Định
2.4. Cấu trúc và các phần tử chính của hệ thống điện
- Đường dây 500kV mạch 3 đang
được gấp rút xây dựng, sau khi
hoàn thành sẽ kết nối Vũng Áng –
Quảng Trạch – Dốc Sỏi, tăng
cường khả năng truyền tải công
suất giữa miền Bắc và miền Trung.

90
2.4. Cấu trúc và các phần tử chính của hệ thống điện
• Phụ tải.
- Sản lượng phụ tải hệ thống
điện Quốc gia năm 2020 gần
250.000 triệu kWh, trong đó
sản lượng ngày lớn nhất hơn
800 triệu kWh, công suất
đỉnh gần 40.000 MW. Tăng
trưởng hàng năm của phụ tải
trong 10 năm trở lại đây là rất
lớn, có năm lên tới hơn 14%.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của
dịch Covid-19, tăng trưởng
của năm 2020 chỉ 3,1%.

91
2.5. Các cơ quan quản lý, vận hành, điều độ trong ngành năng lượng/điện

1. Cục Điều tiết Điện lực- Bộ Công Thương


• Chức năng chính
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi
pháp luật đối với lĩnh vực điều tiết hoạt động điện lực; tổ chức thực hiện nhiệm vụ
điều tiết hoạt động điện lực; tổ chức thực hiện nhiệm vụ điều tiết hoạt động điện lực
nhằm cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu
quả và đảm bảo công bằng, minh bạch; tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch
vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý theo đúng đúng quy định của pháp luật và
phân cấp ủy quyền của Bộ trưởng.
• Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trình Bộ trưởng Bộ Công Thương để trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ phê
duyệt hoặc ban hành các quy định, chương trình, vv…

92
2.5. Các cơ quan quản lý, vận hành, điều độ trong ngành năng lượng/điện

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật, chính sách, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình và các quy định về
điều tiết điện lực sau khi được phê duyệt.
- Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về điều tiết
điện lực; các văn bản cá biệt; văn bản quy phạm nội bộ theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ về điều tiết hoạt động điện lực và thị trường điện lực
- Thanh tra chuyên ngành điện lực theo quy định.
- Tham gia xây dựng quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều tiết điện lực và phát triển thị trường điện lực, các hoạt
động liên quan tới liên kết lưới điện khu vực và phát triển thị trường điện lực các nước tiểu
vùng sông Mê Kông và ASEAN.
- Quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các dự án tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức tài chính
quốc tế, các dự án hợp tác với chính phủ nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh
vực điều tiết điện lực và phát triển thị trường điện theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong hoạt động điều tiết điện lực.
93
2.5. Các cơ quan quản lý, vận hành, điều độ trong ngành năng lượng/điện

- Tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của hoạt động điều tiết điện lực
và vận hành thị trường ở các cấp độ phát triển của thị trường điện lực.
- Lập báo cáo hàng năm về tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động điều tiết và vận hành của thị
trường điện lực theo quy định.
- Sử dụng ngân sách nhà nước được cấp và các phí khác theo quy định của pháp luật.
- Được yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực
hiện các nhiệm vụ được giao; được sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần
thiết theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực điều tiết điện lực theo kế hoạch cải cách hành
chính của Bộ Công Thương.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài chính, tài sản được giao
theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công Thương.
- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối hợp các hội/hiệp hội
ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực được phân công phụ trách theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương giao và theo quy định
của pháp luật.
94
2.5. Các cơ quan quản lý, vận hành, điều độ trong ngành năng lượng/điện

2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam


• Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg
ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc
Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định
số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ.
• Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều
hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống
điện quốc gia;
- Xuất nhập khẩu điện năng;
- Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện;
- Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ
khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện,
công trình điện; thí nghiệm điện.
95
2.5. Các cơ quan quản lý, vận hành, điều độ trong ngành năng lượng/điện

- Tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu
thầu, lập dự toán, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các
công trình đường dây và trạm biến áp.
• Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, EVN hiện có 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) và 9 công ty thủy
điện/nhiệt điện thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng, 5 tổng công ty điện lực kinh
doanh điện năng đến khách hàng là Tổng công ty Điện lực miền Bắc
(EVNNPC),Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Tổng công ty Điện lực
miền Nam (EVNSPC), Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI), Tổng công
ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC). Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia
(EVNNPT).

96
2.5. Các cơ quan quản lý, vận hành, điều độ trong ngành năng lượng/điện

97
2.5. Các cơ quan quản lý, vận hành, điều độ trong ngành năng lượng/điện

98
2.5. Các cơ quan quản lý, vận hành, điều độ trong ngành năng lượng/điện

99
2.6. Các thị trường năng lượng và quá trình đổi mới sản xuất kinh doanh

• Lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện được phê duyệt theo Quyết định 63/2013/QĐ-
TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ:

100
2.6. Các thị trường năng lượng và quá trình đổi mới sản xuất kinh doanh

• Các mốc triển khai trên thực tế:

101
2.6. Các thị trường năng lượng và quá trình đổi mới sản xuất kinh doanh
• Cấu
trúc thị
trường
bán
buôn
điện
cạnh
tranh

102
2.6. Các thị trường năng lượng và quá trình đổi mới sản xuất kinh doanh
• Cấu
trúc
thị
trườn
g bán
lẻ
điện
cạnh
tranh

103
2.6. Các thị trường năng lượng và quá trình đổi mới sản xuất kinh doanh

1. Thị trường bán lẻ điện


- Ngày 07 tháng 8 năm 2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số
2093/QĐ-BCT phê duyệt Đề án Thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Việt Nam
- Mục tiêu chính của thị trường bán lẻ điện là cho phép khách hàng được quyền lựa
chọn, thay đổi đơn vị cung cấp điện với giá điện phản ánh đầy đủ các chi phí hợp
lý hợp lệ và có tính cạnh tranh, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, minh bạch
trong các hoạt động giao dịch mua bán điện.
- Dựa trên điều kiện đặc thù của ngành điện Việt Nam, Đề án đưa ra 02 mô hình
thiết kế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường bán lẻ điện Việt Nam,
bao gồm:
+ Khách hàng sử dụng điện mua điện từ thị trường điện giao ngay
+ Khách hàng sử dụng điện lựa chọn mua điện từ đơn vị bán lẻ điện.

104
2.6. Các thị trường năng lượng và quá trình đổi mới sản xuất kinh doanh

• Mô hình thị
trường bán lẻ
điện cạnh
tranh:
- Khách hàng lớn
mua điện trên thị
trường điện giao
ngay.

105
2.6. Các thị trường năng lượng và quá trình đổi mới sản xuất kinh doanh

• Mô hình thị trường


bán lẻ điện cạnh
tranh:
- Khách hàng lựa
chọn đơn vị bán lẻ.

106
2.6. Các thị trường năng lượng và quá trình đổi mới sản xuất kinh doanh
- Kế hoạch triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh được chia làm 3 giai đoạn:
+ Trong giai đoạn đầu (đến hết năm 2021) sẽ tập trung vào các công tác chuẩn bị
cần thiết cho thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (các văn bản pháp lý, tái cơ cấu
ngành điện, …).
+ Giai đoạn tiếp theo (từ năm 2022 đến năm 2024) cho phép khách hàng sử dụng
điện mua điện trên thị trường điện giao ngay.
+ Sau năm 2024, sẽ từng bước cho phép các khách hàng sử dụng điện sẽ được
quyền lựa chọn đơn vị bán lẻ điện cho mình thay vì chỉ được mua từ 01 đơn vị bán
lẻ duy nhất theo khu vực địa lý như trước đây.

107
2.6. Các thị trường năng lượng và quá trình đổi mới sản xuất kinh doanh

• Thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh bao gồm các nội dung sau:
- Các mô hình, hình thức lựa chọn mua điện của khách hàng sử dụng điện.
- Vai trò, chức năng và mối quan hệ giữa các đơn vị thành viên thị trường điện theo
từng mô hình cụ thể.
- Các cơ chế vận hành thị trường bán lẻ điện, bao gồm: Các cơ chế, hình thức thực
hiện giao dịch mua bán điện; cơ chế giá điện, cơ chế cung cấp và sử dụng dịch vụ
phân phối điện và các nội dung có liên quan khác.
- Các giải pháp, điều kiện tiên quyết, kế hoạch thực hiện xây dựng và vận hành thị
trường bán lẻ điện.

108
2.6. Các thị trường năng lượng và quá trình đổi mới sản xuất kinh doanh

2. Các phân khúc cạnh tranh trong cấp độ thị trường bán lẻ điện
Khi chuyển sang cấp độ thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, trong dây chuyền từ sản xuất
đến tiêu thụ điện năng của hệ thống điện sẽ bao gồm 02 phân khúc cạnh tranh mua bán
điện như sau:
• Cạnh tranh trong khâu bán buôn điện:
- Thực hiện các giao dịch mua bán điện giữa các đơn vị phát điện và các đơn vị mua buôn
điện thông qua thị trường điện giao ngay;
- Sử dụng lưới điện điện trong hệ thống điện quốc gia để truyền tải điện từ nhà máy điện
(bên bán điện) đến các điểm giao nhận điện đầu nguồn của đơn vi mua buôn điện (thuộc
phạm vi của thị trường điện giao ngay theo Quy định vận hành thị trường điện do Bộ Công
Thương ban hành).
• Cạnh tranh trong khâu bán lẻ điện:
- Thực hiện các giao dịch mua bán điện giữa đơn vị bán lẻ điện và khách hàng sử dụng
điện;
- Sử dụng lưới điện trong hệ thống điện quốc gia để phân phối điện năng nhận từ điểm 109
2.6. Các thị trường năng lượng và quá trình đổi mới sản xuất kinh doanh
• Mô hình khách hàng sử dụng điện mua điện trên thị trường giao ngay
- Đối tượng tham gia: Các khách hàng sử dụng điện đáp ứng các tiêu chí về quy mô tiêu
thụ điện, cấp điện áp đấu nối theo Quy định vận hành thị trường điện cạnh tranh do Bộ
Công Thương ban hành.
- Hình thức tham gia: Khách hàng sử dụng điện tham gia mua điện trên thị trường điện
giao ngay bằng một trong hai hình thức sau:
+ Trực tiếp đăng ký tham gia thị trường điện giao ngay;
+ Tham gia thông qua một đơn vị đại diện được ủy quyền.
- Các nguyên tắc vận hành:
+ Khách hàng sử dụng điện tham gia mua điện trên thị trường điện giao ngay với vai trò là
đơn vị mua điện.
+ Điểm giao dịch mua điện của khách hàng sử dụng điện lớn này sẽ được quy đổi (theo
tổn thất điện năng) từ điểm đo đếm điện năng đến điểm giao nhận đầu nguồn thuộc ranh
giới của thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
+ Các nguyên tắc vận hành, giao dịch mua điện trên thị trường điện giao ngay: Khách hàng 110
2.6. Các thị trường năng lượng và quá trình đổi mới sản xuất kinh doanh

• Mô hình khách hàng lựa chọn đơn vị bán lẻ điện


- Các đơn vị bán lẻ điện: Tham gia với vai trò bên bán điện trong thị trường điện,
bao gồm các đơn vị bán lẻ điện cạnh tranh và các đơn vị bán lẻ điện mặc định.
- Các đơn vị phân phối điện: Cung cấp dịch vụ phân phối điện trong thị trường bán
lẻ điện.
- Các khách hàng sử dụng điện: Tham gia với vai trò bên mua điện trong thị trường
bán lẻ điện
- Các cơ chế vận hành trong mô hình khách hành lựa chọn đơn vị bán lẻ:
+ Mua bán điện năng giữa đơn vị bán lẻ điện và khách hàng sử dụng điện được
thực hiện thông qua hợp đồng mua bán điện có thời hạn.
+Khách hàng sử dụng điện lựa chọn đơn vị bán lẻ điện phù hợp, ký kết hợp đồng
mua bán điện với đơn vị bán lẻ điện này.

111
2.6. Các thị trường năng lượng và quá trình đổi mới sản xuất kinh doanh

+ Giá mua điện của khách hàng sử dụng điện được xác định trên nguyên tắc thỏa
thuận, thống nhất trong hợp đồng mua bán điện ký kết với đơn vị bán lẻ điện;
+ Khách hàng sử dụng điện được chuyển đổi sang đơn vị bán lẻ điện khác sau khi
đã hoàn thành các nghĩa vụ của khách hàng theo cam kết trong hợp đồng mua bán
điện đã ký kết với đơn vị bán lẻ điện trước đây.
- Giá bán lẻ điện cho khách hàng khi lựa chọn đơn vị bán lẻ điện bao gồm:
+ Giá phát điện của các nhà máy điện
+ Giá truyền tải điện
+ Giá điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện
+ Giá phân phối điện
+ Các thành phần chi phí khác như thuế, vv…

112
2.6. Các thị trường năng lượng và quá trình đổi mới sản xuất kinh doanh

- Cơ chế thanh toán tiền điện


+ Khách hàng sử dụng điện thực hiện thanh toán tiền điện cho đơn vị bán lẻ điện
theo quy định trong hợp đồng mua bán điện đã ký kết.
+ Khách hàng sử dụng điện có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm hợp đồng
mua bán điện (bảo lãnh thanh toán) theo quy định tại Luật Điện lực và các văn bản
pháp lý có liên quan.

113
2.6. Các thị trường năng lượng và quá trình đổi mới sản xuất kinh doanh

Thách thức và Cơ hội đối với thị trường điện Việt Nam:
- Cần phải hoàn thiện cơ sở pháp lý, các quy định cho thị trường điện: Cần hoàn chỉnh VWEM, thực
hiện VREM.
- Tiếp tục tái cơ cấu ngành điện: Cần tách A0 ra khỏi EVN, tách tổng công ty điện lực, cổ phần hóa các
công ty như Genco, các công ty bán lẻ,vv…
- Cần phát triển thị trường nhiên liệu: than, dầu khí,vv…
- Cần xây dựng, hoàn thiện các chính sách và nghị quyết liên quan đến phát triển bền vững, bảo vệ môi
trường.
- Cần bám sát các xu hướng thay đổi và chuyển dịch năng lượng trên thế giới.
Số liệu thị trường điện Việt Nam (cập nhật 2022):
- Tăng trưởng phụ tải đạt 7-10% (GDP~7%pa)
- 2020: 51GW, 217TWh pa (Pmax~39GW)
- 2025: 102GW, 335 TWh pa.
- 2030: 138GW, 491 TWh pa.
- 2045:129.5GW, 877TWWh pa.
- Tổng vốn đầu tư cho nguồn và lưới điện 2021-2030: ~128 tỷ USD. 114
Chương 3: Công nghệ, xản xuất, truyền tải, phân phối và tích trữ điện năng
3.1 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch

• Nguồn nhiên liệu hóa thạch: là hỗn hợp hợp chất được tạo thành từ tàn tích
động, thực vật hóa thạch từ hàng triệu năm trước (không tái tạo)
• Than
• Dầu khí
• Khí thiên nhiên
• Uranium (Nhiên liệu cho NM điện hạt nhân)
• Điện năng được sản xuất từ các Nhà máy điện:
• Cơ sở công nghiệp đặc biệt, nhiệm vụ sản xuất điện năng (& nhiệt năng) từ các
dạng năng lượng sơ cấp khác nhau (than, dầu, khí đốt, thủy năng, gió, mặt trời, hạt
nhân ...)
• Phân loại NMĐ từ nhiên liệu hóa thạch a. Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ)
• NMĐ nhiệt điện chạy than
• NMĐ Tua bin khí
• NMĐ Điện hạt nhân
Nguyễn Đăng Toản 115
3.1 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch

• 3.1.1 Nhà máy nhiệt điện 2


chạy than 1
• NM Nhiệt điện có 2 loại: 6
ngưng hơi và trích hơi 3
• a) NMNĐ-ngưng hơi: Toàn
bộ hơi dùng để sx điện 5
năng 4
• 1.Lò hơi; 2. Turbin; 3. Bình
ngưng;
• 4. Bơm tuần hoàn; 5. Bơm
ngưng tụ; 6. Máy phát)
• Tóm tắt công nghệ
• Than được vận chuyển về
cảng/ga
• Than được nghiền thành
bột và phun vào lò hơi
• Nước đưa vào lò hơi, sôi
sinh hơi và hơi quá nhiệt
• Hơi nước làm quay tua bin,
gắn với MPĐ phát ra điện
• Hơi sau khi sinh công thì
được ngưng tụ
và bơm trở lại lò hơi 116
Nguyễn Đăng Toản
3.1 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch

• 3.1.1 Nhà máy nhiệt điện chạy than


• Đặc điểm
• Công suất lớn, xây dựng gần nguồn nhiên liệu
• Phần lớn điện năng phát lên lưới điện cao áp và cung cấp cho phụ tải ở xa
• Công suất phát : Pmin <P < Pmax
• Thời gian khởi động lâu, 3h đến 10h
• Điện tự dùng lớn, từ 3 % đến 15 %
• Hiệu suất từ 30-40%
• Vốn xây dựng nhỏ và thời gian xây dựng nhanh hơn so với thủy điện
• Gây ô nhiễm môi trường do khí thải

Nguyễn Đăng Toản 117


3.1 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch

• 3.1.1 Nhà máy nhiệt điện chạy than


• Nhiên liệu
• Nhiên liệu rắn và lỏng bao gồm: Carbon ( C), Hydro ( H), Lưu huỳnh ( S), Oxi( O), Nito( N)
• Carbon là thành phần cháy chủ yếu trong nhiên liệu (có thể chiếm tới 95% khối lượng nhiên
liệu). Nhiệt cháy của Carbon là : 34150 kJ/ kg
• Hydro là thành phần cháy quan trọng trong nhiên liệu ( chiếm tối đa 10%). Nhiệt cháy của
Hydro là 144500 kJ/kg
• Lưu huỳnh: Là thành phần cháy nhưng tạo ra chất thải độc hại ra môi trường
• Oxi và Nito: Là thành phần tồn tại trong chất cháy nhưng không tham gia vào quá trình
cháy và làm giảm nhiệt lượng chung của nhiên liệu
• Đặc điểm nhiên liệu
• Độ ẩm: Là lượng nước chứa trong nhiên liệu
• Chất bốc và Cốc: Chất bốc là lượng khí thoát ra khi đốt cháy nhiên liệu trong điều kiện
không có oxi, phần rắn còn lại gọi là Cốc
• Độ tro: Là phần rắn ở dạng khoáng chất còn lại sau khi nhiên liệu cháy
• Nhiệt trị của nhiên liệu: Là lượng nhiệt sinh ra khi cháy hoàn toàn 1 kg(m3) nhiên liệu
Nguyễn Đăng Toản 118
3.1 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch

• 3.1.1 Nhà máy nhiệt điện chạy than


• Quá trình cháy của nhiên liệu:
• Là quá trình phản ứng hóa học giữa các nguyên tố hóa học của nhiên liệu với oxi và
sinh ra nhiệt=> Quá trình cháy còn là quá trình oxi hóa
• Là một quá trình rất phức tạp, gồm nhiều giai đoạn: sấy nóng, bốc hơi, sinh chất bốc, bắt
lửa, cháy chất bốc và cốc, tạo xỉ
• Giai đoạn sấy nóng và sinh chất bốc là giai đoạn chuẩn bị cho nhiên liệu bốc cháy, cần thiết
phải có không khí nóng có nhiệt độ khoảng từ 150 0C đến 4000C để sấy nóng, bốc ẩm và
bốc chất bốc khỏi nhiên liệu
• Giai đoạn bắt lửa bắt đầu ở nhiệt độ cao hơn, khi nhiên liệu tiếp xúc với không khí nóng
• Giai đoạn cháy chất bốc và cốc kèm theo quá trình tỏa nhiệt, nhiệt lượng này có tác dụng
làm tăng nhiệt độ hỗn hợp để phản ứng oxy hóa cốc xẩy ra nhanh hơn, đây là giai đoạn oxi
hóa mãnh liệt nhất
• Giai đoạn kết thúc quá trình cháy là giai đoạn tạo thành tro và xỉ

Nguyễn Đăng Toản 119


3.1 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch

• Sơ đồ nguyên lý của nhà máy nhiệt điện ngưng hơi

Nguyễn Đăng Toản 120


3.1 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch

• 3.1.1 Nhà máy nhiệt điện chạy than


• b. Nhà máy nhiệt điện Trích hơi:
• Phần lớn hơi dùng để sx điện năng
• Một phần hơi cung cấp cho phụ tải nhiệt
• 1.Lò hơi; 2. Turbin; 3. Bình ngưng; 7
1
• 4. Bơm tuần hoàn; 5. Bơm ngưng tụ;
6
• 6. Máy phát; 7. Phụ tải nhiệt. 3 2
• Tóm tắt công nghệ
5
• Than được vận chuyển về cảng/ga 4
• Than được nghiền thành bột và phun vào lò hơi
• Nước đưa vào lò hơi, sôi sinh hơi và hơi quá nhiệt
• Một phần hơi nước làm quay tua bin, gắn với MPĐ phát ra điện
• Một phần hơi được cung cấp cho phụ tải nhiệt
• Hơi sau khi sinh công thì được ngưng tụ và bơm trở lại lò hơi

Nguyễn Đăng Toản 121


3.1 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch

• 3.1.1 Nhà máy nhiệt điện chạy than


• b. Nhà máy nhiệt điện Trích hơi:
• Đặc điểm
• Xây dựng gần hộ tiêu thụ nhiệt
• Cần vận chuyển nhiên liệu từ xa đến, do đó CS thường ở mức trung bình, phụ thuộc nhiều
vào phụ tải nhiệt
• Hiệu xuất của nhà máy: (60 %-70%), cao hơn NĐ ngưng hơi, phụ thuộc nhiều vào sự kết
hợp thích hợp của sản xuất điện & nhiệt
• Thời gian khởi động và các đặc điểm khác giống NĐ ngưng hơi.

Nguyễn Đăng Toản 122


Ví dụ về hệ thống cấp nhiên liệu

Nguyễn Đăng Toản 123


Ví dụ về hệ thống lò hơi
1: Vòi phun nhiên liệu &
không khí
2: Buồng đốt
3: Phễu tro lạnh
4: Đáy thải xỉ
5: Dàn ống sinh hơi
6: Bộ quá nhiệt bức xạ
7: Bộ quá nhiệt nửa bức xạ
8: ống hơi lên
9: Bộ quá nhiệt đối lưu
10: Bộ hâm nước
11: Bộ sấy không khí
12: Bộ khử bụi
13: Quạt khói
14: Quạt gió
15: Bao hơi
16: ống nước xuống
17: ống góp nước

Nguyễn Đăng Toản 124


Ví dụ về hệ thống lò hơi

Dàn ống buồng lửa gồm các ống lên và


ống xuống. Các ống lên là những ống thép Cụm pheston là các ống của dàn ống sinh nối
chịu nhiệt có đường kính từ 40 đến 63 mm với bao hơi tạo thành cụm ống thưa hơn để
được đặt phía trong tường buồng lửa. cho khói đi qua ra khỏi buồng lửa
Nguyễn Đăng Toản 125
Nguyễn Đăng Toản 126
Ví dụ về bình ngưng

Nguyễn Đăng Toản 127


Ví dụ về tua bin

- Roto của turbine xung lực là


trục có gắn các bánh động
- Với các nhiệt độ làm việc khác
nhau thì rotor sẽ có những cấu
trúc khác nhau

Nguyễn Đăng Toản 128


3.1 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch

• 3.1.1 Nhà máy nhiệt điện chạy than


• Các vấn đề về xử lý môi trường với NMNĐ than
• 1 Công nghệ xử lý khói thải
• Trong quá trình vận hành, khói thải của NMĐ sẽ được khử bụi, khí NOx và khí SO2 trước
khi đưa ra bên ngoài.\
• Hệ thống khử bụi tĩnh điện: ESP (Electrostatic Pricipitator)
• Hệ thống khử khí SO2: sử dụng nước để khử khí SO2
• Hệ thống khử NOx
• 2. Công nghệ xử lý tro xỉ
• 3. Công nghệ xử lý nước thải
• 4. Kiểm soát phát thải của toàn nhà máy

Nguyễn Đăng Toản 129


3.1 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch

• Các vấn đề về xử lý môi trường với NMNĐ


• 1 Công nghệ xử lý khói thải
• Hệ thống khử bụi tĩnh điện: ESP (Electrostatic Pricipitator)
• Hệ thống khử khí SO2: sử dụng nước để khử khí SO2
• Cơ chế phản ứng được mô tả như sau:
• ① SO2(khí) hòa tan SO2(nước)
• ② SO2 + H2O = H2SO3
• ③ H2SO3 H+ + HSO3- 2H+ + SO32-
• ④ SO32- + O2 (nước) 2SO42-
• Hệ thống khử Nox
• Sơ cấp : là khống chế việc tạo thành NOx trong quá trình cháy của buồng đốt lò hơi
• Thứ cấp :là lắp đặt hệ thống khử NOx công nghệ chọn lọc xúc tác SCR (Selective
Cathalytic Reduction) trên đường khói thoát.
Danh sách nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

Nguyễn Đăng Toản 130


3.1 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch

• 3.1.2 Nhà máy nhiệt điện – tua bin khí


• Là NM nhiệt điện, trong đó năng lượng sinh ra trong quá trình đốt khí thiên nhiên sẽ sinh công
trực tiếp để quay máy phát điện (chu trình đơn và hỗn hợp)

• Tóm tắt công nghệ:


• Khí đốt được nén và đưa vào buồng đốt
• Là dạng một động cơ nhiệt dạng rotor trong đó chất giãn nở sinh công là khí đốt, biến đổi nhiệt năng thành cơ
năng. Động cơ gồm ba bộ phận chính là khối máy nén khí dạng rotor (chuyển động quay), buồng đốt đẳng áp
loại hở và khối tua bin khí rotor. Khối máy nén và khối tua bin có trục được nối với nhau để tua bin làm quay
máy nén.
• Tua bin khí kéo MPĐ => phát ra điện
Nguyễn Đăng Toản 131
3.1 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch

• 3.1.2 Nhà máy nhiệt điện – tua bin khí


• Đặc điểm
• Thời gian xây dựng
=>nhanh hơn NĐ than/thủy điện
• Nếu dùng chu trình tua bin khí hỗn
hợp đạt hiệu suất cao hơn nhiệt điện
• Khởi động nhanh, làm việc với mọi
=> loại đồ thị phụ tải điện khác nhau
• Chi phí nhiên liệu đắt,
• Cũng có vấn đề với khí thải

Nguyễn Đăng Toản 132


3.1 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch

• Tua bin khí

Tua bin khí chu trình đơn Tua bin khí chu trình hỗn hợp

Tuabin khí của GE Nguyễn Đăng Toản Toàn cảnh Nhà máy điện Cà Mau 2 133
3.1 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch

• 3.1.3 Nhà máy điện hạt nhân


• Dùng phản ứng phân rã hạt nhân (U92 , Pu94) có điều khiển để sinh ra nhiệt, ->
sinh hơi-> quay tua bin, kéo MPĐ để phát ra điện năng
• Đặc điểm:
• Công nghệ rất cao, đòi hỏi cao về an toàn trong vận hành, thường có Công suất lớn
• Thời gian khởi động lâu, ít linh hoạt trong điều chỉnh công suất
• Không ô nhiễm khí thải do bụi mịn, ít chất thải
• Vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng lâu,
• Nguy hiểm về nguy cơ an toàn phóng xạ, địa điểm được chọn cẩn thận, (xa khu dân cư)

134
Nguyễn Đăng Toản
Phản ứng phân rã
• C/thức Ainstein:
• E=mc2 (J) , m là khối lượng (kg), c Vận tốc ánh sáng, E năng lượng của vật (J)

+Energy

Nhận thấy: Tổng khối lượng các hạt trước khi tham gia phản ứng và tổng khối lượng các hạt tạo thành sau phản
ứng không bằng nhau : MT ≠ MS
Vậy có một khối lượng: m = MT - MS mất đi hoặc sinh ra. Theo A.Einstein, phản ứng sẽ sinh ra năng lượng
E = m.c2

Nguyễn Đăng Toản 135


3.1 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch

• 3.1.3 Nhà máy điện hạt nhân


• Nhiên liệu: 1. Uranium:
• Uranium là nguyên tố hóa học có tính phóng xạ, có ánh kim loại, màu xám bạc, có ký hiệu
U, số thứ tự 92 trong bảng tuần hoàn
• Uranium là kim loại nặng nhất trong tự nhiên và tồn tại dưới các dạng đồng vị khác nhau
99,3% U238 và 0,7% U235
• Tuy nhiên chỉ có U235 phân rã mới tạo ra nhiều năng lượng cho lò phản ứng hạt nhân.
• Khai thác, và tinh chế quặng Uranium và quá trình phức tạp

Nguyễn Đăng Toản 136


3.1 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch

• 3.1.3 Nhà máy điện hạt nhân


• Nhiên liệu: 2 Plutoium :
• Plutonium là nguyên tố hóa học hiếm có tính phóng xạ cao, ký hiệu Pu 94
• Plutonium là kim loại màu trắng bạc, bị xỉn khi tiếp xúc với không khí tạo thành một lớp phủ
mờ khi bị oxi hóa
• Plutonium là nguyên tố không có trong tự nhiên mà được hình thành từ phản ứng của
Uranium.
• Trong lò phản ứng hạt nhân, 2/3 năng lượng được tạo thành từ U 235 và 1/3 năng lượng
được tạo thành từ Pu239

Nguyễn Đăng Toản 137


Một số loại nhà máy điện hạt nhân trên thế giới

Những mẫu lò phản ứng hạt nhân phổ biến hiện nay (injuker.wixsite.com)
Nguyễn Đăng Toản 138
Ví dụ 2 loại NMĐ điện hạt nhân (BWR và PWR)
• Một số thiết bị chính:
• Các tòa tháp (ví dụ như tháp làm lạnh, tháp chứa nhiên liệu)
• Lò phản ứng (nơi diễn ra phản ứng hạt nhân, chịu được chịu áp lực nước)
• Hệ thống nhiên liệu: gồm các thanh chứa nhiên liệu dạng viên, hệ thống điều áp
máy bơm
• Máy sinh hơi nước
• Tua-bin chạy bằng hơi nước
• Máy phát điện (đồng bộ, cực ẩn)

139
Nguyễn Đăng Toản
Lò áp lực nước nhẹ (PWR) Lò tầng sôi nước nhẹ (BWR)

Nguyễn Đăng Toản 140


Lò phản ứng

Thanh điều khiển (control rode)


Chất điều khiển thường dùng là
Cadimi hoặc Boron

Nguyễn Đăng Toản 141


Một số NMĐ Hạt nhân lớn trên thế giới

2. Nhà máy Uljin ở Gyeongsangbukdo,


1 Nhà máy Kashiwazaki-Kariwa - Hàn Quốc có 6 lò phản ứng 6.157 MW.
4. Nhà máy Zaporizhzhia - 6.000 MW
Có thể chịu động đất 6,5 – 7 độ Zaporizhzhia là nhà máy lớn nhất châu Âu.
Niigata, Nhật Bản.
richter. Tường chống được sóng thần nằm trên sông Dnepr, thuộc trung tâm
Xây dựng từ 1986, rộng 4,2 km2. Từ
10m Ukraine.
1997, có 7 lò phản ứng 8.212 MW.

Nguyễn Đăng Toản 142


3.2 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn tái tạo

• Nguồn năng lượng tái tạo:


• Được hình thành liên tục như gió, mưa, mặt trời (một số dạng khác như song
biển, thủy triều, địa nhiệt, ..)
• Được coi là vô tận (có thể tái tạo lại được)
• Các công nghệ sản xuất điện năng chủ yếu:
• Các nhà máy thủy điện
• Các nhà máy điện gió
• Các nhà máy điện mặt trời

Nguyễn Đăng Toản 143


3.2 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn tái tạo

• 3.2.1 Nhà máy thủy điện


• Dùng năng lượng của dòng nước chảy (thế/động năng) để sản xuất ra điện
• Đặc điểm
• Không tốn chi phí nhiên liệu, sạch và không ô nhiễm môi trường
• Có thể kết hợp với các mục đích khác như thủy lợi, giao thông đường thủy, nuôi cá
• Vốn đầu tư xây dựng lớn, thời gian xây dựng lâu, công suất giới hạn bởi chiều cao cột
nước và lưu lượng, chỉ xây dựng ở những vị trí đặc biệt
• Thường ở xa hộ tiêu thụ nên phải xây dựng đường dây cao áp tốn kém, có tác động lâu dài
đến môi trường sinh thái
• Thời gian khởi động nhanh (vài phút)
• Tự dùng thấp, hiệu suất cao (85 % - 90 %)

Nguyễn Đăng Toản 144


Ptuabin  1000.Q.H . d .tuabin
3.2 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn tái tạo
• 3.2.1 Nhà máy thủy điện Q ( m3/s), H, Chiều cao cột nước hiệu dụng (m),

1. Hồ thượng lưu
2. Đập thủy điện
3. Cửa chắn rác
4. Cửa điều tiết nước
5. Kênh dẫn
6. Turbine
7. Máy phát
8. Máy biến áp
9. Đường dây truyền tải
10. Cửa xả
11. Mực nước hạ lưu
Nguyễn Đăng Toản 145
Phân loại nhà máy thủy điện
• Phân loại: Theo công suất lắp máy • Phân loại theo điều kiện chịu áp lực nước
• Thuỷ điện nhỏ, khi: Plm < 5.MW • Nhà máy thuỷ điện ngang đập (nhà máy
• Thuỷ điện trung bình, khi Plm = 5.MW - 50.MW trực tiếp chịu áp lực nước thượng lưu)
• Thuỷ điện lớn, khi: Plm > 50MW - 1.000MW. • Nhà máy thuỷ điện sau đập và nhà máy
• Phân loại: TCVN285-2002 đường dẫn ( không trực tiếp chịu áp lực
nước thượng lưu)
• Thuỷ điện cấp V, khi: Plm < 200 kW
• Thuỷ điện cấp IV, khi: Plm< 5MW – 200kW • Phân loại theo cột nước :
• Thuỷ điện cấp III, khi: Plm< 50MW - 5 MW • Thuỷ điện cột nước thấp, khi: Hmax <50m
• Thuỷ điện cấp II, khi: Plm< 300MW- 50MW • Thuỷ điện cột nước trung bình, khi:
• Thuỷ điện cấp I, khi: Plm > 300MW 50m≤ Hmax≤ 400m
• Phân loại: theo dạng hồ chứa • Thuỷ điện cột nước cao, khi:Hmax >400 m
• Hồ chứa điển hình
• Phân loại theo kết cấu :
• Kênh dẫn
• TÍch năng • Thuỷ điện trong đập, nhà máy sau đập
• ICT Nguyễn Đăng Toản• Thủy điện ngầm 146
3.2 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn tái tạo

NMTĐ kiểu hồ đường dẫn (Đa Nhim)


NMTĐ kiểu hồ chứa điển hình (HB)

NMTĐ kiểu tích năng


ICT Chiêm Hóa Nguyễn Đăng Toản 147
3.2 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn tái tạo
• Một số thiết bị chính

Tua bin trục dọc (thường Tua bin kiểu trục ngang (thường
TĐ hồ chứa, kênh dẫn dùng cho TĐ công suất nhỏ) Tua bin kiểu bóng đèn, đặt dọc theo
công suất lớn) Dòng chảy của nước (thủy điện ITC)
Nguyễn Đăng Toản 148
Một số loại cánh tua bin thủy lực
Tua bin gáo (Pelton) Turbine xung kích hai lần (Banki)
• Tua bin hướng trục

Nguyễn Đăng Toản 149


3.2 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn tái tạo
• 3.2.1 Nhà máy thủy điện
• Máy phát điện (đồng bộ, cực lồi)

Nguyễn Đăng Toản 150


• Danh sách các thủy điện tại Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
• Nhà máy thủy điện Sơn La (2.400 MW)
• Nhà máy thủy điện Hòa Bình (1.920 MW
• Nhà máy thủy điện Lai Châu (1.200 MW)
• Nhà máy thủy điện Yaly (720 MW)-kết hợp hồ chứa-kênh dẫn
• Nhà máy thủy điện Huội Quảng (520MW)
• Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi (475 MW) (kênh dẫn dài 7.765m)

Nguyễn Đăng Toản 151


3.2 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn tái tạo
• 3.2.2 Nhà máy điện gió
• Tóm tắt công nghệ:
• Dùng năng lượng của nguồn gió (động năng) để quay máy phát điện gió => để phát ra điện
• Có nhiều loại tua bin-máy phát điện gió khác nhau
• MPĐ không đồng bộ, tốc độ cố định (SCIG-cũ)
• MPĐ không đồng bộ, tốc độ điều chỉnh (WRIG-cũ)
• MPĐ không đồng bộ, kích từ kép (DFIG- chủ yếu hiện nay)
• MPĐ đồng bộ biến đổi hoàn toàn (FCWT– ngày càng chiếm tỉ trọng lớn)
• Đặc điểm:
• Không tốn nhiên liệu, không phát thải, chỉ xây dựng ở những nơi có khí hậu đặc biệt (gió)
• Khả năng điều khiển công suất tốt hơn điện mặt trời do có thể phát cả buổi tối
• Chi phí vẫn còn cao nhất là loại ngoài khơi (offshore windfarm)
• Tốn đất để xây dựng trang trại gió, có vấn đề về tiếng ồn
• Cần có sự phối hợp điều độ, và điều khiển tần số/điện áp, do công suất phát điện phụ
thuộc vào thời tiết.

Nguyễn Đăng Toản 152


3.2 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn tái tạo
• 3.2.2 Nhà máy điện gió
• Một số loại máy phát điện gió

SCIG: MPĐ không đồng bộ, tốc độ cố định (cũ) WRIG: MPĐ không đồng bộ, tốc độ điều chỉnh (cũ)

DFIG: MPĐ không đồng bộ, kích từ kép (tỷ trong lớn) FCWT: MPĐ đồng bộ biến đổi hoàn toàn (xu hướng)

Nguyễn Đăng Toản 153


3.2 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn tái tạo
• 3.2.3 Nhà máy điện gió
• Triển vọng phát triển điện gió

Nguyễn Đăng Toản 154


3.2 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn tái tạo
• Một số loại cánh

1. Wind turbines 2. Wind turbines with 3. Wind turbines with 4. Wind turbines with
with blades and blades and vertical axis. blades and vertical axis. blades and vertical axis.
horizontal axis. - Savonius: - Darrieus: - Giromill:
Nguyễn Đăng Toản 155
Nguyễn Đăng Toản 156
Nguyễn Đăng Toản 157
(a) high voltage direct current
(HVDC) transmission; (b) high
voltage alternative current (HVAC)
transmission; (c) high temperature
superconducting (HTS) cable.

Nguyễn Đăng Toản 158


3.2 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn tái tạo
• Nhà máy tại Ninh Thuận và Bạc Liêu

Danh sách nhà máy điện gió ở Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

Nguyễn Đăng Toản 159


Công suất Sản lượng
Tên nhà máy PLM (triệu kWh Khởi Hoạt Tọa độ Vị trí xã, huyện Tỉnh
/năm) công động
(MW)

xã Ea Nam, Ea Khal, Dliê


Ea Nam 400 1173 1/2021 12/2021 13°08′55″B 108° Yang, huyện Ea H'leo Đăk Lăk
12′02″Đ

Ia Pết - Đak Đoa 1 99 550 10/2021 13°54′47″B 108° xã Ia Pết, huyện Đak Đoa Gia Lai
07′50″Đ
Ia Pết - Đak Đoa 2 99 550 10/2021 xã Ia Pết, huyện Đak Đoa Gia Lai

Ia Pết 1 100 550 10/2021 13°54′47″B 108° xã Ia Pết, huyện Đak Đoa Gia Lai
07′50″Đ
Ia Pết 2 100 550 10/2021 xã Ia Pết, huyện Đak Đoa Gia Lai

Trung Nam Ninh Thuận 152 426 4/2019 11°41′18″B 109° xã Bắc Phong, huyện
Thuận Bắc
Ninh
Thuận
01′48″Đ

xã Vĩnh Trạch Đông Bạc


Bạc Liêu - GĐ3 142 373 1/2018 thành phố Bạc Liêu Liêu

Nguyễn Đăng Toản 160


3.2 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn tái tạo
• 3.2.4. Nhà máy điện mặt trời
• Dùng năng lượng từ ánh sáng mặt trời để phát ra điện năng.
• Có hai loại:
• Dùng trực tiếp ánh sáng mặt trời để phát điện – (h/t) quang điện -Photovoltaic Panel (PV) )
• Dùng ánh sáng mặt trời để cung cấp năng lượng cho lò hơi để làm quay các tuabin hơi
nước để chạy MPĐ (tương tự NM nhiệt điện-Concentraded Solar Power – CSP)

• Đặc điểm:
• Không mất chi phí nhiên liệu, không phát thải
• Phụ thuộc các vị trí địa lý của thể (khí hậu có nắng), tốn đất/diện tích mặt sông/hồ/biển để
đặt tấm pin mặt trời, hiệu suất công nghiệp còn thấp (khoảng 18-20%)
• Chi phí đầu tư vẫn khá cao, vấn đề môi trường khi xử lý tấm pin /hệ thống ắc quy.
• Công suất phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (không phát ra điện khi trời tối,không có nắng)
• Cần có sự phối hợp điều độ, điều khiển tần số/điện áp, có vấn đề chất lượng điện năng.
Danh sách nhà máy điện mặt trời ở Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Nguyễn Đăng Toản 161
3.2 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn tái tạo
• 3.2.4. Nhà máy điện mặt trời
• Ánh sáng mặt trời gồm các hạt rất nhỏ
gọi là photon mang năng lượng.
Khi va chạm với các nguyên tử silicon của
pin mặt trời, những hạt photon truyền năng lượng
của chúng tới các electron rời rạc, kích thích làm
cho electron đang liên kết với nguyên tử bị bật ra
khỏi nguyên tử, đồng thời ở nguyên tử xuất hiện
chỗ trống vì thiếu electron.
• Nếu cặp electron - lỗ trống này sinh ra ở gần
chỗ có tiếp p - n thì hiệu thế tiếp xúc sẽ đẩy
electron về một bên (bên bán dẫn n) đẩy lỗ
trống về một bên (bên bán dẫn p) và
đồng thời electron đã nhảy từ miền hoá trị
(dùng để liên kết) lên miền dẫn ở mức cao hơn,
có thể chuyển động tự do=> dòng điện.
Nguyễn Đăng Toản 162
3.2 Công nghệ sản xuất điện năng từ nguồn tái tạo
NM độc lập có dự phòng

• 3.2.4. Nhà máy điện mặt trời


• Nhà máy CS t/binh và lớn -nối lưới hoàn toàn
• Nhà máy công suất nhỏ
• Độc lập, có thể có dự phòng (CS nhỏ)
• Hỗn hợp (C/S trung bình)
• Kết nối lưới hoàn toàn (có thể có hoặc không
phụ tải tại chỗ)
NM Kết nối lưới Nhà máy hỗn hợp

Nguyễn Đăng Toản 163


3.3 Các công nghệ sản xuất điện năng khác
• 3.3.1 Từ nguồn biomass
• Các phế phẩm từ quá trình sản xuất giấy, đường, … được tận dụng để đốt lò
hơi (có thể đốt kèm dầu, khí) để sinh hơi, từ đó kéo MPĐ để phát ra điện năng
(nhiệt năng)

Khơi thông nguồn năng lượng sinh khối - Biomass - Apolytech


Nguyễn Đăng Toản 164
3.3 Các công nghệ sản xuất điện năng khác
• 3.3. 1 Từ nguồn biomass
• Đặc điểm:
• Tận dụng các phế phẩm, sản phẩm phụ từ các quá trình sản xuất khác để sản xuất ra
điện/nhiệt=> Có tính kinh tế cao
• Kết hợp sản xuất điện/nhiệt có thể cấp cho cơ sở sản xuất/cho phụ tải lân cận.
• Nhược điểm: công suất nhỏ do hạn chế nguồn nhiên liệu, vẫn gây ô nhiễm khí thải

Nguyễn Đăng Toản 165


3.3 Các công nghệ sản xuất điện năng khác
• 3.3.2 Sản xuất điện từ Hydrogen
• Tổng quan về H2
• Hydrogen – H2 là nguyên tố phổ biến, cấu thành đến 90% vật chất của vũ trụ và 75% theo
trọng lượng, tồn tại chủ yếu dưới dạng hợp chất với các nguyên tố hóa học phổ biến khác
như ôxy tạo thành nước (H2O), với các-bon thành các hợp chất hữu cơ và sự sống trên
toàn trái đất.
• Khí H2 không màu, không mùi, nhẹ và rất dễ cháy do đó không tồn tại dưới dạng phân tử
nguyên chất trong điều kiện bình thường. H2 rất dễ phản ứng hóa học với các nguyên tố
hóa học khác, đặc biệt là ôxy đồng thời sinh ra năng lượng dưới dạng nhiệt năng lớn hoặc
điện năng thông qua phản ứng hóa học sau:
• 2H2 + O2 → 2H2O + Năng lượng
• Hydrogen là nguồn năng lượng thứ cấp, tức là nó không sẵn có để khai thác trực tiếp mà
phải được tạo ra từ một nguồn sơ cấp ban đầu như là nước hoặc các hợp chất
hydrocarbon khác.

Nguyễn Đăng Toản 166


3.3 Các công nghệ sản xuất điện năng khác
• 3.3.2 Sản xuất điện từ Hydrogen
• Sản xuất Hydrogen:
• a) Nhiệt hóa các loại nhiên liệu hydrocarbon như metan, dầu,sinh khối khí hóa, than
khí hóa và khí tự nhiên. Hiện nay, khoảng 90% H­2 được sản xuất bằng công nghệ
này:
• Nhiệt hóa khí thiên nhiên bằng hơi nước để tách được H2 từ khí thiên nhiên (CH4 + 2H2O →
CO2 + 4H2), quá trình này cần nhiệt năng và chất xúc tác phù hợp. Tuy nhiên vẫn tạo ra CO2 ,
chỉ để cung cấp nguyên liệu cho các ngành hóa chất, tinh lọc dầu mỏ,…
• Khí hóa hydrocarbon nặng bao gồm dầu mỏ và than đá, quá trình này được thực hiện ở nhiệt độ
khoảng 1.4000C trong điều kiện thiếu ôxy để tạo ra H2 và khí CO, khí CO tiếp tục phản ứng với
hơi nước và chất xúc tác để chuyển hóa thành CO­2 và khí H2. Tuy nhiên, vẫn tạo ra khí CO­2 .
• Khí hóa và nhiệt phân sinh khối để sản xuất hydrogen bằng cách chuyển sinh khối thành dạng
khí qua quá trình khí hóa ở nhiệt độ cao tạo ra hơi nước. Hơi nước được ngưng tụ trong các dầu
nhiệt phân và được hóa nhiệt để sinh ra H2. Quá trình này thường tạo ra sản lượng H2 khoảng
từ 12-17% trọng lượng hydrogen của sinh khối. Nguyên liệu cho phương pháp này có thể gồm
các loại mảnh gỗ bào vụn, sinh khối thực vật, rác thải nông nghiệp và đô thị… Phương pháp sản
xuất H2 này vẫn cần cung cấp năng lượng lớn, tuy nhiên vẫn được đánh giá là nguồn năng
lượng tái tạo và bền vững.
Nguyễn Đăng Toản 167
3.3 Các công nghệ sản xuất điện năng khác
• 3.3.1 Sản xuất điện từ Hydrogen
• Sản xuất Hydrogen:
• b) Phương pháp điện phân nước bằng cách dùng dòng điện để tách nước
thành khí H2 và O2. (2H2O + Điện năng → 2H2 + O2). 3 công nghệ điện phân:
• Công nghệ điện phân thông thường được tiến hành với chất điện phân là nước hay
dung dịch kiềm. Hai phần điện cực âm và điện cực dương được tách riêng bởi
màng ngăn ion để tránh hòa lẫn hai khí sinh ra.
• Công nghệ điện phân nước ở nhiệt độ cao khoảng 800-1.000OC làm cho quá trình
điện phân diễn ra với hiệu suất cao hơn, nhiệt năng cung cấp chủ yếu được sử
dụng từ nguồn năng lượng mặt trời hoặc nhiệt thừa từ các quá trình năng lượng
công nghiệp phù hợp khác.
• Công nghệ điện phân nước bằng điện năng từ các nguồn năng lượng tái tạo như
điện mặt trời, điện gió, thủy điện tích hợp. Hệ thống, công nghệ này được đánh
giá là sạch và bền vững và là xu hướng phát triển của tương lai.

Nguyễn Đăng Toản 168


3.3 Các công nghệ sản xuất điện năng khác
• 3.3.1 Sản xuất điện từ Hydrogen
• Sản xuất điện năng từ Hydrogen:
• H2 là nguồn nhiên liệu tiềm năng với nhiều ưu điểm về môi trường và kinh tế.
• Khi dùng làm nhiên liệu, H2 có thể được đốt trực tiếp trong các động cơ đốt trong,
tương tự như trong các loại phương tiện giao thông chạy bằng xăng dầu phổ biến
hiện nay.
• H2 cũng có thể thay thế khí thiên nhiên để cung cấp năng lượng cho các nhu cầu
dân dụng hàng ngày như đun nấu, sưởi ấm, chiếu sáng…
• Đặc biệt, H2 đã được dùng làm nhiên liệu cho tên lửa trong ngành công nghiệp vũ
trụ và quốc phòng. H2 còn có thể được sử dụng làm nguồn năng lượng cung cấp
cho hệ thống pin nhiên liệu, nhờ quá trình điện hóa để tạo ra điện năng.

Nguyễn Đăng Toản 169


3.3 Các công nghệ sản xuất điện năng khác
• 3.3.1 Sản xuất điện từ Hydrogen
• Ưu điểm: giá là nguồn nhiên liệu của tương lai:
• Có tỷ lệ tái tạo cao/Có sẵn nhiều trong môi trường
• Không gây ô nhiễm không khí
• Năng lượng sản xuất ra lớn, hiệu quả sử dụng cao
• Không thải ra các chất gây ô nhiễm
• Hiệu suất sử dụng cao

• Nhược điểm
• Khó lưu trữ: Hydro sử dụng hiện nay yêu cầu độ tinh khiết lên đến 99,999% nên các yêu cầu về bảo
quản cao, khó lưu trữ
• Có hiệu quả nhiệt động lực học không cao
• Việc sản xuất hydro hiện nay vẫn cần sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch
• Giá cao và chưa có sự sẵn có của công nghệ
Nguyễn Đăng Toản 170
3.3 Các công nghệ sản xuất điện năng khác
• 3.3.3 Sóng biển/thủy triều
• Tóm tắt công nghệ: Sử dụng động năng của dòng nước biển để phát điện
• Sử dụng đập chắn thủy triều/sóng.
• Sử dụng hàng rào thủy triều/song.
• Sử dụng Tuabin điện thủy triều/song.

Nguyễn Đăng Toản 171


3.3 Các công nghệ sản xuất điện năng khác
• 3.3.3 Sóng biển/thủy triều
• Đặc điểm
• Sử dụng đập chắn thủy triều.
• Nguồn năng lượng lý tưởng trong tương lai/ vô tận.
• Làm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu dầu mỏ .
• Công nghệ chưa hoàn chỉnh,
• Chi phí đầu tư cao, công suất nhỏ
• Chi phí bảo trì cao
• Cản trở giao thông đường thủy và đời sống hoang dã.

Nguyễn Đăng Toản 172


3.3 Các công nghệ sản xuất điện năng khác
• Năng lượng sóng: Dao động cột nước

Nguyễn Đăng Toản 173


3.3 Các công nghệ sản xuất điện năng khác
• Năng lượng sóng: Pelamis Wave Energy Converter

Nguyễn Đăng Toản 174


3.3 Các công nghệ sản xuất điện năng khác
• Máy cuộn sóng: ( Overtopping)

Nguyễn Đăng Toản 175


3.3 Các công nghệ sản xuất điện năng khác

Nguyễn Đăng Toản 176


3.3 Các công nghệ sản xuất điện năng khác
shaft connected to
the buoy

• Power Buoy
permanent
magnet

fixed
coil

Archimedes Wave Swing Linear generator Wave and Roller (USA) 13 kW

Power Buoy (USA) 40 kW 2 MW pneumatic systems (Holand)


Nguyễn Đăng Toản
3.3 Các công nghệ sản xuất điện năng khác
• 3.3.4 Địa nhiệt
• Tóm tắt công nghệ:

Nguyễn Đăng Toản 178


3.3 Các công nghệ sản xuất điện năng khác
• Ví dụ: Nhà máy địa nhiệt Hellisheiði Power Station là NM địa nhiệt lớn
nhất thế giới ở Iceland với công suất 303 MW điện và 400 MW nhiệt

Nguyễn Đăng Toản 179


3.4 Công nghệ lưu trữ điện năng
• Năng lượng sơ cấp như: Than, dầu, khí… khi hai thác có thể lưu trữ->
tốn kho bãi
• Đặc điểm điện năng:
• Luôn yêu cầu sự cân bằng giữa năng lượng sản xuất và năng lượng tiêu thụ tại
một thời điểm,
• Sự tiêu dụng năng lượng có tính thời điểm, thấp điểm (đêm), cao điểm (ngày)
• Những công nghệ sản xuất điện có tính “cứng” trong điều khiển do đó có những
lúc thời điểm cần ít năng lượng, có thời điểm cần nhiều.
• Nhất là sự xuất hiện của năng lượng tái tạo
• => Cần thiết phải lưu trữ, tuy nhiên Năng lượng thứ cấp như điện,nhiệt
khó lưu trữ
• Kỹ thuật:
• Kinh tế
Nguyễn Đăng Toản 180
3.4 Công nghệ lưu trữ điện năng
• Sơ lược về công nghệ lưu trữ
• Công nghệ lưu trữ năng lượng là quá trình khó khăn về công nghệ và kinh tế
• Dựa vào khoảng thời gian tích trữ, điện năng tích trữ, có thể phân loại như sau:
• Hệ thống lưu trữ dài hạn
• Thủy điện tích năng (Pump storage )
• Ắc quy (xe điện)
• Hệ thông lưu trữ khí Hydrogen
• Hệ thống máy nén khí
• Hệ thống lưu trữ ngắn hạn
• Siêu tụ điện (super capacitor)
• Bánh đà quay (fly wheel)

Nguyễn Đăng Toản 181


3.4 Công nghệ lưu trữ điện năng
• Yêu cầu về lưu trữ
• Có tính kinh tế cao
• Có khả năng điều khiển những thay đổi nhỏ về tải
• Đáp ứng nhanh để có thể tham gia điều chỉnh tần số/điện áp
• Phải tin cậy
• Liên tục thay đổi công suất đầu ra
• Phù hợp với sự tăng/giảm tần số (Ví dụ như flywheel, supercapacitor, battery )
• Những yêu cầu về dự trữ nóng
• Nâng cao chất lượng điện năng

Nguyễn Đăng Toản 182


3.4 Công nghệ lưu trữ điện năng
• 3.4.1 Thủy điện tích năng
• Hiện nay là công nghệ tích trữ phổ biến, chiếm đến 99% của tích lũy năng
lượng, tương đương 140GW, (Mỹ, TQ, Nhật)
• Vào giờ thấp điểm: Nhà máy dùng điện năng từ lưới để bơm nước lên hồ chứa
• Đến giờ cao điểm: Nhà máy dùng nước từ hồ chứa để phát điện
• Chỉ xây dựng theo những địa hình đặc biệt (có hồ thượng lưu và hạ lưu)

Nguyễn Đăng Toản 183


3.4 Công nghệ lưu trữ điện năng
• 3.4.2 Các loại ắc quy
• Biến đổi điện năng thành năng lượng hóa học và ngược lại.
• Xe điện (có chứa ắc quy) là một dạng tích trữ năng lượng
• Các loại ắc quy
• a) Lead-Acid (PbA)
• b) Nickel-Metal Hydride (NiMH)
• c) Nickel-Cadium (NiCd)
• d) Lithium-Ion (Li-ion)
• e) Sodium-Sulfur (NaS)
• f) Zinc-Bromine
• g) ắc quy lỏng
• Ưu điểm
• Thuận lợi, có thể xây dựng ở nhiều nơi, với dung lượng khác nhau, điện áp bất kỳ
• Nhược điểm :
• Dung lượng thường nhỏ
• Độc hại, tốn kém kím loại quí, có vấn đề về môi trường, an toàn cháy nổ
Nguyễn Đăng Toản 184
3.4 Công nghệ lưu trữ điện năng
• 3.4.3 Tích trữ động năng của bánh đà quay ( FES))
• Tích trữ năng lượng dưới dạng mô men quay của bánh đà hoặc trụ quay với tốc độ
rất lớn (Có thể từ 20.000 đến hơn 50.000 vòng/phút trong một vỏ chân không)
• Ở chế độ tích trữ: Một động cơ điện kéo ro tô của máy phát đến vận tốc lớn để nạp
năng lượng cho bánh đà
• Khi xả năng lượng: động cơ điện hoạt động như máy phát , biến cơ năng thành điện
năng
• Sử dụng hệ thống điện tử công suất để đảm bảo tần số và điện áp đầu ra của máy
phát
• Ưu điểm
• Có công suất lớn
• Tác động nhanh
• Nhược điểm :
• Thời gian ngắn
• Phức tạp , tiềm ẩn tai nạn do có phần quay 185
Nguyễn Đăng Toản
3.4 Công nghệ lưu trữ điện năng
• 3.4.4 Siêu tụ điện (supercapacitor)
• Một siêu tụ điện hoặc tụ điện hai lớp có thể lưu trữ một lượng lớn năng lượng
gấp gần 10 đến 100 lần năng lượng so với các tụ điện thông thường.
• Sự khác biệt giữa Ắc quy và siêu tụ: Ắc quy được sử dụng để lưu trữ năng
lượng cao và siêu tụ điện có mật độ năng lượng cao.
• So sánh với tụ thường
• Tụ điện bình thường có vật liệu điện môi nhưng siêu tụ điện không có vật liệu điện môi.
• Các siêu tụ điện có dung dịch điện phân nhưng tụ điện bình thường không có dung dịch điện phân.
• Trong một tụ điện bình thường, các vật liệu điện môi dùng để cách điện giữa các bản hoặc điện cực.
Nhưng trong siêu tụ điện, một bộ phân tách được sử dụng để cách điện giữa các điện cực.
• Tốc độ sạc và xả của tụ điện bình thường rất nhanh. Nhưng trong trường hợp siêu tụ điện, tốc độ sạc
rất nhanh nhưng tốc độ xả chậm.
• Công suất điện áp của siêu tụ điện rất thấp thường là 2,7V nhưng các tụ điện bình thường như tụ điện
phân có sẵn có định mức điện áp rất cao.
• Điện dung của siêu tụ điện rất cao thường trên 500F.

Nguyễn Đăng Toản 186


3.4 Công nghệ lưu trữ điện năng
• 3.4.4 Siêu tụ điện (supercapacitor)
• Ví dụ ứng dụng siêu tụ cho sạc nhanh

Nguyễn Đăng Toản 187


3.4 Công nghệ lưu trữ điện năng
• 3.4.5 Lưu trữ năng lượng dạng khí nén (CAES)
• Vào giờ thấp điểm, điện năng được dùng để chạy máy nén không khí nhằm
bơm không khí vào một bình lớn đặt dưới lòng đất
• Vào giờ cao điểm: khí nén sẽ được làm nóng lên, giải phóng nhiệt năng và
dùng để chạy tua bin khí

Nguyễn Đăng Toản 188


3.5. Khái niệm truyền tải, phân phối điện năng
• Hệ thống năng lượng:
• Tập hợp các NMĐ, TBA, các hộ tiêu thụ điện và nhiệt năng, chúng được nối với nhau
bằng mạng điện hay mạng nhiệt.
• Hệ thống năng lượng chia thành 3 bộ phận chính:
• Nguồn phát năng lượng: NMĐ sản xuất nhiệt và điện năng.
• Bộ phận truyền tải/phân phối: Mạng điện và mạng nhiệt.
• Các hộ tiêu thụ: tiêu thụ năng lượng điện và năng lượng nhiệt
• Hệ thống điện:
• Một bộ phận của hệ thống năng lượng gồm có các MPĐ, máy biến áp, đường dây,thiết
bị phân phối điện và các hộ tiêu thụ điện.

Nguyễn Đăng Toản 189


Khái niệm Hệ thống điện
IPP PHÁT ĐIỆN
Đốt than

Hạt nhân Thủy điện


HTĐ
đ/dây liên lạc khác
TRUYỀN TẢI
IPP

Thị trường điện

HV/MV
HV/MV Điện phân tán
Công nghiệp
Tải Công
nghiệp
MV/LV

MV/LV Gia đình


Tòa nhà
PHÂN PHỐI
Nguyễn Đăng Toản
Khái niệm Hệ thống điện
• Đặc điểm của hệ thống g điện :
• Sản xuất và tiêu thụ phải đồng thời, đảm bảo sự cân bằng ở chế độ xác lập
• f= const =50Hz (toàn hệ thống),
• Vmin i  Vi Vmax i
• PPhát = Ptải +Ptổn thất
• QPhát = Qtải +Qtổn thất
• Quá trình quá độ trong hệ thống điện xảy ra rất nhanh, nên người ta phải sử
dụng các thiết bị rơle tự động để loại trừ sự cố nhanh chóng, và nhanh chóng
khôi phục lại chế độ xác lập

Nguyễn Đăng Toản 191


Khái niệm Hệ thống điện
• Ưu điểm
• Đảm bảo phân phối công suất hợp lý và kinh tế nhất,
• Tận dụng nguyên liệu địa phương,
• Nâng cao cung cấp điện liên tục cho các hộ tiêu thụ.
• Giảm được phần trăm công suất dự trữ và tăng được công suất đơn vị các tổ
máy.
• Nhược điểm
• Xây dựng hệ thống điện tốn vốn đầu tư xây dựng các TBA và đường dây liên
lạc.
• Vận hành điều khiển khó khăn

Nguyễn Đăng Toản 192


3.5. Khái niệm truyền tải, phân phối điện năng
• Nhà máy điện, các trạm biến áp, đường dây, phụ tải kết nối với nhau tạo thành
hệ thống điện
• Đường dây truyền tải:
• Đường dây trên không/ cáp ngầm
• Đường dây cực siêu cao áp/ siêu cao áp/ cao áp/trung áp/ hạ áp
• Đường dây xoay chiều/ đường dây một chiều
• TBA: làm nhiệm vụ truyền tải và phân phối điện năng trong HTĐ
• a- Trạm tăng áp
• Thường đặt ở các nhà máy điện
• Nhiệm vụ truyền tải điện năng đi xa, thường là TBA tăng áp.
• b- Trạm hạ áp
• Đặt ở các hộ tiêu thụ,
• Nhiệm vụ : truyền tải điện năng từ cấp điện áp cao xuống cấp điện áp thích hợp cho các hộ tiêu thụ.
• c- Trạm phân phối điện
• Bao gồm một số đường dây cung cấp, đường dây phân phối đến các hộ tiêu thụ.
Nguyễn Đăng Toản 193
Chương 1: Khái niệm chung về nhà máy điện và hệ thống điện
Ví dụ về trạm biến áp (TBA)-Máy biến áp

Nguyễn Đăng Toản 194


Ví dụ về trạm biến áp (TBA)-Máy biến áp
• Máy biến áp: Dùng để truyền tải công suất từ cấp điện áp này sang
câp điện áp khác

MBA 1 Pha MBA 3 Pha trung áp MBA 3 Pha Cao áp

195
Tổ hợp 3 MBA 1 pha trong Nguyễn
TBA 500kV
Đăng Toản HVDC converter transformer
Bonus slide

oops!

Vận chuyển
MBA đến nhà
máy Thủy
điện Sơn La

Nguyễn Đăng Toản 196


Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.1 Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng tại Việt Nam
a. Một số khái niệm liên quan tới BĐKH

Hệ thống khí hậu là hệ thống phức hợp bao gồm 5 thành


phần chính: khí quyển, thủy quyển, băng quyển, thạch quyển
và sinh quyển, sự tương tác giữa chúng. Hệ thống khí hậu bị
chi phối bởi các yếu tố động lực nội tại và từ bên ngoài, như
phun trào núi lửa, dao động của mặt trời và do con người gây
ra như việc thay đổi các thành phần của khí quyển

- Các thành phần của hệ thống khí hậu luôn tương


tác lẫn nhau.
- Khi một thành phần trong tương tác này thay đổi
sẽ làm cho các thành phần khác cũng phản ứng Sơ đồ minh họa các thành phần trong hệ thống khí hậu Trái đất
lại và thay đổi theo
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững

Thủy quyển
Khí quyển Thạch quyển

Minh họa các thành phần của hệ


thống khí hậu Trái đất

Sinh quyển Băng quyển


Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.1 Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng tại Việt Nam
a. Một số khái niệm liên quan tới BĐKH

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu trong
một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự
nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên
toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng thời
tiết cực đoan

BĐKH được định nghĩa là “sự biến đổi của khí hậu được quy
trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động của con người làm biến
đổi thành phần khí quyển toàn cầu và nó là thành phần bổ
sung vào sự biến động tự nhiên quan trắc được trên những
khoảng thời gian tương tự nhau” (Điều 1 của UNFCCC)
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.1 Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng tại Việt Nam
b. Nguyên nhân gây BĐKH

- Biến đổi tự nhiên


- Tác động của con người

Trong đó, các hoạt động của con người gây phát thải khí nhà kính (KNK) vào bầu khí quyển là
nguyên nhân chính gây ra sự nóng lên toàn cầu
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.1 Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng tại Việt Nam
b. Nguyên nhân gây BĐKH

Do biến đổi tự nhiên, bao gồm:


- Thay đổi các tham số quỹ đạo trái đất
- Biến đổi trong phân bố lục địa – biển của bề mặt
trái đất
- Sự biến đổi về phát xạ của mặt trời và hấp phụ
bức xạ mặt trời
- Hoạt động của núi lửa
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.1 Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng tại Việt Nam
b. Nguyên nhân gây BĐKH

Do tác động của con người, bao gồm:


- Con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng,
chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu,
khí đốt), qua đó đã phát thải vào khí quyển các khí gây
hiệu ứng nhà kính (HUNK) và làm gia tăng nhiệt độ
của trái đất
- Sự gia tăng nồng độ các KNK làm giảm bức xạ hồng
ngoại thoát từ mặt đất ra ngoài vũ trụ, làm tăng nhiệt
lượng tích lũy của Trái đất và dẫn đến sự ấm lên của hệ
thống khí hậu Sự biến đổi về phát xạ của mặt trời và
hấp phụ bức xạ mặt trời
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.1 Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng tại Việt Nam
b. Nguyên nhân gây BĐKH

6 nhóm lĩnh vực phát thải KNK bao gồm:


- Năng lượng
- Sử dụng đất
- Công nghiệp
- Nông nghiệp, lâm nghiệp
- Giao thông vận tải
- Xây dựng
- Chất thải
Các lĩnh vực phát thải KNK chủ yếu
Ví dụ: QD_01_2022_QD-TTg.pdf (monre.gov.vn) (Nguồn: Ủy ban KHCN&MT, 2022)
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.1 Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng tại Việt Nam
b. Nguyên nhân gây BĐKH
- Trong số các quốc gia phát thải nhiều nhất, 10 nước đứng
đầu chiếm tỷ trọng khoảng 72% toàn cầu;
- 100 nước phát thải thấp chiếm tỷ trọng dưới 3%.

Ví dụ: activities_02_08.pdf (jica.go.jp);


Microsoft Word - VN_20171103_Output7-Synthesis report (jic
a.go.jp)

So sánh phát thải giữa các nước (Nguồn: World Bank


Group 2022, Báo cáo Quốc gia về khí hậu và phát triển)
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.1 Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng tại Việt Nam
c. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
- Nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là có cường độ phát thải KNK cao nhất khu vực Đông Nam Á
(dựa trên chỉ tiêu lượng phát thải trên một đơn vị sản xuất), tương đương với Indonesia, nhưng cao hơn
Trung Quốc và Philippines.
- Về quy mô, lượng phát thải KNK ở mức tương đương 364 triệu tấn CO2e vào năm 2018, chiếm gần
0,8% tổng lượng phát thải KNK toàn cầu.
- Lượng phát thải KNK bình quân đầu người năm 2018 của Việt Nam là 3,81 tấn CO2e, ở mức tương đối
thấp theo tiêu chuẩn khu vực và toàn cầu.
- Mặc dù tổng lượng phát thải cacbon của Việt Nam chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng phát thải
toàn cầu, nhưng sự gia tăng phát thải nhanh trong hai thập kỷ gần đây có tương quan với tình trạng ô
nhiễm không khí nghiêm trọng, đặc biệt là ở các thành phố lớn, cũng như tổn thất đáng kể về sức khỏe
và năng suất
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững

c. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Biểu hiện BĐKH ở Việt Nam:


- Nhiệt độ trung bình tăng lên
- Biến đổi về lượng mưa, tần suất bão, lũ và lũ
quét tăng lên
- Hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra ở nhiều
nơi, đặc biệt là ĐB sông Mê Kông
- Mực nước biển dâng lên, mức tăng 4,12
mm/năm

Phân bố theo không gian về mức độ biến đổi của


nhiệt độ trung bình năm (oC/61 năm) trong giai
đoạn 1958-2018
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
c. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Tác động của BĐKH ở Việt Nam:


- Tác động đến tài nguyên nước: tài nguyên nước có nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng, gây khó khăn
cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước
- Tác động đến nông nghiệp và an ninh lương thực: tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, ảnh hưởng
tới sinh sản, sinh trưởng gia súc gia cần, tăng khả năng sinh bệnh và truyền dịch bệnh của gia súc, gia cầm
- Tác động đến thủy sản: xâm nhập mặn làm mát nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt,,
nguồn lợi thủy, hải sản bị phân tán do thay đổi chế độ thủy lý hóa và thủy sinh của nước
- Tác động đến năng lượng: nước biển dâng làm tăng chi phí bảo dưỡng của hệ thống dẫn khí và các nhà máy
điện khí ven biển, của các trạm phân phối điện ven biển. Nhiệt độ tăng làm tăng chi phí thông gió, làm mát
hầm lò, giảm hiệu suất, sản lượng của các nhà máy điện, tăng nhu cầu sử dụng điện các ngành khác
- Tác động tới sức khỏe con người: nhiệt độ tăng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thần kinh, thay đổi
nhịp sinh học của con người
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.2. Ảnh hưởng môi trường trong quá trình sử dụng, phát triển năng lượng
a. Hiện trạng tiêu thụ năng lượng và phát triển năng lượng ở Việt Nam
- Nhu cầu sử dụng năng lượng ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Ví dụ: Nhu cầu năng lượng tăng 10% trong giai
đoạn 2001-2010, 7% trong giai đoạn 2011-2019
- Hiện tại, các nguồn năng lượng sơ cấp dần không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của nền kinh tế. Việt
Nam đã nhập khẩu than cho phát điện và sẽ nhập khẩu khí hóa lỏng từ năm 2023
- Phát thải khí nhà kính từ năng lượng chiếm 63% tổng phát thải KNK năm 2020 và sẽ chiếm 73% và 80% vào
năm 2030 và 2045
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.2. Ảnh hưởng môi trường trong quá trình sử dụng, phát triển năng lượng
a. Hiện trạng tiêu thụ năng lượng và phát triển năng lượng ở Việt Nam (tiếp)
- Tại Việt Nam, các nguồn năng lượng khá phong phú (nhiên liệu hóa thạch, thủy điện, sinh khối, năng lượng gió,
năng lượng mặt trời...); tuy nhiên, nguồn cung điện hiện nay chủ yếu dựa vào thủy điện và nhiệt điện than.
- Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2020, tổng công suất điện đưa vào sử dụng là 60.000 MW, đến
năm 2025 là 96.500 MW và đến năm 2030 là 129.500 MW. Giai đoạn 2016 - 2030, bình quân mỗi năm tổng
công suất nguồn điện cần hoàn thành, đưa vào vận hành là 7.000 MW.
- Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, sẽ có sự chuyển dịch năng lượng, giảm qui mô điện than, tăng điện khí và
các nguồn năng lượng tái tạo với mục tiêu giảm phát thải KNK
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.2. Ảnh hưởng môi trường trong quá trình sử dụng, phát triển năng lượng
b. Ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình sử dụng, phát triển năng lượng

- Đối với các nhà máy nhiệt điện, mỗi loại hình công nghệ sẽ phát sinh các loại chất thải khác nhau. Lượng phát
sinh chất thải phụ thuộc vào loại nhiên liệu sử dụng và công nghệ sản xuất. Trong đó, nhiệt điện than phát thải
một lượng lớn bụi và khí SO2, NOx; nhiệt điện dầu FO phát thải chủ yếu khí SO 2, NO2; nhiệt điện khí - tuabin
khí hỗn hợp phát thải chủ yếu khí NOx. Ngoài ra, hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than còn phát sinh một
lượng lớn tro xỉ, gây ô nhiễm môi trường
- Việc phát triển các công trình thủy điện nhỏ gây tác động tiêu cực tới môi trường như: giảm diện tích rừng tự
nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn, suy giảm đa dạng sinh học. Việc xả nước tùy tiện gây ảnh hưởng tới hoạt
động nông nghiệp, nguy cơ hạn hán hoặc xâm nhập mặn nước biển, đe dọa an sinh xã hội.
Tác động tới môi trường của Nhiệt điện và Thủy điện nhỏ
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.2. Ảnh hưởng môi trường trong quá trình sử dụng, phát triển năng lượng
b. Ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình sử dụng, phát triển năng lượng

- Đối với các nhà máy điện mặt trời, việc thải bỏ các tấm
pin mặt trời hết hạn không qua xử lý gây ô nhiễm môi
trường đất và nước do chứa các nguyên tố độc hại như
arsenide gali, đồng-indium-gallium-diselenide và cadmium-
telluride
- Đối với các nhà máy điện gió, việc chiếm dụng diện tích
đất và biển lớn gây ảnh hưởng tới diện tích đất sử dụng cho
hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp, ảnh hưởng tới hệ sinh
thái biển. Sự cố gãy cánh quạt ảnh hưởng tới người và gia
súc xung quanh turbin điện gió
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.3. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
a. Mục tiêu
- Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế và tiêu dùng nhằm đảm bảo an
ninh năng lượng, giảm phát thải KNK và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Hình thành thói quan SDNL TK&HQ trong mọi hoạt động xã hội; giảm cường độ năng lượng trong các ngành
nghề, lĩnh vực kinh tế; TKNL trở thành hoạt động thường xuyên đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng
điểm và các ngành kinh tế trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát
triển bền vững
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.3. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
a. Mục tiêu

Hình: Mục tiêu quốc gia tiết kiệm năng lượng giai đoạn 2019-2030
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.3. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
a. Mục tiêu

Hình: Mục tiêu quốc gia tiết kiệm năng lượng giai đoạn 2019-2030
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.3. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
a. Mục tiêu

Hình: Mục tiêu quốc gia tiết kiệm năng lượng giai đoạn 2019-2030 (tiếp)
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.3. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
a. Mục tiêu

Hình: Mục tiêu quốc gia tiết kiệm năng lượng giai đoạn 2019-2030 (tiếp)
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.3. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
a. Mục tiêu
Một số chính sách của nhà nước liên quan tới SDNL TK&HQ:

• Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (50/2010/QH12) được ban hành ngày 28/06/2010
• Nghị định số 21/2011/NĐ-CP quy định về biện pháp thi hành luật SDNL TK&HQ
• Theo Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia
về SDNL TK&HQ,
• Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn
đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
• Các Thông tư về định mức tiêu hao năng lượng trong ngành hóa chất, đồ uống, sắt thép, nhựa, giấy và bột giấy,
mía đường, thủy sản đã được ban hành trong giai đoạn 2014-2019, ví dụ như Thông tư 25/2020/TT-BTC quy
định vè lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch SDNL TK&HQ
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.3. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
b. Các nội dung cần thực hiện

- Nhà nước rà soát, xây dựng và hiện thiện cơ chế, chính sách về SDNL TK&HQ
- Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh về SDNL TK&HQ
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện và đánh giá kết quẩ thực hiện SDNL TK&HQ
- Truyền thông, nâng cao nhận thực cộng đồng về SDNL TK&HQ
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, tìm ra các công nghệ mới giúp tiết kiệm năng lượng
- Tăng cường hợp tấc quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm và tranh thủ sự hỗ trợ của các quĩ SDNL TK&HQ quốc tế
Ví dụ của tổ chức thực hiện SDNL TK&HQ của nhà nước:
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.4. Chính sách phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam
a. Mục tiêu
- Đảm bảo đủ cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội, sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo quốc phòng, anh ninh
của đất nước
- Đảm bảo thành công của Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.4. Chính sách phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam
b. Các văn bản, chính sách phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam
- Quyết định số 1264/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ
lập qui hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Dự thảo Đề án Quy hoạch điện VIII do Bộ Công thương trình Chính phủ vào tháng 4/2022
- Nghị quyết số 55/NQ-TW và cam kết của Việt Nam về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP 26
- Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt
Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.4. Chính sách phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam
c. Các nội dung cần thực hiện
- Nâng cao tính tự chủ của ngành điện, khai thác tối đa nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp trong nước cho sản
xuất điện, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nước ngoài.
- Đẩy mạnh phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, v.v...) với giá thành hợp lý gắn
với bảo đảm an toàn vận hành và tính kinh tế chung của hệ thống điện. Ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng
tái tạo để tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia.
- Ưu tiên phát triển các loại hình điện sinh khối, điện đồng phát, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng
phụ phẩm nông lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, xử lý môi
trường.
- Khai thác tối đa tiềm năng thuỷ điện của đất nước trên cơ sở bảo đảm môi trường, bảo vệ rừng, an ninh nguồn
nước. Đẩy mạnh phát triển các loại hình thủy điện tích năng, thủy điện trên các hồ thủy lợi, hồ chứa nước để điều
hòa phụ tải, dự phòng công suất, tận dụng nguồn thủy năng. Nghiên cứu các loại hình năng lượng tái tạo khác
như địa nhiệt, sóng biển, …
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.4. Chính sách phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam
c. Các nội dung cần thực hiện (tiếp)
- Ưu tiên tối đa phát triển các dự án nhiệt điện sử dụng nguồn khí tự nhiên trong nước; Phát triển nguồn điện sử
dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở quy mô phù hợp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, sử dụng công nghệ hiện
đại, hiệu suất cao
- Không xây dựng mới nhà máy nhiệt điện than sau năm 2030. Các nhà máy nhiệt điện than đã hết đời sống kinh tế
và công nghệ cũ sẽ dừng hoạt động, định hướng chuyển dần sang sử dụng nhiên liệu sinh khối/amoniac sau 20
năm vận hành. Định hướng đến năm 2050, dừng sử dụng than cho phát điện.
- Phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện; hướng tới cân bằng nội vùng cao nhất, giảm truyền tải điện đi xa, giảm
tổn thất điện năng; hạn chế tối đa việc xây dựng mới các đường dây truyền tải điện liên miền. Ưu tiên phát triển
các loại hình điện sinh khối, điện đồng phát, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông
lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, xử lý môi trường.
- Đảm bảo thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam về chống biến đổi khí hậu.
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.5. Cơ hội và định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực năng lượng
a. Các cơ hội nghề nghiệp
- Đặc điểm của ngành năng lượng ở Việt Nam:
- Có thế mạnh đặc biệt và lâu dài nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng (than đá, mặt nước,
dầu khí)
- Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, sinh khối rất lớn
- Thị trường tiêu thị năng lượng rộng khắp cả nước, có tác động mạnh mẽ tới các ngành kinh tế khác
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng tương đối phát triển và đồng bộ
- Mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất cao
- Cần nguồn nhân lực lớn, có tay nghề cao
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.5. Cơ hội và định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực năng lượng
a. Các cơ hội nghề nghiệp
- Cơ hội việc làm trong ngành năng lượng ở Việt Nam:

Sinh viên tốt nghiệp ngành năng lượng là những ứng cử viên sáng giá cho các công việc tư vấn, thiết kế, điều
khiển, giám sát, quản lý, giảng dạy, nghiên cứu v.v, trong hầu hết các tổ chức có liên quan tới giảng dạy, nghiên
cứu, tư vấn, sản xuất, lưu trữ, truyền tải và sử dụng năng lượng, ví dụ:
- Kỹ thuật viên trình độ đại học tại các nhà máy điện, dự án năng lượng mới và tái tạo;
- Các chuyên viên trong các cơ quan quản lý nhà nước liên quan tới năng lượng;
- Kỹ sư thiết kế, lắp đặt, khai thác và bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị trong các dự án năng lượng, năng
lượng tái tạo;
- Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, các viện nghiên cứu.
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.5. Cơ hội và định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực năng lượng
b. Định hướng nghề nghiệp
- Tùy thuộc vào sở thích, sự say mê và sở trường của sinh viên mà trường, các khoa chuyên môn và các thầy cô
giảng viên định hướng cho sinh viên vào các chuyên ngành phù hợp.
- Một số chuyên ngành đào tạo lĩnh vực năng lượng ở trường đại học Điện lực:
- Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử: bao gồm 4 chuyên ngành:
- Hệ thống điện
- Điện công nghiệp và dân dụng
- Tự động hóa Hệ thống điện
- Lưới điện thông minh
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.5. Cơ hội và định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực năng lượng
b. Định hướng nghề nghiệp
- Ngành công nghệ kỹ thuật năng lượng: bao gồm 1 chuyên ngành:
- Năng lượng tái tạo
- Ngành Kỹ thuật Nhiệt: bao gồm 3 chuyên ngành:
- Nhiệt điện
- Nhiệt công nghiệp
- Điện lạnh
- Ngành Quản lý năng lượng: bao gồm 3 chuyên ngành:
- Kiểm toán năng lượng
- Thị trường điện
- Quản lý năng lượng trong tòa nhà
Chương 4: Phát triển năng lượng bền vững
4.5. Cơ hội và định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực năng lượng
b. Định hướng nghề nghiệp
- Bên cạnh đó, nhà máy, công ty và cơ quan quản lý nhà nước đều cần nhân lực của các ngành khác như
Kinh tế quản lý, Điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin, Tự động hóa,…
- Hiểu biết cơ bản về lĩnh vực năng lượng là ưu thế của sinh viên trường ĐH Điện lực khi làm việc trong
các ngành liên quan tới năng lượng

You might also like