You are on page 1of 12

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN LUẬT SO SÁNH

ĐỀ 03: So sánh cấu trúc nguồn luật của hệ thống pháp luật
Anh và Mỹ

NHÓM : 06

LỚP : N02. TL1

KHÓA : 47

2023
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
NỘI DUNG ........................................................................................................... 2
1, Cấu trúc nguồn luật của Anh, Mỹ................................................................. 2
1.1 Cấu trúc nguồn luật của Anh ................................................................. 2
1.2 Cấu trúc nguồn luật của Mỹ. ................................................................. 2
2, Sự tương đồng và khác biệt giữa cấu trúc nguồn luật của Anh và Mỹ. ....... 2
2.1 Sự tương đồng giữa cấu trúc nguồn luật của Anh và Mỹ. .................... 2
2.2 Điểm khác biệt giữa cấu trúc nguồn luật của Anh và Mỹ. ................... 3
3, Nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và khác biệt trong cấu trúc nguồn luật
của Anh và Mỹ. .................................................................................................. 5
KẾT BÀI ............................................................................................................... 7
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
STT Họ và tên MSSV Phân công công Đầy Sôi Nhiều Xếp
việc đủ nổi ý loại
tưởng
1 Nguyễn Phương 470616 Sự khác biệt giữa x A
Anh cấu trúc 2 nguồn
luật
2 Hà Thanh Hương 470621 Sự tương đồng x A
giữa cấu trúc 2
nguồn luật

3 Nguyễn Thị 470641 Sự khác biệt giữa x x A


Kiều cấu trúc 2 nguồn
luật, Thuyết trình

4 Hoàng Thanh 470644 Nguyên nhân x A


Linh

5 Đậu Thị Thanh 470665 Mở, kết bài x x A


Sự tương đồng,
tổng hợp bản
word

6 Viên Đình Minh 470666 Cấu trúc nguồn x A


luật của Mĩ

7 Nguyễn Tiến 470667 Nguyên nhân x A


Đạt

8 Nguyễn Thị 470718 Cấu trúc nguồn x x A


Bảo Ngọc luật của Anh
Slide

Nhóm trưởng
Danh mục từ viết tắt

HTPL Hệ thống pháp luật


LỜI MỞ ĐẦU

Xét trên phương diện kinh tế, Anh và Mĩ được xem là những cường quốc kinh
tế phát triển nhất trên thế giới đến hiện tại. Xét trên phương diện pháp luật, hai
quốc gia này đều đi theo dòng họ pháp luật Common Law, có hệ thống pháp luật
lâu đời, tiêu biểu, là hình mẫu cho nhiều quốc gia khác học tập. Chính vì sự tiêu
biểu ấy, nhóm chúng em quyết định chọn đề 3: “So sánh cấu trúc nguồn luật của
hệ thống pháp luật Anh và Mỹ” để có thể tìm ra điểm giống và khác giữa hai hệ
thống pháp luật này.

1
NỘI DUNG

1, Cấu trúc nguồn luật của Anh, Mỹ.

1.1 Cấu trúc nguồn luật của Anh


Nguồn luật của HTPL Anh gồm có: án lệ, pháp luật thành văn, tập quán pháp,
tục lệ, đặc quyền hoàng gia, các tác phẩm có uy tín, lẽ phải, pháp luật quốc tế.

1.2 Cấu trúc nguồn luật của Mỹ.


Cấu trúc nguồn luật của Mỹ gồm 3 loại: Án lệ, Luật thành văn và các tác phẩm
của học gia pháp lý.

2, Sự tương đồng và khác biệt giữa cấu trúc nguồn luật của Anh
và Mỹ.

2.1 Sự tương đồng giữa cấu trúc nguồn luật của Anh và Mỹ.
Trong cấu trúc nguồn luật cùng có Án lệ, các văn bản pháp luật và các tác
phẩm của các học giả pháp lý có uy tín.
Án lệ được thừa nhận là một nguồn chính thống, thậm chí về mặt thực tế còn
chiếm ưu thế hơn so với luật thành văn. Án lệ của Anh và Mỹ đều có chung
nguyên tắc “Stare decisis”, có nghĩa là tuân thủ các phán quyết trước đó, có sự
ràng buộc giữa các phán quyết của các toà án với nhau, đều được ghi chép, xuất
bản để sử dụng.
Cả Anh và Mỹ đều thừa nhận và sử dụng các tác phẩm của các học giả pháp
lý giống như là một nguồn luật. Các tác phẩm này là những cuốn sách dành cho
sinh viên gồm một tập hoặc một bộ nhiều tập sách dành cho các chuyên gia luật.
Các tác phẩm này thường được trích dẫn bởi các luật sư và thẩm phán trong quá
trình hành nghề luật.
Luật thành văn ngày càng được coi trọng trong hệ thống nguồn luật của cả
hai quốc gia.

2
2.2 Điểm khác biệt giữa cấu trúc nguồn luật của Anh và Mỹ.
a, Điểm khác biệt mang tính chất chung
Số lượng nguồn luật của hệ thống pháp luật Anh phong phú hơn: Nếu như
trong hệ thống pháp luật Mỹ chỉ có 3 loại nguồn luật là: Án lệ; luật thành văn và
các tác phẩm của các học giả pháp lý thì ở Anh có 6 loại nguồn: Án lệ; Luật thành
văn; tập quán pháp, tục lệ, lẽ phải, đặc quyền hoàng gia.

b, Những điểm khác biệt trong một số loại nguồn cụ thể


Anh và Mỹ là hai quốc gia thuộc dòng họ Common Law nên có cấu trúc
nguồn luật nhìn chúng khá nhiều điểm tương đồng. Nhưng khi đi sâu vào nghiên
cứu ta lại thấy mỗi nguồn luật của mỗi quốc gia lại có khác biệt.

Án lệ
Án lệ là những nguyên tắc pháp lý rút ra từ các quyết định hay bản
án đã tuyên của tòa án cấp trên, có giá trị pháp lý ràng buộc các tòa án cấp
dưới và thậm chí có thể ràng buộc chính tòa án đã thiết lập án lệ trong quá
trình giải quyết các vụ việc có tính chất tương tự trong tương lai.
Đối với Anh thì án lệ rất được coi trọng, còn ở Mỹ thì bị hạn chế phần nào đó
hơn so với ở Anh. Án lệ của Mĩ được áp dụng với một vài giới hạn quan trọng
như: tòa tối cao của các bang của Mĩ không chịu sự ràng buộc bởi phán quyết
trước đó của chính mình. Trong khi đó, ở Anh, việc bám sát vào tiền lệ pháp trong
hoạt động xét xử là yêu cầu nghiêm ngặt. Trong nhiều năm, Thượng nghị viện,
tòa án cao nhất ở Anh đã tự cho rằng mình phải tuyệt đối tuân thủ các phán quyết
trong quá khứ của chính mình. Ngày nay, quyết định của tòa án vẫn bị giới hạn
nghiêm ngặt trong kết quả của các phán quyết trong quá khứ (tiền lệ pháp), vì vậy
phát triển chậm chạp và chỉ trong những giới hạn quy định. Tuy nhiên, chỉ những
bản án được xuất bản mới trở thành án lệ và có giá trị ràng buộc.

Ở Mĩ, tiền lệ pháp của mỗi bang chỉ hoạt động trong phạm vi của bang mình
và phán quyết của các bang không chịu sự ràng buộc với nhau, tuy nhiên các án
lệ cũng vẫn được thừa nhận. Trong các bản án cũng dành rất nhiều chỗ cho quan

3
điểm của thẩm phán về chính sách chung, đặc biệt những vụ việc mà tòa án coi
là quan trọng. So với các thẩm phán Anh, thẩm phán Mĩ rõ ràng đề cập nhiều hơn
tới hệ quả thực tiễn của một phán quyết và liệu những hệ quả này có phù hợp với
nhu cầu chính sách hơn là với sự kiên định của người thẩm phán trong việc xét
xử vụ việc hiện tại trong mối quan hệ với tiền lệ pháp.

Luật thành văn

Luật thành văn ở Mỹ luôn được chú trọng phát triển hơn ở Anh và nó được
thể hiện như sau:

- Hiến pháp:

Anh là nước không có hiến pháp thành văn. Các quy định có bản chất của
hiến pháp Anh có thể tìm thấy trong đặc quyền Hoàng gia, trong một số truyền
thống và một số án lệ cũng như văn bản pháp luật do Nghị viện ban hành và gần
đây còn nằm trong cả một số đạo luật của Liên minh Châu Âu. Magna Carta năm
1215 được coi là bản hiến pháp đầu tiên của Anh, thừa nhận quyền con người.
Ngày nay, một số đạo luật quan trọng làm thành Hiến pháp Anh phải kể đến gồm:
Luật quyền con người năm 1688, Luật kế vị ngai vàng năm 1701, Luật đình quyền
giam giữ năm 1679, Luật hợp nhất với Scotland 1707 và gần đây nhất là Luật
Cộng đồng châu Âu.

Trái với Anh, nước Mỹ có hiến pháp thành văn: Liên bang và các bang đều
có hiến pháp viết. Hiến pháp Mỹ được ban hành năm 1787 và được coi là đạo
luật cơ bản của quốc gia. Do đó, bất kể nguồn luật nào trên nước Mỹ, kể cả luật
của liên bang hay các bang đều không được trái với nội dung Hiến pháp như đã
được Tòa án tối cao Mỹ giải thích.

+ Việc ghi nhận quyền con người Nếu như ở Anh, bản Hiến pháp đầu tiên năm
1215 đã thừa nhận quyền con người thì khi mới ra đời, hiến pháp Mỹ không quy
định về quyền con người mà quyền này chỉ được đưa vào nội dung Hiến pháp sau
lần sửa đổi bản hiến pháp lần thứ mười.

4
+ Thừa nhận nguyên tắc giám sát bằng thủ tục tư pháp Một điểm khác biệt cũng
khá điển hình giữa Hiến pháp Anh và hiến pháp Mỹ là việc thừa nhận nguyên tắc
giám sát bằng thủ tục tư pháp đối với tính hợp hiến của các văn bản pháp luật của
Hiến pháp Mỹ thì không được biết đến ở Anh trong quá khứ.

- Luật:

Nếu như ở Mỹ đã xác định được hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh
các lĩnh vực quan hệ xã hội cụ thể, rất đồ sộ và khoa học, đặc biệt tốc độ soạn
thảo văn bản pháp luật là rất nhanh nhưng vẫn không kém phần hiệu quả, thể hiện
trình độ lập pháp và sự coi trọng luật thành văn của Mỹ rất cao, nhanh chóng, kịp
thời cho ra đời các loại văn bản điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh trong đời
sống xã hội trong khi đó thì ở Anh chưa có các văn bản pháp luật đó và chưa làm
được những điều đó; Các văn bản pháp luật ở Anh gồm các văn bản pháp luật do
Nghị viện trực tiếp ban hành và các văn bản pháp luật Nghị viện ủy quyền ban
hành: Luật, luật thống nhất và luật hệ thống hóa.

Còn ở Mỹ có rất nhiều đạo luật cả ở cấp liên bang và cấp bang. Hiến pháp Mỹ
quy định luật Liên bang có giá trị pháp lí cao hơn luật của các bang. Trừ Hiến
pháp Mỹ, các đạo luật do quốc hội Mỹ thông qua có giá trị pháp lí cao nhất, cao
hơn cả phán quyết của tòa án cấp liên bang và cấp bang và cao hơn các đạo luật
tương ứng của các bang. Nếu như ở Anh, chính quyền địa phương có thẩm quyền
ban hành văn bản pháp luật ở địa phương thì chính quyền mỗi bang của Mỹ cũng
đều có quyền ban hành luật riêng áp dụng trong bang. Phần lớn luật thành văn
của các bang vẫn luôn độc lập tuyệt đối với luật thành văn của các bang khác.

3, Nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và khác biệt trong cấu
trúc nguồn luật của Anh và Mỹ.
Nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng: Sở dĩ có những điểm giống nhau là do
cấu trúc của HTPL Anh và Mỹ đều bắt nguồn từ dòng họ Common law. Hơn nữa,

5
trước đây Mỹ từng là thuộc địa của Anh nên ít nhiều cấu trúc pháp luật của Mỹ
cũng bị ảnh hưởng bởi pháp luật Anh.

Nguyên nhân của những điểm khác nhau thì có rất nhiều yếu tố tác động: vị trí
địa lý, dân cư, lịch sử, chế độ chính trị,…cụ thể:

Thứ nhất, Anh và Mỹ là hai quốc gia độc lập, có bộ máy nhà nước khác nhau,
có sự khác biệt về kinh tế, chính trị nên sẽ ảnh hưởng phần nào đến HTPL của
hai quốc gia.

Thứ hai, Anh là nước truyền thống lâu đời, dân cư gần như thuần nhất. Mỹ là
nước ra đời muộn, dân cư chủ yếu là nhập cư, đa sắc tộc, đa tôn giáo nên cách tư
duy pháp lí sẽ khác nhau, dẫn đến khác biệt trong HTPL cũng như cấu trúc nguồn
luật của Anh và Mỹ.

Thứ ba, ở Anh không có Hiến pháp thành văn. Anh là quốc gia có bề dày truyền
thống, hơn nữa nguyên tắc Stare decisis lại là xương sống của pháp luật Anh. Còn
ở Mỹ lại có một bản Hiến pháp Liên bang, Mỹ phải xây dựng bản Hiến pháp
thành văn này là vì Mỹ là một nước liên bang trong đó có sự dung hòa về lợi ích
của các tiểu bang.

Thứ tư, luật thành văn ở Mỹ được coi trọng hơn vì cơ quan lập pháp của Mỹ
thường xuyên tiến hành luật hóa các phán quyết của Tòa án, các án lệ điển hình,
hoạt động pháp điển hóa ở Mỹ được tiến hành thường xuyên hơn ở Anh.

6
KẾT BÀI
Mặc dù đều thuộc dòng họ pháp luật Common Law nhưng cấu trúc nguồn
luật của hệ thống pháp luật Anh và hệ thống pháp luật Mỹ ngoài những điểm
tương đồng thì cũng có những điểm khác biệt. Thông qua việc so sánh, nhóm em
đi đến kết luận: Cấu trúc hệ thống nguồn luật của Anh đa dạng, phong phú hơn
cấu trúc hệ thống nguồn luật của Mỹ và vai trò của các loại nguồn khác nhau
trong cấu trúc nguồn của hai hệ thống pháp luật này cũng không giống nhau.

7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, NXB Công an nhân
dân 2022.

Internet

2. Sinh viên HLU, So sánh cấu trúc nguồn luật hệ thống pháp luật Anh-Mỹ
(https://svhlu.blogspot.com/2016/03/so-sanh-cau-truc-nguon-luat-anh-va-
my.html?m=1) ngày 19 tháng 11 năm 2023.
3. LuanVan.co, Những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc nguồn
luật của hệ thống pháp luật Anh và Mỹ (https://luanvan.co/luan-van/nhung-
diem-tuong-dong-va-khac-biet-trong-cau-truc-nguon-luat-cua-he-thong-
phap-luat-anh-va-mi-7601/) ngày 19 tháng 11 năm 2023.

You might also like