You are on page 1of 29

BÀI 

4. NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC CÁC
HỆ THỐNG SỐNG

Mục
Mục tiêu
tiêu
1.
1. Trình
Trình bày
bày được
được các
các dạng
dạng năng
năng lượng
lượng tồn
tồn tại
tại trong
trong cơ
cơ thể
thể sống.
sống.
2.
2. Hiểu
Hiểu rõ
rõ nội
nội dung
dung và
và ýý nghĩa
nghĩa các
các nguyên
nguyên lílí nhiệt
nhiệt động
động ..
3.
3. Vận
Vận dụng
dụng để
để giải
giải thích
thích được
được chiều
chiều hướng
hướng biến
biến đổi
đổi năng
năng lượng
lượng trong
trong các
các
tổ
tổ chức
chức và
và hoạt
hoạt động
động sống.
sống.

I. Các dạng năng lượng tồn tại trong cơ thể sống


1. Các dạng năng lượng trong cơ thể sống
1.1. Cơ năng
- Cơ năng là năng lượng của chuyển động cơ và tương tác cơ học giữa các vật
hoặc các phần của vật. Cơ năng của hệ vật bằng tổng của động năng và thế
năng của hệ ấy.
- Động năng là số đo phần cơ năng do vận tốc của nó quyết định.
- Trong cơ thể, động năng được gặp ở những nơi đang có sự chuyển động -
chuyển động của cả cơ thể, của máu trong hệ tuần hoàn, của khí trong hô hấp,
của thức ăn trong ống tiêu hoá, của vật chất qua màng tế bào…
- Thế năng là phần cơ năng của hệ quy định bởi tương tác giữa các phần của hệ
với nhau và với trường lực ngoài. Thế năng bằng công mà lực thế thực hiện
được khi chuyển hệ từ vị trí (cấu hình) đang xét tới vị trí (cấu hình) có thế
năng quy ước bằng 0.
- Đối với cơ thể, xét về toàn bộ, do tồn tại trong trường hấp dẫn của Trái Đất
nó có một thế năng. Giữa từng cơ quan, bộ phận trong cơ thể cũng tồn tại thế
năng do chúng di chuyển vị trí tương đối đối với nhau, hoặc thay đổi cấu hình
trong quá trình thực hiện các chức năng của cơ thể sống.
1.2. Điện năng
Điện năng là năng lượng liên quan tới sự tồn tại của điện trường và sự chuyển
động của các phần tử mang điện.
Trong cơ thể, điện năng có trong sự vận chuyển thành dòng của các ion qua
màng tế bào, trong sự phát các loại sóng điện từ vào không gian xung quanh. Điện
năng làm cho hưng phấn được dẫn truyền đến tế bào, đảm bảo cho sự hoạt động
của tế bào. Không có nó cơ thể không thể tồn tại được.
1.3. Hoá năng
Hoá năng là năng lượng giữ cho các nguyên tử, các nhóm hoá chức có vị trí,
không gian nhất định đối với nhau trong một phân tử. Năng lượng sẽ được giải
phóng khi phân tử bị phá vỡ. Độ lớn của năng lượng được giải phóng tuỳ thuộc
từng liên kết.
Hoá năng có ở khắp cơ thể. Hoá năng của cơ thể tồn tại dưới nhiều hình thức:
hoá năng của các chất tạo hình, hoá năng của các chất dự trữ (như glycogen, lipit,
protid), hoá năng của các chất đảm bảo các hoạt động chức năng, hoá năng của các
hợp chất giàu năng lượng…
1.4. Quang năng
Quang năng là dạng năng lượng liên quan đến ánh sáng.
Cơ thể tiếp nhận năng lượng từ các phân tử ánh sáng, sử dụng nó trong các
phản ứng quang - hoá nhằm tạo năng lượng cho cơ thể, tiếp nhận và xử lí thông tin,
thực hiện quá trình sinh tổng hợp…
1.5. Nhiệt năng
Nhiệt năng là dạng năng lượng gắn với chuyển động nhiệt hỗn loạn của các
phần tử cấu tạo nên vật chất. Vì vậy nhiệt năng còn có tên gọi là năng lượng
chuyển động nhiệt.
Sự biến đổi từ các dạng năng lượng khác sang nhiệt năng và ngược lại đóng
một vai trò quan trọng trong tự nhiên.
Nhiệt năng tồn tại trong toàn bộ cơ thể, đảm bảo cho cơ thể có một nhiệt độ bên
trong cần thiết cho các phản ứng hoá diễn ra bình thường để duy trì hoạt động và
giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng. Trong cơ thể luôn đồng thời tồn tại hai quá
trình: tạo ra nhiệt năng cần thiết và loại một phần nhiệt năng ra khỏi cơ thể.
1.6. Năng lượng hạt nhân
Năng lượng hạt nhân được dự trữ trong hạt nhân nguyên tử, khi bị phá vỡ năng
lượng này được giải phóng.
Ở cơ thể, có thể kể đến năng lượng này khi xét tương tác của bức xạ hạt nhân,
tia vũ trụ với cơ thể.
2. Sự biến đổi năng lượng trong cơ thể sống
Xét theo sự biến đổi năng lượng trong cơ thể ta có thể chia thành 3 phần: năng
lượng vào cơ thể - năng lượng chuyển hoá trong cơ thể - năng lượng rời cơ thể.
- Năng lượng vào cơ thể:
Chủ yếu là hoá năng của thức ăn, có 3 chất chính cung cấp năng lượng cho cơ
thể là protid, lipid, gluxid. Ngoài ra còn có năng lượng nhiệt, năng lượng của sóng
điện từ…
- Chuyển hoá năng lượng trong cơ thể:
Không giống với các chức năng khác, cơ thể không có riêng bộ máy chuyển
hoá năng lượng chung cho cả cơ thể. Các chất hấp thụ được vận chuyển tới các tế
bào, ở đây chúng tham gia vào các phản ứng chuyển hoá phức tạp. Khi ấy, hoá
năng của chất hấp thụ chuyển thành các dạng năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Chuyển hoá năng lượng đi kèm với chuyển hoá các chất hấp thụ diễn ra theo ba
bước, ở ba khu vực của tế bào: ở bào tương, ở ty lạp thể và các chất ở bào quan
khác.
Trong tất cả các phản ứng chuyển hoá bao giờ cũng có một phần năng lượng
của các chất tham gia biến đổi thành nhiệt năng.
- Năng lượng rời cơ thể:
Năng lượng rời cơ thể dưới dạng hoá năng của các chất bài tiết, động năng,
điện năng và nhiệt năng. Người ta chia các nguyên nhân tiêu hao năng lượng cơ thể
thành 3 loại lớn:
- Tiêu hao năng lượng cho sự duy trì cơ thể
Tiêu hao năng lượng cho sự duy trì cơ thể là số năng lượng cần thiết để cho cơ
thể tồn tại và hoạt động bình thường, không thay đổi thể trọng, không sinh sản.
Năng lượng tiêu hao cho duy trì cơ thể gồm tiêu hao do chuyển hoá cơ sở, do vận
cơ, do điều nhiệt và do tiêu hoá.
- Tiêu hao năng lượng do chuyển hoá cơ sở
Định nghĩa chuyển hoá cơ sở: Chuyển hoá cơ sở (CHCS) là mức chuyển hoá
năng lượng cần thiết cho cơ thể tồn tại trong điều kiện cơ sở: Không vận cơ, không
tiêu hoá, không điều nhiệt. Chuyển hoá cơ sở chiếm hơn 1/2 năng lượng để duy trì
cơ thể.
 Đơn vị đo chuyển hoá cơ sở: Chuyển hoá cơ sở được tính theo:

 Kcal/m2 da/giờ (tính theo đơn vị này, chuyển hoá cơ sở không thay đổi theo
trọng lượng cơ thể, nghề nghiệp, nên thuận tiện cho chẩn đoán và điều trị).
 KJ/m2 da/giờ (tính theo hệ mới "SI" từ 1-1-1978).
 Các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển hoá cơ sở:
 Tuổi: Tuổi càng cao thì CHCS càng giảm. Tuy nhiên, ở tuổi dậy thì và trước
dậy thì CHCS giảm ít hơn.
 Giới: Với cùng một lớp tuổi thì CHCS ở nam cao hơn nữ. Điều này có thể
liên quan với tỷ lệ mỡ trong cơ thể hoặc với các hormon sinh dục.
 Nhịp ngày - đêm: CHCS cao nhất lúc 13 - 16 giờ trong ngày, thấp nhất lúc 1
- 4 giờ sáng.
 Theo chu kỳ kinh nguyệt và ở phụ nữ có thai: Nửa sau chu kỳ kinh nguyệt
và khi có thai CHCS cao hơn bình thường (do tác dụng của progesteron).
 Ngủ CHCS giảm.
 Tình trạng bệnh lý:
• Sốt làm tăng CHCS. Khi thân nhiệt tăng 1° C thì CHCS tăng lên 10%.
• Bệnh tuyến giáp: Ưu năng tuyến giáp làm tăng CHCS và ngược lại.
• Suy dinh dưỡng protein năng lượng: Giảm CHCS.
- Tiêu hao năng lượng do vận cơ
Khi vận cơ, hoá năng tích trữ trong cơ (ATP) sẽ bị mất đi dưới dạng công và
nhiệt, trong đó 25% chuyển thành công cơ học của sự co cơ, 75% còn lại tỏa ra
dưới dạng nhiệt. Đơn vị tính năng lượng tiêu hao trong vận cơ là: Kcal/Kg thể
trọng/1 phút.
Vận cơ làm tiêu hao năng lượng chung của cơ thể. Sự tiêu hao năng lượng này
thay đổi theo mức độ lao động thể lực của mỗi nghề, vì vậy mức tiêu hao năng
lượng trong vận cơ thường được dùng làm cơ sở để xác định khẩu phần ăn cho
từng loại nghề nghiệp.
Trong vận cơ, các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu hao năng lượng bao gồm:
 Cường độ vận cơ: Cường độ vận cơ càng lớn thì tiêu hao năng lượng càng
lớn. Đây là cơ sở để phân loại lao động thể lực thành loại nhẹ, trung bình,
nặng và cực nặng.
 Tư thế vận cơ: Năng lượng tiêu hao không chỉ do tạo ra công mà còn do các
cơ phải co để giữ cho cơ thể ở những tư thế nhất định trong lúc vận cơ. Số
cơ co càng nhiều thì tiêu hao năng lượng càng lớn. Tư thế càng thoải mái dễ
chịu thì số cơ co càng ít và năng lượng tiêu hao càng ít. Đây là cơ sở để chế
tạo những công cụ lao động phù hợp với kích thước thân thể của người lao
động.
 Mức độ thông thạo: Càng thông thạo công việc thì tiêu hao năng lượng cho
vận cơ càng thấp, vì càng thông thạo thì số cơ co không cần thiết càng bớt
đi.
- Tiêu hao năng lượng do điều nhiệt
Điều nhiệt là hoạt động của cơ thể nhằm duy trì thân nhiệt ở mức hằng định,
không thay đổi nhiều theo nhiệt độ môi trường bên ngoài. Và như vậy, nó đảm bảo
cho tốc độ các phản ứng hoá học trong cơ thể diễn ra bình thường, cũng tức là đảm
bảo mức chuyển hoá của cơ thể không bị thay đổi.
Trong môi trường lạnh, tiêu hao năng lượng phải tăng lên để bù cho số nhiệt
năng đã bị khuếch tán ra môi trường xung quanh. Trong môi trường nóng, lúc đầu
tiêu hao năng lượng tăng lên do hoạt động của bộ máy điều nhiệt, nhưng sau đó
giảm xuống do giảm quá trình chuyển hoá của cơ thể trong môi trường nóng.
- Tiêu hao năng lượng do tiêu hoá
Ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng bản thân việc ăn lại làm cho tiêu
hao năng lượng của cơ thể tăng lên. Năng lượng tiêu hao thêm là kết quả của việc
chuyển hoá các sản phẩm đã được hấp thu - đó là tác dụng động lực đặc hiệu
(Specific Dynamic Action: SDA) của thức ăn.
Tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn được tính bằng tỷ lệ phần trăm của
mức tiêu hao năng lượng so với tiêu hao năng lượng trước khi ăn. Tác dụng động
lực đặc hiệu của thức ăn thay đổi theo từng chất dinh dưỡng:
 Protein làm tiêu hao năng lượng tăng thêm 30% - SDA là 30.
 Lipid làm tiêu hao năng lượng tăng thêm 14% - SDA là 14.
 Carbohydrat làm tiêu hao năng lượng tăng thêm 6% - SDA là 6.
 Chế độ ăn hỗn hợp làm tiêu hao năng lượng tăng thêm 10% - SDA là 10.
- Tiêu hao năng lượng cho phát triển cơ thể
Khi cơ thể phát triển có sự tăng chiều cao và trọng lượng, tức là tăng kích
thước và số lượng tế bào. Như vậy, cơ thể phải tổng hợp được các thành phần của
các chất tạo hình và dự trữ, có nghĩa là cơ thể phải sử dụng và biến đổi một phần
hoá năng của thức ăn thành hoá năng của các chất tạo hình và dự trữ.
- Tiêu hao năng lượng cho sự phát triển cơ thể thường gặp khi:
 Cơ thể đang trưởng thành.
 Cơ thể đang phục hồi sau ốm.
 Luyện tập thân thể.
 Bổ sung cho các mô biến đổi nhanh chóng như: Tế bào máu, niêm mạc ruột
non, da...
 Năng lượng tiêu hao để tăng thêm 1 gam thể trọng là 3 Kcal.
- Tiêu hao năng lượng cho sinh sản
Trong thời kỳ mang thai và nuôi con, mức tiêu hao năng lượng của các bà mẹ
tăng lên do một số lý do sau:
 Tạo và nuôi thai phát triển trong cơ thể người mẹ.
 Tăng khối lượng máu tuần hoàn, tăng khối lượng các cơ quan của mẹ, dự trữ
để bài tiết sữa sau đẻ (tất cả bằng 60.000 Kcal cho một lần mang thai).
 Đẻ, tổng hợp và bài tiết sữa khi cho con bú.
II. Nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học
1. Một số khái niệm và đại lượng cơ bản
- Hệ nhiệt động (hệ): Hệ là một vật thể hay một nhóm vật thể được giới hạn
trong một khoảng không gian xác định và thường được tưởng tượng là tách biệt
với môi trường xung quanh.
Ví dụ: Khi chọn cá thể để nghiên cứu thì cá thể là một hệ. Còn khi chọn quần
thể để nghiên cứu thì quần thể là một hệ.
- Hệ cô lập: là hệ không trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên
ngoài.
Trên thực tế khó xác định được một hệ cô lập hoàn toàn, nhưng owrquy mô thí
nghiệm các nhà khoa học có thể thiết kế được hệ cô lập như bom nhiệt lượng dùng
để nghiên cứu hiệu ứng nhiệt của phản ứng oxy hóa.
- Hệ kín: là hệ không trao đổi vật chất nhưng có trao đổi năng lượng với môi
trường bên ngoài.
- Hệ mở: là hệ trao đổi cả vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài.
Ví dụ: Cơ thể sống là một hệ mở.
- Tham số trạng thái: là các đại lượng đặc trưng cho trạng thái của một hệ. Ví
dụ như: nhiệt độ, áp suất, thể tích, nội năng, entropy,…
- Trạng thái cân bằng: là trạng thái trong đó các tham số trạng thái đạt một giá
trị nhất định và không đổi theo thời gian.
- Hàm trạng thái: Một đại lượng được xem là một hàm trạng thái, đặc trưng
cho trạng thái của hệ, khi sự biến thiên giá trị của nó trong bất cứ quá trình nào
cũng chỉ phụ thuộc vào giá trị đầu và giá trị cuối mà không phụ thuộc vào con
đường chuyển biến: nội năng (U), entropi(S), năng lượng tự do (F),…là những
hàm trạng thái.
- Năng lượng: Năng lượng là độ đo dạng chuyển động của vật chất, khi nó
chuyển từ dạng này sang dạng khác. Năng lượng phản ánh khả năng sinh công của
một hệ. Đơn vị dùng để đo năng lượng là Calo (Cal) hay Jun (J).
- Nội năng (U): Nội năng là năng lượng bên trong của hệ bao gồm động năng
và thế năng của các phân tử, nguyên tử, điện tử và cả phần năng lượng trong hạt
nhân nguyên tử. Động năng của chuyển động tập thể của hệ và thế năng tương tác
của hệ với môi trường xung quanh không được kể là thành phần của nội năng.Nội
năng là một hàm trạng thái, tại các trạng thái khác nhau có giá trị khác nhau.
Nếu hệ thay đổi qua các trạng thái khác nhau rồi lại trở về trạng thái ban đầu
thì: ΔU=0
Nếu hệ từ trạng thái 1 biến đổi sang trạng thái 2 ta có: ΔU=U2 - U1
- Công và nhiệt lượng: Công và nhiệt lượng đều là những đại lượng đặc trưng
cho mức độ trao đổi năng lượng giữa các hệ. Có 2 dạng truyền năng lượng:
 Dạng truyền năng lượng làm thay đổi mức độ chuyển động có trật tự của
toàn bộ hệ hay một phần của hệ, người ta gọi dạng năng lượng này là công.
Ví dụ: Khí giãn nở trong xylanh đẩy pittông chuyển động sinh công. Vậy khí đã
truyền năng lượng cho pittông dưới dạng công.
 Dạng truyền năng lượng trực tiếp giữa các phân tử chuyển động hỗn loạn
của các phân tử của hệ và do đó, nội năng của hệ thay đổi, người ta gọi dạng
truyền năng lượng này là nhiệt lượng.
Ví dụ: Cho vật lạnh tiếp xúc với vật nóng, các phân tử chuyển động nhanh của
vật nóng va chạm vào các phân tử chuyển động chậm của vật lạnh và chúng truyền
động năng. Do đó, nội năng của vật tăng lên, nội năng vật nóng giảm đi và quá
trình chỉ dừng lại khi nhiệt độ hai vật bằng nhau.
Nhiệt lượng để vật thay đổi từ t1 đến t2 được tính bằng công thức:
Q  mC t
m: là khối lượng (kg)
C: nhiệt dung riêng (j/kg.độ)
∆t=t2-t1: độ chênh lệch nhiệt độ.
Công và nhiệt lượng có thể chuyển hóa lẫn nhau. Ví dụ:
 Khi cọ xát hai vật, chúng nóng lên tương tự như chúng đã nhận nhiệt. Vậy
công đã biến hóa hoàn toàn thành nhiệt.
 Khi đốt nóng một vật, vật nhận nhiệt nóng lên, nội năng của vật tăng đồng
thời vật giãn nở nghĩa là một phần nhiệt đã biến thành công (công giãn nở
vật).
Về định lượng, bằng thực nghiệm Joule đã thiết lập được sự tương đương giữa
nhiệt và công: cứ tốn một công bằng 4,18J thì sẽ được 1 nhiệt lượng Calo.
1Cal=4,1868J
Khác với năng lượng, công và nhiệt là những đại lượng dùng đo mức độ trao
đổi năng lượng chứ bản thân chúng không phải là một dạng năng lượng. Vì mỗi
trạng thái, năng lượng của hệ có giá trị xác định chứ ở mỗi trạng thái không thể có
công và nhiệt, giá trị này không phụ thuộc vào quá trình đưa hệ đến trạng thái đó.
Chỉ khi hệ biến đổi từ trạng thái này sang trái thái khác theo những con đường
khác nhau thì công và nhiệt trong những quá trình biến đổi đó có những giá trị
khác nhau. Vậy công và nhiệt không phải là những hàm trạng thái mà là hàm quá
trình.
2. Nguyên lí thứ nhất nhiệt động lực học
Định luật I nhiệt động học là một tiên đề được rút ra từ kinh nghiệm thực tế của
loài người. Định luật này được hình thành qua các công trình nghiên cứu của M.V.
Lomonoxob (1744); G.I. Heccer (1836); Majo(1842); Helmholtz (1849);
Joule(1877) và của nhiều nhà bác học khác.
Phát biểu
Nguyên lý thứ nhất nhiệt động học là trường hợp riêng của Định luật bảo toàn
và chuyển hóa năng lượng. Định luật đó phát biểu như sau:
“Năng lượng không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi mà nó chỉ biến
đổi từ dạng này sang dạng khác”.
Biểu thức toán học của định luật I nhiệt động học: Một hệ cô lập ở trạng thái
ban đầu có nội năng U1, nếu cung cấp cho hệ một nhiệt lượng Q thì một phần nhiệt
lượng hệ sử dụng để thực hiện công A, phần còn lại làm thay đổi trạng thái của hệ
từ trạng thái ban đầu có nội năng U1 sang trạng thái có nội năng U2 (U2>U1). Từ
nhận xét trên ta có biểu thức:
Q= ΔU + A(1.1)
Quy ước: ΔU=U2 - U1: sự biến thiên nội năng của hệ
Q>0: hệ nhiệt lượng, Q<0 hệ tỏa nhiệt
A>0: hệ sinh công, A<0 hệ nhận công
Trong một biến đổi vô cùng nhỏ, biểu thức (1.1) được viết lại:
Q  dU  A (1.2)
Từ biểu thức trên, định luật I nhiệt động học có thể phát biểu như sau:
Nhiệt lượng mà hệ nhận được trong quá trình biến đổi bằng tổng công mà hệ
sinh ra và độ biến thiên nội năng của hệ trong quá trình biến đổi đó.
Từ định luật này chúng ta thấy rằng không thể chế tạo một động cơ vĩnh cửu
loại I. Nghĩa là không thể có một loại máy mà chỉ tác dụng một lực nhỏ ban đầu là
nó có thể chuyển động mãi và sinh ra công có ích.
 Hệ quả

Trong một hệ cô lập: A  Q  0 � U  0 hay U  const . Ta nói nội năng của


hệ cô lập được bảo toàn.
Nếu Q  0 � A  U . Nghĩa là nếu không cung cấp nhiệt lượng cho hệ, mà
muốn sinh công thì nội năng của hệ phải giảm.
Nếu A  0 � Q  U . Nghĩa là khi cung cấp nhiệt lượng cho hệ, nếu hệ không
thực hiện công thì toàn bộ nhiệt lượng hệ nhận được sẽ làm tăng nội năng của hệ.
Trong một hệ cô lập gồm hai vật trao đổi nhiệt với nhau, nhiệt lượng do vật này
tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia nhận được
Q=Q1+Q2=0 hay Q1=-Q2,
3. Áp dụng nguyên lí thứ nhất cho hệ thống sống
Để có thể sử dụng nguyên lý này trong cơ thể sống, điều cần thiết là phải tìm
hiểu các dạng công và nhiệt tương ứng.
3.1 Các dạng công trong cơ thể
Có 4 dạng công cơ bản trong cơ thể sống: Công hóa học, công cơ học, công
thẩm thấu và công điện.
- Công hóa học là công sinh ra khi tổng hợp các hợp chất cao phân tử từ các
chất có trọng lượng phân tử thấp và khi thực hiện các phản ứng hóa học xác định.
Việc tổng hợp các chất cao phân tử (protid, acid nucleoic đa đường…) thường đòi
hỏi tiêu phí năng lượng và vì vậy quá trình này được xem là quá trình thực hiện
công.
- Công cơ học là công sinh ra khi dịch chuyển các bộ phận của cơ thể, của các
cơ quan trong cơ thể hay toàn bộ cơ thể nhờ lực cơ học. Công cơ học thực hiện bởi
cơ khi chúng co lại.
- Công thẩm thấu là công vận chuyển các chất khác nhau qua màng hay qua các
hệ đa màng từ vùng có nồng độ thấp sang vùng có nồng độ cao hơn. Sự vận
chuyển này thực hiện được nhờ một cơ chế đặc biệt của vận chuyển tích cực chống
lại lực khuếch tán và đòi hỏi phải tiêu phí năng lượng của tế bào.
- Công điện là công vận chuyển các hạt mang điện (các ion) trong điện trường
tạo nên các hiệu điện thế và các dòng điện. Trong cơ thể công điện được thực hiện
khi sinh ra điện thế sinh vật và dẫn truyền kích thích trong tế bào.
Đối với cơ thể, nguồn năng lượng để có thể thực hiện tất cả các dạng công trên
là năng lượng hóa học của thức ăn (protid, lipid, gluxid) tỏa ra khi bị oxy hóa. Đối
với thực vật nguồn năng lượng tương ứng là năng lượng mặt trời dự trữ trong quá
trình quang hợp. Năng lượng này cũng được động vật sử dụng khi ăn thực vật. Tuy
nhiên, những dạng năng lượng đó không được sử dụng trực tiếp để thực hiện tất cả
các dạng công trong cơ thể. Đầu tiên năng lượng của mặt trời và đồ ăn được
chuyển thành liên kết cao năng của những chất nào đó mà chủ yếu là adenosin
triphosphat (ATP). Sau đó ATP phân hủy trong những tổ chức tương ứng của tế bào
và giải phóng tại đây nguồn năng lượng cần thiết để sinh công.
Như vậy, tất cả các quá trình sinh công trong tế bào chỉ xảy ra khi sử dụng năng
lượng ATP và do vậy người ta gọi nó là nhiên liệu vạn năng của tế bào. Cần chú ý
rằng, năng lượng của liên kết cao năng ATP được giải phóng ra không phải khi đứt
liên kết giữa hai phân tử photpho mà khi chuyển nhóm HPO3 vào phân tử nước.
3.2. Nhiệt sơ cấp và nhiệt thứ cấp
Sự sống luôn gắn liền với quá trình trao đổi nhiệt. Hiện nay người ta quy ước
chia nhiệt lượng sinh ra bởi cơ thể thành hai loại: nhiệt sơ cấp và nhiệt thứ cấp.
Nhiệt sơ cấp được giải phỏng như kết quả tất yếu của sự tán xạ nhiệt lượng
trong quá trình trao đổi chất, được quy định bởi tính bất thuận nghịch của các phản
ứng hóa sinh và lý sinh. Trong trường hợp này, tính bất thuận nghịch được biểu
hiện như sau: Khi thực hiện một công có dạng bất kỳ, không phải tất cả các năng
lượng được giải phóng trong quá trình đều được sử dụng để sinh công hữu ích mà
một phần của nó luôn tán xạ bất thuận nghịch dưới dạng nhiệt. Do vậy, việc tạo ra
nhiệt sơ cấp là kết quả tất yếu của một nhận định cho rằng tất cả các quá trình
trong cơ thể xảy ra với hiệu suất nhỏ hơn 100%. Như vậy không phải tất cả các
năng lượng hấp thụ từ thức ăn và mặt trời đều được sử dụng để tổng hợp ATP, một
phần năng lượng ấy đã tán xạ dưới dạng nhiệt. Và điều này đúng với mọi quá trình
sinh công khác. Việc tạo nên nhiệt sơ cấp tỉ lệ với cường độ quá trình trao đổi chất
và tỉ lệ nghịch với hiệu suất của chúng
Năng lượng hữu ích trong các quá trình sinh công khác nhau ở cơ thể cuối cùng
cũng chuyển hóa thành nhiệt. Chẳng hạn năng lượng tim dùng để đẩy máu đi trong
hệ mạch (sinh công cơ học) và dùng để thắng lực ma sát ở thành mạch và chuyển
thành nhiệt năng. Khi có dòng điện chạy qua, điện năng tiêu phí để thắng điện trở
của mô cuối cùng cũng chuyển thành nhiệt. Nhiệt này gọi là nhiệt thứ cấp. Cũng
dễ hiểu rằng, nếu cơ thể thực hiện công vật lý thì phần năng lượng của quá trình
sinh công sẽ chuyển ra môi trường ngoài chứ không biến thành nhiệt thứ cấp trong
cơ thể. Vì trong cơ thể luôn có các quá trình sinh công khác nhau nên cũng luôn
luôn có các quá trình sinh nhiệt sơ cấp và nhiệt thứ cấp. Lượng nhiệt thứ cấp sinh
ra tỉ lệ với hoạt tính của mô. Phần cơ bản của nhiệt thứ cấp được tạo thành do kết
quả hoạt động co cơ.
Từ những điều trình bày ở trên có thể rút ra: Cơ thể làm việc không phải như
một máy nhiệt mà như một máy hóa: cơ hóa, thẩm thấu hóa. Nhiệt giải phóng ra
khi làm việc không phải động lực mà là một hao phí phụ giống như nhiệt tạo thành
khi ma sát giữa các bộ phận của máy. Mặt khác không thể xem quá trình sinh nhiệt
là một quá trình hoàn toàn vô ích: loài vật máu nóng cần một lượng nhiệt đáng kể
để duy trì nhiệt độ cơ thể. Ở loài này, lượng nhiệt sinh ra có thể được điều chỉnh
nhờ hai cơ chế: thay đổi tốc độ tạo thành nhiệt sơ cấp và thay đổi tốc độ tạo thành
nhiệt thứ cấp. Chẳng hạn khi gặp lạnh, có thể tăng tốc độ sinh nhiệt sơ cấp bằng
cách chuyển con đường trao đổi cơ bản oxy hóa sang quá trình vòng, kém kinh tế
hơn vì sản xuất ra ATP ít hơn song lại có nhiều nhiệt hơn. Một khả năng tăng nhiệt
thứ hai là tăng nhiệt thứ cấp chẳng hạn rung cơ.
3.3 Nguyên lý thứ nhất áp dụng cho hệ thống sống
- Hoạt động sinh công của cơ thể sống có điểm khác với quá trình sinh công
của máy nhiệt thông thường. Ở hệ thống sống, dù là cơ thể toàn vẹn hay ở
các cơ quan riêng biệt công sinh ra không phải do dòng nhiệt lượng từ bên
ngoài đi vào cơ thể mà được sinh ra do sự thay đổi nội năng của hệ thống nhờ
các quá trình hoá sinh hoặc nhờ sự thay đổi yếu tố entropy.
T2  T1
Ví dụ: Hiệu suất của một máy nhiệt được xác định: 
T1
Trong đó T1 là nhiệt lượng tuyệt đối của nguồn nhiệt, T 2 là nhiệt độ tuyệt đối
của nguồn làm lạnh. Giả sử hoạt động của cơ có sinh công. Cơ hoạt động như một
máy nhiệt với hiệu suất 33%, nhiệt độ nơi làm lạnh là 298 0K. Thay vào công thức
trên ta có: 1  T2  T1 à T1 = 4470K hay 1740 C. Điều này không thực tế bởi vì các
3 T1
phân tử protein cấu tạo nên cơ bắp đã bị phân huỷ ngay ở nhiệt độ 40- 600 C.
- Tính chất sinh nhiệt là tính chất tổng quát của vật chất sống, nó cũng đặc
trưng cho tế bào đang có chuyển hoá cơ bản. Đối với động vật và con người,
nguồn gốc của nhiệt lượng là thức ăn. Qua quá trình đồng hoá thức ăn ta có
được năng lượng dự trữ để cơ thể phát sinh, duy trì nhiệt độ cơ thể và sinh
công trong các hoạt động của cơ thể.
Nguyên lý I áp dụng trong hệ thống có thể viết dưới dạng sau:
Q = E +A +M (1.3)
Trong đó:
Q: Nhiệt lượng sinh ra trong quá trình đồng hoá
E: Phần năng lượng mất mát ra môi trường xung quanh
A: Công mà cơ thể thực hiện
M: Năng lượng dự trữ dưới dạng hoá năng
Đây là phương trình cơ bản của quá trình cân bằng nhiệt đối với cơ thể người.
Nhiều thí nghiệm cho thấy, khi không sinh công ở môi trường ngoài, lượng
nhiệt tổng cộng do cơ thể sinh ra gần bằng nhiệt sinh ra do đốt các vật chất nằm
trong thành phần thức ăn cho tới khi thành H2O và CO2.
Dưới đây là kết quả đo về cân bằng nhiệt của một người sau một ngày đêm:
Thức ăn đưa vào cơ thể: Protein 56,8 tạo 237kcal

Lipid 140 tạo 1307 kcal


Glucid 79,98 tạo 335 kcal
Cộng 1879 kcal
Năng lượng toả ra: NL toả ra xung quanh 1374 kcal

NL tỏa ra qua khí thải 43 kcal

Phân và nước tiểu 23 kcal


Nhiệt lượng bốc hơi qua hô 181 kcal
hấp
Nhiệt lượng bốc hơi qua da 227 kcal
Các số hiệu khác 32kcal
Cộng 1879 kcal

Để tính năng lượng trong các quá trình phức tạp xảy ra trong cơ thể sống, qua
nhiều phản ứng trung gian người ta áp dụng định luật thực nghiệm Hess.
Định luật Hess được tìm ra năm 1836, sau này được các nhà bác học xếp thuộc
vào hệ quả của định luật I nhiệt động học. Định luật Hess phát biểu như sau: “Hiệu
ứng nhiệt của các phản ứng hóa học chỉ phụ thuộc vào dạng và trạng thái của
chất đầu và chất cuối mà không phụ thuộc vào cách chuyển biến”.
Ví dụ: Phản ứng tạo khí CO 2 từ than nguyên chất là Cacbon (C) có thể tiến
hành theo 2 cách sau:
Cách 1: Đốt trực tiếp than nguyên
chất thành khí CO2 sẽ giải phóng nhiệt
lượng Q1. Phản ứng xảy ra
C (rắn) + O2 → CO2 + Q1
Cách 2: Chuyển than nguyên chất thành CO
C (rắn) + ½ O2 → CO + Q2
Từ CO chuyển tiếp thành CO2 theo phản ứng
CO (rắn) + ½ O2 → CO2 + Q3
Sơ đồ minh họa:

Theo định luật Hess, chất đầu tham gia phản ứng (C) và sản phẩm của phản
ứng (CO2) giống nhau nên có hiệu ứng nhiệt giống nhau:
Q1 = Q2 + Q3 (1.4)
Trên thực tế, hiệu ứng nhiệt của quá trình đốt than thành CO không thể đo trực
tiếp được vì khi than cháy không chỉ có CO mà còn có CO 2. Nhưng thực nghiệm
lại đo trực tiếp được: Q1=97 kcal/mol; Q3=68kcal/mol
Q2 = 97 kcal/mol - 68 kcal/mol = 29 kcal/mol
Định luật Hess có ý nghĩa quan trọng đối với hệ sinh vật. Trong hệ sinh vật
diễn ra rất nhiều phản ứng phức tạp, cho đến nay vẫn còn nhiều phản ứng trung
gian chưa thể đo trực tiếp được bằng hiệu ứng nhiệt. Dựa vào định luật Hess có thể
giải quyết được khó khăn trên.
3. 4 Một vài quá trình biến đổi năng lượng tiêu biểu trong cơ thể người
 Năng lượng trong quá trình co cơ
Hầu hết công do cơ thể sinh ra đều là kết quả của sự co cơ. Khi co cơ, chiều dài
cơ bị rút ngắn lại và tạo ra một lực. Lực này có giá trị phụ thuộc vào chiều dài của
cơ.
Nếu gọi F(x) là lực phát sinh do co cơ, x là chiều dài cơ và dx là biến thiên độ
dài khi co cơ, thì ta có thể tính được công A do cơ sinh ra là
x2
A F(x)dx
x1
(x1, x2: chiều dài cơ)
Để sinh công, cơ thể phải tiêu tốn năng lượng, tuy nhiên cần lưu ý rằng năng
lượng không phải chỉ dùng để tạo ra công cơ học mà một phần lớn năng lượng đó
dùng để duy trì sự căng của cơ và một phần chuyển hóa thành nhiệt năng.
Năng lượng khi co cơ được lấy trực tiếp từ ATP. Tuy nhiên lượng ATP có sẵn
trong cơ thể không nhiều vì thế để cơ làm việc được liên tục phải có quá trình tổng
hợp ATP ngay tại cơ. Việc tổng hợp này được thực hiện nhanh chóng nhờ trong cơ
có 1 hợp chất giàu năng lượng khác là photphocreatin.
ATP đươc tổng hợp trong cơ qua phản ứng sau:
Photphocreatin + ADP→ ATP + Creatin
Ngoài ra ATP còn được tổng hợp theo một cơ chế khác nhờ sự phân hủy
Glycogen. Đó là một dạng tích trữ của Glucoza có khá nhiều trong cơ. Năng lượng
được giải phóng khi phân hủy Glycogen được dùng để tổng hợp ATP. Có thể biểu
diễn tổng quát quá trình đó như sau:
Glucoza + 3H3PO4 + 2ADP→ 2ATP + 2 Lactac + 2H2O
Nhờ phương thức này mà khi co cơ mạnh mà máu nhất thời không cung cấp đủ
để mang lại oxy cho các phản ứng hóa sinh, thì cơ vẫn có đủ năng lượng để hoạt
động. Đó là quá trình cung cấp năng lượng yếm khí cho cơ.
 Công trong hô hấp
Hoạt động hô hấp bao gồm động tác hít vào và thở ra một cách điều hòa. Ở
người bình thường, khoảng 500ml không khí được trao đổi sau mỗi lần hít thở
thông thường.
Để thực hiện hoạt động này, cơ thể cần cung cấp năng lượng, năng lượng đó
dùng để sinh công, đó là công được thực hiện bởi các cơ hô hấp để thắng tất cả các
lực cản khi thông khí. Việc đo công của các cơ hô hấp một cách trực tiếp không
thực hiện được vì vậy người ta phải dùng phương pháp đo gián tiếp theo công thức
sau:
V
A  2 pdV
V1
(V1, V2 dung tích phổi)
Trong thực tế có thể xác định A bằng phế dung kế. Kết quả thu được là gần
đúng, cho biết ở trạng thái tĩnh công hô hấp vào khoảng 2-5J/lit hay 0,98-4,9
J/phút. Khi tăng thể tích thở, công hô hấp cũng sẽ tăng nhưng không tuyến tính vì
có liên quan đến sức cản động học của các bộ phận dẫn khí. Khi thở sâu với tần số
thích hợp thì chi phí công nhỏ nhất. Điều này có thể thực hiện được nhờ quá trình
luyện tập.
 Năng lượng ở tim mạch
Tim hoạt động thường xuyên như một cái bơm liên tục để tạo áp suất đẩy máu
vào mạch. Để thực hiện chức năng này tim cần tiêu tốn năng lượng để cơ tim thực
hiện công cơ học và để giữ một độ căng nhất định mà ta gọi là trương lực.
Người ta đã tính được rằng công tổng cộng của cơ vào khoảng 13W nghĩa là
bằng khoảng 13% chuyển hóa cơ bản của toàn cơ thể, trong đó công cơ học của
tim tạo ra áp suất đẩy máu, phần còn tại tạo ra độ căng của cơ,tức là trương lực cơ.
Năng lượng cung cấp cho tim để sinh công cũng được lấy từ các ATP. Thông
thường ATP được tổng hợp từ sự phân li các đường đơn Glucoza và oxy hóa
photpholipit, nhưng cơ tim có có một đặc điểm khác với các cơ khác là nó sử dụng
năng lượng chủ yếu từ việc oxy hóa photpholipit chứ không phải từ phân li đường
đơn Glucoza. Bởi vì việc oxy hóa một phân tử lipit cung cấp nhiều năng lượng hơn
việc oxy hóa một phân tử glucoza.
Máu được đẩy vào tim có năng lượng xác định thể hiện bởi tốc độ chảy và áp
suất máu. Thành mạch máu có cấu tạo nhiều lớp, có khả năng đàn hồi lớn. Khi máu
bị đẩy lên một đoạn nào đó của mạch, thành mạch giãn ra, một phần động năng của
máu biến thành thế năng giãn của thành mạch. Mạch bị giãn càng rộng thì thế năng
giãn có giá trị càng lớn. Ở thời kì tim không co bóp, áp suất dòng chảy giảm, mạch
co lại và thế năng ở thành mạch sẽ cung cấp năng lượng để duy trì dòng chảy liên
tục và điều hòa trong khi tim co bóp theo từng nhịp.

III. Nguyên lý thứ hai nhiệt động lực học


Định luật I nhiệt động học chỉ cho biết về sự biến đổi giữa các dạng năng lượng
khác nhau, cho phép xác định biểu thức chi rõ sự liên quan về lượng giữa các dạng
năng lượng khác nhau khi xuất hiện trong một quá trình cho trước. Song định luật I
không cho biết quá trình khi nào xảy ra hoặc không xảy ra và chiều hướng diễn
biến của quá trình nếu xảy ra thì theo chiều hướng nào?
Định luật II nhiệt động học xác định được chiều hướng tự diễn biến của một
quá trình cũng như cho biết quá trình tự diễn biến đến khi nào thì dừng lại và cho
phép đánh giá khả năng sinh công của các hệ nhiệt động khác nhau.
1. Quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch
1.1 Quá trình thuận nghịch
- Một quá trình biến đổi hệ từ trạng thái này sang trạng thái khác mà khi tiến
hành theo chiều ngược lại hệ phải trải qua các trạng thái trung gian như trong
quá trình thuận.
- Quá trình thuận nghịch là một quá trình cân bằng trạng thái.
- Đối với quá trình thuận nghịch thì sau khi biến đổi thuận rồi biến đổi nghịch
để về trạng thái ban đầu thì môi trường xung quanh không bị biến đổi.
 Ví dụ:

 Dao động không ma sát của con lắc toán học: Con lắc chuyển động từ trái
qua phải rồi từ phải qua trái, không có ma sát nên môi trường không nóng
lên đồng thời công thực hiện do trọng lực cũng bằng 0, do vậy môi trường
xung quang không bị biến đổi.
 Quá trình nén và dãn khí trong một piston, piston trở về vị trí ban đầu mà
không có sự biến đổi môi trường.
1.2 Quá trình không thuận nghịch
- Là quá trình chỉ tiến triển theo một chiều không thấy có chiều ngược lại.
- Trong quá trình không thuận nghịch công và nhiệt lượng mà hệ nhận được
không bằng công và nhiệt lượng mà hệ cung cấp cho môi trường bên ngoài.
Do đó trong quá trình này môi trường xung quanh bị biến đổi.
 Ví dụ:

 Một bình khí kín ngăn cách 2 phần có mật độ khí n A> nB, bỏ vách ngăn quá
trình san bằng mật độ diễn ra Là quá trình tự diễn biến không thể có quá
trình ngược lại và có khả năng sinh công nhưng giảm dần.
 Một vật có nhiệt độ cao và một vật có nhiệt độ thấp, quá trình truyền nhiệt
sẽ xảy ra và quá trình ngược lại không thể xảy ra: Đã có sự truyền Q từ vật
có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
 Có 2 bình đựng nước A và B được đậy bằng nắp giống nhau, bình A có thể
tích lớn nhưng có nhiệt độ cao hơn môi trường một chút, bình B có thể tích
nhỏ nhưng nhiệt độ cao hơn rất nhiều so với môi trường. Ta thấy rằng nhiệt
lượng dự trữ trong bình A lớn hơn bình B rất nhiều nhưng hơi nước trong
bình A không có khả năng đẩy bật nắp(không có khả năng sinh công), còn
hơi nước bình B lại có khả năng đẩy bật nắp(có khả năng sinh công).
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hệ và môi trường xung quanh càng lớn thì khả
năng sử dụng hiệu nhiệt lượng chứa trong nó càng cao.
- Không phải bất kỳ nhiệt lượng nào dự trữ trong hệ vật cũng có thể dễ dàng
biến đổi thành công cơ học.
 Nhận xét:

 Các quá trình tự nhiên không thuận nghịch khi diễn biến đều có sự liên quan
đến việc truyền năng lượng từ mức cao xuống mức thấp.
 Tính trật tự của hệ giữ nguyên hoặc giảm dần theo diễn biến của quá trình
không thuận nghịch trong hệ cô lập.
2. Một vài thông số nhiệt động quan trọng
Trong các thông số nhiệt động liên quan nhiều đến nguyên lý thứ hai, ta thấy có
gradient, entropi, năng lượng tự do.
2.1 Gradient
Giả sử f là hàm vô hướng của các tọa độ không gian x, y, z người ta định nghĩa:
Gradient của f kí hiệu là Gradf là một vec tơ mà 2 thành phần trên 3 trục tọa độ là
các đạo hàm riêng của f lần lượt theo x, y, z.
��
f�
�� �
�x �
uuuuuuur ��
f�
grad f  � � (1.5)
��
y�
��
f�
� �
��z

f �
f �
f
Ta có: df  dx  dy  dz (1.6)

x �y �z
uur
uuuuuuur df
Nếu f chỉ là hàm của một biến x thì: grad f 
dx
Như vậy gradient f à một đại lượng vec tơ cho biết mức độ thay đổi của đại
lượng f trong không gian.
Quá trình oxy hóa thức ăn trong cơ thể dẫn tới việc hình thành các hợp chất cao
năng, tức là cơ thể trữ năng lượng tự do. Sau đó năng lượng hóa học của ATP được
sử dụng để sinh công. Trong một số trường hợp năng lượng thủy phân ATP được
dùng trực tiếp để sinh công (chẳng hạn khi co cơ hay tổng hợp các chất cao phân
tử), trong một số trường hợp khác nó dùng để tạo nên nhiều loại Gradient khác
nhau, và sự tồn tại các gradient là một đặc trưng rất điển hình của cơ thể sống.
Quá trình sinh công của hệ luôn gắn liền với quá trình giải phóng năng lượng
của một gradient nào đó. Nguyên lý thứ hai nhiệt động lực học nói rằng, trong hệ
nhiệt động tất cả các quá trình xảy ra theo chiều hướng giảm gradient, chẳng hạn
nhiệt luôn truyền từ vật nóng đến vật lạnh, chất luôn khuếch tán từ nơi có nồng độ
cao đến nơi có nồng độ thấp.
Khi so sánh một tế bào sống với hệ thống sống thì điểm khác nhau đầu tiên ta
thấy rõ ngay rằng trong tế bào sống duy trì nhiều loại gradien khác nhau. Gradien
màng, gradien nồng độ, gradien áp suất thẩm thấu … Sự có mặt của gradient tạo ra
khả năng cơ bản thực hiện công ở các tế bào sống. Thí dụ: sự phát sinh xung động
thần kinh liên hệ mật thiết với sự phân phối không đồng đều các ion và gradient
điện, sự trương bào liên quan đến gradient thẩm thấu…Nếu tế bào chết thì các loại
gradien cũng bị triệt tiêu. Nếu xét ở mức độ gradien thì sự sống của tế bào luôn
kèm theo sự tồn tại của các loại gradien.
2.2 Entropi
Ta xét ví dụ: Trong một bình kín chia làm hai phần bằng nhau A và B bằng một
vách ngăn, có 6 phân tử giống nhau. Ban đầu là 6 phân tử ở A thì chỉ có duy nhất
một cách sắp xếp.

1 2
3
4

6 5

Sau khi bỏ thành ngăn, do chuyển động nhiệt của các phân tử nên các phân tử
sẽ chuyển động trong toàn bộ thể tích của bình tạo nên tất cả có 26=64
Xác suất nhiệt động cho ta số cách có thể thực hiện phân phối các phân tử, đại
lượng này luôn ≥1.
Xác suất toán học p bao giờ cũng nhỏ hơn 1 hoặc bằng 1 là lớn nhất. Xác suất
toán học cho biết khả năng xảy ra số kiểu trên toàn bộ số kiểu phân phối.
Xác suất phân bố của phân tử ở trong bình được trình bày ở bảng 1.1
Bảng 1.1 Sự phân bố của các phân tử giữa hai phần bình và xác suất phân bố của
chúng.
Số phân tử ở phần Số cách phân phối (W) Xác suất toán học p
A B (Xác suất nhiệt động)
6 0 1 1/64
5 1 6 6/64
4 2 15 15/64
3 3 20 20/64
2 4 15 15/64
1 5 6 6/64
0 6 1 1/64

Qua bảng trên ta thấy, ban đầu số phân tử ở A là 6 thì sau đó đa số khả năng
quan sát được là phần A có 4,3 hoặc 2 phân tử. Nói khác đi là hệ chuyển từ trạng
thái có xác suất xuất hiện nhỏ sang trạng thái có xác suất xuất hiện lớn hoặc là hệ
chuyển từ trạng thái có ít cách phân phối sang trạng thái có nhiều cách phân phối
(xác suất nhiệt động W lớn). Vì lnW là hàm đồng biến với W nên có thể dung lnW
để xác định chiều hướng của các quá trình tự nhiên.
 Định nghĩa 1

Đại lượng S=k. lnW gọi là entropi của hệ, trong đó k là hằng số Boltzman.
Ở thí dụ trên, chiều hướng của quá trình là tiến tới trạng thái có xác suất nhiệt
động W lớn hay có S lớn; chiều hướng này có tính chất một chiều khi ta để hệ tự
do diễn biến. Nói một cách khác, trạng thái có S lớn là trạng thái dễ xảy ra.
 Định nghĩa 2

Gọi T là nhiệt độ tuyệt đối của hệ, Q là nhiệt lượng mà hệ trao đổi, S là entropi
của hệ thì
Q
dS  (1.7)
T
Trong trường hợp T thay đổi thì:
n
Q B
Q
S  � i hay S  �  S B  S A (1.8)
i 1 Ti A
T
Định nghĩa này ta thấy có các nhận xét:
- entropi S là hàm trạng thái, nghĩa là một hàm chỉ phụ thuộc trạng thái đầu và
trạng thái cuối mà không phụ thuộc vào quá trình thay đổi trạng thái.
- entropi S là đại lượng có thể cộng được tương tự như nội năng. entropi của
một hệ phức tạp bằng tổng entropi của từng phần riêng.
- entropi được xác định sai khác một hằng số cộng:
S  S B  S A  ( S B  S0 )  (S A  S 0 )
- Khi hệ nhận nhiệt,  Q  0, dS  0 hay entropi của hệ tăng lên.
- Khi hệ truyền nhiệt,  Q  0, dS  0 hay entropi của hệ giảm đi.
- Hệ nhận nhiệt lượng, chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử tăng
lên, tương ứng tăng entropi. Hệ truyền bớt nhiệt lượng chuyển động hỗn loạn của
các phân tử, nguyên tử giảm xuống, tương ứng giảm entropi. Như vậy entropi cho
ta khái niệm về mức độ hỗn loạn của một hệ nào đấy.
- Giả sử một hệ cô lập gồm 2 phần nhiệt độ T 1 và T2 (T1<T2). Hai phần này
truyền nhiệt lượng cho nhau:  Q1  �Q2  �Q  0
Ta có thể thay đổi entropi của hệ:
 Q1  Q2  Q  Q
dS      0 (1.9)
T1 T2 T1 T2
Như vậy trong quá trình truyền nhiệt nội bộ một hệ cô lập, entropi của hệ tăng
hay mức độ hỗn loạn của hệ tăng lên.
Để hiểu rõ thêm đại lượng này ta xét một vài ví dụ:
Ví dụ 1: Hệ cô lập gồm vật thể A và vật thể B. Vật thể A có nhiệt độ là T A còn
vật thể B có nhiệt độ là T B. Giả sử TA>TB thì theo định luật II nhiệt động học vật A
sẽ truyền cho vật B một nhiệt lượng là Q. Sự thay đổi entropi của vật A do mất
Q Q
nhiệt là: dS A   T . Còn sự thay đổi entropi của vật B do nhận nhiệt là dS B  T
A B

(dấu trừ chỉ entropi của vật A bị giảm).


Sự thay đổi entropi của toàn hệ được xác
định:
Q Q Q(TA  TB )
dS  dS A  dS B    
TA TB TATB
Vì TA>TB nên TA-TB>0 suy ra dS>0
Ví dụ 2: Ngâm cục nước đá có nhiệt độ là 0
độ C (tức tính ra nhiệt độ Kelvin là: T 1=
273+00C=2730K) vào trong thùng dầu có nhiệt
độ là 1000C (Tức T2=273+100=3730K)

Nhiệt độ sẽ tự động truyền từ dầu sang cục nước đá qui ra nhiệt lượng là Q.
Thực nghiệm xác định được Q=80 cal.
Dầu cung cấp nhiệt nên sự thay đổi entropi của dầu là:
80
dS D    0, 214 cal/ độ
373
Cục nước đá nhận nhiệt nên sự thay đổi entropi của nước đá là:
80
dS Đ   0, 293 cal/ độ
273
Sự thay đổi entropi của hệ (gồm dầu và cục nước đá ) sẽ là:
dS  dS D  dS Đ  0, 293  0, 214  0, 079 cal/ độ
Nhận xét: Đối với hệ cô lập, quá trình truyền nhiệt tự diễn biến theo chiều tăng
của entropi. Điều này minh chứng cho tính đúng đắn của định luật II nhiệt động
học.
2.3 Năng lượng tự do
Từ (1.7) ta có: �Q  T .dS
Kết hợp với (1.2) ta nhận được:
A  T .dS  dU

A    dU  TdS 
� (1.10)
A  d  U  TS 

Đặt F  U  TS (1.11)
và gọi là năng lượng tự do của hệ.
Ta có: �A  dF
U  F  TS (1.12)
Nội năng U của hệ bằng tổng năng lượng tự do F và năng lượng liên kết TS.
Năng lượng tự do của hệ một phần nội năng có thể sử dụng để sinh công, còn năng
lượng liên kết là phần nội năng không thể dùng để sinh công mà phân tán vô ích
dưới dạng nhiệt.
Năng lượng liên kết TS xác định bởi entropi nếu quá trình xảy ra ở nhiệt độ
không đổi. entropi càng lớn thì năng lượng liên kết càng lớn, sự phân tán năng
lượng dưới dạng nhiệt càng mạn và tính bất thuận nghịch của quá trình càng rõ.
3. Nguyên lí thứ hai nhiệt động lực học
Ta không thể giải thích được vì sao các quá trình trong tự nhiên lại có những
quá trình chỉ xảy ra theo một hướng xác định, ta buộc phải thừa nhận đó là một quy
luật được rút ra từ quan sát thực nghiệm một số lớn hiện tượng. Do đó quy luật này
có tính chất thống kê đúng với số đông và cùng có nghĩa là không loại trừ khả năng
xảy ra hiện tượng với chiều hướng ngược lại. Quy luật được phát biểu bằng nguyên
lý thứ hai nhiệt động học theo nhiều cách khác nhau mà tương đương nhau:
- Tính trật tự của một hệ cô lập chỉ có thể giữ nguyên hoặc giảm dần.
- Không thể tồn tại trong tự nhiên một chu trình mà kết quả duy nhất là biến
nhiệt thành công và không để lại dấu vết gì ở môi trường xung quanh.
- Không thể thực hiện được động cơ vĩnh cửu loại hai tức là động cơ chuyển
động tuần hoàn, cho ta công bằng cách nhận nhiệt lượng và làm lạnh từ cùng một
nguồn.
- Hiệu suất của một nguồn nhiệt không phụ thuộc vào bản chất các vật tham dự
vào hoạt động của máy mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật cung nhiệt và vật
thu nhiệt.
Ở phần định nghĩa entropi ta đã lưu ý tới hiện tượng: Nếu để cho hệ tự diễn
biến, nó sẽ tiến tới trạng thái có entropi lớn; nói khác đi, ở các quá trình biến đổi
năng lượng trong hệ cô lập để tự diễn biến (quá trình không thuận nghịch), entropi
luôn luôn không giảm:
S �0 (1.13)
Ở trạng thái cân bằng nhiệt động của hệ cô lập, tức ở trạng thái không thay đổi
theo thời gian, entropi không còn tăng hơn được nữa, nói khác đi nó đạt cực đại.
S  S max (1.14)
- Như vậy dựa vào khái niệm entropi, nguyên lý thứ hai nhiệt động lực học còn
được phát biểu theo cách khác: “Đối với hệ cô lập, mọi quá trình trong tự nhiên
đều diễn biến theo chiều tăng của entropi”.
Ta cũng cần chú ý rằng, nói chung trạng thái có xác suất cao hay xảy ra hơn
trạng thái có xác suất thấp, điều đó cũng có nghĩa là cũng có lúc ta quan sát được
trạng thái có xác suất thấp. Nói khác đi, các quá trình tự nhiên trong hệ cô lập diễn
biến theo chiều tăng entropi và các biệt có thể có trường hợp hệ chuyển từ trạng
thái có entropi cao sang trạng thái có entropi thấp. Đó là tính thống kê của nguyên
lý hai nhiệt động học.
Cũng như các định luật thực nghiệm khác, cơ sở của nguyên lý thứ hai nhiệt
động học là những quan sát trong thế giới xung quanh con người. Lĩnh vực con
người quan sát thấy trực tiếp là một tập hợp rất lớn các phân tử, đã khá là to lớn
nhưng chỉ là một phần vô cùng nhỏ của vũ trụ. Vì thế nguyên lý hai này không thể
áp dụng cho toàn thể vũ trụ (khi xem vũ trụ như hệ cô lập), cũng như cho thế giới
các hạt cơ bản vì tại đấy vật chất và chuyển động trong không gian, thời gian có
những tính chất, quy luật mới.
Xét biểu thức: U  F  TS
Ta thấy, vì S của hệ cô lập chỉ giữ nguyên hoặc tăng nên phần năng lượng liên
kết TS cũng giữ nguyên hoặc tăng, nó là phần nội năng không có khả năng sinh
công. Khi hệ thống tiến đến cân bằng, S cực đại, nghĩa là TS đạt cực đại (năng
lượng liên kết cực đại), vì U có giá trị không đổi (hệ cô lập) nên năng lượng tự do
F cực tiểu.
Do đó, sự cân bằng nhiệt động được đặc trưng bằng entropi đạt cực đại hay
năng lượng tự do đạt cực tiểu.
4. Định luật II nhiệt động học áp dụng vào hệ sinh vật
Hệ thống sống là một hệ thống mở, luôn xảy ra quá trình trao đổi vật chất và
năng lượng với môi trường ngoài. Theo cách phát biểu của Thomson: “không thể
chế tạo được động cơ vĩnh cửu loại hai" là động cơ có hiệu suất hữu ích là 100%,
khi áp dụng vào hệ thống sống là hoàn toàn đúng đắn. Thực nghiệm đã xác định
mọi quá trình diễn ra trong hệ thống sống đều có hiệu suất hữu ích nhỏ hơn 100%
(xem bảng 1.2)
Bảng 1.2: Hiệu suất của một số quá trình sinh vật
TT Quá trình sinh vật Hiệu suất
1 Quá trình glicoliz (tiêu glucoza) 36%
2 Quá trình co cơ 30%
3 Quá trình oxy hóa photphorin hóa 55%
4 Quá trình quang hợp 75%
5 Quá trình phát quang của vi khuẩn 90%

Quá trình quang hợp của thực vật có hiệu suất 75% có nghĩa là cây xanh cứ hấp
thụ 100calo từ năng lượng ánh sáng mặt trời thì có 75 calo được sử dụng vào tổng
hợp chất (phần năng lượng có ích) còn 25 calo tỏa nhiệt sưởi ấm cơ thể hay phát
tán nhiệt ra môi trường xung quanh (phần năng lượng vô ích).
 Vai trò của entropi
Đối với hệ cô lập, định luật II nhiệt động học đã khẳng định mọi quá trình diễn
biến đều diễn ra theo chiều tăng của entropi và đạt giá trị cực đại khi đạt đến trạng
thái cân bằng nhiệt động thì dừng hẳn. Cơ chế sống là một hệ mở cho nên không
thể áp dụng định luật II nhiệt động học trực tiếp lên cơ thể sống. Định luật II nhiệt
động học chỉ có thể áp dụng vào hệ sinh vật nếu xem hệ bao gồm cả cơ thể sống và
môi trường sống. Ta hãy xét sự thay đổi entropi của hệ (kí hiệu là dS có liên quan
dSc
tới sự thay đổi entropi của cơ thể sống (kí hiệu là ) và sự thay đổi entropi của
dt
dSm
môi trường (kí hiệu là ) như thế nào? entropi là một hàm trạng thái và có tính
dt
chất cộng tính (tức là entropi của hệ bằng tổng entropi của các thành phần nằm
trong hệ) nên sự thay đổi entropi của hệ sẽ được xác định theo công thức:
dS dSC dS m
  (1.15)
dt dt dt
dSC
Thành phần  0 khi các quá trình diễn ra trong cơ thể sống đều là quá trình
dt
thuận nghịch. Song trên thực tế phần lớn các quá trình diễn ra ở cơ thể sống là quá
dSC
trình bất thuận nghịch, do vậy  0.
dt
dS m
Thành phần  0 khi cơ thể sống và môi trường không xảy ra quá trình trao
dt
đổi vật chất và năng lượng. Điều này không xảy ra vì trái với thực tế. Quá trình
trao đổi vật chất và năng lượng giữa cơ thể sống và môi trường là quá trình bất
dS m
thuận nghịch (nhất là quá trình trao đổi nhiệt), do vậy  0 . Như vậy, khi
dt
dSC dS m dS
 0 và  0 thì  0 . Điều này là phù hợp với định luật II nhiệt động học.
dt dt dt
Trong cơ thể sống xảy ra trường hợp khi quá trình đồng hóa diễn ra với cường
dSC
độ mạnh hơn so với quá trình dị hóa thì  0 . Trường hợp này gặp ở quá trình
dt
dSC
quang hợp của thực vật, khi đó có  0 . Bù lại, quá trình trao đổi chất giữa thực
dt
vật với môi trường nước, không khí và nhất là sự hấp thu năng lượng từ ánh sáng
mặt trời đã làm tăng entropi của môi trường lên rất cao nhất là ở trung tâm mặt trời
đã xảy ra các phản ứng hạt nhân để giải phóng năng lượng ánh sáng chiếu xuống
trái đất. Các phản ứng hạt nhân bao giờ cũng có entropi vô cùng lớn. Do vậy, giá
dS m dS
trị sẽ lớn hơn không rất nhiều nên sự thay đổi entropi của hệ là vẫn lớn
dt dt
hơn không, phù hợp với định luật II nhiệt động học.
Tóm lại khi áp dụng định luật II nhiệt động học vào hệ thống sống thì ta không
nên tách rời cơ thể sống ra khỏi môi trường sống mà phải xem cơ thể sống và môi
trường sống là cũng nằm trong một hệ.
Về mối liên quan giữa entropi và độ trật tự cấu trúc của cơ thể sống,
Schrodinger cho rằng: “ Sự sống là sự hấp thụ entropi âm”. Giải thích quan điểm
này, theo tác giả là cơ thể sống luôn luôn duy trì độ trật tự cao của mình bằng cách
hấp thụ chất dinh dưỡng có độ trật tự cao như protit, Gluxit, Lipit qua thức ăn.
Thực ra, khi tiêu thụ chất dinh dưỡng, cơ thể sống không sử dụng chúng như một
nguồn trật tự (để nguyên và dùng làm nguyên liệu để xây dựng nên cơ thể sống)
mà chất dinh dưỡng sau khi hấp thụ được phân giải thành chất để tế bào có thể hấp
thụ được. Chẳng hạn Protein của thịt gà có độ trật tự cao (tức entropi thấp) khi
được cơ thể hấp thụ nó sẽ bị phân giải thành các axit amin nên có độ trật tự kém
hơn (tức entropi cao). Do vậy, quan điểm cảu Schodinger là hoàn toàn không phản
ánh đúng bản chất của quá trình tiêu hóa và hấp thu của cơ thể sống. Độ trật tự cấu
trúc và độ trật tự của các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể sống không phải
do entropi quyết định mà do cơ thể sử dụng nguồn năng lượng tự do từ nguồn thức
ăn để duy trì sự tồn tại và phát triển của cơ thể sống. Trong quá trình phát sinh và
hình thành sự sống trên trái đất, trải qua thời gian tiến hóa với sự chọn lọc của tự
nhiên đã hình thành nên các loài sinh vật có sự thích nghi cao với từng loại môi
trường sống. Do các nguyên lí của các quá trình sinh học quyết định đã làm cho cơ
thể sống thích nghi cả về mặt cấu trúc cũng như thích nghi về mặt chức năng chứ
không phải hoàn toàn do entropi quyết định như trong hệ lý hóa.
Tuy nhiên mọi quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra trong cơ thể sống đều kèm
theo sự thay đổi của entropi.
Khi xét entropi riêng của một cơ thể sống mà không gắn với entropi của môi
trường sống thì khi cơ thể ở trạng thái cân bằng dừng, entropi có một giá trị xác
định nhưng không phải là cực đại và không đổi. Khi cơ thể sống nhiễm phóng xạ,
nhiễm chất độc hại, nhiễm virut thì entropi sẽ tăng và có giá trị lớn hơn so với
entropi khi ở trạng thái cân bằng dừng. Khi cơ thể sống có quá trình sinh tổng hợp
chất (như quá trình quang hợp ở thực vật) diễn ra mạnh hơn so với quá trình phân
hủy chất thì entropi sẽ giảm và có giá trị nhỏ hơn so với entropi khi ở trạng thái
cân bằng dừng là trạng thái có tốc độ phản ứng tổng hợp cân bằng với tốc độ phản
ứng phân hủy. Sự thay đổi entropi diễn ra trong cơ thể sống không vi phạm định
luật II nhiệt động học vì cơ thể sống là một hệ mở chứ không phải là một hệ cô lập.
 Trạng thái dừng của hệ thống sống

Trong một hệ cô lập, các quá trình biến đổi bị giới hạn số lượng vật chất tham
gia vào quá trình đó. Sauk hi quá trình biến đổi kết thúc hệ đạt trạng thái cân bằng
nhiệt động và hệ sẽ không thay đổi theo thời gian.
Đối với hệ thống sống, do vật chất và năng lượng ra vào không ngừng, quá
trình biến đổi năng lượn;g luôn xảy ra. Trong quá trình phát triển, entropi có thể
giảm còn năng lượng tự do lại tăng, một lúc nào đó, độ trật tự cấu trúc và khả năng
sinh công tiềm trữ trong cấu trúc của hệ đủ để duy trì sự sống, vì thế các thông số
trạng thái của hệ không đổi theo thời gian, ta nói hệ ở trạng thái dừng, đặc trưng
này thể hiện rõ ở cơ thể người. Nếu điều kiện môi trường không có những thay đổi
quá lớn thì nhiệt độ cơ thể, thành phần cấu trúc của máu, độ pH và gradient nồng
độ ion ở tế bào…luôn luôn có giá trị không đổi. Các giá trị này đều phản ánh trạng
thái của cơ thể và thường được sử dụng trong việc chẩn đoán bệnh.
Cân bằng dừng của hệ mở, về mặt nguyên tắc khác xa với cân bằng nhiệt động
của hệ cô lập mà ta đã biết. Nghĩa là chúng có giống nhau ở hiện tượng (các thông
số trạng thái không đổi) nhưng khác nhau ở phương thức duy trì trạng thái đó (ở
cân bằng nhiệt động thì không xảy ra các quá trình, trong khi cân bằng dừng thì tốc
độ và chiều hướng của các quá trình không đổi và cân bằng lẫn nhau. Ví dụ: Tế
bào sử dụng năng lượng chuyển hóa đưa Na + và K+ vào nội bào. Chính sự vận
chuyển chủ động giữ nguyên nồng độ Na + và K+ cao ở dịch nội bào). Cụ thể những
điểm khác nhau như sau:
Bảng 3. So sánh trạng thái cân bằng nhiệt động với trạng thái dừng
Cân bằng nhiệt động Cân bằng dừng
Ví dụ: Một bình mở, một phần chứa Ví dụ: cơ thể sống
chất lỏng một phần chứa hơi. Có dòng không đổi vật chất vào và
Không có dòng vật chất vào ra môi ra khỏi hệ.
trường. Cần liên tục năng lượng tự do để
Không cần tiêu phí năng lượng tự do duy trì cân bằng.
để duy trì cân bằng. Năng lượng tự do và khả năng sinh
Năng lượng tự do và khả năng sinh công của hệ không đổi và khác không.
công của hệ bằng không. entropi của hệ không đạt cực đại.
entropi của hệ có giá trị cực đại. Có gradient trong hệ.
Không có gradient trong hệ.

Có thể minh họa sự khác biệt giữa hai trạng thái cân bằng một mô hình lý thú.
Như sự diến biến của một phản ứng hóa học có thể tưởng tượng như hiện tượng
chảy của một chất lỏng.

Hình 1.3: Minh họa sự khác biệt giữa hai trạng thái cân bằng nhiệt động
và cân bằng dừng
Nếu hệ kín tức là nếu chất lỏng không đi vào bình từ bên ngoài và không chảy
ra ngoài, thì toàn bộ chất lỏng chuyển từ bình cao hơn sang bình thấp hơn với tốc
độ được xác định bằng độ mở của khóa và sau khoảng thời gian nào đấy sự cân
bằng được thiết lập (hình 1.3) . Mức chất lỏng ở dưới không thay đổi nữa vì không
còn dòng chảy.
Nếu hệ mở thì bình trên và bình dưới sẽ có mức chất lỏng xác định không ứng
với sự cân bằng. Khóa 1 và khóa 3 cho ta mô hình hằng số tốc độ phản ứng hóa
học, nó gợi cho ta hình ảnh chất xúc tác làm ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng hóa
học trong hệ mở. Khi thay đổi nồng độ chất xúc tác (khi vặn khóa K2), những mức
mới chất lỏng được thiết lập, tạo nên trạng thái dừng mới.
Mức của trạng thái dừng dễ dàng bị dao động lớn. Phụ thuộc vào những điều
kiện bên ngoài và bên trong, hệ mở bất kỳ (trong đó kể cả cơ thể người) cơ thể
chuyển sang những mức khác nhau của trạng thái dừng (trạng thái nghỉ ngơi, công
tác, quá trình lớn lên…)
Nếu con người thay đổi điều kiện lao động, nơi ở thì trong mọi trường hợp đều
có sự điều chỉnh lại trạng thái dừng từ mức này sang mức khác.
Có thể quan sát thấy sự điều chỉnh trong thí dụ thay đổi tốc độ các quá trình
oxy hóa. Khi chuyển từ một trạng thái dừng này sang một trạng thái dừng khác,
mức mới trong hệ thống được thiết lập ngay tức khắc. Thông thường ban đầu quan
sát thấy sự tăng hoặc giảm mức ở trạng thái dừng của hệ so với mức đòi hỏi tương
ứng với những điều kiện bị thay đổi của môi trường ngoài và trong. Thí dụ: sự dao
động động lực của mức áp suất máu ở động mạch lúc bắt đầu và sau khi hoạt động
chân tay. Bước chuyển từ một trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác xảy ra
khá khác nhau.
Dạng 1: Bước chuyển với lệch thừa. Bước chuyển này thường quan sát thấy ở
những người trẻ tuổi. Quá trình hưng phấn ở đây có dạng “ đỉnh sóng”. Đỉnh sóng
này có thể được tạo thành do sự vượt khỏi mức tự điều chỉnh của một phản ứng
nào đó. Hệ tự điều chỉnh lên mức cao hơn và tốc độ các quá trình cao hơn một
chút.
Dạng 2: Bước chuyển theo dạng gần hàm mũ, là bước chuyển tiết kiệm nhất.
Hệ có xu hướng hoạt động với năng lượng tiêu thụ ít nhất. Quan sát thấy dạng
chuyển này ở những người đứng tuổi. Cơ thể người đứng tuổi không thể tạo những
bước nhảy vọt như ở người trẻ tuổi.
Dạng 3: Bước chuyển với “ mức xuất phát giả tạo ”, khác biệt ở chỗ cùng với
sự tăng tốc độ phản ứng trong tương lai, có quan sát thấy cả sự giảm tốc độ phản
ứng rồi sau đó mới tăng. “ Mức xuất phát giả tạo” xuất hiện do sự phát triển thái
quá của quá trình glucose phân kỵ khí, rồi sau đó chỉ có quá trình ưa khí phát triển,
đóng vai trò của quá trình năng lượng hữu hiệu nhất.
Trong các hệ phức tạp người ta thấy có những bước chuyển ứng với những
đường cong phức tạp, chúng có nhiều điểm cực trị.
Sự chuyển của trạng thái dừng từ mức này sang mức khác xảy ra khi có sự thay
đổi của môi trường ngoài. Burton quan sát thấy ngay trong thí dụ co bóp của tim
ếch cô lập cũng có 3 dạng. Nếu như trong môi trường thích đáng, tim ếch co bóp
với tốc độ hầu như không đổi thì với những thay đổi khác nhau về thành phần hóa
học và nhiệt độ của môi trường, sự thay đổi nhịp co bóp tim chuyển sang trạng thái
dừng mới theo những đường khác nhau có dạng I, II, III.
Ở cơ thể sống, các đường cong dạng I là những đường cong điển hình của
những phản ứng của cơ thể hay tế bào khi có hưng phấn, còn những đường cong
dạng III ứng với khi có thương tổn. Người ta đã chứng minh được rằng những
bước chuyển giữa các dạng khác nhau của các đường cong phụ thuộc vào cường
độ tác động của tác nhân kích và cần phải được xem xét về thực chất với quan
điểm chung. Sự đồng nhất về dạng của các đường cong thể hiện bước chuyển đổi
với những sinh vật cao cấp, vi sinh vật và thực vật là một chứng minh cho sự kiện
là toàn thể chúng thuộc vào loại hệ mở.
Sự tiến hóa của trạng thái dừng xảy ra theo phương hướng tiến tới những quá
trình xảy ra với tốc độ cao hơn, nhưng bảo toàn sự ổn định của hệ. Chính những
tốc độ cao hơn của các quá trình đã giúp ta phân biệt các sinh vật bậc cao với sinh
vật bậc thấp. Có thể sự tiến hóa của thế giới hữu cơ không đi qua dạng nhuyễn thể,
nếu như để thay thế cho huyết lam tố của con sên, thiên nhiên không tìm thấy
hemoglobin là chất có hiệu quả hơn nhiều về tốc độ liên kết với oxy.
Tốc độ phản ứng hóa học trong hệ càng lớn thì hệ càng kém ổn định, dĩ nhiên
hệ ở cùng trạng thái dừng. Bởi vậy trong quá trình tiến hóa, sự nâng cao tốc độ
phản ứng đạt được là nhờ các men tác dụng ở nhiệt độ thấp, còn sự ổn định của hệ
thống được cung ứng bởi sự duy trì cân bằng nội môi nhờ có các liên hệ ngược. Sự
không đổi của môi trường bên trong là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng
hóa học thì có giá trị hàng đầu. Ở sinh vật máu nóng có một hệ điều chỉnh nhiệt độ
tự động luôn luôn hoạt động vì khoảng nhiệt độ hoạt động của các men trong cơ
thể khá hẹp.
Các nhà bác học đã thử giải thích sự phát triển của các mô u ác tính bằng quan
điểm xuất hiện trạng thái dừng mới khác với mức thấp khá nhiều, nhưng lại ổn
định hơn. Trạng thái dừng mới đạt được bằng tỷ lệ các chất xúc tác và các chất ức
chế. Các tế bào ung thư tích lũy những chất oxy hóa, những chất này giúp tế bào
ung thư chuyển sang trạng thái có tốc độ các quá trình oxy hóa thấp. Chính vì vậy
những tế bào này tăng thêm được độ bền vững và có tốc độ sinh sản lớn so với tế
bào bình thường của cơ thể.

You might also like