You are on page 1of 3

* Về nội dung:

- Pháp luật tư sản công khai tuyên bố nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước. Cùng với sự hình thành chế độ tư bản, nguyên tắc "phân chia quyền lực" đã trở
thành một trong những nguyên tắc chính của chủ nghĩa lập hiến tư sản. Học thuyết pháp luật - chính trị
(thuyết "phân quyền") phân chia thành ba quyền: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lập
pháp do nghị viện thực hiện; quyền hành pháp do chính phủ thực hiện; quyền tư pháp do tòa án tối cao
thực hiện. Các cơ quan này hoạt động độc lập với nhau, kiểm tra và giám sát lẫn nhau theo cơ chế “kiềm
chế và đối trọng” để không có cá nhân nào nắm hết mọi quyền lực, tạo sự cân bằng giữa các quyền, đảm
bảo cho những mối liên hệ cần thiết giữa các quyền lực bị chia tách để những cơ quan độc lập tách biệt
có thể cộng tác với nhau phục vụ cho lợi ích chung của đất nước. Trong khi đó ở nhà nước phong kiến
tất cả các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều nằm trong tay nhà vua - người có quyền lực tối
cao. Vì tất cả quyền lực đều do nhà vua nắm giữ nên dễ dẫn tới tình trạng độc đoán, chuyên quyền, lạm
quyền cho nên không có dân chủ trong nhà nước do đó cũng không thể có dân chủ ngoài xã hội. Vua là
“thiên tử” và không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì trước pháp luật, thậm chí có quyền đứng trên pháp
luật. Vua có thể bắt mọi thần dân của mình phải tuân theo ý chí của mình, gây nên sự thiếu dân chủ.

- Thứ hai, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật thế giới, pháp luật tư sản công khai ghi nhận và đảm
bảo thực hiện quyền công dân của các cá nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Ở pháp luật phong kiến
quyền con người không được ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Đối với pháp luật tư sản, khái niệm
“công dân” được nhà nước tư sản đưa vào trong đạo luật cơ bản của mình, có thể khẳng định rằng đây
là điểm tiến bộ hơn và thể hiện tính nhân đạo hơn so với pháp luật phong kiến. Người dân trong xã hội
được chuyển từ thần dân thành công dân, bình đẳng với nhau trong mọi lĩnh vực đồng thời cũng được
pháp luật quy định trong các văn bản pháp luật, các bản hiến pháp đầu tiên như nước Mĩ, Pháp… Trong
pháp luật tư sản, xây dựng xã hội công dân mà ở đó con người bình đẳng, ngang quyền về mặt pháp lí,
mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Nhưng
cũng nhấn mạnh rằng sự tự do, bình đẳng ở đây là về mặt pháp lí tức là còn mang nặng tính hình thức,
không dân chủ, bình đẳng không thật sự và triệt để. Tuy nhiên nó vẫn được ghi nhận và bởi thế nó thể
hiện sự tiến bộ hơn so với pháp luật phong kiến. Khi quyền con người, quyền công dân được ghi nhận
trong pháp luật tư sản thì mỗi cá nhân có mối quan hệ pháp lí ràng buộc với một nhà nước tư sản nhất
định (tức là mang quốc tịch của nước đó) thì được nhà nước thừa nhận là công dân của nước mình
được hưởng quyền công dân đồng thời thực hiện nghĩa vụ công dân với đất nước. Trên cơ sở đó nhà
nước tư sản lập ra các chế định “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” trong các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, dân sự,… dù nhiều trường hợp vẫn mang tính hình thức nhưng nó cũng đã thể
hiện được sự tiến bộ so với pháp luật phong kiến.

- Thứ ba, pháp luật tư sản công khai tuyên bố nguyên tắc tự do hợp đồng trong các lĩnh vực dân sự,
kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình. Chế định hợp đồng đã trở thành một trong những chế định cơ
bản của pháp luật tư sản. Pháp luật tư sản không những giải phóng sức lao động con người mà còn giải
phóng chính thân phận con người thoát khỏi sự lệ thuộc tồn tại. Từ đây mọi cá nhân đều có quyền tự do
ý chí, tự do thỏa thuận theo nguyên tắc bình đẳng giữa hai bên trong các quan hệ giao dịch.Còn trong xã
hội phong kiến, phần nào đã coi nông dân là con người nhưng nó công khai thừa nhận và bảo vệ sự bất
bình đẳng giữa các giai cấp trong xã hội, trong mọi lĩnh vực. Ví dụ: ở xã hội phong kiến người có địa vị
càng cao thì nắm trong tay địa vị và ruộng đất. Nông dân không có ruộng đất vì vậy họ bị trói buộc vào
ruộng đất mà địa chủ giao cho, và bị bắt giao cho địa chủ gần hết sản phẩm làm ra, người dân phải chịu
sự bóc lột đó nếu không họ sẽ chết đói. Còn đối với nhà nước tư sản thì pháp luật tư sản đã thừa nhận
nhiều bên khác chuyển giao một vật, thực hiện hay không thực hiện một việc nào đó, nguyên tắc đó dựa
trên sự bình đẳng giữa các chủ thể và đảm bảo lợi ích của từng bên.

- Thứ tư của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến là đã ghi nhận, bảo đảm thực hiện các
nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của nhà nước tư sản, của các tổ chức chính trị xã hội và trong
hoạt động của công dân. Pháp luật phong kiến không ghi nhận và đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp
chế trong tổ chức, hoạt động của nhà nước phong kiến và đời sống xã hội. Thật vậy, trong nhà nước
phong kiến cực quyền pháp luật chỉ dành cho nhà vua, người có quyền hành tuyệt đối và trong xã hội chỉ
tồn tại một nền chính trị hà khắc tùy tiện bất chấp cả pháp luật. Với bản chất như vậy pháp luật không
thể ghi nhận nguyên tắc pháp chế - một nguyên tắc đòi hỏi sự bình đẳng, tự do, dân chủ. Pháp chế tư
sản được ghi nhận và bảo đảm thực hiện đã góp phần đấu tranh chống lại chế độ đặc quyền, đặc lợi.
Hơn nữa, việc thực hiện nguyên tắc này còn thể hiện sự bình đẳng, dân chủ của mọi tầng lớp nhân dân
trong xã hội. Với những ý nghĩa này, có thể khẳng định rằng việc ghi nhận và đảm bảo nguyên tắc pháp lí
là điểm tiến bộ của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến.

- Thứ năm, đặc điểm nổi bật nhất của pháp luật tư sản cho thấy sự tiến bộ vượt trội so với pháp luât
phong kiến là sự ra đời của hiến pháp. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất, là cơ
sở để xây dựng hệ thống pháp luật. Dựa vào hiến pháp, hệ thống pháp luật tư sản trở nên thống nhất,
hoàn thiện hơn thể hiện đầy đủ ý chí của giai cấp tư sản. Ngược lại, pháp luật phong kiến không có hiến
pháp làm nền tảng nên tản mạn, thiếu thống nhất, chủ yếu dựa vào chiếu chỉ do vua ban, mang tính
chung chung, không có sự tách biệt giữa các ngành luật. Do đó, hệ thống pháp luật thiếu phong phú, đa
dạng, chuyên quyền, độc đoán. Rõ ràng việc ra đời của Hiến pháp đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá
trình xây dựng hệ thống pháp luật

* Về hình thức:

Pháp luật tư sản biểu hiện chủ yếu dưới luật thành văn, được ghi trong các văn bản pháp luật một cách
rõ ràng. Các loại văn bản pháp luật tư sản cũng hết sức phong phú, điển hình nhất cần phải kể đến là
hiến pháp, luật, các sắc lệnh và nghị định trong khi đó hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến là
tập quán pháp và được ban hành dưới dạng lệnh, chiếu chỉ, khẩu lệnh… của nhà vua. Nếu như luật pháp
phong kiến là sự kết hợp của Lễ và Hình, sự kết hợp giữa Đức trị với Pháp trị và hoà đồng giữa quy phạm
pháp luật với quy phạm đạo đức thì pháp luật tư sản chủ yếu là các đạo luật và luật. Giai cấp tư sản
không cho rằng việc dùng đạo đức để răn đe, giáo huấn là có hiệu quả hơn pháp trị
-

You might also like