You are on page 1of 3

KIỂU PHÁP LUẬT PHONG KIẾN

1. Kiểu pháp luật là gì?


Kiểu pháp luật là một nhóm pháp luật có những đặc điểm cơ bản, đặc thù giống nhau,
thể hiện tập trung ở cơ sở kinh tế và tính giai cấp của pháp luật đó.
Nhờ khái niệm kiểu pháp luật mà chúng ta có thể nhận thức được một cách cụ thể là
logic về bản chất và ý nghĩa xã hội của các pháp luật được xếp trong cùng một kiểu, về
những điều kiện tồn tại và phát triển của các pháp luật đó. Những thông tin đó tạo điều
kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, nhận thức, đánh giá, về những điểm cơ bản, đặc thù
của một kiểu (nhóm) pháp luật như bản chất, vai trò, điều kiện tồn tại và phát triển của
pháp luật nào đó.
Trên cơ sở các quan điểm về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin đã
xem xét lịch sử xã hội như là một quá trình lịch sử tự nhiên của sự thay thế một hình thái
kinh tế – xã hội khác. Mỗi một hình thái kinh tế – xã hội là một kiểu lịch sử của xã hội
được thiết lập trên cơ sở của một phương thức sản xuất.
Pháp luật là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng. Bản chất, nội dung của pháp luật
suy cho cùng là do cơ sở kinh tế quyết định, vì vậy để phân loại các kiểu pháp luật đã tồn
tại trong lịch sử cần dựa vào hai tiêu chuẩn: một là, dựa trên cơ sở kinh tế nào và quan hệ
sản xuất; hai là, sự thể hiện ý chí của giai cấp và củng cố quyền lợi của giai cấp nào trong
xã hội.
2. Sự ra đời của kiểu pháp luật phong kiến
Pháp luật phong kiến ra đời ở Trung Quốc vào thế kỉ III trước Công nguyên, ở Tây Âu và
Ấn Độ vào khoảng thế kỉ V, ở bán đảo Arập và vùng Trung Á vào khoảng thế kỉ VII, ở
Nga, Ba Lan, Ukraina và các dân tộc Xlavơ từ khoảng thế kỉ VỊ đến thế kỉ IX, X.
Pháp luật phong kiến có một số đặc điểm cơ bản như mang tính đẳng cấp, đặc quyền,
chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tư tưởng tôn giáo, có các hình phạt dã man, tàn bạo, phát
triển không toàn diện (nặng về hình sự, nhẹ về dân sự; nặng về công pháp, nhẹ về tư
pháp), thể hiện sự bất bình đẳng về giới tính.
Pháp luật phong kiến có các bộ luật nổi tiếng như Bộ luật nhà Tần thế kỉ III trước Công
nguyên, Bộ cửu chương luật của nhà Hán (từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 220),
Bộ luật nhà Đường thế kỉ VII, Bộ đại Thanh luật lệ năm 1740 của Trung Quốc, Bộ luật
tục Noocmăngđi (Normandie) năm 1275 của Pháp, Bộ luật Saxon thế kỉ XIII của Đức,
Bộ hội điển luật lệ Fleta năm 1290 của Anh, Bộ hội điển luật lệ năm 1649 của Nga, Bộ
luật Hồng Đức thế kỉ XV của Việt Nam...
3. Kiểu pháp luật phong kiến
a, Bản chất
Pháp luật phong kiến là kiểu pháp luật thứ hai trong lịch sử, ra đời cùng với sự ra đời
của nhà nước phong kiến. Kiểu pháp luật Phong kiến thay thế cho kiểu pháp luật chủ nô,
chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ hơn pháp luật chủ nô. Xét về bản chất của pháp luật
phong kiến do chính các điều kiện kinh tế xã hội phong kiến quy định hay nói cách khác
nó do quan hệ sản xuất mặt bản phong kiến quy định. Vì vậy, về mặt bản chất giai cấp,
pháp luật phong kiến thế hiện ý chí của giai cấp địa chủ, phong kiến, là phương tiện để
bảo vệ trật tự xã hội phong kiến, trước hết là quan hệ sản xuất phong kiến. Nó ghi nhận
sự bất bình đẳng giữa các đẳng cấp khác nhau trong xã hội, sự lệ thuộc của nông dân vào
giai cấp địa chủ, bảo vệ sự áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nông
dân.
Về phương diện xã hội pháp luật phong kiến có vai trò xã hội nhất định. Nó là phương
tiện để nhà nước phong kiến thực hiện những công việc chung của xã hội, ghi nhận và
phát triển các quan hệ xã hội của hình thái kinh tế xã hội phong kiến cao hơn, tiến bộ hơn
so với hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ. Đồng thời pháp luật phong kiến là
phương tiện để nhà nước phong kiến thực hiện những công việc chung, những chức năng
xã hội. Trong những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thế pháp luật phong kiến không chỉ
thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ phong kiến mà còn phản ánh ý chí chung của toàn xã
hội.
b, Đặc điểm
- Một là, pháp luật phong kiến xác lập và bảo vệ trật tự đẳng cấp đồng thời thừa nhận và
bảo vệ những đặc quyền của các đẳng cấp trên trong xã hội
+ Pháp luật phong kiến chia giai cấp trong xã hội thành nhiều đẳng cấp khác nhau. Mỗi
đẳng cấp có địa vị xã hội và địa vị pháp lý khác nhau. Pháp luật phong kiến công khai
tuyên bố cho mỗi đẳng cấp có những đặc quyền riêng. Giai cấp thống trị được chia thành
nhiều đẳng cấp với tước vị quý tộc, địa vị xã hội khác nhau như vương, công, hầu, bá, tử,
nam. Quyền lợi cao nhất trong xã hội Phong kiến thuộc về vua, vua có toàn quyền, sau
vua là các địa chủ lớn, tăng lữ có rất nhiều quyền.
+ Pháp luật bảo vệ chế độ tư hữu về ruộng đất và chế độ bóc lột địa tô, bảo vệ sự thống
trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp địa chủ phong kiến và tăng lữ.
- Hai là, pháp luật phong kiến dung túng cho việc sử dụng bạo lực và sự tuỳ tiện của
những kẻ có quyền lực trong xã hội
+ Pháp luật cho phép địa chủ, quý tộc phong kiến có toàn quyền tra tấn, xét xử và áp
dụng tất cả các hình phạt đối với nông dân mà không cần điều kiện. Ăngghen viết:
“Trong những chương giảo huấn của Bộ luật Carôlỉna nói đến việc “cắt tai’’, “xéo mũi”,
“khoét mắt”, “chặt ngón tay và bàn tay”, “chặt đầu”, “buộc vào bánh xe đánh cho gẫy
chân tay”, “thiêu đốt”, “kẹp bằng kìm nung đỏ”, “phanh thây”... không một chương nào
mà bọn lãnh chúa nhân hậu và bọn bảo hộ lại không thể áp dụng với nông dân của chúng,
tuỳ theo sở thích” Pháp luật cho phép mọi người trong xã hội có thể giải quyết tranh chấp
với nhau bằng cách dùng bạo lực như đấu gươm hoặc đấu súng.
-Ba là, pháp luật phong kiến quy định những hình phạt và cách thi hành hình phạt rất dã
man, hà khắc.
+ Mục đích hình phạt của pháp luật phong kiến chủ yếu nhằm gây đau đớn về thể xác
và tinh thần cho con người, làm nhục, hạ thấp danh dự, nhân phẩm của con người. Chính
vì vậy, các hình phạt được quy định trong pháp luật như: chém đầu, treo cố, dìm nước,
voi giày, tứ mã phanh thấy, ném vạc dầu, thích chữ vào mặt… được áp dụng rộng khắp ở
các nhà nước phong kiến.
+ Pháp luật phong kiến hợp pháp hoá tính chất chuyên quyền và tuỳ tiện sử dụng bạo
lực. Ở giai đoạn đầu pháp luật phong kiến cho phép các lãnh chúa phong kiến có pháp
luật của riêng lãnh địa mình.
-Bốn là, pháp luật phong kiến thiếu thong nhất và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn
giáo, đạo đức phong kiến.
+ Ở các nước phong kiến trong thời kì phân quyền cát cứ, mỗi lãnh địa có một hệ thống
pháp luật riêng, nhiều khi chúng còn có hiệu lực cao hơn pháp luật của nhà vua trung
ương. Điều này dẫn đến thực trạng nhà nước phong kiến ghi nhận, thể chế hoá nhiều quy
định của lễ, giáo, đạo đức phong kiến thành pháp luật của nhà nước. Thực trạng này đã
được Voltare phản ánh khá sinh động trong tác phẩm của ông là: “Nếu anh du ngoạn trên
đất Pháp, thì mỗi lần anh thay ngựa là mỗi lần luật lệ thay đổi”.

You might also like