You are on page 1of 2

4.

Phương pháp nghiên cứu


Câu hỏi: Có bao nhiêu nhóm phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong LSS?
 Nhóm 1: Các phương pháp nghiên cứu chung: đây là nhóm các phương pháp NCKH thông
thường được sử dụng trong bất kỳ một hoạt động nghiên cứu khoa học nào
 Nhóm 2: Nhóm các phương pháp riêng biệt, đặc thù của LSS: các phương pháp so sánh pháp
luật. Bao gồm:
 Phương pháp so sánh lịch sử;
 Phương pháp so sánh chức năng;
 Phương pháp so sánh quy phạm;
 Phương pháp so sánh kết hợp với thống kê;
 Phương pháp so sánh tin học;
a. Phương pháp so sánh lịch sử
-PPSSLS là phương pháp so sánh dựa vào các giai đoạn lịch sử nhất định để lý giải những điểm
tương đồng và khác biệt giữa các vấn đề cần so sánh
-Khi sử dụng phương pháp này, người nghiên cứu sẽ xác định các yếu tố trong lịch sử như các
điều kiện về kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, hệ tư tưởng… trong quá khứ đã tác động như thế
nào đến những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng so sánh.
-Phương pháp này thường được sử dụng để nghiên cứu các vấn đề thuộc về bản chất, những
vấn đề mang tính đặc trưng của các hệ thống pháp luật.
b. Phương pháp so sánh quy phạm
Phương pháp so sánh quy phạm( so sánh văn bản) là phương pháp so sánh quy phạm pháp luật,
chế định pháp luật, văn bản pháp luật của hệ thống pháp luật này với quy phạm chế định hay
văn bản pháp luật tương ứng trong hệ thống pháp luật khác.
-Khi áp dụng phương pháp này, người ta thường đặt ra câu hỏi: “ Quy phạm( Chế định, văn bản)
nào trong hệ thống pháp luật A thực hiện chức năng tương đương với quy phạm( chế định, văn
bản) m trong hệ thống pháp luật B?”
Là phải tìm được quy phạm, chế định hay VBPL tương ứng trong hệ thống pháp luật cần so sánh
 Phương pháp này thích hợp cho việc nghiên cứu pháp luật của các nước cùng hệ thống pháp
luật
c.Phương pháp so sánh chức năng
-Phương pháp so sánh chức năng là phương pháp so sánh các giải pháp được sử dụng trong các
xã hội khác nhau để giải quyết cùng vấn đề xác hội hoặc pháp lý tồn tại ở các xã hội đó
-Khi sử dụng phương pháp này thường bắt đầu bằng cách đặt ra các câu hỏi: “ Vấn đề này được
giải quyết như thế nào trong hệ thống pháp luật A và hệ thống chính pháp luật B? Chế định pháp
luật nào được sử dụng trong hai hệ thống pháp luật đó để giải quyết cùng vấn đề đó?”
-Ưu điểm của phương pháp so sánh chức năng: luôn luôn tiến hành so sánh được
- Hạn chế của phương pháp so sánh chức năng: Đòi hỏi người nghiên cứu phải có hiểu biết sâu,
toàn diện về các hệ thống pháp luật là đối tượng của công trình so sánh
- Rào cảm về ngôn ngữ
- Tốn nhiều thời gian, chi phí
Phương pháp này thích hợp để nghiên cứu các công trình nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô với nguồn
nhân lực có chất lượng cao cũng như kinh phí lớn.
 Cấp độ so sánh: So sánh vi mô và so sánh vĩ mô
So sánh vĩ mô: là so sánh những vấn đề cốt lõi của các hệ thống pháp luật như các hình thức
pháp luật, các phương pháp tư duy được sử dụng trong hệ thống pháp luật đó. Các nghiên cứu
so sánh về các vấn đề như kỹ thuật lập pháp, phương pháp giải thích pháp luật, các loại nguồn
và giá trị của chúng trong hệ thống nguồn của các hệ thống nguồn của các hệ thống pháp luật…
cũng là so sánh ở cấp độ vĩ mô
So sánh vi mô: là so sánh tập trung vào các vấn đề cụ thể trong các hệ thống pháp luật. Nói cách
khác, so sánh ở cấp độ vĩ mô là so sánh các quy phạm pháp luật được sử dụng để giải quyết một
vấn đề thực tế cụ thể nào đó ở các hệ thống pháp luật khác nhau.
Xét về phạm vi, so sánh vi mô không bao quát toàn bộ hệ thống pháp luật mà nó tập trung vào
việc so sánh các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật của các hệ thống pháp luật. Ví dụ:
so sánh chế định hợp đong giúp các hệ thống pháp luật, so sánh các quy phạm điều chỉnh vấn đề
hiệu lực của di chúc của các hệ thống pháp luật…
Sự phân biệt so sánh vĩ mô và so sánh vi mô chỉ mang tính tương đối. Ranh giới phân chia 2 cấp
độ này không phải lúc nào cũng rõ ràng. Thông thường việc so sánh vi mô và so sánh vĩ mô được
thực hiện đồng thời trong một công trình nghiên cứu.

You might also like