You are on page 1of 5

IV/ PHÁP LUẬT TƯ SẢN:

2.2. Dân luật tư sản:


2.2.1. Các bộ Dân luật tư sản điển hình:
- Dân luật tư sản giữ vị trí trọng yếu trong pháp luật tư sản. Nội dung chủ yếu của
dân luật tư sản là bảo vệ quyền tư hữu tư sản, điều chỉnh hợp đồng, hôn nhân gia
đình nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản. Có thể kể đến một số bộ dân luật
điển hình trong pháp luật tư sản:
 Bộ luật Napoleong năm 1804
 Bộ luật Thương mại năm 1807 của Pháp
 Bộ dân luật Đức
 Bộ dân luật Thụy Sĩ
2.2.2. Nội dung của dân luật tư sản:
* Chế định quyền tư hữu tư sản:
- Quyền tư hữu tư sản là vấn đề cơ bản của luật tư sản. Được dân luật điều chỉnh và
được luật hình sự, luật hành chính và nhiều ngành luật khác bảo vệ.
- Quyền tư hữu gồm 3 quyền: quyền định đoạt, quyền chiếm hữu và quyền sử
dụng. Quyền tư hữu là quyền tự nhiên của con người, thiêng liêng bất khả xâm
phạm. Trong dân luật, quyền tư hữu được bảo vệ đặc biệt. Luật tránh mọi quy định
làm phương hại đến quyền tư hữu nhưng tất cả quy định ấy lại không mang lại lợi
ích cho nhân dân lao động, vì thực tế người lao động không có tài sản để tư hữu.
Trái lại còn tăng thêm sự bất bình đẳng xã hội.
* Chế định trái vụ và hợp đồng tư sản:
- Trái vụ là:
+ Một trong những chế định quan trọng của dân luật tư sản.
+ Một quan hệ pháp luật trong đó một người hoặc một số người phải thực
hiện hành vi đó đối với một hoặc một số người khác.
+ Hình thức pháp lý trung gian cơ bản của quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa.
Trong xã hội tư bản tất cả đều là đối tượng mua bán, vì vậy trái vụ không chỉ bao
trùm quan hệ kinh tế mà còn cả những quan hệ nhân thân, quan hệ gia đình.
- Hợp đồng là hình thức trao đổi chủ yếu của chủ nghĩa tư bản. Dân luật tư sản xác
định quyền bình đẳng và tự do biểu lộ ý chí của các bên tham gia hợp đồng.
- Các điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng: thực hiện nghiêm chỉnh trong bất kỳ
hoàn cảnh nào; pháp luật chỉ cho phép hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp cósự
đồng ý của tất cả các bên đã tham gia ký hợp đồng; chiến tranh, thiên tai, nhữngtai
biến khác chỉ là lý do trì hoãn việc thực hiện hợp đồng. Luật quy định nhiều
phương pháp để thực hiện hợp đồng: cầm cố, đặt cọc,tiền phạt, bảo lãnh,…
* Chế định pháp nhân và công ty cổ phần tư sản:
- Chế định pháp nhân và công ty cổ phần củng cố địa vị kinh doanh của nhà tư bản,
không ngừng tập trung vốn mở rộng kinh doanh tư bản chủ nghĩa, dẫn tới độc
quyền thu lợi nhuận ngày càng cao.
- Tư cách pháp nhân của công ty cổ phần: Thành lập công ty đăng ký với chính
phủ; có tài sản riêng, có đầy đủ quyền quản lý và tham gia lưu thông dân sự thông
qua người đại diện.
* Chế định quyền thừa kế tư sản:
- Chế định này quy định về những quan hệ tư sản sản sinh do một thể nhân chết và
tạo điều kiện chuyển tài sản của người chết cho người khác. Quan hệ thừa kế là
một bộ phận trọng yếu của quan hệ tài sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
- Về mặt pháp luật, người ta phân biệt hệ thống của các nước tư bản châu Âu và hệ
thống thừa kế Anh, Mỹ.
+ Thừa kế theo luật của các nước tư sản lục địa châu Âu: Thừa kế theo luật
xảy ra khi người chết không để lại chúc thư, chúc thư bị công nhận là vô hiệu hoặc
chúc thư không giải quyết hết tất cả các tài sản để lại. Luật căn cứ theo 2 nguyên
tắc:
 Bảo đảm quyền lợi hợp pháp của gia đình người thừa kế.
 Đề cao giá trị của chủ tư hữu, cho thừa kế không chirnguoifw trong
gia đình mà cả họ hàng xa xôi.
+ Thừa kế theo luật Anh, Mỹ: Quyền và nghĩa vụ của người chết được
chuyển cho một người trung gian. Sau khi người trung gian làm những thủ
tục theo luật thì tài sản chuyển cho người thừa kế. Thừa kế theo chúc thư: Là
cách thừa kế thuận tiện nhất. Hầu hết những vụ thừa kế đều có chúc thư.
=> Nhìn chung, chế định thừa kế tư sản mang tính chất bảo thủ, duy trì tàn dư
phong kiến và những nguyên tắc phản dân chủ, hạn chế quyền lợi của con thứ, ưu
tiên quyền con trưởng trong thừa kế.
* Chế định hôn nhân và gia đình:
- Trong dân luật tư sản, quan hệ tài sản quyết định quan hệ hôn nhân và gia đình.
- Kết hôn phải hội đủ hai điều kiện: Người kết hôn phải có năng lực pháp lý (độ
tuổi nhất định); hai bên nam nữ đồng ý lấy nhau.
- Về hình thức kết hôn: có nước quy định kết hôn do chính quyền chứng nhận; có
nước kết hôn theo hình thức tôn giáo.
- Pháp luật bảo vệ quyền lợi, tài sản của gia đình hợp pháp, bảo vệ quyền lợi của
con cái trong giá thú.

2.3. Hình luật tư sản: (bnger)


NHỮNG CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA NHÀ NƯỚC TƯ SẢN THỜI KÌ
CẬN ĐẠI:
Một số công trình nổi tiếng bao gồm:
1) Cung điện Versailles (Pháp): Xây dựng bởi vua Louis XIV, cung điện
Versailles được coi là biểu tượng của quyền lực và vẻ đẹp kiến trúc cổ điển.

2) Lâu đài Schoenbrunn (Áo): Là nơi cư trú mùa hè của Hoàng gia Áo, được xây
dựng với kiến trúc hoành tráng và vườn hoàng gia rộng lớn.
3) Nhà hát La Scala (Ý): Được xây dựng ở Milan, La Scala là một trong những
nhà hát opera nổi tiếng nhất thế giới, đánh dấu sự phồn thịnh của nghệ thuật biểu
diễn.

4) Vườn Botanical Gardens, Kew Gardens (Anh): Được thành lập dưới thời vua
George III, Kew Gardens là một trong những công viên và vườn thực vật quan
trọng nhất trên thế giới.
5) Bảo tàng Louvre (Pháp): Ban đầu là một cung điện, Louvre được chuyển đổi
thành một trong những bảo tàng nghệ thuật lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới.
Các công trình này đều phản ánh sự giàu có, quyền lực và sự phát triển văn hóa,
khoa học trong thời kỳ này của nhà nước tư sản.

You might also like