You are on page 1of 90

z Bài 1

TỔNG QUAN VỀ
LUẬT SO SÁNH
ThS. Trần Thị Ngọc Hà
GV Khoa Luật Quốc tế
z
1. Tên gọi của môn học

Định hướng:

Ø Các tên gọi chủ yếu

Ø Nội hàm của từng tên gọi


z
Các tên gọi chủ yếu

§ So sánh luật

§ Luật so sánh

§ Luật học so sánh

§ Đối chiếu luật, Luật đối chiếu, Luật học đối chiếu
z
Nội hàm của từng tên gọi

§ So sánh luật: phương pháp nghiên cứu pháp luật, phương pháp so sánh
pháp luật

§ Luật so sánh: tên gọi này có thể gây nhầm lẫn về sự tồn tại của 1 ngành
luật độc lập

§ Luật học so sánh: chính xác nhất về mặt nội hàm, khoa học luật so
sánh, khoa học nghiên cứu tổng thể và so sánh các hệ thống pháp luật
khác nhau trên TG.
z
Câu hỏi thảo luận

§ 1. Tên gọi nào được sử dụng phổ biến nhất?

§ 2. Tên gọi nào chính xác nhất? Tại sao?

§ 3. Trong các tên gọi trên, tên gọi nào làm thay đổi bản chất của môn
học?
z
1. Tên gọi nào được sử dụng phổ biến nhất?

§ Luật so sánh

à Được sử dung sớm hơn thuật ngữ luật học so sánh bởi các
QG đi đầu trong lĩnh vực này (Ý, Pháp, Thuỵ Điển)

à Các QG khác khi tiếp nhận LSS về trong nước cũng


thường sử dụng tên gọi rất phổ biến này.
z

2. Tên gọi nào chính xác nhất? Tại sao?


3. Trong các tên gọi trên, tên gọi nào làm thay đổi bản chất
của môn học?

§ Không có tên gọi nào chính xác hơn các tên gọi còn lại

à Tên gọi chỉ mang tính chất định danh, gọi tên sự vật, hiện tượng mà
không làm thay đổi bản chất của khoa học này.
z
2. Bản chất của Luật so sánh

Định hướng:

§ 1. Nêu các quan điểm khác nhau về bản chất của LSS?

§ 2. Vì sao có thể khẳng định bản chất của LSS là một lĩnh vực nghiên
cứu KH độc lập?
z
2.1. Các quan điểm khác nhau về bản chất của LSS

Ø Luật so sánh chỉ là một phương pháp khoa học - là phương pháp so
sánh pháp luật

Ø Luật so sánh là một môn học

Ø Luật so sánh vừa là một ngành khoa học


z
2.2. LSS là một lĩnh vực nghiên cứu KH độc lập

à LSS là một khoa học pháp lý độc lập, có đối tượng nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu đặc thù. Cụ thể, đó là khoa học nghiên cứu 4 vấn
đề (tham khảo quan điểm về LSS của GS Micheal Bogdan), có luận thuyết
khoa học riêng và có phương pháp khoa học nổi trội là phương pháp so
sánh.
z
3. Đối tượng nghiên cứu của LSS

Định hướng

Ø Sự đa dạng về quan điểm về ĐTNC

Ø Quan điểm của Micheal Bogdan

Ø Đặc điểm của ĐTNC


z
Định hướng 1

1. Nêu một số quan điểm khác nhau về ĐTNC của LSS? Quan điểm nào là
chính xác nhất?

2. Nêu nội dung quan điểm của Micheal Bogdan về ĐTNC của LSS?

3. Quan điểm nào về ĐTNC của LSS được sử dụng phổ biến tại VN?

4. Nêu các đặc điểm cơ bản của ĐTNC của LSS.


z
Định hướng 2

1. Chứng minh rằng ĐTNC của LSS có phạm vi vô cùng rộng?

2. Tại sao ĐTNC của LSS luôn thay đổi/ có tính biến đổi không ngừng?

3. ĐTNC của LSS mang tính hướng ngoại?

4. Tại sao ĐTNC của LSS phải mang tính hướng ngoại?

5. Tại sao ĐTNC của LSS phải được nghiên cứu dưới cả góc độ lý luận và
thực tiễn?

6. Đặc điểm nào trong số 4 đặc điểm trên của ĐTNC của LSS có ảnh
hưởng lớn nhất đến hoạt động tiếp thu PLNN vào PLQG?
z
3.1. ĐTNC của LSS

§ Có sự tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về ĐTNC của LSS

Ø Zweigert & Kotz, “Giới thiệu về Luật so sánh” – LSS là so sánh các
HTPL khác nhau trên TG

Ø Peter de Cruz, “Comparative law in a changing world” – nghiên cứu có


hệ thống các truyền thống pháp luật và các QPPL đó trên cơ sở so sánh

Ø Các học giả XHCN: liệt kê các ĐTNC của luật so sánh

Ø Micheal Bogdan, “Comparative law”: liệt kê một cách cụ thể hơn 4


nhóm ĐTNC của LSS
z Luật so sánh
ĐTNC của Luật so sánh – Michael Bogdan:

Ø So sánh các HTPL khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác
biệt

Ø Phân tích điểm tương đồng và khác biệt đó để giải thích nguồn gốc của
sự tương đồng và khác biệt đó, đánh giá các giải pháp được sử dung
trong các HTPL khác nhau về cùng một vấn đề và phân loại các HTPL
QG vào các nhóm HTPL trên TG, tìm ra cội rễ, nguồn gốc chung của
các HTPL khác nhau

Ø Xử lý các vấn đề mang tính phương pháp luận nảy sinh có liên quan,
bao gồm các vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu PLNN

Ø Xây dựng cơ sở pp luận để tiến hành nghiên cứu những quy luật xâm
nhập, tiếp thu các giá trị pháp lý, quy tắc PL giữa các HTPL TG.
z
Quan điểm được sử dụng phổ biến ở Việt
Nam

Quan điểm của Micheal Bogdan

Ø Đưa ra phạm vi đối tượng nghiên cứu cụ thể hơn nhiều so với các quan
điểm trên

Ø Nhận được sự đồng thuận từ những nhà nghiên cứu


z
3.2. Đặc điểm của ĐTNC của LSS

Ø Phạm vi nghiên cứu rộng

Ø Có tính biến đổi không ngừng

Ø Mang tính hướng ngoại

Ø Được nghiên cứu dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn


z
1. ĐTNC của LSS có phạm vi vô cùng rộng

Ø Tiến hành đối với hai HTPL khác nhau trở lên

Ø Không chỉ nghiên cứu những vấn đề pháp lý mà còn nghiên cứu tổng
thể các lĩnh vực khác như: điều kiện kinh tế – xã hội, chính trị, tôn
giáo, văn hoá… của HTPL được nghiên cứu.
z
2. ĐTNC của LSS luôn thay đổi/ có tính biến đổi
không ngừng

Ø ĐTNC của LSS biến đổi tuỳ thuộc vào sự thay đổi phát triển của kinh
tế – xã hội.
z
3. ĐTNC của LSS mang tính hướng ngoại

Ø Do trong một công trình nghiên cứu so sánh, phải có ít nhất 2 HTPL
khác nhau trở lên và trong hai HTPL đó, cần có ít nhất một HTPL nước
ngoài
z
5. ĐTNC của LSS phải được nghiên cứu dưới cả
góc độ lý luận và thực tiễn
§ NC dưới góc độ lý luận: tiến hành so sánh, nghiên cứu… nội dung điều
chỉnh của HTPL đang được nghiên cứu đối với vấn đề đang được nghiên
cứu (Nhóm ĐTNC thứ nhất trong quan điểm của MB)

§ Góc độ thực tiễn: tiến hành xem xét các HTPL của các QG với nội dung
điều chỉnh đó thì họ áp dụng như thế nào vào thực tiễn điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội (Nhóm ĐTNC thứ 2 đánh giá những giải pháp được sử
dụng trong các hệ thống pháp luật khác nhau, dự liệu khả năng cấy ghép
các giải pháp của QPPL ở xã hội này vào xã hội khác trong quan điểm của
MB)

Ø Để đảm bảo tính khách quan và chính xác khi giải quyết một vấn đề thuộc
ĐTNC của LSS.
z
3.3. Quan hệ giữa nghiên cứu pháp luật
nước ngoài và Luật so sánh

§ Luật SS và nghiên cứu PLNN là hai KH độc lập nhưng chúng có sự bổ


trợ nhau:

Ø Các công trình nghiên cứu PLNN được coi là nguồn thông tin gián tiếp
cho người tiến hành so sánh để có hiểu biết về PLNN để tiến hành so
sánh

Ø Các công trình NC của LSS sẽ làm cho tri thức về hệ thống PLNN có
chiều sâu và toàn diện hơn.
z
4. Phương pháp nghiên cứu của LSS

Định hướng:

1. Nêu các nhóm PPNC của LSS? Liệt kê một số PP cho từng nhóm
PPNC trên.

2. Nêu cách hiểu, giá trị, cách thức tiến hành, ưu điểm và hạn chế của:
PP so sánh lịch sử, PP SS chức năng và PP SS quy phạm?

3. Trong các PPNC của LSS, theo bạn PP nào là tối ưu nhất?

4. Trong một công trình nghiên cứu của LSS, người tiến hành nghiên
cứu phải sử dung bao nhiêu PPNC cho công trình của mình?
z
4.1. Các nhóm PPNC của LSS

§ Nhóm PPNC chung (là PPNC được sử dụng cho nhiều KH khác nhau
chứ không riêng KH LSS): PP phân tích, mô tả, tổng hợp, quy nạp…

§ Nhóm PPNC “riêng” (là những PPNC được sử dụng rất thường xuyên
và phổ biến trong các công trình NC LSS, chứ không phải là PPNC chỉ
riêng LSS mới có): PP SS LS, PP SS CN, PP SS QP…
z
Phương pháp so sánh lịch sử

• Cách hiểu: Là PP so sánh dựa vào các giai đoạn lịch sử nhất định để lý giải những
điểm tương đồng và khác biệt giữa các vấn đề cần so sánh

• Giá trị: Lý giải mối liên hệ giữa các hệ thống PL được so sánh và dự đoán xu hướng
phát triển của các hệ thống PL trong tương lai

• Cách thức tiến hành: Khi muốn lý giải nguyên nhân của những điểm tương đồng và
khác biệt, người nghiên cứu sẽ so sánh các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hoá, tôn
giáo… của các HTPL trong quá khứ và ở hiện tại để dự đoán xu hướng phát triển của
các hệ thống PL trong tương lai.

• Lưu ý: pp so sánh lịch sử thường được sử dụng cho các công trình so sánh ở cấp độ vĩ
mô (tiến hành so sánh tổng thể, cốt lõi của các HTPL), hay các công trình nghiên cứu
những vấn đề thuộc về bản chất của các HTPL.
z
Phương pháp so sánh quy phạm

§ Cách hiểu: PP so sánh quy phạm là phương pháp so sánh các quy phạm pháp
luật, chế định pháp luật, văn bản pháp luật của HTPL này với các quy phạm, chế
định hay văn bản pháp luật tương ứng trong HTPL khác

Ví dụ: quy định về hôn nhân gia đình ở Pháp và Việt Nam; tội hiếp dâm trong pháp
luật Việt Nam và Thuỵ Điển

§ Cách thức tiến hành: Quy phạm (chế định, văn bản) nào trong HTPL A thực hiện
chức năng tương đương với quy phạm (chế định, văn bản) trong HTPL B?

Ví dụ: So sánh BLDS Việt Nam và Pháp


z
Phương pháp so sánh quy phạm

§ Điều kiện tiến hành: Các cặp quy phạm, chế định, văn bản tương ứng

§ Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện

§ Hạn chế: Không phải mọi trường hợp đều áp dụng được pp này:

Ø Không tìm thấy cặp quy phạm, chế định tương ứng

Ø Các thuật ngữ có hình thức giống nhau nhưng có nội hàm khác nhau

Ø Cùng một vấn đề xã hội nhưng được điều chỉnh ở các văn bản có tên gọi
khác nhau

§ Lưu ý: pp này thường dung trong các công trình mang tính vi mô, cụ thể.
z
Phương pháp so sánh chức năng

§ Cách hiểu: Là pp so sánh các giải pháp được sử dụng trong các xã hội
(quốc gia) khác nhau để giải quyết cùng vấn đề xã hội nhất định

Ví dụ: Quan hệ hôn nhân đồng giới ở PL Việt Nam và Pháp

§ Cách thức tiến hành: Vấn đề được giải quyết như thế nào trong HTPL
A và HTPL B?

Ví dụ: Vấn đề về kiểm soát gia tăng dân số ở Việt Nam và Nhật Bản
z
Phương pháp so sánh chức năng

§ Điều kiện tiến hành: Không yêu cầu

§ Ưu điểm: Trong mọi trường hợp đều tiến hành so sánh được

§ Hạn chế:

Đòi hỏi người nghiên cứu phải có hiểu biết sâu, toàn diện

Yêu cầu trình độ ngôn ngũe cao

Tốn nhiều thời gian và chi phí

Lưu ý: PP này thích hợp cho các công trình nghiên cứu mang tính vĩ mô
z
PP SS quy phạm và PP SS chức năng
Tiêu chí PP SS quy phạm PP SS chức năng

Cách hiểu Cặp quy định, chế định “tương “các giải pháp”
ứng nhau”
Điều kiện tiến hành “tương ứng nhau” Không có

Quy trình tiến hành Từ pháp luật à quan hệ/ vấn Từ quan hệ/ vấn đề xã hội à
đề xã hội pháp luật (nếu có)
Ưu điểm Dễ tiến hành Có thể sử dụng được trong
mọi trường hợp
Hạn chế Không phải lúc nào cũng sử Khó tiến hành
dung được
Lưu ý Vi mô, mục đích ít nghiêm Vĩ mô, mục đích nghiêm trọng
trọng
z
Kết luận

Mỗi PPNC đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên không PP nào tối ưu hơn
các PP còn lại, việc sử dụng PP nào và bao nhiêu PP sẽ do chính người
tiến hành công trình so sánh quyết định. Tuy nhiên, để công trình nghiên
cứu đạt được hiệu quả tốt nhất, người nghiên cứu nên có sự kết hợp các
PPNC trên.
z
5. Khái niệm Luật so sánh

Ở Việt Nam, khái niệm được sử dụng phổ biến là của Micheal Bogdan. Theo đó, LSS là lĩnh vực
khoa học nghiên cứu các đối tượng sau:

Ø So sánh các HTPL khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác biệt;

Ø Sử dụng điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định, giải thích nguồn gốc của chúng,
đánh giá những giải pháp được sử dung trong các HTPL khác nhau, phân nhóm các HTPL
thành các dòng họ pháp luật khác hoặc nghiên cứu những vấn đề cốt lõi của các HTPL;

Ø Xử lý các vấn đề mang tính phương pháp luận nảy sinh có liên quan đến các nhiệm vụ trên,
bao gồm những vấn đề mang tính phương pháp luận liên quan đến việc nghiên cứu PLNN

Ø Xây dựng cơ sở phương pháp luận để tiến hành nghiên cứu những quy luật xâm nhập, tiếp thu
các giá trị pháp lý, quy tắc pháp luật giữa các HTPL trên TG.
z
6. Vai trò của Luật so sánh

Ø Tạo cơ sở cho sự hiểu biết về văn hoá pháp lý nói chung

Ø Tạo cơ sở để hiểu biết tốt hơn về pháp luật quốc gia mình

Ø Vai trò của LSS đối với hoạt động lập pháp

Ø Vai trò của LSS đối với hoạt động hài hoà hoá và nhất thể hoá pháp
luật

Ø Vai trò của LSS đối với việc giải thích và áp dụng pháp luật

Ø Vai trò của LSS đối với công pháp quốc tế

Ø Vai trò của LSS đối với tư pháp quốc tế


z
6.1. Tạo cơ sở cho sự hiểu biết về văn hoá
pháp lý nói chung

§ Ngoài nghiên cứu PLNN, LSS còn cung cấp tri thức về văn hoá pháp
lý của các nước

§ Đó là các nhân tố có ảnh hưởng đối với pháp luật như lịch sử, văn hoá,
địa lý, ngôn ngữ, các điều kiện KT – CT – XH, …

§ Kiến thức trong các lĩnh vực khác vừa là nền tảng để phân tích và làm
sáng tỏ nội dung pháp luật của các nước đồng thời vừa giúp bổ sung và
hoàn thiện công trình so sánh.
z
6.2. Tạo cơ sở để hiểu biết tốt hơn về pháp
luật của quốc gia mình

§ LSS không chỉ cung cấp tri thức về các dòng họ pháp luật trên TG, tri
thức về PLNN mà còn cung cấp và củng cố thêm các hiểu biết về
PLQG mình

§ Nhờ vào hoạt động so sánh, HTPL quốc gia sẽ được tiếp cận ở một
quan điểm hoàn toàn mới từ một khoảng cách cần thiết và với một cái
nhìn khách quan hơn.
z
6.3. Vai trò của LSS đối với hoạt động lập
pháp
§ Hỗ trợ trong việc đưa ra ý tưởng về ban hành mới hay sửa đổi luật

§ Nhờ vào LSS, nhà lập pháp có thể dự liệu hết khả năng tác động của một
đạo luật hay giải pháp pháp lý cụ thể tới các quan hệ xã hội mà không nhất
thiết phải tiến hành thử nghiệm

§ Tạo tiền đề cho các nhà lập pháp trong nước về khái niệm, các giải pháp
pháp lý mà nhà lập pháp nước ngoài sáng tạo, sử dụng để điều chỉnh mối
quan hệ nhất định: (i) dựa vào kinh nghiệm của PLNN để xây dung các
giải pháp cụ thể cho PLQG; (ii) “cấy ghép” hay “tiếp thu” PLNN.

§ “Cấy ghép” pháp luật là gì?


z
6.4. Vai trò của LSS đối với hoạt động hài
hoà hoá và nhất thể hoá pháp luật
§ Hài hoá hoá, nhất thể hoá pháp luật là gì?

§ Khó khăn khi thực hiện hài hoà hoá và nhất thể hoá pháp luật?

Vai trò của luật so sánh:

§ Giúp xác định được điểm chung của các HTPL để từ đó xây dựng được
giải pháp pháp lý tốt hơn và dễ dàng áp dụng hơn nhằm thay thế cho
các giải pháp pháp lý đang được áp dụng ở tất cả các QG

§ LSS trang bị cho các luật gia kiến thức và kỹ năng quan trọng để tham
gia vào quá trình đàm phán nhằm đi đến hài hoá hoà hoặc nhất thể hoá
PL.
z
6.5. Vai trò của LSS đối với việc giải thích
và áp dung pháp luật

§ Đối với thẩm phán:

Ø Giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài (chủ yếu là vụ việc DS),
so sánh PL trong nước và PLNN khi áp dụng PLNN

Ø Đảm bảo áp dụng thống nhất của các quy tắc đã được hài hoà hoá và
nhất thể hoá

Ø LSS được sử dụng như là phương tiện để giải thích và áp dụng các quy
định của pháp luật trong nước (khi các quy định trong nước chưa rõ
rang) trên cơ sở phân tích tương tự pháp luật nước ngoài
z

§ Đối với luật sư:

Ø Với sự hỗ trợ của LSS, các luật sư sẽ có sự tư vấn trong việc lựa chọn
HTPL tối ưu cho khách hàng của mình trong các giao dịch TMQT.
Việc lựa chọn này không chỉ dựa trên quy định của PL thành văn mà
còn phải nghiên cứu cả những quy tắc bất thành văn hay văn hoá pháp
lý của QG đó.
z
6.6. Vai trò của Luật so sánh đối với công
pháp quốc tế

§ Công pháp quốc tế là ngành luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ
thể trong quan hệ hợp tác với nhau. Nguồn chủ yếu của công pháp
quốc tế là các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc pháp
lý chúng,…

§ LSS có vai trò quan trọng trong việc trang bị các kiến thức về các đối
tượng nghiên cứu của công pháp quốc tế (ĐƯQT, TQQT, nguyên tắc
pháp lý chung,…)
z
6.7. Vai trò của Luật so sánh đối với tư pháp
quốc tế

Hai phương pháp được sử dụng phổ biến trong TPQT:

Ø Phương pháp thực chất: LSS có vai trò tương tụ như với CPQT (trang
bị cádc khái niệm, thuật ngữ pháp lý, tư duy pháp lý… thúc đẩy sự
thành công trong kí kết ĐƯQT)

Ø Phương pháp xung đột: LSS cung cấp kiến thức về PLNN; trang bị
kiến thức để xây dựng các quy phạm xung đột thống nhất trong các
điều ước quốc tế, thúc đẩy sự thành công khi kí kết các các ĐƯQT.
z
Nhận định

1. Không có Luật so sánh, chỉ có so sánh luật.

2. Thuật ngữ “luật so sánh” được sử dụng phổ biến nhất vì nó có nội
hàm chính xác nhất.

3. Pháp luật nước ngoài là ĐTNC duy nhất của các công trình nghiên
cứu của LSS.
z
Trắc nghiệm

§ 1. Tên gọi nào làm thay đổi bản chất của môn học Luật so sánh:

§ A. Luật so sánh

§ B. So sánh luật

§ C. Luật học so sánh

§ D. Không có tên gọi nào.


z
Trắc nghiệm

§ 2. Nhận định nào sau đây về đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh:

§ A. Đối tượng nghiên cứu của luật so sánh mang tính hướng ngoại

§ B. Đối tượng nghiên cứu của luật so sánh thay đổi tuỳ thuộc vào sự biến đổi,
phát triển của kinh tế, xã hội

§ C. Pháp luật nước ngoài là đối tượng duy nhất của các công trình nghiên cứu
của luật so sánh

§ D. Để đảm bảo tính chính xác và khách quan, đối tượng nghiên cứu của luật so
sánh cần được nghiên cứu dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn.
z
Trắc nghiệm

3. Phương pháp so sánh chức năng là:

§ A. Là phương pháp đặc thù chỉ có ở luật so sánh

§ B. Là phương pháp hiệu quả nhất

§ C. Là phương pháp đặc thù của luật so sánh

§ D. Là phương pháp nghiên cứu độc lập của luật so sánh.


z
Trắc nghiệm

§ 4. Nhận định nào trong các nhận định sau đây về phương pháp nghiên cứu của luật so sánh là
đúng:

§ A. Phương pháp so sánh quy phạm đơn giản, dễ thực hiện, do đó có thể thực hiện được trong
mọi trường hợp

§ B. Phương pháp so sánh chức năng thích hợp để nghiên cứ những công trình tính v mô với
nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn kinh phí lớn

§ C. Phương pháp so sánh chức năng là phương pháp so sánh các giải pháp pháp lý trong các xã
hội khác nhau để giải quyết cùng một vấn đề xã hội hoặc pháp lý tồn tại ở các xã hội đó

§ D. Trong một công trình nghiên cứu so sánh chỉ nên sử dụng một phương pháp so sánh để đạt
được hiệu quả tốt nhất.
z
Trắc nghiệm

§ 5. Trong các lập luận chủ yếu bảo vệ quan điểm cho rằng luật so sánh là một
khoa học độc lập, lập luận nào dưới đây là quan trọng nhất?

§ A. Luật so sánh sử dụng phương pháp so sánh một cách rộng rãi

§ B. Luật so sánh bao giờ cùng nghiên cứu, so sánh từ hai hệ thống pháp luật
khác nhau trở lên

§ C. Luật so sánh không chỉ dừng lại ở mục đích tìm ra điểm tương đồng và khác
biệt giữa các đối tượng pháp lý được so sánh

§ D. Luật so sánh có phạm vi nghiên cứu rộng và đối tượng nghiên cứu mang
tính biến đổi không ngừng.
z
Lý thuyết

1. Trình bày khái niệm LSS?

2. Hãy nêu các vai trò chủ yếu của LSS?

3. Tại sao nói LSS giúp nâng cao hiểu biết về PL của quốc gia mình? Cho ví dụ.

4. Hãy cho biết vai trò của LSS với hoạt động lập pháp của QG?

5. Trong các ĐTNC của LSS, theo bạn, đặc điểm nào có ảnh hướng nhất đến hoạt
động lập pháp của QG?

6. Trình bày vai trò của LSS đối với hoạt động hài hoà hoá và nhất thể hoá PL?

7. LSS tác động như thế nào đối với việc xây dựng các ĐƯQT?
Thảo luận

Bài 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN
QUAN ĐẾN HOẠT
z
ĐỘNG NGHIÊN CỨU
PLNN

ThS. Trần Thị Ngọc Hà


GV Khoa Luật Quốc tế
z
1. Mối liên hệ giữa LSS và nghiên cứu
PLNN
§ Luật SS và nghiên cứu PLNN là hai KH độc lập nhưng
chúng có sự bổ trợ nhau:
+ Các công trình nghiên cứu PLNN được coi là nguồn thông
tin gián tiếp cho người tiến hành so sánh để có hiểu biết về
PLNN để tiến hành ss
+ Các công trình NC của LSS sẽ làm cho tri thức về hệ thống
PLNN có chiều sâu và toàn diện hơn
z
Câu hỏi thảo luận

Hãy giải thích tại sao hoạt động so sánh pháp luật không thể
tách rời hoạt động nghiên cứu pháp luật nước ngoài?
è Hoạt động NCPLNN cung cấp nguồn thông tin không thể
thiếu về các HTPL khác nhau, là cơ sở không thể thiếu trong
hoạt động nghiên cứu, so sánh luật. Ngược lại, LSS cung cấp
các nguyên tắc pháp lý cần thiết nhằm đảm bảo cho hoạt
động NCPLNN được thực hiện một cách dễ dàng, khoa học
và khách quan.
z
2. Nguồn thông tin sử dụng trong
nghiên cứu PLNN

Định hướng: Nghiên cứu pháp luật nước ngoài là hoạt động mang
tính nền tảng, tiền đề cho việc thực hiện một công trình so sánh.
z Câu hỏi thảo luận
1. Nguồn thông tin trong NCPLNN được chia thành mấy nhóm? Nêu
nguyên tắc phân loại nguồn thông tin?

2. Liệt kê một số nguồn thông tin cơ bản trong từng nhóm nguồn thông
tin kể trên.

3. Nêu ưu điểm và hạn chế chung của từng nhóm nguồn thông tin.

4. Trong một công trình nghiên cứu luật so sánh, người nghiên cứu có
phải sử dụng cả 2 nhóm nguồn thông tin để nghiên cứu PLNN hay
không? Tại sao?

5. Nêu một số vấn đề cần lưu ý để sử dụng hiệu quả từng nhóm nguồn
thông tin khi nghiên cứu PLNN?
z
1. Nguồn thông tin trong NCPLNN được chia thành
mấy nhóm? Nêu nguyên tắc phân loại nguồn thông tin?

Nguồn thông tin của PLNN được chia thành hai nhóm nguồn như
sau:

§ Nhóm nguồn thông tin chủ yếu

§ Nhóm nguồn thông tin thứ yếu

Nguyên tắc phân loại: dựa trên giá trị pháp lý của nguồn thông tin
đối với HTPL mà ta đang nghiên cứu.
z 2. Liệt kê một số nguồn thông tin cơ bản trong
từng nhóm nguồn thông tin kể trên.
Nguồn thông tin chủ yếu: là nguồn luật trong HTPL của các quốc
gia
Hình thức thể hiện: văn bản quy phạm pháp luật, án lệ, tập quán
pháp, các học thuyết pháp lý, các quy phạm tôn giáo,…

Nguồn thông tin thứ yếu: là nguồn thể hiện gián tiếp về nội dung
của PLNN thông qua các công trình trong lĩnh vực khoa học pháp lý
Hình thức thể hiện: giáo trình luật, luận án, luận văn chuyên ngành
luật, các bình luận khoa học, công trình nghiên cứu khoa học các
cấp, tạp chí chuyên ngành,…
3. Nêu ưu điểm và hạn chế chung của từng nhóm
z nguồn thông tin
Loại nguồn Nguồn thông tin chủ yếu Nguồn thông tin thứ yếu
thông tin
Ưu điểm Độ tin cậy cao (vì: trực tiếp phản ánh nội dung Dễ hiểu, dễ nắm bắt được nội dung điều chỉnh
điều chỉnh của PLNN đối với vấn đề mà người của HTPLNN (văn phong khoa học)
nghiên cứu quan tâm – đây chính là nguồn luật Dễ tiếp cận, dễ thu thập
được ban hành hay được công nhận thông qua
một trình tự thủ tục mà QG đó quy định)
Nguồn này phản ánh được đầy đủ nội dung điều Cung cấp các quan điểm, bình luận hay đánh
chỉnh của HTPLNN đối với vấn đề mà người giá khác nhau đối với cùng một vấn đề mà
nghiên cứu quan tâm người nghiên cứu quan tâm

Hạn chế Rào cản về ngôn ngữ Độ tin cậy không cao
Văn phong pháp lý, kỹ thuật pháp lý khác nhau

Nếu chỉ dựa vào nguồn này người nghiên cứu khó Khi sử dụng nguồn này, người nghiên cứu dễ bị
nắm bắt được mục đích của nhà nước nước ngoài ảnh hưởng bởi quan điểm chủ quan của tác giả
khi ban hành hoặc thừa nhận một QPPL nào đó. mà thiếu sự kiểm chứng, do đó không đảm bảo
Khó khăn trong việc thu thập và xác định nguồn được ngyên tắc khách quan khi nghiên cứu
z
4. Trong một công trình nghiên cứu LSS, người
nghiên cứu có phải sử dụng cả 2 nhóm nguồn
thông tin để NC PLNN hay không? Tại sao?

è Dựa vào mục đích khoa học, phạm vi nghiên cứu và cấp độ so sánh mà
NCC có thể sử dung đồng thời cả hai loại nguồn trên, tuy nhiên trong
từng trường hợp mà mỗi loại nguồn có vai trò và được sử dung với mức
độ khác nhau.

è Việc lựa chọn nguồn thông tin nào để NC còn phụ thuộc vào trình độ và
khả năng của NNC.

è Không thể kết luận nguồn nào có giá trị hay vai trò quan trọng hơn mà
tuỳ trường hợp NNC phải lựa chọn nguồn thông tin cho phù hợp
z
5. Nêu một số vấn đề cần lưu ý để sử dụng hiệu quả
từng nhóm nguồn thông tin khi nghiên cứu PLNN?

Các yếu tố cơ bản chi phối người tiến hành công trình nghiên cứu của LSS
gồm:

§ Yếu tố liên quan đến công trình NC: đối tượng của CTNC, phạm vi của
CTNC.

§ Yếu tố liên quan đến bản thân người tiến hành công trình NC: trình độ
(người nghiên cứu có được đào tạo chuyên ngành pháp lý hay không?), khả
năng (khả năng tài chính, ngôn ngữ), mục đích nghiên cứu, hệ thống pháp
luật của QG mà người nghiên cứu được đào tạo.
z
3. Một số sai lầm thường mắc phải khi
nghiên cứu PLNN
Định hướng:

§ Sai lầm trong việc xác định, thu thập và dịch thuật nguồn thông tin

§ Đưa ra các giả thuyết, giả định về các hệ thống pháp luật nước ngoài
mà không chứng minh

§ Khi nghiên cứu PLNN, người nghiên cứu lại sử dụng phương thức,
quan điểm như đối với luật trong nước

§ Khi nghiên cứu PLNN, người nghiên cứu tách rời khỏi chính sách pháp
luật của QG đó
z
Sai lầm trong việc xác định, thu thập và dịch
thuật nguồn thông tin

1. Tại sao khi nghiên cứu PLNN, ta phải xác định được loại nguồn thông
tin? (trật tự thang bậc pháp lý của các nguồn luật không giống nhau)

2. Phải biết ai ban hành, ai thừa nhận, ở đâu, còn hiệu lực không? (truy về
nguồn để áp dụng cho chính xác)

3. Cần chú trọng điều gì khi dịch thuật?

(dịch thoát nghĩa chứ ko đi tìm từ ngữ tương đương, nên sử dụng từ điển
đơn nghĩa và chuyên ngành. Vd: Anh – Anh và chuyên ngành luật)
z
Đưa ra các giả thuyết, giả định về các hệ thống
pháp luật nước ngoài mà không chứng minh

§ Việc giả định về tính tương đồng và khác biệt trong quá trình thực
hiện công trình NC SS là điều thường xuyên xảy ra

§ Tuy nhiên nếu giả định nhưng không chứng minh thì dễ dẫn đến rủi
ro và sai lầm, vì mỗi một quốc gia khác nhau có HTPL khác nhau,
việc sử dung các thuật ngữ pháp lý, nội dung các chế định pháp luật
đôi khi cũng khác biệt
z
Khi nghiên cứu PLNN, người nghiên cứu lại sử
dụng phương thức, quan điểm như đối với luật
trong nước

Sai lầm này xuất phát từ việc NNC sử dụng tư duy pháp lý của quốc
gia mình để hiểu và giải thích pháp luật nước ngoài à hiểu phiến
diện hoặc hiểu không đúng về HTPL nước ngoài
Lý giải cho quan điểm: Người chưa từng học luật trong nước đôi khi
có thể nghiên cứu PLNN tốt hơn so với người từng học trước đó.
z
4. Nguyên tắc giải thích và sử dung các
nguồn luật

1. Những nguyên tắc cần lưu ý khi giải thích và sử


dung các nguồn luật?
2. Phân tích nội dung từng nguyên tắc trên?
z
Các nguyên tắc cần lưu ý khi giải thích và
sử dung các nguồn luật

§ Nguyên tắc tôn trọng trật tự phân cấp của nguồn luật trong HTPL được nghiên
cứu

§ Nguyên tắc đảm bảo tính tổng thể, toàn diện đối với HTPL được nghiên cứu

§ Nguyên tắc nghiên cứu PLNN phải đảm bảo khách quan về tư duy

§ Nguyên tắc giải thích pháp luật đúng với cách thức giải thích pháp luật của
HTPL nơi đã ban hành ra quy phạm pháp luật đó

§ Vấn đề về dịch thuật trong hoạt động NCPLNN.


z
1. Nguyên tắc tôn trọng trật tự phân cấp của
nguồn luật trong HTPL được nghiên cứu

§ NNC có thể vi phạm nguyên tắc này một cách vô thức, nhất là
liên quan đến trật tự thứ bậc các nguồn luật trong HTPL
Vd: Việc quá đề cao đến án lệ hoặc VBPL của các nhà luật học
châu Âu lục địa hay Anh – Mỹ khi tiếp nhận đến HTPL của nhau
z
2. Nguyên tắc đảm bảo tính tổng thể, toàn diện
đối với HTPL được nghiên cứu

§ Phải đặt vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể: từ những
quy định trực tiếp đến gián tiếp, từ các quy định do cơ quan nhà
nước ban hành đến các quy định “sống” trong thực tiễn
Vd: Liên quan đến vấn đề trợ cấp xã hội ở Thuỵ Điển và ở Pháp

à Không nên cắt rời một chi tiết trong HTPL NN và chỉ NC chi tiết
đó mà không quan tâm đến đến mối quan hệ của chi tiết đó với phần
còn lại của HTPL.
z
3. Nguyên tắc nghiên cứu PLNN phải đảm bảo
khách quan về tư duy

§ Đảm bảo khách quan khi tiếp cận pháp luật nước ngoài: không áp
đặt các định kiến mang tính chủ quan về văn hoá, kinh tế, xã hội,
chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo,… lên HTPL nước ngoài được
nghiên cứu

§ Cần đặt quy pham PLNN trong chính vối cảnh và môi trường nơi
quy phạm đó được hình thành
z
4. Nguyên tắc giải thích pháp luật đúng với cách
thức giải thích pháp luật của HTPL nơi đã ban
hành ra quy phạm pháp luật đó

§ Các nguồn luật nước ngoài phải được giải thích như chúng được giải
thích tại các nước đã sản sinh ra nguồn luật ấy.
Vd: Đối với HTPL Anh – Mỹ, việc giải thích pháp luật căn cứ vào tinh
thần của lời văn, còn đối với HTPL châu Âu lục địa, cần tập trung vào
quy định của pháp luật (quan điểm, mục đích của nhà lập pháp)
z
5. Vấn đề về dịch thuật trong hoạt động
NCPLNN
§ Khi dịch thuật cần phải dựa trên quan điểm pháp luật của nước sở tại

§ Khi dich thuật đối với các vấn đề pháp lý nên sử dung loại từ điển chuyên ngành
pháp lý như từ điển pháp luật Anh – Anh, từ điển pháp luật Pháp – Pháp, hoặc từ
điển Luật học.

§ Cần lưu ý đến các thuật ngữ được sử dung tương đồng về mặt nội hàm mặc dù
khác nhau về từ ngữ sử dung; lưu ý về các thuật ngữ được sử dung mang tính quy
ước

Vd: Hội thẩm nhân dân – Bồi thẩm đoàn; Tổng công ty – Tập đoàn

Tort (Common law): bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Civil law)
Thảo luận

Bài 3
z
CÁC HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT CHỦ YẾU TRÊN
THẾ GIỚI

ThS. Trần Thị Ngọc Hà


GV Khoa Luật Quốc tế
z
1. Các khái niệm cơ bản

1. Hệ thống pháp luật quốc gia là gì?

2. Hệ thống pháp luật thế giới là gì?

3. Phân biệt các khái niệm: Hệ thống pháp luật, Truyền thống pháp luật,
Dòng họ pháp luật (Gia đình luật).
z
1. Hệ thống pháp luật quốc gia
(HTPLQG) là gì?

HTPLQG được xây dựng dựa trên tổng thể các quy phạm pháp luật có mối
liên hệ nội tại thống nhất với nhau và được phân định thành các chế định
pháp luật, ngành luật. Những văn bản quy phạm pháp luật đó phải được
thể hiện trong văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, theo
trình tự thủ tục được PL quy định.
z
2. Hệ thống pháp luật thế giới (HTPLTG) là
gì?

HTPLTG chỉ một tập hợp các HTPLQG có nhiều điểm tương đồng và
được xác định bởi những tiêu chí nhất định.
z
3. Các khái niệm: Hệ thống pháp luật, Truyền
thống pháp luật, Dòng họ pháp luật.

§ Hệ thống pháp luật (Legal System): là thuật ngữ được sử dung trong
khoa học LSS mang tính chất quy ước, dựa trên tiêu chí là giữa các
HTPLQG phải tồn tại những điểm tương đồng nhất định, các nhà
nghiên cứu LSS đã phân loại và sắp xếp một số hay nhiều HTPLQG
vào một số nhóm nhất định gọi là HTPLTG

§ Thuật ngữ HTPL có thể được thay thế bằng “Truyền thống pháp luật”
và “Dòng họ pháp luật” để chỉ một nhóm HTPL có điểm tương đồng
nhất định, mặc dù giữa chúng có một số khác biệt.
z
4. Phân biệt nội hàm của thuật ngữ Truyền
thống pháp luật và Dòng họ pháp luật

§ Truyền thống pháp luật (Tradition of law): Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những
điểm tương đồng của các HTPLQG trong nhóm là do sự tương đồng về cơ sở hạ
tầng của PL (thường các QG có cùng chung điều kiện địa lý; điều kiện lịch sử- văn
hoá- chính trị)

Vd: HTPL châu Âu lục địa (chịu sự ảnh hưởng của PL La Mã; là kết quả của văn hoá)

§ Dòng họ pháp luật (Family of law - Gia đình luật): Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
những điểm tương đồng của các HTPL quốc gia trong nhóm này không phải được
quyết định bởi cơ sở hạ tầng mà bởi việc có 1 quốc gia trong đó từng giữ vai trò
ảnh hưởng và chi phối đến các HTPL còn lại

Vd: Dòng họ/ gia đình PL Thông luật (tập hợp các QG chủ yếu là thuộc địa của Anh)
z
2. Mục đích của hoạt động phân nhóm các
HTPL chủ yếu trên thế giới

§ Mục đích nghiên cứu

§ Mục đích giảng dạy


z
3. Tiêu chí phân nhóm

§ Định hướng:

- Quan điểm về tiêu chí phân nhóm

- Các tiêu chí phân nhóm thường được sử dụng

- Kết quả phân chia pháp luật thế giới


z
Câu hỏi

1.Hãy nêu những khía cạnh còn chưa thống nhất về hoạt động phân nhóm
các tiêu chí phân nhóm các HTPL?

2.Hãy nêu 1 số tiêu chí phân nhóm phổ biến thường được sử dụng trong
hoạt động phân nhóm các HTPL?

3. Trong một công trình phân nhóm của LSS, người tiến hành nên sử dụng
bao nhiêu tiêu chí? Liệt kê.

4. PL thế giới được chia thành những nhóm HTPL chủ yếu nào? Theo bạn,
các HTPL trên TG nên được phân chia thành những nhóm nào? Tại sao?
z
1.Hãy nêu những khía cạnh còn chưa thống nhất
về hoạt động phân nhóm các tiêu chí phân nhóm
các HTPL?

Hiện nay chưa có sự nhất quán trong việc sử dụng tiêu chí phân nhóm.
Thể hiện qua việc trả lời các câu hỏi sau:

§ Sử dụng một hay nhiều tiêu chí?

§ Những tiêu chí cụ thể nào để phân nhóm?


z
2.Hãy nêu 1 số tiêu chí phân nhóm phổ biến
thường được sử dụng trong hoạt động phân
nhóm các HTPL?

Một số tiêu chí sau đây thường được sử dụng: nguồn gốc pháp luật; hình
thức pháp luật (cấu trúc nguồn luật); vai trò của thẩm phán đối với hoạt
động lập pháp và tạo lập chính sách; sự phân chia cấu trúc hệ thống PL
thành PL công – tư; mối tương quan giữa luật tố tụng và luật nội dung và
pháp điển hoá, cấu trúc nghề luật; phương thức đào tạo nghề luật; học
thuyết chi phối; tôn giáo; chế độ chính trị; …
z
3. Trong một công trình phân nhóm của LSS,
người tiến hành nên sử dụng bao nhiêu tiêu chí?
Liệt kê.

§ Tuỳ vào công trình so sánh và người tiến hành so sánh mà một hay
nhiều tiêu chí được lựa chọn. Tuy nhiên, nên có sự lựa chọn và kết hợp
các tiêu chí sao cho phù hơp với mục đích so sánh.
z
4. PL thế giới được chia thành những nhóm
HTPL chủ yếu nào? Theo bạn, các HTPL trên
TG nên được phân chia thành những nhóm nào?
Tại sao?

Vì có nhiều quan điểm khác nhau trong tiêu chí phân nhóm nên hiện nay
trong khoa học luật ss, tồn tại rất nhiều bản đồ pháp luật thế giới khác
nhau. Trong đó, việc chia PL TG thành 4 hệ thống: HTPL Anh- Mỹ; HTPL
Châu Âu lục địa; HTPL hồi giáo, HTPL xã hội chủ nghĩa được thừa nhận
rộng rãi tại Việt Nam (đa số các QG trên TG không thừa nhận HTPL Xã
hội chủ nghĩa)
z
4. Xu hướng pháp triển của các HTPL trên
thế giới

1. Nêu và chứng minh xu hướng “xích lại gần nhau” của 4 hệ thống pháp
luật chủ yếu trên TG

2. Nêu nguyên nhân dẫn tới xu hướng trên (Liên hệ đến vai trò của LSS
đến hoạt động hài hoà hoá và nhất thể hoá PL)
z
1. Nêu và chứng minh xu hướng “xích lại gần
nhau” của 4 hệ thống pháp luật chủ yếu trên TG

Trong xu hướng quốc tế hoá, giữa các quốc gia càng có mối quan hệ với nhau
trong nhiều lĩnh vực, do đó các HTPL đang có mối quan hệ xích lại gần nhau
hơn.

Một số ví dụ chứng minh:

- Án lệ: nguồn luật được minh thị công nhận (VN là một ví dụ khi từ ngày 1
tháng 6 năm 2016, VN chính thức ban hành tuyển tập án lệ đầu tiên và công
nhận án lệ như là một nguồn luật bổ sung cho luật thành văn)

- Việc phân chia hệ thống PL thành luật công – luật tư

- Việc đào tạo nghề luật: trình độ cấp bậc đào tạo (trước đây ở Anh chỉ áp
dụng các thức nghề kèm nghề, sau này có sự phân chia trình độ đào tạo cử
nhân, thạc sĩ…)
z
2. Nêu nguyên nhân dẫn tới xu hướng trên

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các nhà lập pháp, các nhà đàm phán
quốc tế đều mong muốn đi đến hài hoà hoá và nhất thể hoá pháp luật, để
có thể dễ dàng hơn trong việc hợp tác với nhau.

Hai hoạt động này được thực hiện nhằm loại bỏ sự khác biệt trong HTPL
của các quốc gia với mong muốn tạo ra các quy phạm thống nhất ở các
quốc gia khác nhau.
z
5. Đặc điểm cơ bản của một số HTPL chủ
yếu trên thế giới

1. So sánh HTPL châu Âu lục địa và HTPL Anh – Mỹ?

2. Phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa HTPL châu Âu lục địa và
HTPL Xã hội chủ nghĩa?

3. Phân tích các điều kiện để phân loại HTPLQG vào nhóm HTPL Hồi
giáo?

4. Đặc điểm về nguồn luật của HTPL Hồi giáo?


z
1. So sánh HTPL châu Âu lục địa và HTPL Anh
– Mỹ?
Tiêu chí HTPL châu Âu lục địa HTPL Anh – Mỹ
Hình thức pháp luật Văn bản pháp luật Án lệ là chủ yếu
Nguồn gốc lịch sử La Mã cổ Luật Anh cổ
Vai trò làm luật của cơ quan tư Không Có
pháp
Mối tương quan giữa luật nội Luật nội dung chiếm ưu thế Luật tố tụng chiếm ưu thế hơn
dung và luật tố tụng hơn

Vấn đề phân chia pháp luật Có Không


thành luật công - tư
Pháp điển hoá Sâu rộng trên mọi mặt Không mang tính toàn diện
2. Phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa
z
HTPL châu Âu lục địa và HTPL XHCN?

Tiêu chí HTPL châu Âu lục địa HTPL XHCN

Hình thức pháp luật Văn bản pháp luật Pháp luật thành văn

Nguồn gốc lịch sử La Mã cổ Các quốc gia Đông Âu: truyền thống pháp
luật Roman – Đức
Các quốc gia châu Á: TTPL Trung Hoa cổ
Vai trò làm luật của cơ quan Không Không
tư pháp
Mối tương quan giữa luật Luật nội dung chiếm ưu thế hơn Nhấn mạnh đặc biệt vị trí ưu thế của luật nội
nội dung và luật tố tụng dung, luật tố tụng chỉ là phương tiện

Vấn đề phân chia pháp luật Có Không


thành luật công - tư

Pháp điển hoá Sâu rộng trên mọi mặt Mức độ pháp điển hoá cao và nhanh chóng
thay đổi
z
3. Phân tích các điều kiện để phân loại HTPLQG
vào nhóm HTPL Hồi giáo?

Thoả mãn đồng thời hai tiêu chí:

Có đạo Hội làm quốc đạo

Lấy các quy định trong Kinh thadnh (kinh Qu’ran) làm luật
z
4. Đặc điểm về nguồn luật của HTPL Hồi giáo?

Có nhiều nguồn luật khác nhau: có quy phạm nằm trong các văn bản pháp luật, có án lệ
được tuyên bởi cơ quan toà án, nhưng quan trọng nhất là nguồn từ Kinh thánh của đạo
Hồi:

+ Kinh Qu’ran: vừa là kinh thánh vừa là luật, mang tính chủ đạo

+ Kinh Sunnah: cụ thể hoá các nguyên tắc hay các vấn đề chưa rõ ràng trong kinh
Qu’ran

+ Idjima: là tập hợp các quan điểm thống nhất về pháp luật của các học giả pháp lý

+ Qiyas: là phương pháp suy luận tương tự để giải thích luật

+ Văn bản pháp luật: ngày càng được coi trọng do quá trình hội nhập.

You might also like