You are on page 1of 36

BÀI 1

TỔNG QUAN VỀ LUẬT SO SÁNH


Nội dung bài học

Khái niệm luật so sánh

Lịch sử hình thành và phát triển của


luật so sánh

Vai trò của luật so sánh


Tài liệu tham khảo

• HDHT Luật so sánh, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh


• Comparative Law (Luật so sánh) – Michael Bogdan
• Comparative Law In A Changing World – Peter De Cruz
1. Khái niệm luật so sánh

Tên gọi của môn học

Bản chất của LSS

Đối tượng nghiên cứu của LSS

Phương pháp nghiên cứu của LSS

Khái niệm LSS


1.1. Tên gọi của môn học

• So sánh luật – phương pháp nghiên cứu khoa học


• Luật so sánh – ngành luật?
• Luật học so sánh – ngành khoa học pháp lý độc lập

Tên gọi nào là chính xác nhất?


1.2. Bản chất của luật so sánh

• Luật so sánh – một phương pháp so sánh pháp luật


• Luật so sánh – một môn học
• Luật so sánh – một ngành khoa học pháp lý độc lập

Anh/ Chị đồng ý với quan điểm nào? Vì sao?


1.3. Đối tượng nghiên cứu của LSS
1.3.1. Các quan điểm về đối tượng nghiên cứu của luật so sánh

• Quan điểm của Zweigert & Kotz – “An Introduction to Comparative law”:
“…pháp luật là đối tượng…”
• Quan điểm của Peter De Cruz – “Comparative law In A Changing World”:
“…nghiên cứu có hệ thống các truyền thống pháp luật và các quy phạm pháp luật
đó trên cơ sở so sánh”
• Quan điểm của các học giả XHCN: liệt kê nhiều đối tượng (Văn hoá pháp lý, Kỹ
thuật pháp lý, Hệ tư tưởng pháp luật, Hệ thống pháp luật, Chế định pháp luật,…)
1.3.1. Các quan điểm về đối tượng nghiên cứu của LSS

• Quan điểm của Michael Bogdan – “Comparative law”:


Ø So sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng và
khác biệt;
Ø Sử dụng điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định để giải thích
nguồn gốc của chúng, đánh giá những giải pháp được sử dung trong các
HTPL khác nhau, phân nhóm các HTPL thành các dòng họ pháp luật hoặc
nhiên cứu những vấn đề mang tính cốt lõi của các HTPL;
Ø Xử lý các vấn đề mang tính phương pháp luận nảy sinh có liên quan, bao
gồm những vấn đề mang tính pp luận có liên quan đến việc nghiên cứu
PLNN;
ØXây dựng cơ sở pp luận để tiến hành nghiên cứu những quy luật xâm nhập,
tiếp thu các giá trị pháp lý, quy tắc PL giữa các HTPL trên TG.
1.3.1. Các quan điểm về đối tượng nghiên cứu của LSS

Quan điểm nào là chính xác nhất về ĐTNC của LSS?

Điểm chung giữa các quan điểm của các học giả:
• Luật so sánh không phải là một ngành luật
• Khoa học luật so sánh không đồng nhất với nghiên cứu PLNN
• So sánh các HTPL khác nhau để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa
chúng là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của LSS
• Một trong những nhiệm vụ quan trọng và thú vị nhất của LSS là giải thích
những điểm tương đồng và khác biệt.
1.3.2. Đặc điểm của ĐTNC của LSS
• ĐTNC của LSS có phạm vi rộng lớn
Ví dụ: Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong HTPL Pháp và
HTPL VN
• ĐTNC của LSS có tính biến đổi không ngừng
Ví dụ: Quy định về sự kiểm soát gia tăng dân số ở Việt Nam và Trung Quốc
• ĐTNC của LSS mang tính hướng ngoại
Ví dụ: Khả năng hài hoà hoá pháp luật trong pháp luật Asean
• ĐTNC của LSS được nghiên cứu dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn
Ví dụ: Sự phân biệt ngành Công pháp và Tư pháp – Từ nguồn gốc đến lý
thuyết hiện đại.
1.3.3. Các cấp độ so sánh
Vì sao phải phân chia thành các cấp độ so sánh?
Ø Do phạm vi và đối tượng của luật so sánh rộng nên các nghiên cứu so
sánh pháp luật có thể tiến hành so sánh một cách tổng thể, khái quát hệ
thống pháp luật này với hệ thống pháp luật khác.
Ø Hoặc so sánh thành tố của hệ thống pháp luật này với thành tố tương
ứng trong hệ thống pháp luật khác.
Ø Từ quan điểm đó, các học giả thường phân ra thành nhiều cấp độ so
sánh khác nhau, tuy nhiên trong khuôn khổ chương trình chúng ta chỉ
tìm hiểu hai cấp độ so sánh pháp luật là so sánh vĩ mô và so sánh vi
mô.
1.3.3. Các cấp độ so sánh
So sánh vĩ mô So sánh vi mô
Là so sánh những vấn đề cốt lỗi của các HTPL Là tập trung vào các vấn đề cụ thể trong các
như: HTPL
• Các hình thức pháp luật • Xét về phạm vi, so sánh vi mô không bao quát
• Các phương pháp tư duy toàn bộ HTPL mà nó tập trung vào việc so
• Các thủ tục được sử dung sánh các QPPL và chế định pháp luật của các
• Các vấn đề như kỹ thuật lập pháp, phương HTPL
pháp giải thích pháp luật • So sánh ở cấp độ vi mô là so sánh các quy
• Các loại nguồn và giá trị pháp lý của chúng phạm pháp luật được sử dụng để giải quyết
trong HT nguồn của các HTPL… một vấn đề thực tế cụ thể nào đó ở các HTPL
• à Đây là cấp độ so sánh cao nhất khác nhau
• Ví dụ: Việc so sánh chế định hợp đồng giữa
các HTPL, so sánh các quy phạm điều chỉnh
vấn đề hiệu lực hợp đồng giữa các HTPL khác
nhau là những so sánh ở cấp độ vĩ mô.
1.4. Phương pháp nghiên cứu của LSS

Phương pháp
Phương pháp
chung phân tích, diễn dịch,
quy nạp, tổng hợp

Phương pháp Phương pháp so sánh


nghiên cứu lịch sử

Phương pháp Phương pháp so sánh


đặc thù quy phạm

Phương pháp so sánh


chức năng
1.4.1. Phương pháp so sánh lịch sử

Ø Là phương pháp so sánh dựa vào các giai đoạn lịch sử nhất định để lý giải
những điểm tương đồng và khác biệt giữa các vấn đề cần so sánh.
Ø NNC xác định các yếu tố trong lịch sử (kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị,
hệ tư tưởng,…) trong quá khứ tác động như thế nào đến những điểm tương
đồng và khác biệt giữa các đối tượng so sánh
Ví dụ: Pháp điển hoá luật tư: Mô hình và thực tiễn quốc tế (Anh, Pháp, Đức)
è PP này thường được sử dụng để nghiên cứu các vấn đề thuộc về bản chất.
è PP này giúp NNC dự đoán được xu hướng phát triển của các HTPL.
1.4.2. Phương pháp so sánh quy phạm

Ø Là PP so sánh các quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, văn bản pháp
luật của HTPL này với các quy phạm, chế định, văn bản pháp luật tương
ứng trong HTPL khác
Ø Quy trình: Từ quy phạm pháp luật đến quan hệ xã hội
Quy phạm nào trong HTPL B thực hiện chức năng tương ứng với quy phạm
M trong HTPL A?
Ví dụ: Hình thức thực hiện quyền đại diện lao động theo PL của CHLB Đức
và Việt Nam dưới góc nhìn của LSS
- CHLB Đức: Mục 2 tiểu mục 3 của Hiến pháp
- VN: Bộ luật Lao động 2012.
1.4.2. Phương pháp so sánh quy phạm

• Ưu điểm: Dễ thực hiện


• Hạn chế: Không phải trong mọi trường hợp đều có thể thực hiện được
§ Khi không tìm thấy các cặp quy phạm, chế định, văn bản tương đồng
VD:
§ Các thuật ngữ có hình thức giống nhau nhưng nội hàm khác nhau
VD: crime/ crimé
§ Không tìm được VBPL tương ứng do cùng một vấn đề xã hội nhưng
mỗi quốc gia lại quy định ở các VB khác nhau
VD: quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng
1.4.3. Phương pháp so sánh chức năng
Ø Là PP so sánh các giải pháp được sử dụng trong các xã hội khác nhau để
giải quyết cùng quan hệ XH tồn tại ở các XH đó
Ø Quy trình: Từ quan hệ xã hội đến sự điều chỉnh của pháp luật
Vấn đề này được giải quyết hiệu quả như thế nào trong HTPL A và HTPL B?
Ví dụ: Vấn đề thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
àQG nào cũng gặp phải vấn đề này nhưng ở mỗi QG lại có một cách giải
quyết khác nhau:
- Pháp: pacta sunt servanda (BLDS 1804)
- Anh: học thuyết về sự tiêu giải của HĐ (khi mục đích/ đối tượng của HĐ
không còn) (án lệ: Krell v. Henry; Taylor v. Caldwell)
- Đức: học thuyết về căn cứ của hợp đồng (mong đợi của hai bên khi thực
hiện hợp đồng)
1.4.3. Phương pháp so sánh chức năng

• Ưu điểm: Trong mọi trường hợp đều có thể tiến hành được
• Hạn chế:
§ Đòi hỏi NNC phải có hiểu biết sâu và toàn diện về các HTPL để có
thể tìm ra được những quy phạm PL có liên quan và các kiến thức
trong các lĩnh vực khác
§ Rào cản về mặt ngôn ngữ
§ Mất nhiều thời gian và chi phí cho hoạt động nghiên cứu.
Làm việc nhóm

So sánh phương pháp so sánh quy phạm và phương pháp so sánh chức năng?
à Tiêu chí:
- Cách hiểu
- Điều kiện tiến hành
- Quy trình tiến hành
- Ưu điểm
- Hạn chế
- Công trình NC hướng đến
PPSS quy phạm PPSS chức năng
Cách hiểu Là PP so sánh các quy phạm pháp Là PP so sánh các giải pháp được sử
luật, chế định pháp luật, văn bản pháp dụng trong các xã hội khác nhau để
luật của HTPL này với các quy phạm, giải quyết cùng quan hệ XH tồn tại ở
chế định, văn bản pháp luật tương ứng các XH đó.
trong HTPL khác

Điều kiện tiến hành Hai quy phạm tương ứng Không yêu cầu
Quy trình tiến hành Từ quy phạm pháp luật đến quan hệ Từ quan hệ xã hội đến sự điều chỉnh
xã hội của pháp luật

Ưu điểm Dễ tiến hành Có thể thực hiện trong mọi TH


Hạn chế Không phải lúc nào cũng tiến hành Khó tiến hành
được

Lưu ý Dùng chủ yếu trong các công trình vi Dùng chủ yếu trong các công trình vĩ
mô, mục đích ít quan trọng mô, mục đích quan trọng
Kết luận

Phương pháp so sánh nào là tối ưu nhất?


èMỗi phương pháp nghiên cứu đều có ưu và nhược điểm riêng nên
không có phương pháp nào tối ưu hơn các phương pháp còn lại.
èViệc sử dụng phương pháp nào và bao nhiêu phương pháp là do NCC
quyết định.
1.5. Khái niệm
Luật so sánh là lĩnh vực khoa học nghiên cứu các đối tượng sau:
• So sánh các HTPL khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác biệt;
• Sử dụng điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định, giải thích nguồn
gốc của chúng, đánh giá những giải pháp đã được sử dụng trong các HTPL
khác nhau, phân nhóm các HTPL thành các DHPL hoặc nghiên cứu các vấn
đề cốt lõi của các HTPL;
• Xử lý các vấn đề mang tính PP luận nảy sinh có liên quan, bao gồm các vấn
đề mang tính PP luận liên quan đến việc NC PLNN;
• Xây dựng cơ sở PP luận để tiến hành nghiên cứu các quy luật xâm nhập,
tiếp thu các giá trị pháp lý, quy tắc pháp lý giữa các HTPL trên TG.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của LSS

Lịch sử hình hành và phát triển của LSS trên TG


• Giai đoạn trước TK XIX
• Giai đoạn từ TK XIX đến nay

Lịch sử hình hành và phát triển của LSS tại VN


• Trước năm 1986
• Từ năm 1986 đến nay
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của LSS trên TG

• Từ thế kỉ thứ XVI, ở các quốc gia châu Âu lục địa tồn tại nhiều loại luật lệ khác nhau được áp dụng cho các vùng
lãnh thổ khác nhau, vì vậy đã xuất hiện một số công trình so sánh các luật lệ được áp dụng trong cùng quốc gia
• Sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống pháp luật của quốc gia trong thế kỉ XVII và thế kỉ XVIII đã làm cho các
luật gia ở các nước châu Âu lục địa tập trung nghiên cứu hệ thống pháp luật của chính nước mình, vì vậy, luật so
sánh hầu như không được phát triển.
• Từ thế kỉ XIX đến nay, luật so sánh phát triển mạnh mẽ với hai hình thức là luật so sánh lập pháp và luật so sánh
học thuật.
• Nửa đầu thế kỉ XIX, luật gia của các nước chỉ tập trung vào nghiên cứu hệ thống pháp luật của nước mình vì thế
luật so sánh không có điều kiện đế phát triển.
• Giai đoạn cuối thế kỉ XIX, sự phát triển của luật so sánh được đánh dấu bằng sự phát triển mạnh mẽ của các thiết
chế của nó như các hiệp hội, các tạp chí và trưởng các chuyên ngành so sánh (professional chairs). Hội so sánh lập
pháp được lập ra ở Pháp năm 1869 được xem là tổ chức đầu tiên trên thế giới về luật so sánh.
• Trong nửa đầu thế kỉ XX, nhiều thiết chế chuyên về luật so sánh đã được thành lập và các thiết chế này đã đóng vai
trò quan trọng trong sự phát triển của luật so sánh.
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của LSS trên TG

• Sau đại chiến thế giới lần thứ II, với sự ra đời của hệ thống các nước xã hội
chủ nghĩa bao gồm các nước ở Đông Âu và một số nước khác ở châu Á và
châu Mỹ Latinh, luật so sánh đã có những thay đổi nhất định và ít nhiều bị
ảnh hưởng bởi sự phân hóa thế giới và quan điểm chính trị.
• Ở Mỹ và Tây Âu, luật so sanh tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhiều trung tâm,
viện nghiên cứu cũng như các hiệp hội luật so sánh đã được thành lập. Có
thể kể đến Hội luật so sánh của Mỹ thành lập 1951, Hiệp hội luật so sánh
của Italia được thành lập năm 1958, Hiệp hội luật so sánh của Hà Lan thành
lập năm 1968, Viện luật so sánh Thụy Sĩ được thành lập năm 1982...
• Ở châu Á chắc có lẽ Nhật Bản là nước đi tiên phong trong việc phát triển
Luật so sánh học thuật với việc thành lập Viện luật so sánh thuộc trường Đại
học Chuo năm 1948.
2.2. Lịch sử hình thành LSS tại Việt Nam

• Trước năm 1945: Luật so sánh ở Việt Nam thời kì này chủ yếu là so sánh lập pháp (viện
dẫn và sử dụng pháp luật nước ngoài để xây dựng hệ thống pháp luật của mình).
Ví dụ: Quốc triều hình luật – Bộ luật có giá trị đặc biệt trong cổ luật của Việt Nam.
• Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa, hệ thống pháp luật Việt Nam đã từng bước được xây dựng.
• Hầu hết các đạo luật lớn đặc biệt là hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước
của Việt Nam đã được xây dựng trên cơ sở tham khảo pháp luật của nước ngoài, nhất là
pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa.
• Ở miền Bắc, luật so sánh học thuật dường như ít được chú trọng. Lý dó là vì trình độ phát
triển khoa học pháp lý, điều kiện hoàn cảnh lịch sử, những thông tin đáng quan tâm đối
với pháp luật nước ngoài chỉ dừng lại đối với các nước xã hội chủ nghĩa.
• Ở miền Nam, trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1975, các nhà làm luật của miền Nam
đã tham khảo pháp luật nước ngoài trong quá trình xây dựng pháp luật. Cụ thể là tham
khảo luật tư của Pháp; luật công và một số lĩnh vực khác lại tham khảo của Mỹ và một số
nước khác.
2.2. Lịch sử hình thành LSS tại Việt Nam
• Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, hoạt động lập pháp của Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể.
• Từ năm 1986 đến nay
Ø Hiến pháp năm 1980 và các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước đã được xây dựng trên cơ sở
nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác khác.
Ø Điều này làm cho hệ thống pháp luật của Việt Nam trong giai đoạn này có nhiều điểm tương đồng với pháp
luật của Liên Xô.
Ø Những yêu cầu của quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện hệ thống pháp luật
để có thể chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nhờ đó, luật so sánh đã được phát triển mạnh mẽ hơn so
với các giai đoạn trước trên cả hai phương diện so sánh lập pháp và so sánh học thuật.
Ø So sánh lập pháp, các nhà làm luật trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật đã tìm hiểu và tham khỏa
kinh nghiệm pháp luật của các nước khác nhau, đặc biệt là những nước đã phát triển nền kinh tế thị trường.
Ø Tuy nhiên, “hướng nghiên cứu so sánh lập pháp của giới pháp lý Việt Nam chưa thực sự rõ rệt, sâu sắc và có
bài bản”.
2.2. Lịch sử hình thành LSS tại Việt Nam

• So sánh học thuật, các nhà luật học trong giai đoạn này cũng bắt đầu quan tâm
đến các nghiên cứu so sánh học thuật.
• Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của các nhà luật học Việt Nam chủ yếu là
giới thiệu các dòng họ pháp luật trên thế giới hoặc giới thiệu các vấn đề cụ thể của
các hệ thống pháp luật nước ngoài.
• Các công trình nghiên cứu dựa trên cơ sở những nguyên tắc và lý thuyết về luật so
sánh chưa nhiều, đặc biệt là các nghiên cứu lý thuyết về luật so sánh còn rất khiêm
tốn.
3. Vai trò của luật so sánh
Tạo cơ sở cho sự hiểu biết về văn hoá pháp lý nói chung

Tạo cơ sở cho sự hiểu biết tốt hơn về PLQG mình

Vai trò đối với HĐ lập pháp

Vai trò đối với hoạt động hài hoà hoá và nhất thể hoá pháp luật

Vai trò đối với việc giải thích và áp dụng pháp luật

Vai trò đối với CPQT

Vai trò đối với TPQT


3.1. Tạo cơ sở cho sự hiểu biết về văn hoá pháp lý nói chung

• Văn hoá pháp lý là gì?


• Vai trò của LSS đối với sự hiểu biết về văn hoá pháp lý?
èSự hình thành và phát triển của PL không độc lập và thoát ly hoàn
toàn khỏi các yếu tố khác mà gắn liền với chúng (lịch sử, địa lý, văn
hoá, kinh tế, chính trị, xã hội,…)
è Luật so sánh và tri thức về các lĩnh vực khác có mối quan hệ bổ sung
và hoàn thiện nhau
3.2. Tạo cơ sở cho sự hiểu biết tốt hơn về PLQG mình

• LSS cung cấp cho NNC cái nhìn khách quan và tổng thể hơn đối với
HTPL quốc gia mình.
• Cơ hội tiếp xúc với pháp luật nước ngoài để hoàn thiện PLQG
Ví dụ: Mô hình toà gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam và
Hàn Quốc (toà gia đình và người chưa thành niên ở VN được thành lập
theo Luật Tổ chức Toà án năm 2014, có sự so sánh với PL Hàn Quốc để
rút ra các kinh nghiệm cho việc cải tiến mô hình toà chuyên trách, để
mô hình toà chuyên trách này hoạt động có hiệu quả thì việc nghiên cứu
PLNN là cần thiết)
3.3. Vai trò đối với hoạt động lập pháp

• Các nhà lập pháp có được kinh nghiệm từ các công trình so sánh, vận
dụng trong quá trình soạn thảo và hoàn thiện luật
Ví dụ: Giới hạn quyền tác giả trong việc sao chép và trích dẫn tác phẩm
dưới góc nhìn luật so sánh (trong công trình, tác giả đã phân tích một
số điểm giới hạn quyền tác giả nổi bật trong việc sao chép và trích dẫn
tác phẩm theo pháp luật VN, đồng thời có sự so sánh với pháp luật của
các QG khác (Thuỵ Điển, Nhật Bản, Hoa Kỳ) và các ĐƯQT có liên
quan, từ đó đề xuất góp ý hoàn thiện PL phù hợp.
3.4. Vai trò đối với hoạt động hài hoà hoá và nhất thể
hoá pháp luật
• Hài hoà hoá và nhất thể hoá pháp luật là gì?
• Vai trò của LSS đối với hài hoà hoá và nhất thế hoá PL?
è Nhà làm luật tìm ra các điểm thiếu tương thích giữa nội luật và các cam
kết QT, giúp họ hoạch định công việc cần thiết để theo đúng các cam kết
QT
èNNC có cái nhìn rõ ràng hơn về việc liệu có thể cấy ghép PLNN và nên
lựa chọn HT nào để cấy ghép và liệu việc cấy ghép đó có lợi ích hay không
3.5. Vai trò đối với hoạt động giải thích và áp dụng pháp luật

• Giải thích pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với việc thực thi và
áp dụng pháp luật
• Kỹ năng so sánh luật chính là con đường duy nhất giúp giải thích
chính xác pháp luật khi đạo luật hay điều luật đó được ban hành để
thực thi các cam kết quốc tế
• Luật so sánh là phương tiện hỗ trợ các thẩm phán trong hoạt động xét
xử
• Luật so sánh phục vụ đắc lực cho hoạt động nghề nghiệp của các luật
gia (cố vấn pháp lý, luật sư)
3.6. Vai trò đối với CPQT
• CPQT là ngành luật đặc biệt điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể
là các quốc gia trong quan hệ hợp tác với nhau
• Việc đàm phán các ĐƯQT (nguồn luật quan trọng nhất của CPQT) chỉ
có thể diễn ra nếu các bên tham gia ký kết hiểu biết nhất định về
HTPL của nhau. Do đó, kiến thức LSS được coi là có ý nghĩa trực tiếp
đối với việc ký kết các ĐƯQT
• Các nguyên tắc pháp lý được các QG công nhận cũng là nguồn quan
trọng để TAQT áp dung để giải quyết các tranh chấp và các nguyên tắc
pháp lý này chỉ có thể đạt được thông qua việc so sánh nghiên cứu
HTPLNN.
3.7. Vai trò đối với TPQT
• TPQT là hệ thống các QPPL xung đột được áp dung bởi toà án hoặc
các cơ quan có thẩm quyền khác trong các trường hợp tình huống pháp
lý có liên quan đến nhiều hơn một HTPL
• Luật so sánh:
Ø Hỗ trợ các nhà lập pháp trong việc soạn thảo các quy tắc xung đột
pháp luật mới
Ø Được sử dung bởi các toà án trong quá trình dẫn chiếu đến việc áp
dụng pháp luật nước ngoài hoặc công nhận và thi hành các quyết định
và phán quyết nước ngoài.

You might also like