You are on page 1of 46

BÀI 6

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT MỸ


Cấu trúc bài học

1. Lịch sử hình thành nhà nước và pháp luật


2. Hiến pháp Mỹ
3. Hệ thống toà án
4. Nghề luật và đào tạo luật
I. Lịch sử hình thành nhà nước và pháp luật Mỹ

1.1. Lịch sử hình thành nhà


nước
1.2. Lịch sử hình thành pháp
luật

Sự khác biệt giữa


thuật ngữ: Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ và nước Mỹ?
1. Lịch sử hình thành nhà nước Mỹ

1.1. Quá trình di dân hình thành nên các khu dân cư – tiền thân của Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ

1.2. Quá trình đấu tranh giành độc lập (1775 – 1783)
1.1. Quá trình di dân hình thành nên các khu dân cư –
tiền thân của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

1.1.1. Quá trình di dân từ châu Âu qua Bắc Mỹ


- Sự khám phá ra châu Mỹ của Christopher Colombus năm 1492.
- Những nước tiên phong trong quá trình di dân là Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha, Pháp, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Hà Lan, Anh.
- Thành phần di dân đến từ nhiều quốc gia khác nhau đã tạo nên đặc
điểm đa sắc tộc của Mỹ.
1.1. Quá trình di dân hình thành nên các khu dân cư –
tiền thân của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến việc di dân của nước Anh
- Kinh tế
+ Công nghiệp
+ Nông nghiệp
- Chính trị
- Tôn giáo
- Pháp luật
à Thành phần di cư từ Anh sang Bắc Mỹ rất đa dạng, phong phú.
à Mặc dù có sự đa dạng về thành phần, điểm chung của họ là có cùng
mục đích hướng đến tự do về chính trị, bình đẳng về địa vị xã hội.
Kết quả của
cuộc di dân
à Từ đầu thế kỷ XVII cho
đến cuối thế XVIII đã hình
thành Mười ba khu thuộc địa
của Anh trên đất Bắc Mỹ.
1.1. Quá trình di dân hình thành nên các khu dân cư – tiền thân
của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

1.1.3. Đặc điểm chung của các khu thuộc địa


- Mối quan hệ giữa Hoàng gia Anh với các khu thuộc địa: Hoàng gia
Anh thực hiện việc bảo trợ về kinh tế, chính trị, ngoại giao và pháp
luật đối với các khu thuộc địa này.
+ Kinh tế
+ Chính trị - ngoại giao
+ Pháp luật
Tuy nhiên, về thực chất sự bảo trợ của Hoàng gia Anh chỉ mang tính
gián tiếp.
1.1. Quá trình di dân hình thành nên các khu dân
cư – tiền thân của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
1.1.3. Đặc điểm chung của các khu thuộc địa
- Mối quan hệ giữa các khu thuộc địa với nhau:
+ Kinh tế: Mỗi khu thuộc địa là một khu vực kinh tế độc lập và riêng
biệt
+ Chính quyền: Bộ máy chính quyền và cách thức quản lý riêng, độc lập
+ Pháp luật: Mỗi khu thuộc địa có Hiến chương riêng
1.2. Quá trình đấu tranh giành độc lập (1775 – 1783)

Ø Nguyên nhân:
§ Nhu cầu độc lập về kinh tế, chính trị, pháp luật của người dân thuộc địa
§ Sự tăng cường áp đặt của HG Anh
Ø Diễn biến
• 1773: Sự kiện “Bữa tiệc trà ở Boston”
• 1774 - 1775: “Đại hội toàn châu lục”
• 1776: Tuyên ngôn độc lập ra đời.
• è Sự ra đời của một quốc gia độc lập mang tên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
2. Lịch sử hình thành
pháp luật
2.1. Giai đoạn pháp luật Mỹ tiếp thu có
chọn lọc Thông luật Anh (trước 1776)
2.2. Giai đoạn pháp luật Mỹ phát triển
độc lập với Thông luật Anh (sau 1776)

Pháp luật Mỹ
=
Pháp luật Anh ?
2.1. Giai đoạn pháp luật Mỹ tiếp thu có chọn lọc Thông luật
Anh (trước 1776)

Ø Pháp luật Mỹ thế kỷ 17: Pháp luật được áp dụng chủ yếu là các quy
định riêng của các quan chức địa phương, pháp luật có nguồn gốc từ
Kinh thánh và một số bộ luật thô sơ là kết quả của hoạt động pháp
điển hoá. Thông luật Anh được áp dụng hạn chế.
• Sự bất mãn của người dân thuộc địa đối với thông luật
• Sự không tương thích giữa thông luật và xã hội Mỹ
• Nước Mỹ không có đủ các điều kiện cần thiết để áp dụng thông luật
Anh (đội ngũ thẩm phán, HTTA, tuyển tập án lệ)
2.1. Giai đoạn pháp luật Mỹ tiếp thu có chọn lọc Thông luật
Anh (trước 1776)

Ø Pháp luật Mỹ thế kỷ 18: Thông luật Anh ngày càng được tiếp nhận
nhiều hơn tại các khu thuộc địa
• Sự phát triển của đời sống xã hội đòi hỏi sự điều chỉnh của một hệ
thống pháp luật thống nhất
• Thông luật Anh được xem là mắt xích cho sự đoàn kết các thuộc địa
• Nước Mỹ đã có cơ sở cho việc áp dụng thông luật
• Mối quan hệ thương mại với người Anh.
2.2. Giai đoạn pháp luật Mỹ phát
triển độc lập với thông luật Anh

Sau khi Mỹ giành độc lập vào năm 1776,


nước My đã dấy lên phong trào độc lập
và li khai khỏi tất cả các “yếu tố Anh”
Tuy nhiên, pháp luật Anh đã là một hình
mẫu được sử dụng trong một thời gian
dài nên PL Anh vẫn được tiếp nhận một
phần tại Mỹ
Người Mỹ đã tiếp nhận pháp luật Anh với
tinh thần chỉ giữ lại những gì phù hợp với
người Mỹ, phù hợp với nền tự do dân
chủ.
Kết luận
Ø Nước Mỹ vẫn ở lại trong hệ thống pháp luật thông luật, xuất phát từ hai
nguyên nhân:
• Sự trở về với thông luật là sự trở về với truyền thống Anh và nguồn gốc
Anh của người Mỹ
• Đa số các luật gia được đào tạo trong truyền thống thông luật nên lẽ dĩ
nhiên họ vẫn muốn tiếp tục áp dụng thông luật thay vì chuyển sang một hệ
thống pháp luật khác trái ngược với tư duy và thói quen thông thường của
họ
• è Tuy nhiên sự cạnh tranh giữa hai hệ thống pháp luật qua hơn nửa thể kỷ
giúp pháp luật Mỹ hình thành những đặc điểm khác biệt so với pháp luật
Anh.
3. Đặc điểm cơ bản của HTPL Mỹ

3.1. Đặc điểm về cấu trúc HTPL


Ø Về cấu trúc, khi đề cập đến HTPL Mỹ là đề cập đến 51 HTPL khác
nhau
Ø HTPL Mỹ có tính thống nhất
Ø Quy phạm về xung đột pháp luật rất phát triển:
+ Giữa liên bang với các bang
+ Giữa các bang với nhau.
3. Đặc điểm cơ bản của HTPL Mỹ

3.2. Đặc điểm về cấu trúc nguồn luật


- Pháp điển hoá phát triển mạnh
- Nguồn luật:
+ Án lệ (liên bang, bang)
+ Luật thành văn (Hiến pháp, Điều ước quốc tế, văn bản lập pháp của
QH, VB dưới luật)
+ Các nguồn bổ trợ (tập quán pháp, tác phẩm của học giả pháp lý)
Án lệ

• Là phương pháp, cách thức giải thích luật


• Hình thức, cấu trúc: giống với án lệ Anh
• Phương thức vận hành: theo chiều dọc
• Quy tắc áp dung án lệ: Stare Decisis
• Bao gồm: AL liên bang và AL bang
Luật thành văn
• Hiến pháp Liên bang Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
• Điều ước quốc tế: Hiệp ước quốc tế và Hiệp định hành pháp
• Các bộ luật, đạo luật và văn bản dưới luật

Các nguồn bổ trợ


• Tập quán pháp
• Các tác phẩm của học giả pháp lý
• Luật công bằng
II. Hiến pháp Hoa Kỳ

2.1. Quá trình soạn thảo Hiến


pháp
2.2. Nội dung của Hiến pháp
2.3. Cơ chế tu chính Hiến pháp
2.1. Quá trình soạn thảo Hiến pháp

2.1.1. Bối cảnh soạn thảo


- Pháp luật: Sự thiếu vắng một văn kiện pháp lý điều chỉnh thẩm quyền
pháp lý Liên bang
- Kinh tế: Nền kinh tế đang khủng hoảng nghiêm trọng (về ngoại
thương, về sản xuất sau chiến tranh)
- Chính trị – xã hội: Nhà nước Liên bang mất dần ảnh hưởng và không
có thực quyền, nhà nước Mỹ đứng trước nguy cơ tan rã.
2.1.2. Diễn biến của Hội nghị lập hiến

• 9/1786, Hội nghị Annapolis được tổ chức bàn về việc tu sửa Các Điều
khoản Liên bang
• 5/1787, Hội nghị lập hiến tại Philadelphia được tổ chức và bắt đầu
phác thảo một Hiến pháp
• Hội nghị kéo dài từ ngày 25/5 đến 17/9/1787, nội dung Hiến pháp
được hoàn tất nhưng chưa có hiệu lực.
2.1.3. Quá trình phê chuẩn Hiến pháp

• Hiến pháp sẽ có hiệu lực khi có tối thiểu 9 tiểu bang tham gia phê
chuẩn (Điều 7 của Hiến pháp)
• Sự vận đông cho việc phê chuẩn Hiến pháp diễn ra rất gay gắt trên
toàn bộ nước Mỹ
• Cuối cùng, những người ủng hộ nhà nước Liên bang đã giành được
thắng lợi, một chính phủ với đầy đủ ý nghĩa đã được thành lập. Hiến
pháp được thông qua và có hiệu lực vào ngày 30/4/1789.
2.2. Nội dung của Hiến pháp

• Gồm: 7 điều khoản và 27 tu chính án


• Hiến pháp là một thoả ước liên minh giữa các tiểu bang và cũng là sự
thoả hiệp phân chia quyền lực giữa chính quyền Liên bang và các tiểu
bang
• Hiến pháp là một khế ước xã hội
• Hiến pháp là sự thoả thuận phân chia giữa các nhánh quyền lực: lập
pháp, hành pháp và tư pháp.
2.2.1. Hiến pháp là một thoả ước liên minh giữa các tiểu bang và
cũng là sự thoả hiệp phân chia quyền lực giữa chính quyền Liên
bang và các tiểu bang

• Hiến pháp là nhân tố đảm bảo cho hoạt động của nhà nước Liên bang,
gắn kết các tiểu bang
• Hiến pháp trao quyền lực cho liên bang và tiểu bang
• Sự thoả thuận phân chia thẩm quyền giữa nhà nước liên bang và tiểu
bang:
+ Khoản 8 Điều 1
+ Tu chính án 10.
2.2.2. Hiến pháp là một khế ước xã hội

• Khế ước xã hội: nhân dân Mỹ và chính quyền liên bang


• Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể:
- Nhà nước: giữ gìn trật tự, cung cấp dịch vụ công
- Nhân dân: đóng thuế để duy trì bộ máy nhà nước.
2.2.3. Hiến pháp là sự thoả thuận phân chia giữa các
nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp

• Học thuyết tam quyền phân lập


- Lập pháp (Điều 1)
- Hành pháp (Điều 2)
- Tư pháp (Điều 3)
2.3. Cơ chế tu chính Hiến pháp

• Điều 5 của Hiến pháp trao cho Quốc hội quyền thông qua các điều luật
mà họ cho là “cần thiết và hợp lý”:
- Thông qua các thành viên của Quốc hội: Đại hội sửa đổi Hiến pháp
khi có từ 2/3 số thành viên của 2 viện xét thấy cần thiết
- Thông qua cơ quan lập pháp bang: Theo yêu cầu của 2/3 số cơ quan
lập pháp bang; những thay đổi trở thành một phần của Hiến pháp khi
có 3/4 các bang đồng ý phê chuẩn
àCơ chế tu chính mềm dẻo, linh hoạt nhưng không quá dễ dàng
è Hiến pháp “sống”.
III. Hệ thống toà án Hoa Kỳ

3.1. Đặc trưng của HTTA Hoa Kỳ


3.2. Cấu trúc
ØHệ thống toà án Liên bang
ØHệ thống toà án bang
3.3. Nguyên tắc xác định thẩm quyền tư pháp giữa Toà án Liên bang và
toà án bang
3.4. Luật áp dụng tại các toà án
3.1. Đặc trưng của HTTA Hoa Kỳ

• Hệ thống toà án có cấu trúc kép: toà án liên bang và toà án các bang
• Hệ thống toà án liên bang và các bang hoàn toàn tách biệt với nhau
về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, mỗi hệ thống có cấu trúc riêng, cấp sơ
thẩm và phúc thẩm riêng.
• Do các VBPL khác nhau quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt
động.
3.2. Cấu trúc

Toà án Tối cao Liên bang

Toà án Tối cao bang


Toà Phúc thẩm Liên bang

Toà Phúc thẩm bang

Toà Sơ thẩm Liên bang

Toà Sơ thẩm bang


3.2.1. Hệ thống toà án Liên bang

• Cấp sơ thẩm: Toà án hạt liên bang/ Toà án khu vực liên bang/ Toà án
quận liên bang (District Court)
• Cấp phúc thẩm: Toà phúc thẩm liên bang/ Toà phúc thẩm vùng/ Toà
phúc thẩm khu vực (Circuit Court of Appeal)
• Cấp tối cao: Toà án tối cao liên bang/ Tối cao pháp viện Mỹ
(Supreme Court of US)
• Ngoài ra còn có các toà án đặc biệt (Toà án thuế liên bang, Toà khiếu
nại liên bang,…) và các cơ quan xét xử bán tư pháp.
i) Toà án hạt liên bang

• Thẩm quyền:
ü Các vụ việc có liên quan đến luật liên bang
ü Các tranh chấp có giá trị từ 75.000 USD
ü Các tranh chấp đa chủng
• Sự tham gia của BTĐ: 6 – 12 người
• Vai trò tạo lập chính sách: có
ii) Toà án phúc thẩm liên bang
• Thành lập năm 1891
• Cấu trúc: 13 toà phúc thẩm:
ü Toà 1 – 11
ü Toà Washington DC
ü Toà phúc thẩm toàn liên bang
• Thẩm quyền:
ü Sửa lỗi cho các bản án của toà sơ thẩm
ü Phân loại và đưa vụ việc lên toà án tối cao
• Vai trò tạo lập chính sách: có
iii) Toà án Tối cao

• Thẩm quyền:
ü Xét xử sơ thẩm mang tính chung thẩm đối với một số vụ việc
ü Phúc thẩm các vụ việc của toà án liên bang cấp dưới và toà án tối cao
bang
• Phương thức phúc thẩm:
ü Phúc thẩm đương nhiên
ü Phúc thẩm thỉnh án
ü Thông qua trát lấy lên xét xử lại
• Thẩm quyền cao nhất trong việc giải thích Hiến pháp, luật, nghị quyết,…
So sánh cơ chế bảo hiến ở Hoa Kỳ và Pháp

Tiêu chí Hoa Kỳ Pháp


Mô hình Bảo hiến phi tập trung Bảo hiến tập trung
Thẩm quyền Mọi toà án Hội đồng Bảo hiến
Tính chất giám sát Cụ thể Khái quát
Phạm vi bảo hiến Rất rộng Hẹp hơn so với phạm vi BH của Mỹ

Phương thức giám sát Giám sát sau Giám sát trước và sau
Chủ thể có quyền yêu cầu bảo Mọi cá nhân, tổ chức GS trước: đương nhiên
hiến GS sau: các bên có liên quan

Hậu quả Chỉ dừng lại ở việc tuyên bố vi hiến HĐBH có quyền tuyên bố huỷ bỏ
đạo luật hoặc nội dung vi hiến
Luật áp dung tại các toà án Liên bang

• Nguyên tắc chung: Tòa án liên bang có nghĩa vụ áp dụng luật của các
bang khi vấn đề xét xử nằm trong thẩm quyền làm luật của các bang
và khi vấn đề rõ ràng có tính chất địa phương
• Trong một vụ việc có thể áp dụng cả luật của liên bang và của bang,
luật của bang sẽ được áp dụng. Luật của liên bang chỉ áp dụng khi nó
liên quan tới vấn đề liên bang.
3.2.2. Hệ thống toà án bang

Ø Các toà án của từng bang thực hiện thẩm quyền xét xử của mình một
cách độc lập, hoàn toàn không mang tính bắt buộc về việc phải tuân
thủ các quyết định của toà án bang khác.
Ø Gồm:
§ Toà án sơ thẩm (Trail Court)
§ Toà án phúc thẩm (Court of Appeal)
§ Toà án tối cao bang (Supreme Court)
i) Toà án sơ thẩm

• Thẩm quyền: Sơ thẩm các vụ việc dân sự và hình sự


• Bao gồm: Toà sơ thẩm (County Court) và Toà sơ thẩm thẩm quyền
chung (Circuit Court)
• Thủ tục xét xử: 1 thẩm phán và bồi thẩm đoàn (6-12 người)
ii) Toà án phúc thẩm

• Thẩm quyền: Phúc thẩm các vụ việc của toà án sơ thẩm

• Thủ tục xét xử: 3 thẩm phán hoặc “en banc”, không có BTĐ
iii) Toà án Tối cao
• Thẩm quyền:
ü Sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ việc có khả năng tạo ra
các nguyên tắc pháp lý mới
ü Phúc thẩm các bản án của toà sơ thẩm tiểu bang (khi tiểu bang không
có toà phúc thẩm riêng)
ü Phúc thẩm (về quan điểm pháp luật) các bản án của toà phúc thẩm
tiểu bang
ü Giải thích Hiến pháp, pháp luật bang; thực hiên chức năng bảo hiến
• Thủ tục xét xử: 3 - 9 thẩm phán hoặc “en banc”
3.3. Nguyên tắc xác định thẩm quyền tư pháp giữa Toà
án Liên bang và toà án Bang

Các vụ việc mà thẩm quyền giải quyết chỉ thuộc về một hệ thống
toà án
• Toà án của bang được độc quyền xét xử đối với vụ việc do luật pháp
của bang quy định và thoả mãn thêm điều kiện các bên trong vụ việc
đều phải là công dân của bang mình (thoả mãn đồng thời);
• Toà án liên bang có thẩm quyền chuyên biệt đối với một số vụ việc
liên quan đến: thủ tục xử lý phá sản, sở hữu công nghiệp, tranh chấp
hàng hải, khiếu kiện chống lại các cơ quan hành chính liên bang.
Các vụ việc mà cả hai hệ thống toà án đều có thẩm quyền
• Các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền xét xử của cả hai hệ thống toà án
bao gồm:
ü Các tranh chấp liên quan đến việc diễn giải hay áp dụng Hiến pháp và
các đạo luật của liên bang.
ü Các tranh chấp liên quan đến yếu tố “đa chủng”. Nếu bên nguyên khởi
kiện tại một toà án bang không phải bang của bên bị thì bên bị có thể yêu
cầu chuyển vụ việc lên toà án liên bang.
• Các vụ việc hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của cả hai hệ thống toà án
bao gồm các vụ án mà cả cơ quan nhà nước cấp liên bang và cấp bang
đều có quyền khởi tố.
è Các bên được lựa chọn toà án bang hay liên bang để giải quyết.
3.4. Luật áp dụng tại các toà án

• Về luật tố tụng: Không phụ thuộc vào việc tòa án thụ lý vụ việc thẩm quyền lập
pháp của cấp nào, luật tố tụng được áp dụng trong mọi trường hợp là luật tố tụng
của tòa án mình.
VD: Khi tòa án liên bang thụ lý vụ việc thuộc thẩm quyền lập pháp của bang thì tòa
án liên bang sẽ áp dụng luật tố tụng của liên bang.
• Về luật nội dung: Nguyên tắc là vụ việc thuộc thẩm quyền lập pháp của cấp nào
thì tòa án phải áp dụng luật nội dung của cấp đó. Đối với những vụ tranh chấp
thuộc thẩm quyền lập pháp của cả bang và liên bang thì tòa án phải áp dụng pháp
luật của bang nếu vấn đề liên quan đến bang, áp dụng pháp luật liên bang khi vụ
tranh chấp mang tính chất xuyên bang
IV. Nghề luật và đào tạo luật tại Hoa Kỳ
4.1. Đào tạo luật – học luật
Ø Hệ thống cơ sở đào tạo
Ø Đặc điểm: Thời gian đào tạo, Phương pháp đào tạo, Đào tạo luật ở
giai đoạn sau đại học và Các hoạt động ngoại khoá.
4.2. Cấu trúc nghề luật
ØNghề luật sư
ØNghề thẩm phán
ØGiáo sư dạy luật.

You might also like