You are on page 1of 57

BÀI 3 :

CÁC PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG THỨC


VÀ THỦ PHÁP ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ

Hoàng Thị Yến, ULIS - VNNU


NỘI DUNG
• 1. Các phương pháp nghiên cứu NN
• 2. Các phương thức đối chiếu NN
• 3. Các thủ pháp đối chiếu NN
1. Các phương pháp nghiên cứu NN

• 1.1. Phương pháp miêu tả


• 1.2. Phương pháp so sánh
• 1.3. Phương pháp đối chiếu
1.1. Phương pháp miêu tả
• Nhìn nhận NN như một hệ thống – cấu trúc.
• Nó có nhiệm vụ quan sát, miêu tả cái hệ thống cấu
trúc ấy ở mọi bình diện, cấp độ, thuộc tính của các
đơn vị NN, những mối liên hệ, quan hệ, cách thức
tổ chức và trật tự tôn ti...của chúng.
• Yêu cầu chính của PP này là
• 1) phân biệt đơn vị NN và đơn vị phân tích ngôn
ngữ (phân biệt khách quan và chủ quan)
• 2) phân biệt cái khái quát và cái cụ thể
• 3) phân biệt các thủ pháp cơ bản (luận giải bên
trong và luận giải bên ngoài).
Luận giải bên trong
• 1) Thủ pháp phân loại, hệ thống hóa, xác định và phân định đối
tượng nghiên cứu thành các nhóm, các hệ thống con, các phạm
trù, các thuộc tính của những đơn vị NN và hiện tượng NN,
• 2) Phân giải cấu trúc các loại đơn vị, các phạm trù... trên hoạt
động hệ hình và cú đoạn của chúng.
• - Các thủ pháp trường nghĩa, phân tích cú pháp, phân tích thành
tố... được đề xuất trên cơ sở của sự phân giải cấu trúc hệ hình.
• - Các thủ pháp kết hợp, định vị trí được nêu ra trên cơ sở của sự
phân giải cấu trúc cú đoạn.
• - Các thủ pháp phân tích cải biến, thay thế... cũng xuất hiện
trong phép luận giải bên trong NN.
Luận giải bên ngoài
• 1) Nhằm lý giải và phân tích các dữ kiện, hiện tượng NN
trong mối quan hệ giữa NN với những gì ngoài NN, có
các thủ pháp: xã hội học - NN, lô gic - tâm ký học, cấu
âm -âm học…
• 2) Nhằm lý giải và phân tích các đơn vị NN trong mối
quan hệ với những đơn vị NN khác, có thủ pháp đồng
nhất giữa các cấp độ NN, phương thức phân bố...
• 3) Để thực hiện các kỹ thuật tính toán: áp dụng và sử
dụng PP thống kê- lô gic toán, phương thức mô hình
hóa, đồ họa, lập ma trận, xây dựng các thuật toán…
1.2. Phương pháp so sánh

• Nói đến PP này, người ta thường thiên về PP so sánh


lịch sử các NN.
• Nguyên tắc nghiên cứu ở đây là: luận giải những đơn
vị NN trong hệ thống và sự biến đối của chúng trên
tuyến thời gian.
• Nghiên cứu từ nguyên, quá trình hình thành và biến
đổi thanh điệu …trong tiếng Việt. Ví dụ: từ tre trong
tiếng Việt hiện đại có nguồn gốc từ ngôn ngữ Khơ
me: tle. trời – tloi…
• Thường so sánh với các ngôn ngữ họ hàng, có quan
hệ gần gũi.
1.3. Phương pháp đối chiếu
Nguyễn Văn Chiến (1992: 70-74)
• 1) Xác lập cơ sở đối chiếu
• 2) Xác định phạm vi đối chiếu
1) Xác lập cơ sở đối chiếu
• Xác định đối tượng nghiên cứu đối chiếu cụ thể, đặc điểm của đối
tượng ấy và định ra hướng nghiên cứu tiếp theo.
• Lưu ý:
• Những NN đối chiếu cùng và gần loại thì những nét giống nhau chiếm
tỷ lệ lớn, những nét khác biệt (nếu có) mang tính cá biệt, chi tiết.
• Những NN đối chiếu thuộc loại hình NN khác nhau thì nét khác biệt
xuất hiện với tỷ lệ lớn, nét giống nhau là những nét chung, đại thể.
• Các nét giống hay khác nhau giữa các NN có tính hệ thống, có thể lý
giải được, vì chúng gắn với các đặc điểm cấu trúc của NN đối chiếu.
• Các nét giống nhau hay khác nhau phải được hiểu ở những mức độ
nhất định qua việc xét chúng trong các bình diện, cấp độ khác nhau
của những hiện tượng, sự kiện của hoạt động NN.
• Đối chiếu NN là sự phân tích các sự kiện, hiện tượng NN trong sự kết
hợp hai thao tác: đối lập bên trong và tương phản bên ngoài; muốn đối
chiếu, phải xây dựng NN chuẩn.
2) Xác định phạm vi đối chiếu
• Về phạm vi đối chiếu 1
• * Nguyễn Văn Chiến [1, tr 79]:
• đối chiếu NN cần xem xét trong sự phân biệt 3
cấp độ quan hệ sau:
• (1) cấp độ nghĩa học (mối quan hệ giữa kí hiệu và
cái được kí hiệu),
• (2) cấp độ cú học (mối quan hệ giữa các kí hiệu
với nhau),
• (3) cấp độ dụng học (mối quan hệ giữa kí hiệu -
người sử dụng kí hiệu).
Về phạm vi đối chiếu 2
• Lê Quang Thiêm [4, tr 334~335]:
• phân biệt 5 bình diện nghiên cứu đối chiếu dấu
hiệu:
• (1) đối chiếu phạm trù,
• (2) đối chiếu cấu trúc hệ thống,
• (3) đối chiếu chức năng và hoạt động,
• (4) đối chiếu phong cách,
• (5) đối chiếu lịch sử-phát triển.
Về phạm vi đối chiếu 3
• Bùi Mạnh Hùng [2, tr 150~151]:
• Có 4 phạm vi đối chiếu xác định trên cơ sở các bình diện
phân tích ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngữ
dụng.
• Việc phân tích đối chiếu được tác giả chia thành 2 giai
đoạn: miêu tả và đối chiếu.
• Hai giai đoạn này lại được cụ thể hóa thành 3 bước:
• (1) miêu tả dựa trên nguồn ngữ liệu,
• (2) xác định những cái có thể đối chiếu được với nhau dựa
trên trực giác và năng lực song ngữ của người nghiên cứu,
• (3) tiến hành đối chiếu.
(1) Đối chiếu NN:
• Là phạm vi đối chiếu các NN với nhau diễn ra trên
tổng thể bao quát chung, mang tính chất toàn cảnh.
• Trước khi tiến hành đối chiếu NN, cần xác định các
thuật ngữ sao cho chúng biểu đạt một cách tương
đương các hiện tượng được đối chiếu trong cả hai
NN, nghĩa là cần tạo lập các đặc điểm tương ứng
chung để đối chiếu các hiện tượng NN.
• Các NN được mô tả bằng thuật ngữ có nội dung hàm
chứa khác nhau thì không thể tiến hành đối chiếu với
nhau được.
• Có 2 thủ pháp đối chiếu đối với phạm vi đối chiếu
NN: đối chiếu một chiều và hai chiều (song song)
(2) Đối chiếu dấu hiệu 1
• Là sự đối chiếu đi sâu nghiên cứu bên trong những
liên hệ cụ thể của NN. Đối chiếu dấu hiệu tiến hành
trên các loại đơn vị, các bình diện, cấp độ, các phạm
trù, thuộc tính của NN, nó có phạm vi bao quát rộng:
• - Đối chiếu phạm trù:
• i) đối chiếu các phạm trù ngữ pháp: ngôi, thời, thể
…của động từ, giống, số, cách…của danh từ,
• ii) các phạm trù xác định, phạm trù phiếm định...
của danh từ, đại từ; đối chiếu các hiện tượng đa
nghĩa, đồng âm, trái nghĩa, đồng nghĩa…ở cấp độ từ
đến câu
(2) Đối chiếu dấu hiệu 2
• - Đối chiếu hệ thống- cấu trúc:
• đi tìm những nét giống và khác nhau về đặc điểm, cấu tạo,
những thuộc tính của hệ thống NN, của những hệ thống con:
âm vị, hình vị, hệ thống từ loại, hệ thống đơn vị câu…
• - Đối chiếu chức năng và hoạt động:
• làm sáng tỏ các đặc điểm hoạt động, hành chức của các đơn vị
ngôn ngữ. Cách đối chiếu này làm sáng tỏ các khả năng thể
hiện, diễn đạt các hiện tượng, các phạm trù trong cùng 1 cấp độ
NN và xuyên cấp độ.
• - Đối chiếu phong cách học:
• nhằm làm sáng tỏ những nét giống và khác nhau giữa các hiện
tượng, phạm trù NN ở những phong cách chức năng khác nhau
(báo chí- chính luận, khoa học, thơ ca, NN đời sống…)
2. Các phương thức đối chiếu NN

• 2.1. Phương thức đồng nhất- khu biệt cấu trúc


• 2.2. Phương thức đối chiếu chức năng
• 2.3. Phương thức đồng nhất - khu biệt hoạt động
• 2.4. Phương thức đồng nhất khu biệt phong cách
chức năng
• 2.5. Phương thức đồng nhất khu biệt phát triển
2.1. Phương thức đồng nhất- khu biệt cấu trúc
• Coi NN như là một tập hợp các yếu tố nguyên vẹn có tính hệ thống trong
những trật từ cấu trúc.
• Nghiên cứu đối chiếu mặt hình thái cấu trúc của các đơn vị NN, xét đối
tượng nghiên cứu trong mối quan hệ thống nhất với các đơn vị NN khác
trong hệ thống NN.
• 1) Xác định đối tượng đối chiếu là các yếu tố, đơn vị thuộc hệ thống- cấu
trúc đó.
• 2) Bắt đầu đối chiếu với các đơn vị, yếu tố của hệ thống, tiếp đó là hệ
thống nhỏ lẻ, rồi đến những hệ thống lớn, toàn vẹn.
• 3) Dựa vào các quan hệ hệ thống, các phạm trù nối kết chúng, tiến hành
xác định nội dung của những phạm trù đó
• 4) Phải đặc biệt tiến hành 2 khâu kế tiếp nhau: đối lập bên trong và đối
lập bên ngoài (vừa phân tích đối lập các phạm trù – hệ thống, vừa đối
chiếu chúng để rút ra những nét giống và khác nhau).
ví dụ
• Việc sử dụng phương thức đối dịch từng từ trước khi dịch văn
học với các biểu thức hỏi thực hiện hành động hỏi trực tiếp và
hành động hỏi gián tiếp trong các đoạn thoại được dẫn làm ví
dụ phân tích, có thể giúp người đọc nhận biết sự giống và khác
nhau về cấu trúc của đoản ngữ (trật tự của cụm từ) và cấu trúc
của câu (trật tự các thành phần trong câu) trong tiếng Hàn và
tiếng Việt.
• Đây chính là ví dụ điển hình cho việc vận dụng phương thức
đồng nhất/ khu biệt cấu trúc trong đối chiếu hành động hỏi.
• Ví dụ: - 네? 제가 거기서 점심을 왜 먹어요?
• Dạ? Em - ở đó - bữa trưa - tại sao - ăn?
• = Dạ? Sao em lại ăn trưa ở đó ạ?
• Hay: 핚국의 교육제도에 대해서 알고 싶어요.
• Hàn Quốc - của - giáo dục - hệ thống - về - biết - muốn
• = Tôi muốn biết về hệ thống giáo dục của Hàn Quốc.
2.2. Phương thức đối chiếu chức năng
• Việc nghiên cứu ĐC các hiện tượng NN được đem ra đối
chiếu giống và khác nhau như thế nào ở chức năng (ngữ
pháp) của chúng. Vd: Các danh từ thân tộc của tiếng Hàn
và tiếng Việt có sự khác biệt lớn trọng phạm vi hoạt động
hành chức. Ở tiếng Việt, những danh từ này phải tham gia
vào hoạt động xưng hô và thay thế các đại từ nhân xưng,
trong tiếng Hàn, chúng tham gia ở mức độ hạn chế hơn so
với tiếng Việt.
• Phương thức phân tích đối chiếu hoạt động của NN trong
giao tiếp là phương thức được sử dụng để xác định tính phổ
cập hoặc hạn chế của các hiện tượng NN hoặc của các sự
kiện NN tồn tại trong các NN được đối chiếu. Phương thức
này cho thấy hoạt động NN được thể hiện rõ nét ở NN này,
nhưng không được thể hiện rõ ở NN khác.
ví dụ
• Trong tiếng Việt trật tự từ được thực hiện một cách rất
chặt chẽ và nghiêm ngặt do chịu ảnh hưởng của một
NN đơn lập (không biến hình) trong khi tiếng Hàn tự
do hơn vì các thành phần câu tiếng Hàn được đánh dấu
bởi hệ thống các phụ tố/ tiểu từ và đuôi động từ.
• Vận dụng phương thức đối chiếu chức năng khi so sánh
các khuôn hỏi của các biểu thức hỏi thực hiện hành
động hỏi trực tiếp, hành động hỏi gián tiếp với các biểu
thức hỏi tương ứng trong tiếng Việt.
• Nội dung này chủ yếu căn cứ vào biểu thức hỏi tiếng
Hàn và biểu thức hỏi tiếng Việt tương ứng - chính là
phần dịch văn học (như các ví dụ đã dẫn).
2.3. Phương thức đồng nhất khu biệt hoạt động

• Các nhà nghiên cứu đối chiếu cần làm rõ tính


phổ biến, thông dụng hay hạn chế, ít thông
dụng... của các sự kiện, hiện tượng, các đơn vị
NN trong các NN đối chiếu.
• Khái quát khả năng hành chức, phạm vi hoạt
động của các đơn vị NN trong hệ thống.
ví dụ
• Các biểu thức hỏi thực hiện hành động hỏi trực tiếp yêu cầu
lựa chọn trong tiếng Việt khá phong phú và có những dạng
thức không thấy xuất hiện ở tiếng Hàn,
• ví dụ: dạng thức [A hay B] trong tiếng Việt có hình thái xuất
hiện khá đa dạng:
• [A hay (là) B (rồi)?] ,
• [Ax hay Ay?],
• [A? Hay B?],
• [AxBy hay AyBx?],
• [xA hay yA?].
• Trong đó, yếu tố x và y giúp phân biệt 2 mặt của A lập thành 2
vế lựa chọn.
2.4. Phương thức đồng nhất khu biệt phong
cách chức năng
• Việc nghiên cứu cần làm rõ những nét giống và
khác nhau ở các đặc điểm thể hiện và sự vận dụng
các phong cách chức năng trong hệ thống, tức cần
chú ý tới đặc trưng thể loại văn bản.
• Việc vận dụng các biện pháp tu từ, biểu cảm, các
thủ pháp ẩn dụ, hoán dụ... đều không như nhau
trong các NN đối chiếu, nếu xét trong các phong
cách chức năng (phong cách thơ ca, báo chí chính
luận, văn phong khoa học…).
ví dụ
• Cần làm rõ đặc điểm của hành động hỏi qua
nguồn ngữ liệu hội thoại với đặc trưng của văn
phong khẩu ngữ, gần gũi với cuộc sống hàng
ngày.
• Tuy nhiên, có thể thấy, đặc trưng hội thoại
trong kịch bản phim truyền hình với đặc trưng
hội thoại trong giáo trình thực hành tiếng và
các đoạn thoại trong các tác phẩm văn học ít
nhiều sẽ có những điểm khác biệt khá tinh tế...
2.5. Phương thức đồng nhất khu biệt phát triển

• Phương thức phân tích đối chiếu phát triển được sử dụng để xác định
đặc điểm và hướng phát triển của các NN trong hệ thống.
• Sự phát triển NN thể hiện ở các thay đổi cấu trúc nội bộ, phạm vi hoạt
động, chức năng của nó trong các mối quan hệ tương ứng với tiến trình
phát triển xã hội và lịch sử.
• Nghiên cứu ĐC cố gắng vạch ra chiều hướng phát triển của các NN,
mức độ và con đường biến đổi của các hiện tượng, sự kiện NN trong
những NN đối chiếu.
• Qua đối chiếu có thể thấy các NN đã trải qua các giai đoạn phát triển
nào. Trên cơ sở này có thể phân loại các đặc điểm cấu trúc đồng đại của
NN trong các mối quan hệ đối chiếu.
• Chẳng hạn, tiếng Việt ngày nay bộc lộ xu hướng đơn lập hóa mạnh hơn
tiếng Khơ me, tiếng Anh từ 1 NN tổng hợp tính biến hình dần thiên dịch
về con đường phân tích tính…
ví dụ
• Kết quả khảo sát nguồn ngữ liệu hội thoại là kịch bản
phim truyền hình cho thấy, các đại từ nhân xưng đích
thực thường dùng trong quá khứ hiện đã bị rơi rụng ít
nhiều, chỉ còn lại một số từ thông dụng nhất.
• Thay vào đó là hệ thống các từ xưng hô sử dụng danh
từ thân tộc, kết hợp với từ chỉ nghề nghiệp, phụ tố tôn
trọng…với nhiều sắc thái biểu cảm đa dạng.
• Đặc biệt, các nhà ngôn ngữ không thể không quan tâm
đến hiện tượng các từ và tổ hợp từ dùng để hô gọi trong
tiếng Hàn (cũng như tiếng Việt), trong thời đại hội
nhập, ngày càng phong phú về dạng thức cấu tạo và đa
dạng về sắc thái biểu cảm.
2.6. Phương thức đồng nhất khu biệt xã hội –
tâm lý – lịch sử
• Nghiên cứu ĐC xem xét sự giống và khác nhau ở
việc vận dụng các tài liệu NN, các sự kiện, hiện
tượng NN trong những hoàn cảnh xã hội, đặc
điểm tâm lý, điều kiện lịch sử, văn hóa tộc người
giữa các NN đối chiếu.
• Làm rõ đặc trưng ngôn ngữ và tư duy của dân tộc
sử dụng NN là đối tượng đối chiếu. Chẳng hạn,
cách quan niệm về hệ thống từ chỉ màu sắc ở các
NN khác nhau, cách chào hỏi, xưng hô ở mỗi NN
và hệ thống từ xưng hô ở mỗi NN đối chiếu ấy…
ví dụ
• phương thức đồng nhất/ khu biệt xã hội - (tâm lí) - lịch
sử được vận dụng trong nghiên cứu hành động hỏi:
• - khi phân tích diễn biến tâm lí nhân vật (kết hợp với
các yếu tố ngữ dụng - tình thái) trong kịch bản phim
truyền hình,
• - khi luận giải sơ bộ nguồn gốc của các nét tương đồng
và khác biệt trong việc sử dụng các phương tiện ngôn
ngữ thực hiện hành động hỏi của hai dân tộc.
• Nhờ đó, có thể xác định được những yếu tố lịch sử -
văn hóa - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình
thành, phát triển, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
3. Các thủ pháp đối chiếu NN

• 3.1. Phân biệt các bình diện và các cấp


độ NN trong nghiên cứu đối chiếu
• 3.2. Các thủ pháp đối chiếu NN xét ở
bình diện hệ thống trừu tượng
3.1. Phân biệt các bình diện và các cấp độ NN
trong nghiên cứu đối chiếu
• phân biệt 3 bình diện NN: 1) hệ thống 2) lời nói 3) văn bản.
• Hệ thống
• NN là một hệ thống trừu tượng, một tập hợp nguyên vẹn các yếu tố nằm
trong những mối quan hệ nhất định. Giá trị của các yếu tố trong hệ
thống được qui định bởi các quan hệ trong hệ thống.
• Hệ thống NN là một chỉnh thể bao gồm các tiểu hệ thống những đơn vị
đồng loại tác động lẫn nhau. Đây là những hệ thống con, phân cấp ở
nhiều tầng bậc.
• Mỗi hệ thống con như vậy đều là một bộ tập hợp những yếu tố và qui
tắc có hạn định, các yếu tố đó kết hợp với nhau tạo thành văn bản.
• Xuyên qua tất cả các cấp độ khác nhau của hệ thống NN, các yếu tố hệ
thống nằm trong mối quan hệ cấu trúc- hệ thống, chịu sự chi phối của
hoạt động NN trên 3 mối quan hệ: quan hệ hệ hình, quan hệ cú đoạn và
quan hệ tôn ti
lời nói và văn bản
• Hoạt động lời nói là quá trình giao tiếp tích cực,
có định hướng, giao tiếp qua NN và được qui định
bởi những tình huống nói năng và giao tiếp cụ thể,
nhưng có sự tác động lẫn nhau giữa những người
tham gia giao tiếp. Nghe – nói- đọc – viết là những
dạng hiện thực hóa của hoạt động lời nói.
• Văn bản là sản phẩm của hoạt động lời nói, các
kết quả hiện thực của hoạt động nói năng. kết quả
ấy bộc lộ ra dưới dạng các thông báo NN, những
diễn đạt, tài liệu và chất liệu NN.
phân biệt chi tiết
• Ngoài ra, có sự phân biệt chi tiết hơn như sau:
ở bình diện hệ thống, các kí hiệu NN đều được
xác lập theo 3 cấp độ quan hệ
• 1) cấp độ nghĩa học (quan hệ giữa kí hiệu và
cái được kí hiệu- từ vựng học ngữ nghĩa),
• 2) cấp độ cú học (mối quan hệ giữa các kí hiệu
với nhau- cú pháp học),
• 3) cấp độ dụng học (mối quan hệ giữa kí hiệu
và người sử dụng kí hiệu- ngữ dụng học).
3.2. Các thủ pháp đối chiếu NN xét ở bình
diện hệ thống trừu tượng
• 3.2.1. Thủ pháp đối chiếu tiểu hệ thống
• 3.2.2. Thủ pháp đối chiếu chuyển dịch một chiều
• 3.2.3. Thủ pháp đối chiếu chuyển dịch hai chiều
• 3.2.4. Thủ pháp đối chiếu lô gic
• 3.2.5. Thủ pháp đối chiếu Topo
• 3.2.6. Thủ pháp đối chiếu biểu vật
• 3.2.7. Thủ pháp đối chiếu „trường‟
• 3.2.8. Ngôn ngữ khuôn mẫu trong nghiên cứu đối
chiếu
3.2.1. Thủ pháp đối chiếu tiểu hệ thống
• Đối chiếu NN trên quan điểm hệ thống:
• NN là 1 hệ thống lớn, bao gồm những yếu tố và những quan hệ
không đồng loại. Tính chất không đồng loại bộc lộ rõ ở những
hệ thống con, phân cấp nhiều tầng bậc trong hệ thống NN:
• - hệ thống ngữ âm – âm vị học, hệ thống từ vựng- ngữ nghĩa, hệ
thống ngữ pháp (hình thái và cú pháp học)...
• - trong hệ thống ngữ âm –âm vị lại xuất hiện những hệ thống
con, nhỏ hơn, phân cấp ở mức độ thấp hơn: hệ thống nguyên
âm, phụ âm, nét ngôn điệu…
• Cách tiếp cận này đòi hỏi ta phải qui những sự kiện, hiện tượng
đối chiếu vào những tiểu hệ thống tương đối độc lập. Đây là hệ
thống của những yếu tố đồng loại, có tính „tự trị‟.
* Lưu ý:
• 1) Thủ pháp này có khả năng sử dụng giới hạn, nếu 1
trong số những NN đối chiếu vắng mặt một phạm trù
nào đó mà ở NN kia lại có.
• VD: đối chiếu hệ thống tiểu từ cách của tiếng Hàn
với tiếng Việt là việc không thể thực hiện được vì
trong tiếng Việt không có hệ thống phụ tố biểu thị ý
nghĩa ngữ pháp như tiếng Hàn.
• 2) Đối chiếu tiểu hệ thống chỉ xét đến những yếu tố
và những quan hệ thuộc phạm vi một hệ thống con
đồng chất, chứ không quan tâm đến tất cả các yếu tố
có cùng chức năng mà không thuộc hệ thống con ấy.
ứng dụng xác định hệ thống con
• Từ hành động hỏi, dựa vào đặc điểm các phương tiện ngôn ngữ
(mang hình thái kết cấu hỏi hay không có hình thái kết cấu hỏi, thực
hiện hành động hỏi đơn hay hỗn hợp) có thể phân tách thành hành
động hỏi đơn (hành động hỏi trực tiếp và hành động hỏi gián tiếp),
hành động hỏi hỗn hợp.
• Các tiểu loại hành động hỏi trực tiếp được phân thành các tiểu nhóm:
hành động hỏi trực tiếp yêu cầu giải thích/ lựa chọn/ xác nhận và
phán định về thông tin chưa biết cần biết/ chưa biết rõ cần làm rõ.
• Mỗi tiểu loại trên lại chia thành các nhóm nhỏ, ví dụ: HĐH giải thích
• - hành động hỏi yêu cầu giải thích về địa điểm/ vị trí;
• - hành động hỏi yêu cầu giải thích về thời gian/ giá cả/ khối lượng;
• - hành động hỏi yêu cầu giải thích về lí do/ nguyên nhân…
3.2.2. Thủ pháp đối chiếu chuyển dịch một chiều
• Đây là cách tiếp cận đối chiếu NN trong đó các NN
đối chiếu không hề bình đẳng nhau khi tiến hành các
kĩ thuật phân tích đối chiếu. Gồm 2 bước
• 1) Xác lập hệ thống con được đem ra phân tích đối
chiếu ở NN thứ nhất,
• 2) Làm sáng tỏ những phương tiện biểu hiện ấy dùng
để ghi nhận, diễn đạt những ý nghĩa của các yếu tố,
các phạm trù của hệ thống con trong NN thứ nhất rồ
đối chiếu với NN thứ 2.
• Ví dụ: đối chiếu „cách sở hữu‟ giữa tiếng Việt và tiếng Hàn:
1) xác lập ý nghĩa sở hữu của danh từ tiếng Việt trong „tình
yêu của tôi‟ rồi 2) xem xét ý nghĩa này được biểu đạt bằng
bao nhiêu phương thức trong tiếng Hàn (제 사랑, 내 사랑,
우리(의) 사랑…)
ứng dụng thủ pháp đối chiếu chuyển
dịch một chiều:
• Đối chiếu theo thủ pháp này mang đặc tính phi cân xứng, trong NN A,
đối tượng phân tích đối chiếu là 1 hình thức diễn đạt, trong NN B lại
phải nêu ra hàng loạt các hình thái khác nhau tạo thành 1 hệ thống
phương tiện biểu hiện ý nghĩa mà hình thức biểu đạt ở NN cơ sở ghi
nhận.
• Đây là thủ pháp đối chiếu có hướng chuyển dịch từ ngôn ngữ A sang
ngôn ngữ B. Thủ pháp này có lợi đối với những người mới học 1
ngoại ngữ nào đó. Đối chiếu chuyển dịch 1 chiều đặc biệt quan trọng
khi ở L2 không xuất hiện những hệ thống con tương ứng với L1.
• Trong trường hợp của chuyên luận Hành động hỏi tiếng Hàn, chúng
tôi lấy tiếng Hàn làm ngôn ngữ cơ sở, phân tích kĩ và sâu đặc điểm
hành động hỏi tiếng Hàn rồi chiếu sang, liên hệ với tiếng Việt ở các
nội dung tương ứng, phù hợp. Trên cơ sở đó, xác định mức độ và các
nét tương đồng, khác biệt giữa hai ngôn ngữ...
3.2.3. Thủ pháp đối chiếu chuyển dịch hai chiều
• Loại bỏ tính phi cân xứng trong các NN đối chiếu khi phân tích
chúng. Nghiên cứu ĐC vạch ra những phương tiện biểu hiện ý
nghĩa phạm trù của yếu tố của NN thứ nhất trong NN thứ 2, lại
chỉ ra những phương tiện biểu hiện ý nghĩa phạm trù của các
yếu tố của NN thứ 2 trong NN thứ nhất.
• Với mục đích giảng dạy học tập ngoại ngữ thì việc trình bày
những phương tiện biểu hiện ý nghĩa phạm trù của yếu tố tiếng
mẹ đẻ L1 trong L2 là quan trọng hơn cả.
• Việc này sẽ giúp người học tránh được những giao thoa bất lợi
trong việc diễn đạt các ý nghĩa phạm trù của các yếu tố ngoại
ngữ bằng các phương tiện biểu đạt của ngoài ngữ ấy.
• Tuy nhiên, thủ pháp này khó thực hiện được khi không có sự
cân đối về phương thức diễn đạt ý nghĩa phạm trù các yếu tố
trong L1 và L2.
ứng dụng nghiên cứu đối chiếu hành
động hỏi tiếng Hàn – tiếng Việt
• Trong chuyên luận, chúng tôi sử dụng thủ pháp
đối chiếu một chiều. Tuy nhiên, ở nội dung liên
quan đến biểu thức hỏi thực hiện hành động hỏi
yêu cầu lựa chọn, do nguồn ngữ liệu tiếng Việt
cho thấy có những nét khá đặc trưng so với tiếng
Hàn, chúng tôi đã vận dụng thủ pháp đối chiếu hai
chiều (giới hạn ở phương diện miêu tả định tính)
như một ngoại lệ đặc biệt. Điều này xuất phát từ
yêu cầu của thực tiễn nghiên cứu, vì thế, nó không
mâu thuẫn với nguyên tắc đối chiếu chung của
công trình.
3.2.4. Thủ pháp đối chiếu lô gic
• Đây là cách tiếp cận đối chiếu các sự kiện, hiện
tượng NN bằng việc đi tìm những phương tiện
biểu hiện các phạm trù khái niệm trong những
NN đối chiếu, chủ yếu ứng dụng cho mục đích
nghiên cứu ứng dụng lý luận NN học.
• Đây là thủ pháp trong đó, cùng một khái niệm/
phạm trù ta có thể biểu đạt bằng các phương
tiện ngôn ngữ khác nhau,
cơ sở lý thuyết của thủ pháp
đối chiếu logic
• 1) có khả năng XD một ngữ pháp của NN đi từ tư duy đến
những phương tiện biểu hiện tư duy,
• 2) các phạm trù khái niệm là những phạm trù ở bên ngoài
NN, độc lập với những sự kiện NN, chúng phổ biến cho mọi
NN, dù cho nhiều khi chúng không được biểu hiện trong các
NN cụ thể bằng một hình ảnh rõ ràng minh bạch,
• 3) các dân tộc đều có những nét khác nhau trong tư duy
nhưng cũng có những nét chung cơ bản không thể phủ nhận
được- đó là lô gic của toàn nhân loại,
• 4) trong những NN đối chiếu khác nhau có sự khác nhau về
phương tiện biểu hiện các phạm trù khái niệm, các hệ thống
NN khác nhau không chỉ khu biệt nhau ở sắc thái của khái
niệm được diễn đạt mà ở cả hình thái ngữ pháp để ghi nhận
khái niệm này, …
ví dụ
• Muốn biết thông tin về học bổng du học Hàn Quốc, ta có thể sử dụng các
khuôn hỏi sau:
• (1) 핚국 유학을 위핚 장학금을 제공해요?
• = (Các anh sẽ) cấp học bổng du học Hàn quốc chứ?
• (2) 핚국 유학을 위핚 장학금에 대하여 말씀해 주시겠습니까?
• = (Các anh) có thể nói cho (chúng tôi) biết về học bổng du học Hàn
Quốc chứ?
• (3) 핚국 유학을 위핚 장학금에 대하여 궁금해요/ 알고 싶어요.
• = (Tôi rất) tò mò/ muốn biết về học bổng du học Hàn Quốc.
• (4) 핚국 유학을 위핚 장학금을 제공해주시죠?
• = (Các anh) sẽ cấp học bổng du học Hàn Quốc chứ?
• (5) 핚국 유학을 위핚 장학금에 대하여 물어봐도 돼요?
• = (Tôi) hỏi (thử) về học bổng du học Hàn Quốc (cũng) được chứ?
• (6) 핚국 유학을 위핚 장학금에 관핚 정보가 전혀 없어요. 좀 가르쳐
주시기를 부탁드립니다.
• = (Chúng tôi) hầu như không có thông tin về học bổng du học Hàn Quốc.
Rất mong anh cung cấp.
3.2.5. Thủ pháp đối chiếu Topo
• Không chỉ nhấn mạnh đến việc đối chiếu những hệ thống con, hệ
thống tự trị trong hệ thống lớn NN mà còn tập trung so sánh phân tích
mối quan hệ xuyên kết giữa các hệ thống đó. Tức là thủ pháp này chú
ý đến cả những quan hệ bên trong hệ thống và những mối quan hệ
giữa các hệ thống không đồng loại của cấu trúc NN.
• Theo thủ pháp này, hệ thống NN được giải thuyết không chỉ là 1 hệ
thống bao gồm những tiểu hệ thống không đồng loại đơn thuần mà
còn là hệ thống của sự thống nhất các tiểu hệ thống đan chéo nhau,
xuyên kết nhau.
• Thủ pháp này có lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng lý luận NN học
nhiều hơn là ứng dụng thực hành NN. Ví dụ, khi đối chiếu phó từ chỉ
tần suất, mức độ trong tiếng Hàn với tiếng Việt, cần đối chiếu tiểu hệ
thống đó với các đơn vị tương đương trong tiếng Việt trong mối quan
hệ với các tiểu hệ thống khác như phó từ chỉ thời gian, địa điểm..
trong tiếng Hàn.
ví dụ
• Thủ pháp Topo chú trọng đến các hệ thống con và
mối quan hệ giữa chúng. Khi đối chiếu hành động
hỏi tiếng Hàn, cần đặt trong bối cảnh chung với
nghiên cứu đối chiếu hành động ngôn từ và không
thể tách rời chúng với những yếu tố liên quan.
• Khi đối chiếu hành động hỏi trực tiếp, cần xét trong
hệ thống hành động hỏi với quan hệ của hành động
hỏi gián tiếp và mô hình kết hợp. Khi đối chiếu
hành động hỏi yêu cầu giải thích không thể không
nhắc đến hành động hỏi yêu cầu lựa chọn, hành
động hỏi yêu cầu xác nhận, hành động hỏi yêu cầu
phán định…
lưu ý
• khi nghiên cứu đối tượng ở một phạm vi cụ thể, xác
định, trước hết ta cần cung cấp cho người đọc một bức
tranh rộng lớn hơn thế. Việc làm này giúp người đọc
tránh được trình trạng chỉ thấy “cây” mà không thấy
“rừng”, có thể thấy được rõ nét hơn hình ảnh của cái
“cây” đó ở vị trí của nó trong khu rừng rộng lớn với
những đặc trưng tương ứng.
• => nghiên cứu hành động hỏi: cần cung cấp cho người
đọc cái nhìn bao quát chung về tình hình nghiên cứu
đối chiếu ngôn ngữ và văn hóa Hàn - Việt, nghiên cứu
ngữ dụng – hành động ngôn từ nói chung và hành động
hỏi nói riêng trong tiếng Hàn và tiếng Việt ở lịch sử
nghiên cứu vấn đề
3.2.6. Thủ pháp đối chiếu biểu vật

• Cách tiếp cận đối chiếu định danh các hiện tượng NN là 1
trong các thủ pháp đối chiếu NN nhằm tìm ra những nét
giống và khác nhau giữa các NN đối chiếu ở những phương
thức miêu tả cùng một đối tượng nhận thức (đối tượng phản
ánh có thể là sự vật, hiện tượng, tình huống giao tiếp…).
• Ví dụ: cùng 1 hiện tượng chào hỏi, người Anh chú ý nhiều
đến thời gian của cuộc gặp gỡ (ví dụ như: Good morning!/
Good afternoon!/ Good evening!...), nhưng người Hàn và
người Việt lại không như vậy- điều mà 2 dân tộc quan tâm
là sức khỏe/ tình hình của đối tượng giao tiếp hay công việc
họ đang làm….(ví dụ như: Bác khỏe không ạ? 안녕하십니
까?/ Bác đi đâu thế ạ? 어디 가세요?/ Anh/ chị làm gì thế?
뭐해요?...)
3.2.7. Thủ pháp đối chiếu ‘trường’
• Cách tiếp cận đối chiếu trường ngôn ngữ có nội
dung đa dạng. Ngôn ngữ học lý thuyết đưa ra rất
nhiều quan niệm về trường, từ đó xuất hiện các
thuật ngữ: trường ý niệm, trường ngữ nghĩa,
trường ngữ nghĩa –cú pháp, trường ngữ nghĩa –
chức năng, trường định danh, trường quan hệ,
trường liên tưởng…
• => Đây là thủ pháp đối chiếu thực hiện việc
so sánh số lượng, cấu trúc, nội dung ý nghĩa
của các yếu tố, đơn vị trong trường.
NN học đối chiếu có nhiệm vụ tìm ra:
• 1) những nét giống và khác nhau ở tổ chức cấu
trúc các đơn vị NN trong từng kiểu trường đó
trong các NN đối chiếu,
• 2) nét giống và khác nhau ở số lượng các yếu tố,
đơn vị trong các trường NN,
• 3) nội dung ngữ nghĩa của những đơn vị NN trong
trường… Mỗi đơn vị trong trường, ở các NN khác
nhau có thể là thành viên của những trường NN
khác, từ đó dẫn đến những hình thái tương
đương khác nhau giữa các đơn vị của những
trường khác nhau trong những NN đối chiếu.
ví dụ
• Cách tiếp cận đối chiếu trường theo 1 quan điểm nhất định ít nhiều có
giá trị giúp người giảng và người học ngoại ngữ thấy được sự giao thoa
trường nghĩa NN và thận trọng đề phòng chúng.
• Ví dụ, người VN khi học tiếng Anh hay mắc lỗi sử dụng các động từ
trường nói năng: to tell, to speak, to say trong tiếng Anh do không nắm
rõ nội dung ngữ nghĩa cú pháp của các đơn vị này.
• He said over the radio → He spoke over radio
• He said him about this → He told him about this.
• Trong thực tế, người Việt học tiếng Hàn hay người Hàn học tiếng Việt
cần chú ý đến sắc thái tinh tế trong các loạt từ đồng nghĩa. Với nhóm từ
vựng này, chỉ khi chúng ta dùng từ chính xác thì sắc thái biểu cảm mới
tinh tế, hiệu quả giao tiếp mới được nâng cao.
• Có thể liệt kê một số động từ nói năng trong tiếng Hàn, tiếng Việt như
sau: i) 말하다 nói, 말씀하다 nói (từ tôn trọng)...; ii) 질문하다 chất
vấn/hỏi, 묻다 hỏi, 여쭈다 hỏi (từ tôn trọng)..; iii) 이야기하다nói
chuyện, 발표하다 phát biểu, 연설하다 diễn thuyết...; iv) 강의하다
thuyết giảng, 설명하다 giải thích...; (5) 가르치다 dạy bảo/ chỉ bảo,
조언하다 góp ý, 권유하다 khuyên nhủ...
3.2.8. Ngôn ngữ khuôn mẫu trong
nghiên cứu đối chiếu
• NN khuôn mẫu là mô hình trừu tượng, có tính thủ pháp
cho phép phát hiện một cách đầy đủ nội dung của các
hiện tượng đối chiếu: danh sách các thành tố, các đơn
vị, phạm trù… Dạng hiện thực hóa của ngôn ngữ khuôn
mẫu (NN KM) có thể là 1 trong số các NN tham gia đối
chiếu hoặc 1 NN nào đó không phụ thuộc vào số các
NN tham gia đối chiếu.
• Sử dụng ngôn ngữ khuôn mẫu trong đối chiếu, so sánh:
Trong thực tế nghiên cứu đối chiếu, ngôn ngữ khuôn
mẫu có thể chỉ là giả định, đó là ngôn ngữ có đầy đủ
các đặc trưng tổng hợp của các ngôn ngữ đối chiếu. Khi
có ngôn ngữ khuôn mẫu làm chuẩn, ta có thể xác định
được các ô trống trong các ngôn ngữ đối chiếu.
ví dụ 1
• Nếu đối chiếu 6 NN (Việt, Khơ me, Lào, Anh, Nga, Tiệp) ở những
phạm trù thân tộc của các danh từ thân tộc thì NNKM là NN thứ 7
bao gồm 8 phạm trù thân tộc sau:
• 1) phạm trù thân tộc dựa trên đối lập quan hệ máu mủ/quan hệ
không máu mủ
• 2) Đối lập thế hệ ego (A)/ thế hệ sinh trước ego (B)/ thế hệ sinh sau
ego (C)
• 3) Đối lập nam /nữ
• 4) Đối lập trực hệ/ bàng hệ hay không trực hệ
• 5) Đối lập trực hệ thẳng/ trực hệ gãy
• 6) Đối lập bậc trên / bậc dưới
• 7) Đối lập nội / ngoại
• 8) Đối lập bên chồng hay bên nội/ bên vợ hay bên ngoại
đối chiếu danh từ thân tộc
(NN7) 1) 2) 3) 4) 5) 6) 7) 8)
Đối lập

Việt N1 + + + + + + + _

Khơ me N2 + + + + + + _ _

Lào N3 + + + + + + + _

Anh N4 + + + + + _ _ _

Nga N5 + + + + + _ _ +

Tiệp N6 + + + + _ _ _ _
ví dụ 2
tt Tiếng Hàn Tiếng Việt Hành động hỏi trực tiếp yêu cầu giải Hành động ngôn
thích từ gián tiếp

1 어디 Ở đâu/ chỗ nào địa điểm/ vị trí

2 어떻다/어쩌다 Thế nào/ trạng thái/ cách thức


như thế nào Thể hiện ý nghĩa
cầu khiến; biểu
3 누구/누가 Ai chủ thể/ chủ ngữ, đối tượng hành động thị tình cảm, thái
của con người độ

4 무엇 Cái gì chủ thể/ chủ ngữ, đối tượng là sự vật,


hiện tượng

5 언제 Khi nào/ bao giờ thời gian

6 얼마 (나)/ 몇 Bao nhiêu/ mấy/ bao lâu số lượng, khối lượng, khoảng thời gian

7 왜 Tại sao/ sao lí do, nguyên nhân

8 무슨/ 어느/ 웬 Nào/ gì làm rõ hơn về N trung tâm


từ hỏi hàn – việt
• Có thể thấy, hệ thống từ hỏi tiếng Hàn và tiếng Việt được liệt kê
trong bảng là khá tương ứng, không tồn tại ô trống. Tuy nhiên, có
thể thấy một vài điểm khác biệt sau:
• i) Một từ hỏi tiếng Hàn có thể chuyển dịch thành hơn một từ hỏi
tiếng Việt: 언제 khi nào, bao giờ; 왜tại sao/ vì sao, 어디ở đâu/ chỗ
nào; 얼마 (나) bao nhiêu/ bao lâu;
• ii) Có hai từ hỏi 어떻다/ 어쩌다 trong tiếng Hàn đều có ý nghĩa
như thế nào/ thế nào trong tiếng Việt;
• iii) Ba từ hỏi trong tiếng Hàn무슨/ 웬/ 어느 đều biểu đạt có ý nghĩa
tương ứng với từ hỏi gì/ nào trong tiếng Việt;
• iv) Tương ứng với ai có hai hình thái của một từ 누가/ 누구; v)
Tương ứng với nào/ gì có 3 từ: 무슨/ 어느/ 웬;
• vi) Khả năng thay đổi vị trí của các từ hỏi tiếng Việt trong biểu thức
hỏi là khá hạn chế trong khi tiếng Hàn có thể thay đổi khá linh hoạt.
vị trí từ hỏi

• Với biểu thức hỏi tiếng Việt: - Tại sao về (nhà) muộn?,
có thể biểu đạt bằng tiếng Hàn như sau:
• - 왜 집에 늦게 와요? Tại sao - nhà - muộn - về?
• - 집에 왜 늦게 와요? Nhà - tại sao - muộn - về?
• - 집에 늦게 왜 와요? Nhà - muộn - tại sao - về?
• - 집에 늦게 와요. 왜요? Nhà - muộn - về. Tại sao? ...
Tài liệu tham khảo

• 1. Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu
các ngôn ngữ Đông Nam Á, trường Đại học sư phạm Ngoại ngữ
(ĐHNN-ĐHQGHN), HN. 219 tr.
• 2. Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, NXB Giáo dục,
288 tr.
• 3. Lê Quang Thiêm (2004), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ,
NXB ĐHQGHN. 358 tr.
• 4. Robert Lado (1957), Linguistics Across Cultures, Michigan
University Press. Hoàng Văn Vân dịch (2002), NN học qua các nền
văn hóa, NXB Đại học quốc gia HN (9-24).
• 5. N.V.Xtan kêvích (1982), Loại hình các ngôn ngữ, NXB Đại học và
trung học chuyên nghiệp.
• http://www.e-tiengviet.com/web/content/view/93/48/
• http://tusach.thuvienkhoahoc.com/; http://ngnnghc.wordpress.com
• http://ngonngu.net

You might also like