You are on page 1of 25

CHƯƠNG III

TỔNG HỢP THỐNG KÊ


I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TỔNG HỢP
THỐNG KÊ
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ
III. BẢNG THỐNG KÊ VÀ ĐỒ THỊ THỐNG KÊ
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔNG HỢP THỐNG KÊ

1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổng hợp thống kê


■ Khái niệm: Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý
và hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu đã thu thập
được trong điều tra thống kê.
■ Nhiệm vụ: Làm cho các đặc trưng riêng biệt của từng đơn vị
bước đầu chuyển thành các đặc trưng chung của toàn bộ tổng
thể
■ Ý nghĩa:
- Tổng hợp khoa học, đúng đắn làm căn cứ vững chắc cho phân
tích, dự đoán thống kê
- Tổng hợp đúng đắn phát huy được tác dụng của tài liệu điều tra
2. Những vấn đề chủ yếu của tổng hợp thống kê
■ Mục đích của tổng hợp: khái quát những đặc điểm chung,
những cơ cấu tồn tại khách quan theo các mặt của tổng thể
nghiên cứu bằng các chỉ tiêu thống kê.
■ Nội dung tổng hợp: là danh mục các biểu hiện của những tiêu
thức mà chúng được xác định trong nội dung điều tra.
■ Phương pháp tổng hợp: các phương pháp tổng hợp có thể sử
dụng – phương pháp sắp xếp, sơ đồ thân lá, phương pháp phân
tổ…
■ Hình thức và tổ chức tổng hợp: có 2 hình thức tổ chức
+ Tổng hợp từng cấp: là tổng hợp tài liệu điều tra theo từng bước,
từ cấp dưới lên cấp trên theo kế hoạch
- Ưu điểm: hạn chế được sai sót trong điều tra, tổng hợp nhanh
gọn, phục vụ kịp thời cho yêu cầu thông tin từng cấp
- Nhược điểm: phạm vi tổng hợp từng cấp nhỏ, kết quả tổng hợp
chỉ giới hạn trong một số chỉ tiêu nhất định

+ Tổng hợp tập trung: toàn bộ tài liệu được tập trung về một nơi
để tiến hành tổng hợp từ đầu đến cuối
- Ưu điểm: thường sử dụng phương tiện hiện đại để tính toán
nhanh chóng, chính xác những chỉ tiêu phức tạp. Giảm bớt
được nhiều công việc thủ công…
- Nhược điểm: Khối lượng công việc lớn nên việc cung cấp kết
quả phục vụ cho cấp dưới thường không nhanh.
■ Kỹ thuật tổng hợp: có 2 loại
+ Tổng hợp thủ công: tổng hợp bằng tay hay sử dụng một số
phương tiện đơn giản.
+ Tổng hợp bằng máy: sử dụng hệ thống máy móc chuyên môn
để tổng hợp thống kê.

■ Trình bày kết quả tổng hợp


Tùy vào đặc điểm cụ thể của hiện tượng, mục đích nghiên
cứu mà có thể trình bày kết quả tổng hợp bằng các hình thức
khác nhau như: bảng thống kê, đồ thị, bài viết…
II. PHÂN TỔ THỐNG KÊ

1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê


■ Khái niệm:
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào
đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng thành
các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau

■ Ý nghĩa:
✔ Trong nhiều trường hợp khi tiến hành điều tra phải sử dụng
đến phân tổ thống kê
✔ Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng
hơp thống kê
✔ Phân tổ là một trong các phương pháp quan trọng của phân
tích thống kê
■ Nhiệm vụ:
✔ Phân chia hiện tượng nghiên cứu theo các loại hình kinh tế -
xã hội (phân tổ phân loại).

✔ Biều hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu (phân tổ kết
cấu). Phân chia các đơn vị tổng thể thành các tổ, và mỗi tổ là
các bộ phận của tổng thể.

✔ Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức (phân tổ liên hệ).
Khi nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng, người ta
chia các tiêu thức thành 2 loại: tiêu thức nguyên nhân và tiêu
thức kết quả.
2. Những vấn đề cơ bản của phân tổ thống kê
a. Lựa chọn tiêu thức phân tổ
Tiêu thức phân tổ: là tiêu thức được chọn làm căn cứ để tiến
hành phân chia tổng thể hiện tượng nghiên cứu thành các tổ
có tính chất và đặc điểm khác nhau.
■ Nguyên tắc lựa chọn tiêu thức:
✔ Dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách sâu sắc để chọn ra
tiêu thức bản chất phù hợp với mục đích nghiên cứu
✔ Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và tính chất phức tạp của
hiện tượng mà quyết định phân tổ theo một hay nhiều tiêu
thức.
✔ Căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên
cứu để chọn ra tiêu thức phân tổ thích hợp
b. Xác định số tổ và khoảng cách tổ
■ Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính: các tổ được hình thành
không phải do sự khác nhau về lượng biến mà do có sự khác
nhau về loại hình, tính chất

✔ Trường hợp: Tiêu thức có ít biểu hiện khi đó có thể coi mỗi
loại hình là một tổ

✔ Trường hợp: Tiêu thức có quá nhiều biểu hiện khi đó cần phải
ghép các loại hình giống hoặc gần giống nhau thành một tổ
■ Phân tổ theo tiêu thức số lượng: các tổ được hình thành căn
cứ vào lượng biến khác nhau của tiêu thức mà xác định các tổ
khác nhau về tính chất
✔ Trường hợp: lượng biến của tiêu thức thay đổi ít khi đó mỗi
lượng biến là cơ sở hình thành nên một tổ (Phân tổ không có
khoảng cách tổ)
Ví dụ: bài tập 14

✔ Trường hợp: lượng biến của tiêu thức biến thiên lớn cần chú
ý đến mối liên hệ giữa lượng và chất, xem lượng tích lũy đến
mức độ nào thì chất mới thay đổi và làm nảy sinh một tổ mới
(Phân tổ có khoảng cách tổ)
Bậc thợ 1 2 3 4 5 6 7
Số lđ 6 8 13 7 3 2 1
(người)
Số công Số doanh Trị số kc
nhân nghiệp tổ (h)
Giới hạn
dưới 0 – 200 30 200
201 – 500 35 299

Giới hạn 501 - 700 20 199


trên

+ Giới hạn dưới: là lượng biến nhỏ nhất để làm cho tổ đó hình
thành
+ Giới hạn trên: là lượng biến lớn nhất của tổ, nếu vượt quá lượng
này thì chất của hiện tượng thay đổi và hình thành nên tổ mới
+ Trị số khoảng cách tổ (h): là chênh lệch giữa 2 giới hạn dưới và
giới hạn trên
✔Trường hợp trị số khoảng cách tổ của các tổ bằng nhau, gọi là phân
tổ có khoảng cách tổ đều nhau (h = h1 = h2 = h3 = …= hn).
Trị số khoảng cách tổ h được xác định bằng công thức:

Ví dụ: Bài tập số 15

✔Trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ không đều nhau

✔ Chú ý:
Khi các tổ đều có giới hạn trên và dưới – gọi là phân tổ có khoảng
cách tổ đóng, ngược lại phân tổ không có giới hạn trên và giới hạn
dưới là phân tổ có khoảng cách tổ mở.
❖ Lượng biến có 2 dạng:
+ Lượng biến rời rạc: Lượng biến chỉ có biểu hiện là số
nguyên khi đó có thể phân tổ có khỏang cách tổ hoặc
không có khoảng cách tổ và giới hạn giữa các tổ có thể
trùng nhau hoặc không trùng nhau.

+ Lượng biến liên tục: là lượng biến có thể được biểu hiện
bằng cả số nguyên hoặc số thập phân khi đó phân tổ phải
có khoảng cách tổ và các tổ có giới hạn trùng nhau.
c. Các chỉ tiêu giải thích
Là chỉ tiêu nói lên các đặc trưng của các tổ cũng như của toàn
bộ tổng thể
❖ Yêu cầu khi xây dựng chỉ tiêu giải thích
✔ Chỉ tiêu giải thích chọn ra phải căn cứ vào mục đích nghiên
cứu và nhiệm vụ phân tổ
✔ Các chỉ tiêu giải thích chọn ra phải có mối liên hệ, bổ sung
cho nhau
✔ Khi chọn chỉ tiêu giải thích phải chú ý tới mối liên hệ nhất
định giữa chúng với tiêu thức phân tổ
❖ Ý nghĩa của chỉ tiêu giải thích
✔ Phản ánh đặc trưng của từng tổ và toàn bộ tổng thể
✔ Căn cứ để so sánh các tổ với nhau và tính các chỉ tiêu phân
tích khác nhau.
3 . Dãy số phân phối
❖ Khái niệm: Là dãy số trong đó các đơn vị của tổng thể được
phân phối theo một trình tự nhất định vào các tổ.

❖ Tác dụng của dãy số phân phối:


+ Khảo sát tình hình phân phối các đơn vị tổng thể theo một
tiêu thức nghiên cứu qua đó nêu lên kết cấu và sự biến động
của kết cấu đó

+ Dùng để tính ra nhiều chỉ tiêu phản ánh các đặc trưng của
từng tổ, toàn bộ tổng thể để nêu lên được mối liên hệ giữa
các bộ phận hoặc giữa các tiêu thức.
❖ Phân loại:
+ Dãy số thuộc tính: Phản ánh kết cấu của tổng thể theo 1 tiêu thức
thuộc tính nào đó
+ Dãy số lượng biến: Phản ánh kết cấu của tổng thể theo tiêu thức
số lượng.
Một dãy số lượng biến bao gồm 2 thành phần:
- Lượng biến (x): là các trị số nói lên biểu hiện cụ thể của tiêu
thức số lượng.
- Tần số (f): là số đơn vị được phân phối vào trong mỗi tổ hay số
lần một lượng biến nhận một trị số nhất định trong tổng thể.
- Khi tần số được biểu hiện bằng số tương đối (%) – gọi là tần
suất, ký hiệu d. Tần suất biểu hiện tỷ trọng của từng tổ, cho phép
phân tích đặc điểm kết cấu tổng thể.
- Ngoài 2 thành phần trên ta còn tính Tần số tích lũy (Si) : là tần số
cộng dồn của các tổ
Dạng chung của dãy số lượng biến

Lượng biến Tần số Tần số


( ) ( ) tích lũy
( )

… … …
❖ Mật độ phân phối: là tỷ số giữa tần số và trị số khoảng cách
tổ. Áp dụng trong trường hợp dãy số có khoảng cách tổ không
bằng nhau.
Muốn so sánh các tần số thì phải sử dụng đến mật độ phân phối
(vì các tần số đó phụ thuộc trị số khoảng cách tổ).
Công thức xác định mật độ phân phối:

Trong đó: f: tần số


h: khoảng cách tổ
III. BẢNG VÀ ĐỒ THỊ THỐNG KÊ

1. Bảng thống kê:


a. Ý nghĩa, tác dụng của bảng thống kê
■ Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê một
cách có hệ thống, khoa học, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên
các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
■ Tác dụng:
- Giúp so sánh đối chiếu, phân tích theo phương pháp khác
nhau, nhằm nêu bản chất của hiện tượng
- Giúp cho việc phân tích trở nên sinh động, có sức thuyết phục.
b. Cấu tạo bảng thống kê:
■ Về hình thức: Bao gồm các hàng ngang, cột dọc, các tiêu đề,
tiêu mục, và các tài liệu con số.
■ Về nội dung: Gồm 2 phần: chủ đề và giải thích

Tên bảng thống kê (tiêu đề chung)


Giải thích Các chỉ tiêu giải thích (tên cột)
(1) (2) … (n)
Chủ đề

Tên chủ đề
c. Các loại bảng thống kê:
- Bảng giản đơn
- Bảng phân tổ
- Bảng kết hợp
d. Yêu cầu khi xây dựng bảng thống kê:
- Quy mô bảng không nên quá lớn
- Tiêu đề, tiêu mục cần ghi chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, tiêu
đề chung phải nêu rõ nội dung chủ yếu của bảng, thời gian,
không gian nghiên cứu
- Các chỉ tiêu giải thích trong bảng cần sắp xếp hợp lý, phù
hợp mục đích nghiên cứu
2. Đồ thị thống kê:
■ Phân loại đồ thị thống kê
❖ Căn cứ vào hình thức biểu hiện: Đồ thị hình cột, đồ thị hình
tròn, đồ thị đường gấp khúc
❖ Căn cứ vào nội dung phản ánh: Đồ thị phát triển, đồ thị kết
cấu, đồ thị liên hệ
■ Yêu cầu khi xây dựng đồ thị:
Xác định dạng và quy mô đồ thị phù hợp với mục đích sử
dụng và đặc điểm hiện tượng
Một số dạng đồ thị Đồ thị hình cột

Đồ thị hình tròn

Đồ thị đường gấp khúc

You might also like