You are on page 1of 21

BÀI 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN


ĐẾN HOẠT ĐỘNG
z NGHIÊN CỨU
PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI

ThS. Trần Thị Ngọc Hà


Khoa Luật Quốc tế
z
1. Mối liên hệ giữa LSS và nghiên cứu PLNN

§ Luật SS và nghiên cứu PLNN là hai KH độc lập nhưng


chúng có sự bổ trợ nhau:

+ Các công trình nghiên cứu PLNN được coi là nguồn thông
tin gián tiếp cho người tiến hành so sánh để có hiểu biết về
PLNN để tiến hành ss

+ Các công trình NC của LSS sẽ làm cho tri thức về hệ thống
PLNN có chiều sâu và toàn diện hơn
z
Câu hỏi định hướng

Hãy giải thích tại sao hoạt động so sánh pháp luật không thể
tách rời hoạt động nghiên cứu pháp luật nước ngoài?
è Hoạt động NCPLNN cung cấp nguồn thông tin không thể
thiếu về các HTPL khác nhau, là cơ sở không thể thiếu trong
hoạt động nghiên cứu, so sánh luật. Ngược lại, LSS cung cấp
các nguyên tắc pháp lý cần thiết nhằm đảm bảo cho hoạt
động NCPLNN được thực hiện một cách dễ dàng, khoa học
và khách quan.
z
2. Nguồn thông tin sử dụng trong
nghiên cứu PLNN

Định hướng: Nghiên cứu pháp luật nước ngoài là


hoạt động mang tính nền tảng, tiền đề cho việc thực
hiện một công trình so sánh.
z Câu hỏi định hướng
1. Nguồn thông tin trong NCPLNN được chia thành mấy nhóm? Nêu
nguyên tắc phân loại nguồn thông tin?

2. Liệt kê một số nguồn thông tin cơ bản trong từng nhóm nguồn thông
tin kể trên.

3. Nêu ưu điểm và hạn chế chung của từng nhóm nguồn thông tin.

4. Trong một công trình nghiên cứu luật so sánh, người nghiên cứu có
phải sử dụng cả 2 nhóm nguồn thông tin để nghiên cứu PLNN hay
không? Tại sao?

5. Nêu một số vấn đề cần lưu ý để sử dụng hiệu quả từng nhóm nguồn
thông tin khi nghiên cứu PLNN?
z
1. Nguồn thông tin trong NCPLNN được chia thành
mấy nhóm? Nêu nguyên tắc phân loại nguồn thông tin?

Nguồn thông tin của PLNN được chia thành hai nhóm nguồn như
sau:

§ Nhóm nguồn thông tin chủ yếu

§ Nhóm nguồn thông tin thứ yếu

Nguyên tắc phân loại: dựa trên giá trị pháp lý của nguồn thông tin
đối với HTPL mà ta đang nghiên cứu.
z 2. Liệt kê một số nguồn thông tin cơ bản trong
từng nhóm nguồn thông tin kể trên.
Nguồn thông tin chủ yếu: là nguồn luật trong HTPL của các quốc
gia
Hình thức thể hiện: văn bản quy phạm pháp luật, án lệ, tập quán
pháp, các học thuyết pháp lý, các quy phạm tôn giáo,…

Nguồn thông tin thứ yếu: là nguồn thể hiện gián tiếp về nội dung
của PLNN thông qua các công trình trong lĩnh vực khoa học pháp lý
Hình thức thể hiện: giáo trình luật, luận án, luận văn chuyên ngành
luật, các bình luận khoa học, công trình nghiên cứu khoa học các
cấp, tạp chí chuyên ngành,…
3. Nêu ưu điểm và hạn chế chung của từng nhóm
z nguồn thông tin
Loại nguồn Nguồn thông tin chủ yếu Nguồn thông tin thứ yếu
thông tin
Ưu điểm Độ tin cậy cao (vì: trực tiếp phản ánh nội dung Dễ hiểu, dễ nắm bắt được nội dung điều chỉnh
điều chỉnh của PLNN đối với vấn đề mà người của HTPLNN (văn phong khoa học)
nghiên cứu quan tâm – đây chính là nguồn luật Dễ tiếp cận, dễ thu thập
được ban hành hay được công nhận thông qua
một trình tự thủ tục mà QG đó quy định)
Nguồn này phản ánh được đầy đủ nội dung điều Cung cấp các quan điểm, bình luận hay đánh
chỉnh của HTPLNN đối với vấn đề mà người giá khác nhau đối với cùng một vấn đề mà
nghiên cứu quan tâm người nghiên cứu quan tâm

Hạn chế Rào cản về ngôn ngữ Độ tin cậy không cao
Văn phong pháp lý, kỹ thuật pháp lý khác nhau

Nếu chỉ dựa vào nguồn này người nghiên cứu khó Khi sử dụng nguồn này, người nghiên cứu dễ bị
nắm bắt được mục đích của nhà nước nước ngoài ảnh hưởng bởi quan điểm chủ quan của tác giả
khi ban hành hoặc thừa nhận một QPPL nào đó. mà thiếu sự kiểm chứng, do đó không đảm bảo
Khó khăn trong việc thu thập và xác định nguồn được ngyên tắc khách quan khi nghiên cứu
thông tin chủ yếu PLNN.
z 4. Trong một công trình nghiên cứu LSS, người nghiên
cứu có phải sử dụng cả 2 nhóm nguồn thông tin để
NC PLNN hay không? Tại sao?

è Dựa vào mục đích khoa học, phạm vi nghiên cứu và cấp độ so sánh mà
NCC có thể sử dụng đồng thời cả hai loại nguồn trên, tuy nhiên trong
từng trường hợp mà mỗi loại nguồn có vai trò và được sử dụng với mức
độ khác nhau.

è Việc lựa chọn nguồn thông tin nào để NC còn phụ thuộc vào trình độ và
khả năng của NNC.

è Không thể kết luận nguồn nào có giá trị hay vai trò quan trọng hơn mà
tuỳ trường hợp NNC phải lựa chọn nguồn thông tin cho phù hợp
z
5. Nêu một số vấn đề cần lưu ý để sử dụng hiệu quả
từng nhóm nguồn thông tin khi nghiên cứu PLNN?

Các yếu tố cơ bản chi phối người tiến hành công trình nghiên cứu của LSS
gồm:

§ Yếu tố liên quan đến công trình NC: đối tượng của CTNC, phạm vi của
CTNC.

§ Yếu tố liên quan đến bản thân người tiến hành công trình NC: trình độ
(người nghiên cứu có được đào tạo chuyên ngành pháp lý hay không?), khả
năng (khả năng tài chính, ngôn ngữ), mục đích nghiên cứu, hệ thống pháp
luật của QG mà người nghiên cứu được đào tạo.
z
3. Một số sai lầm thường mắc phải khi
nghiên cứu PLNN

Định hướng:

§ Sai lầm trong việc xác định, thu thập và dịch thuật nguồn thông tin

§ Đưa ra các giả thuyết, giả định về các hệ thống pháp luật nước ngoài
mà không chứng minh

§ Khi nghiên cứu PLNN, người nghiên cứu lại sử dụng phương thức,
quan điểm như đối với luật trong nước

§ Khi nghiên cứu PLNN, người nghiên cứu tách rời khỏi chính sách pháp
luật của QG đó
z
3.1. Sai lầm trong việc xác định, thu thập và
dịch thuật nguồn thông tin

1. Tại sao khi nghiên cứu PLNN, ta phải xác định được loại nguồn thông
tin?

à Trật tự thang bậc pháp lý của các nguồn luật không giống nhau

2. Phải biết ai ban hành, ai thừa nhận, ở đâu, còn hiệu lực không?

à Truy về nguồn để áp dụng cho chính xác

3. Cần chú trọng điều gì khi dịch thuật?

à Dịch thoát nghĩa chứ ko đi tìm từ ngữ tương đương, nên sử dụng từ điển
đơn nghĩa và chuyên ngành. Vd: TĐ Anh – Anh và chuyên ngành luật
z
3.2. Đưa ra các giả thuyết, giả định về các hệ
thống pháp luật nước ngoài mà không chứng
minh

§ Việc giả định về tính tương đồng và khác biệt trong quá trình thực
hiện công trình NC SS là điều thường xuyên xảy ra

§ Tuy nhiên nếu giả định nhưng không chứng minh thì dễ dẫn đến rủi
ro và sai lầm, vì mỗi một quốc gia khác nhau có HTPL khác nhau,
việc sử dung các thuật ngữ pháp lý, nội dung các chế định pháp luật
đôi khi cũng khác biệt
z
3.3. Khi nghiên cứu PLNN, người nghiên cứu lại
sử dụng phương thức, quan điểm như đối với
luật trong nước

Sai lầm này xuất phát từ việc NNC sử dụng tư duy pháp lý của quốc
gia mình để hiểu và giải thích pháp luật nước ngoài à hiểu phiến
diện hoặc hiểu không đúng về HTPL nước ngoài
Lý giải cho quan điểm: Người chưa từng học luật trong nước đôi khi
có thể nghiên cứu PLNN tốt hơn so với người từng học trước đó.
z
4. Nguyên tắc giải thích và sử dụng các
nguồn luật

Câu hỏi định hướng:

1. Những nguyên tắc cần lưu ý khi giải thích và sử dụng các
nguồn luật?
2. Phân tích nội dung từng nguyên tắc trên?
z
Các nguyên tắc cần lưu ý khi giải thích và
sử dụng các nguồn luật

§ Nguyên tắc tôn trọng trật tự phân cấp của nguồn luật trong HTPL được nghiên
cứu

§ Nguyên tắc đảm bảo tính tổng thể, toàn diện đối với HTPL được nghiên cứu

§ Nguyên tắc nghiên cứu PLNN phải đảm bảo khách quan về tư duy

§ Nguyên tắc giải thích pháp luật đúng với cách thức giải thích pháp luật của
HTPL nơi đã ban hành ra quy phạm pháp luật đó

§ Vấn đề về dịch thuật trong hoạt động NCPLNN.


z
4.1. Nguyên tắc tôn trọng trật tự phân cấp của
nguồn luật trong HTPL được nghiên cứu

§ NNC có thể vi phạm nguyên tắc này một cách vô thức, nhất là
liên quan đến trật tự thứ bậc các nguồn luật trong HTPL
Vd: Việc quá đề cao đến án lệ hoặc VBPL của các nhà luật học
châu Âu lục địa hay Anh – Mỹ khi tiếp nhận đến HTPL của nhau
z
4.2. Nguyên tắc đảm bảo tính tổng thể, toàn diện
đối với HTPL được nghiên cứu

§ Phải đặt vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể: từ những
quy định trực tiếp đến gián tiếp, từ các quy định do cơ quan nhà
nước ban hành đến các quy định “sống” trong thực tiễn
Vd: Liên quan đến vấn đề trợ cấp xã hội ở Thuỵ Điển và ở Pháp

à Không nên cắt rời một chi tiết trong HTPL NN và chỉ NC chi tiết
đó mà không quan tâm đến đến mối quan hệ của chi tiết đó với phần
còn lại của HTPL.
z
4.3. Nguyên tắc nghiên cứu PLNN phải đảm bảo
khách quan về tư duy

§ Đảm bảo khách quan khi tiếp cận pháp luật nước ngoài: không áp
đặt các định kiến mang tính chủ quan về văn hoá, kinh tế, xã hội,
chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo,… lên HTPL nước ngoài được
nghiên cứu

§ Cần đặt quy phạm PLNN trong chính bối cảnh và môi trường nơi
quy phạm đó được hình thành
z
4.4. Nguyên tắc giải thích pháp luật đúng với
cách thức giải thích pháp luật của HTPL nơi đã
ban hành ra quy phạm pháp luật đó

§ Các nguồn luật nước ngoài phải được giải thích như chúng được
giải thích tại các nước đã sản sinh ra nguồn luật ấy.
Vd: Đối với HTPL Anh – Mỹ, việc giải thích pháp luật căn cứ vào
tinh thần của lời văn, còn đối với HTPL châu Âu lục địa, cần tập
trung vào quy định của pháp luật (quan điểm, mục đích của nhà lập
pháp)
z
4.5. Vấn đề về dịch thuật trong hoạt động
NCPLNN
§ Khi dịch thuật cần phải dựa trên quan điểm pháp luật của nước sở tại

§ Khi dịch thuật đối với các vấn đề pháp lý nên sử dụng loại từ điển chuyên
ngành pháp lý như từ điển pháp luật Anh – Anh, từ điển pháp luật Pháp –
Pháp, hoặc từ điển Luật học.

§ Cần lưu ý đến các thuật ngữ được sử dụng tương đồng về mặt nội hàm mặc
dù khác nhau về từ ngữ sử dụng; lưu ý về các thuật ngữ được sử dụng mang
tính quy ước

Vd: Hội thẩm nhân dân – Bồi thẩm đoàn; Tổng công ty – Tập đoàn

Tort (Common law): bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Civil law)

You might also like