You are on page 1of 65

GV: Nguyễn Thị Vy Quý

Nhóm 4
HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
01 HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT TRÊN THẾ GIỚI
02 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
Ở VIỆT NAM

03 MỘT SỐ NGÀNH LUẬT


CƠ BẢN Ở VIỆT NAM
04 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
QUỐC TẾ

05 TRÒ CHƠI
01
HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT TRÊN THẾ GIỚI
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI

HỆ THỐNG DÂN LUẬT HỆ THỐNG LUẬT CHUNG HỆ THỐNG LUẬT HỒI GIÁO
(THÔNG LUẬT)
HỆ THỐNG DÂN LUẬT
Là hệ thống luật pháp có lịch sử lâu đời nhất và cũng có ảnh hưởng nhiều nhất đến các hệ
thống luật pháp khác
Có nền tảng bắt nguồn từ hệ thống pháp luật của Pháp và pháp luật của một số nước lục địa
Châu Âu
Ngày nay, phạm vi ảnh hưởng của hệ thống dân luật tương đối rộng, bao gồm các nước Châu
Âu lục địa (Pháp, Đức, Italia…), Quebec (Canada), Louisiana (Mỹ), Nhật Bản và một số nước
Châu Mỹ Latinh (Brazil, Venezuela…)
HỆ THỐNG DÂN LUẬT
• Hệ thống dân luật còn phân biệt giữa Công Pháp và Tư Pháp.

➢ Luật Công Pháp như Luật Hiến pháp, Luật Hành Chính. Trong thực tế, các nước theo hệ
thống dân luật cũng không có quan điểm thống nhất về Công Pháp. (Ví dụ ý kiến khác
nhau về Luật Hình Sự và Luật Hiến Pháp).

➢ Luật Tư Pháp là luật pháp chứa đựng trong bộ Dân Luật và các bộ luật phụ thuộc vào
bộ Dân luật như Luật về cá nhân (hộ tịch), Luật Gia Đình, Luật Sở Hữu, Luật Thừa Kế, Luật
Nghĩa Vụ, Luật Thương Mại, Luật Lao Động và Luật Hình.
HỆ THỐNG THÔNG LUẬT
Là một hệ thống pháp luật phát triển từ các quyết định của tòa án trong các vụ kiện trong
quá khứ. Các quyết định của tòa án này đã trở thành các tiền lệ pháp lý và được sử dụng
để giải quyết các tranh chấp pháp lý tương tự trong tương lai.

Thông Luật được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia như: Anh, Mỹ, Canada, Úc và New
Zealand.

Nó được coi là hệ thống pháp luật phát triển thông qua quá trình giải quyết tranh chấp
pháp lý và được đặt trên các quy định pháp luật được đặt ra bởi các cơ quan lập pháp.
HỆ THỐNG THÔNG LUẬT
❖ ĐẶC ĐIỂM CỦA THÔNG LUẬT
➢ Dựa trên các quyết định của tòa án
➢ Không dựa trên luật lệ cụ thể
➢ Phát triển liên tục
➢ Tính linh hoạt
➢ Tác động rộng
➢ Yêu cầu nghiên cứu sâu sát
➢ Sự thay đổi và sự khác biệt giữa các quốc gia
➢ Sự thiếu độ chính xác và rõ ràng
➢ Không có giới hạn thời gian
➢ Tính bổ sung
➢ Phụ thuộc vào khả năng giải thích của tòa án
SO SÁNH DÂN LUẬT VÀ THÔNG LUẬT
DÂN LUẬT (CIVIL LAW) THÔNG LUẬT (COMMON LAW)

Bắt nguồn từ các nước Châu Âu lục


NGUỒN GỐC Vương quốc Anh
địa, điển hình là Pháp - Đức

Luật pháp hình thành những chế


ĐẶC THÙ CỦA HỆ THỐNG PHÁP Luật pháp được hình thành từ tập
định cụ thể theo cơ chế bao trùm
LUẬT quán
những mối quan hệ xã hội

THỦ TỤC TỐ TỤNG Thủ tục tố tụng thẩm vấn Tố tụng tranh tụng

Là cơ quan làm luật (cho ra những


VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN Là cơ quan áp dụng pháp luật
Án lệ)

VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ Không được đề cao Rất được đề cao

Được đào tạo theo một quy trình Đa số được chọn là những luật sư
THẨM PHÁN
riêng giỏi
HỆ THỐNG LUẬT HỒI GIÁO
• Hệ thống pháp luật Islam giáo được gọi là Shari’a, theo tiếng Ả Rập có nghĩa là Luật học
hay pháp luật.

• Hệ thống pháp luật Hồi giáo chia hành vi con người thành 5 loại:
➢ Hành vi buộc phải làm
➢ Hành vi nên làm
➢ Hành vi làm cũng được, không làm cũng được(không đáng kể, không cần lưu ý)
➢ Hành vi đáng bị chê trách
➢ Hành vi bị cấm

-> Những quy định của pháp luật Hồi giáo pha trộn giữa quy phạm đạo đức, tôn giáo và
quy phạm pháp luật. Nó vừa là cơ sở để xã hội đánh giá hành vi nào là thiện hay ác, vừa là
cơ sở pháp lí để Thẩm phán xem xét hành vi hợp pháp hay không hợp pháp.
02
HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT Ở VIỆT NAM
❖ KHÁI NIỆM
Là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau và
được phân định thành các chế định pháp luật, ngành luật để thực hiện điều chỉnh pháp
luật đối với các quan hệ xã hội.

(Chế định pháp luật hay còn gọi là định chế pháp luật hoặc chế định là tập hợp một
nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm giống nhau để điều chỉnh về nhóm quan hệ xã
hội tương ứng trong phạm vi một ngành luật hoặc nhiều ngành luật.)
❖ KHÁI NIỆM
Về khái niệm hệ thống pháp luật, trong khoa học pháp lý hiện còn có những quan điểm
rất khác nhau:

Quan điểm truyền thống của nhiều nhà luật học cho rằng hệ thống pháp luật là cấu
trúc bên trong của pháp luật, hệ thống pháp luật được hình thành và phát triển phù
hợp với cơ cấu quan hệ xã hội.

Một loại quan điểm khác lại cho rằng chỉ có một khái niệm hệ thống pháp luật, không
thể phân biệt rõ nét được 2 khái niệm hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực
định.
❖ KHÁI NIỆM
Tuy nhiên, cả 2 quan điểm trên đều có những điểm chưa hợp lý. Bởi vì:

+ Quan điểm thứ nhất có 2 điểm hạn chế là không xác định được thành tố nhỏ nhất (tế
bào) của hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực định. Đồng thời chưa giải thích
được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của hệ thống pháp luật.

+ Quan điểm thứ hai lại dung hợp vào hệ thống pháp luật cả những yếu tố bên ngoài
mang tính kỹ thuật, rời rạc.
PHÂN BIỆT HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
VỚI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH
❖ KHÁI NIỆM
Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, thống
nhất với nhau và được phân định thành các chế định pháp luật, ngành luật để thực hiện
điểu chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội .

Hệ thống pháp luật thực định (còn gọi là hệ thống văn bản pháp luật) là biểu hiện bên
ngoài cụ thể của pháp luật được hình thành trong quá trình ban hành các bộ luật, sắp
xếp, tập hợp hoá các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác
❖ NỘI DUNG
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH

Là tổng thể các quy phạm pháp luật có


Là hệ thống các văn bản quy phạm pháp
tính thống nhất nội tại bền vững đồng
luật của một quốc gia
thời có tính độc lập nhất định

Được phân chia thành các chế định pháp Được sắp xếp theo trật tự thang bậc giá
luật và các ngành luật trị khác nhau

-> Hoàn toàn loại trừ các yếu tố như: các nguyên tắc chính trị, triết học, kỹ thuật
pháp lý... ra ngoài phạm vi của khái niệm.
Theo cách hiểu này hệ thống pháp luật được định nghĩa là tổng thể các quy phạm pháp
luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp
luật các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những
trình tự, thủ tục và hình thức nhất định.

Hệ thống pháp luật là một khái niệm chung bao gồm 2 mặt trong một chỉnh thể thống
nhất là hệ thống cấu trúc (bên trong) của pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật (hệ thống nguồn của pháp luật)

=> Xác định đúng đắn các ngành luật trong hệ thống pháp luật và phân biệt ranh giới
giữa các ngành luật có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng, ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật cũng như trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy khoa
học pháp lý và cả trong công tác hệ thống hoá pháp luật.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
STT Thời gian Tên Bộ Luật Nội dung

- Đây được xem là bộ luật quốc gia thành văn đầu tiên
trong lịch sử lập pháp nước nhà.
- Hình thư gồm 3 quyển, trong đó bao gồm các quy định:
Bộ luật Hình
1 Thời Lý + Tổ chức của triều đình, quân đội và hệ thống quan lại.
thư
+ Biện pháp trừng trị đối với những hành vi nguy hiểm cho
xã hội.
+ Sở hữu và mua bán đất đai, tài sản, quy định về thuế…
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
STT Thời gian Tên Bộ Luật Nội dung

- Kế thừa nội dung của Hình thư từ thời Lý và bổ sung và


Quốc triều
2 Thời Trần điều chỉnh nhất định về hình phạt, thủ tục tố tụng và chế độ
hình luật
tư hữu đất đai, tài sản.

- Bao gồm 722 điều, chia thành 12 chương, 6 quyển.


Thời vua - Trong đó, có các nội dung về hành chính, hình sự, dân sự,
Bộ luật
3 Lê Thánh hôn nhân gia đình và tố tụng.
Hồng Đức
Tông - Đây được đánh giá là thành tựu có giá trị đặc biệt quan
trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
STT Thời gian Tên Bộ Luật Nội dung

- Bao gồm 398 Điều, chia thành 22 quyển và 6 lĩnh vực.


- Trong đó, có các nội dung quy định về:
+ Tổ chức nhà nước và hệ thống quan lại.
+ Tội danh và hình phạt.
Thời Bộ luật Gia + Quản lý dân cư và đất đai.
4
Nguyễn Long + Ngoại giao và nghi lễ cung đình.
+ Tổ chức quân đội và quốc phòng.
+ Xây dựng, bảo vệ đê điều, lăng tẩm.
- Được đánh giá là một trong hai bộ luật tổng hợp có quy
mô lớn và nội dung phong phú.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Tên Bộ
STT Thời gian Nội dung
Luật

- Đây là bản án Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh công
Hiến pháp
5 09/11/1946 bố Bản Tuyên ngôn Độc lập.
1946
- Bản Hiến pháp này khẳng định quyền tự do dân chủ của
dân tộc Việt Nam ta.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
Tên Bộ
STT Thời gian Nội dung
Luật

- Bao gồm: 7 chương và 70 điều, trong đó có các nội dung


quy định về:
+ Chính thể.
+ Nghĩa vụ quyền lợi của công dân.
Hiến pháp
5 09/11/1946 + Cơ cấu tổ chức của Nghị viện nhân dân, Chính phủ,
1946
HĐND, Ủy ban hành chính và cơ quan tư pháp.
Kể từ ngày 19/12/1946 – Ngày Toàn quốc kháng chiến, Nhà
nước Việt Nam đã ban hành 479 văn bản pháp luật, trong
đó có 243 sắc lệnh, 46 Thông tư và 12 văn bản khác.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
Tên Bộ
STT Thời gian Nội dung
Luật

- Bao gồm 10 chương và 112 Điều. Trong đó, có các nội


dung chính quy định về:
+ Chế độ chính trị, kinh tế và xã hội.
+ Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan nhà nước.
Hiến pháp
6 01/01/1960 + Quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân…
1959
Sau khi Hiến pháp 1959 được thông qua, hoạt động lập
pháp của nước ta chỉ quan tâm đến lĩnh vực tổ chức bộ máy
nhà nước, nghĩa vụ quân sự và pháp luật hình sự. Các lĩnh
vực khác ít được quan tâm hơn.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
Tên Bộ
STT Thời gian Nội dung
Luật

- Hiến pháp này ra đời nhằm thể chế hóa đường lối chủ
trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới.
Đây là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
trong phạm vi cả nước.
Hiến pháp Bao gồm 12 chương và 147 Điều. Trong đó, có các nội dung
7 19/12/1980
1980 chính quy định về:
+ Chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
+ Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của cơ quan nhà
nước.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
Tên Bộ
STT Thời gian Nội dung
Luật

Đáng lẽ sau khi Hiến pháp này thông qua thì hệ thống pháp
luật Việt Nam có một khởi sắc mới, tuy nhiên, thực tế hoạt
Hiến pháp động xây dựng pháp luật sau khi bản Hiến pháp này được
7 19/12/1980
1980 thông qua không có được khởi sắc cần thiết.
Hoạt động lập pháp tập trung chủ yếu về các lĩnh vực tổ
chức bộ máy nhà nước, pháp luật hình sự, lĩnh vực quân sự
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
Tên Bộ
STT Thời gian Nội dung
Luật

- Hiến pháp này khẳng định Nhà nước phát triển kinh tế
Hiến pháp hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định
8 18/04/1992
1992 hướng XHCN, Nhà nước ghi nhận quyền tự do kinh doanh
của công dân.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
Tên Bộ
STT Thời gian Nội dung
Luật

- Bao gồm 12 chương và 147 Điều. Trong đó, có các nội


dung chính quy định về:
+Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an
ninh.
Hiến pháp
8 18/04/1992 + Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
1992
+ Cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan
nhà nước.
+ Thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân
làm chủ.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
Tên Bộ
STT Thời gian Nội dung
Luật

Sau gần 10 năm thi hành, Hiến pháp 1992 bộc lộ nhiều
thiếu sót và bất cập so với thực tế, Nghị quyết 51 ra đời với
Nghị quyết
mục đích hoàn thiện Hiến pháp 1992.
51/2001/Q
Khẳng định rõ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
H10
9 07/01/2002 Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
(sửa đổi
dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quyền lực nhà nước thống
Hiến pháp
nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà
1992)
nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
Tên Bộ
STT Thời gian Nội dung
Luật

- Bao gồm 11 chương và 120 Điều, trong đó bao gồm các nội
dung chính về:
+ Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi
trường, giáo dục.
Hiến pháp
10 01/01/2014 + Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
2013
+ Tổ chức bộ máy nhà nước.
+ Bảo vệ Tổ quốc.
- Hiến pháp 2013 ra đời đánh dấu bước hoàn thiện hoạt động
lập pháp của nước nhà trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
-> Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay tuy mức độ phát triển của mỗi ngành luật có
khác nhau nhưng nhìn chung những ngành luật sau đây đã được thừa nhận: Luật Nhà Nước,
Luật Hành Chính, Luật Đất đai, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật
Hình sự, Luật kinh tế, Luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật tố tụng Hành chính.

❖ ĐẶC ĐIỂM
Hệ thống pháp luật của nước CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM có những đặc
điểm chung là:
+ Sự thống nhất, nhất quán quán trong hệ thống
+ Sự phân chia hệ thống thành các bộ phận cấu thành nhất định
+ Tính khách quan của hệ thống pháp luật.
❖ BỐN TIÊU CHUẨN CƠ BẢN ĐỂ ĐÁNH GIÁ HTPL
+ TÍNH TOÀN DIỆN: Thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật thông qua 2 cấp độ:
Cấp độ chung
Cấp độ cụ thể

+ TÍNH ĐỒNG BỘ: Thể hiện tính thống nhất giữa các bộ phận của hệ thống có trùng lặp, chồng
chéo hay mâu thuẫn không thông qua 2 cấp độ:
Cấp độ chung
Cấp độ cụ thể

+ TÍNH PHÙ HỢP: Thể hiện sự tương quan trình độ giữa hệ thống pháp luật và phát triển của kinh
tế xã hội, không được cao hơn hay thấp hơn trình độ phát triển đó.

+ TRÌNH ĐỘ KỸ THUẬT PHÁP LÝ CỦA HTPL: Một hệ thống pháp luật hoàn thiện phải được xây
dựng ở trình độ kĩ thuật pháp lý cao.
ƯU ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Ở phương diện cấu trúc, các ngành luật được hình thành và phát triển ngày càng đồng
đều, toàn diện hơn. Các chế định pháp luật ngày càng được phân hóa và cụ thể hơn.

Ở phương diện nguồn của pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng,
ban hành, cụ thể hóa theo hướng cân đối hơn. Cụ thể như sau:
+ Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
+ Trong lĩnh vực kinh tế
+ Trong lĩnh vực xã hội
+ Trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, văn hóa
+ Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội
+ Trong lĩnh vực đối ngoại và hợp tác quốc tế
ƯU ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Nhận xét: Qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, hệ thống pháp luật nước ta đã trải
qua rất nhiều lần chỉnh sửa, ban hành nhiều luật, bộ luật, pháp lệnh, nghị quyết, thông
tư,... Điều này cho thấy khung pháp luật nước ta đang dần được hoàn thiện, tuy nhiên
bên cạnh đó cũng phát sinh thêm những nhược điểm.
NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Dẫn đến
nhiều khó khăn cho việc thực hiện của người dân và thi hành của cơ quan. Sự chồng chéo, xung
đột xảy ra giữa luật chung và luật chuyên ngành, giữa văn bản hướng dẫn luật này và luật khác
=> tình trạng “luật này đúng, luật kia sai”. Điển hình nhất là trong các lĩnh vực: đất đai, đầu tư,
xây dựng,...

-> Làm giảm tính minh bạch của pháp luật, khiến pháp luật trở nên phức tạp, khó hiểu và khó áp
dụng, hiệu lực và hiệu quả điều chỉnh thấp. Gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với các đối tượng phải
tuân thủ pháp luật như lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc, lỡ cơ hội đầu tư, làm tăng chi phí và rủi
ro đối vs hoạt động kinh doanh.
NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Tính ổn định của pháp luật thấp, thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung. Tần suất sửa đổi, bổ
sung, hủy bỏ văn bản pháp luật còn rất cao.

Chưa thực hiện đúng các yêu cầu về xây dựng, phân tích chính sách trong quy trình xây
dựng pháp luật. Nhiều khi các đề nghị xây dựng luật mới chỉ là cảm tính, chưa đưa được
cuộc sống vào luật. Nhiều dự án do vậy đã phải soạn thảo lại, sửa đổi nhiều lần, gây lãng
phí lớn về thời gian, công sức và tiền bạc.
NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Hạn chế về thực hiện đánh giá tác động của chính sách, pháp luật, lấy ý kiến, phản biện xã
hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật chưa bảo đảm, chưa phù hợp thực tiễn, tính khả
thi thấp, còn tình trạng ban hành văn bản pháp luật sai về nội dung và thủ tục, hình thức.
Hạn chế về năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức xây dựng pháp luật, chế độ
trách nhiệm, chế tài xử lý vi phạm chưa được quy định đầy đủ, hợp lý.

Nhận xét: Hệ thống pháp luật của ta vẫn còn nhiều khuyết điểm, chưa có tính thống nhất, đồng
bộ, ổn định.
❖ CẦN THƯỜNG XUYÊN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, VÌ:
Hệ thống pháp luật được hình thành và phát triển phù hợp với cơ cấu quan hệ xã hội.

Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thể hiện đúng đắn ý chí và nguyện vọng của số
đông, phù hợp với xu thế vận động của lịch sử sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và
tiến bộ xã hội.

Sự ổn định của hệ thống pháp luật chỉ là ổn định tương đối, vì nếu tuyệt đối hóa tính
ổn định của hệ thống pháp luật chúng ta sẽ có một hệ thống văn bản xơ cứng, lạc hậu
quá xa so với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội; từ đó làm suy giảm vai trò
tích cực của pháp luật (vai trò mở đường, thúc đẩy phát triển) và tính khả thi của chính
các quy định trong hệ thống pháp luật.
❖ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC HỆ THỐNG HÓA PHÁP LUẬT
-> Tạo ra 1 hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cân đối, hoàn chỉnh, thống nhất; khắc phục tình
trạng lỗi thời, mâu thuẫn và những lỗ hổng của hệ thống pháp luật; làm cho nội dung của pháp luật
phù hợp với đời sống, tiện lợi cho việc sử dụng

❖ VAI TRÒ CỦA ĐẠO LUẬT ĐỐI VỚI SỰ ĐIỀU CHỈNH CÁC QUAN
HỆ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Là công cụ không thể thiếu, đảm bảo cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và
của nền đạo đức nói riêng
Không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát
triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá
trị mới
03
MỘT SỐ NGÀNH LUẬT
CƠ BẢN Ở VIỆT NAM
❖ CĂN CỨ ĐỂ PHÂN CHIA CÁC NGÀNH LUẬT
Để phân chia các ngành luật Việt Nam, căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp
điều chỉnh.

Lý do phân chia ra các ngành luật khác nhau: Mỗi mối quan hệ xã hội có những đặc điểm,
tính chất khác nhau vậy nên nhà nước phân chia ra thành các ngành luật khác nhau để đưa
ra phương pháp điều chỉnh, chế định pháp luật phù hợp nhất.
MỘT SỐ NGÀNH LUẬT CƠ BẢN Ở VIỆT NAM

LUẬT HIẾN PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH LUẬT DÂN SỰ

LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ LUẬT HÌNH SỰ LUẬT LAO ĐỘNG


❖ MỘT SỐ NGÀNH LUẬT CƠ BẢN Ở VIỆT NAM
1. NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP (NGÀNH LUẬT NHÀ NƯỚC)
Khái niệm: Là đạo luật cơ bản, quan trọng nhất quy định về tổ chức nhà nước, cơ cấu, thẩm
quyền các cơ quan nhà nước trung ương và các quyền cơ bản của con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Đối tượng điều chỉnh: Những quan hệ xã hội quan trọng liên quan đến việc tổ chức quyền
lực nhà nước.
❖ MỘT SỐ NGÀNH LUẬT CƠ BẢN Ở VIỆT NAM
1. NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP (NGÀNH LUẬT NHÀ NƯỚC)
Phương pháp điều chỉnh của luật hiến pháp:
Phương pháp bắt buộc
Phương pháp cho phép
Phương pháp cấm đoán
Các chế định cơ bản:
Chế độ chính trị
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bộ máy nhà nước
❖ MỘT SỐ NGÀNH LUẬT CƠ BẢN Ở VIỆT NAM
2. LUẬT HÀNH CHÍNH
- Khái niệm: Là một ngành luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước.
- Đối tượng điều chỉnh: Những quan hê xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát
sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động nhà nước.
- Phương pháp điều chỉnh :
Phương pháp quyền uy - phục tùng (phương pháp chủ đạo)
Phương pháp thỏa thuận - bình đẳng (phương pháp bổ trợ)
- Các chế định cơ bản :
Cán bộ công chức, viên chức
Xử phạt vi phạm hành chính
❖ MỘT SỐ NGÀNH LUẬT CƠ BẢN Ở VIỆT NAM
3. LUẬT DÂN SỰ
- Khái niệm: Là tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân
thân nhất định trong xã hội.
- Các định chế cơ bản:
- Đối tượng điều chỉnh:
Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự
Quan hệ tài sản
Giao dịch dân sự
Quan hệ nhân thân Thừa kế
- Phương pháp điều chỉnh:
Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận
Phương pháp tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
❖ MỘT SỐ NGÀNH LUẬT CƠ BẢN Ở VIỆT NAM
4. LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
- Khái niệm: Là tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình giải quyết vụ án dân sự.
- Đối tượng điều chỉnh:
Các mối quan hệ giữa tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự với đương sự,
người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người
làm chứng, người phiên dịch, người giám định, người định giá tài sản và người liên quan.
Các quan hệ giữa tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự với nhau.
Các quan hệ giữa các đương sự với những người liên quan khác
❖ MỘT SỐ NGÀNH LUẬT CƠ BẢN Ở VIỆT NAM
4. LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
- Phương pháp điều chỉnh:
Phương pháp định đoạt
Phương pháp mệnh lệnh quyền uy
- Các định chế cơ bản:
Thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án dân sự
Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án dân sự
Thủ tục xét lại bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật
❖ MỘT SỐ NGÀNH LUẬT CƠ BẢN Ở VIỆT NAM
5. LUẬT HÌNH SỰ
- Khái niệm: Là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội
bị coi là tội phạm, đồng thời quy định những hình phạt tương ứng và điều kiện áp dụng các
hình phạt đó.
- Đối tượng điều chỉnh: Các quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội, khi
người đó thực hiện hành vi mà nhà nước quy định là tội phạm.
- Phương pháp điều chỉnh: Phương pháp Quyền uy
- Các định chế cơ bản:
Tội phạm
Hình phạt
❖ MỘT SỐ NGÀNH LUẬT CƠ BẢN Ở VIỆT NAM
6. LUẬT LAO ĐỘNG
- Khái niệm: Là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động giữa
người sử dụng lao động với người lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan
hệ lao động phát sinh trong quá trình sử dụng lao động.
- Đối tượng điều chỉnh:
Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động
Các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động
❖ MỘT SỐ NGÀNH LUẬT CƠ BẢN Ở VIỆT NAM
6. LUẬT LAO ĐỘNG
- Phương pháp điều chỉnh:
Phương pháp thỏa thuận
Phương pháp mệnh lệnh
Phương pháp thông qua sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tác động vào
quan hệ phát sinh trong quá trình lao động
- Các định chế cơ bản:
Hợp đồng lao động
Thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi
Thỏa ước lao động tập thể
Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất
Ngoài ra hệ thống Pháp luật Việt Nam còn có các ngành luật khác như ngành luật tài
chính, ngành luật hôn nhân và gia đình, ngành luật kinh tế, ngành luật tố tụng hình sự,
ngành luật ngân hàng, luật môi trường, luật đất đai,...

Nói tóm lại, mỗi ngành luật đều có vị trí, vai trò nhất định trong hệ thống pháp luật
Việt Nam. Chúng luôn có mối quan hệ với nhau, thống nhất với nhau trong điều chỉnh
các quan hệ xã hội ở Việt Nam.
04
HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT QUỐC TẾ
1 2
CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
TƯ PHÁP QUỐC TẾ
(LUẬT QUỐC TẾ)

3 4
VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT
QUỐC TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1. CÔNG PHÁP QUỐC TẾ (LUẬT QUỐC TẾ)
a) Định nghĩa:
Là một hệ thống pháp luật bao gồm các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các chủ thể quốc
tế thỏa thuận xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ (chủ
yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể đó.

b) Đặc điểm:
Luật quốc tế ra đời khi có sự xuất hiện của các nhà nước và nhu cầu điều chỉnh giữa các nhà
nước với nhau.
Là một hệ thống pháp luật độc lập với các luật khác.
Luật quốc tế sẽ tác động đến các quốc gia, buộc các quốc gia phải thay đổi theo luật quốc tế.

=> Luật quốc tế và luật quốc gia là hai ngành luật độc lập, có mối quan hệ tác động lẫn nhau.
1. CÔNG PHÁP QUỐC TẾ (LUẬT QUỐC TẾ)
c) Chủ thể của luật quốc tế:
Các quốc gia có chủ quyền
Tổ chức quốc tế liên chính chủ (liên quốc gia) thành lập trên sự liên kết giữa các quốc gia và hoạt
động dưới sự thỏa thuận của các quốc gia.
Một số chủ thể khác: các dân tộc đang đấu tranh, tòa thánh Vatican, vùng lãnh thổ: Hongkong,
Macao,...

d) Biện pháp bảo đảm thi hành Luật Quốc tế:


Không có bộ máy cưỡng chế thi hành. Trong trường hợp có sự vi phạm, thì việc áp dụng các biện
pháp cưỡng chế thi hành sẽ do chính các chủ thể của Luật Quốc tế thực hiện dưới hai hình thức:
+ Cưỡng chế riêng lẻ
+ Cưỡng chế tập thể
1. CÔNG PHÁP QUỐC TẾ (LUẬT QUỐC TẾ)
e) Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế:
Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế
Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hoà bình
Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác
Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
Các dân tộc có quyền bình đẳng tự quyết
Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia
Tự nguyện thực hiện
Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia
Nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản của con người
2. TƯ PHÁP QUỐC TẾ
a) Định nghĩa:
Tư pháp quốc tế là hệ thống các quy phạm pháp luật xung đột điều chỉnh quan hệ tài sản và
nhân thân phi tài sản trong các lĩnh vực dân sự, tố tụng dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân
gia đình có yếu tố nước ngoài, cụ thể như:

+ Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài
+ Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi,
thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài
+ Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ
dân sự đó ở nước ngoài
2. TƯ PHÁP QUỐC TẾ
b) Vai trò của Tư pháp Quốc tế:
Tư pháp quốc tế có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
giữa các quốc gia trên thế giới.
Đây chính là sợi dây gắn kết giữa các quốc gia, các mối quan hệ giữa công dân với công dân và
các quan hệ giữa công dân với pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với pháp nhân của các quốc gia
trên thế giới.

c) Nguyên tắc cơ bản của Tư pháp Quốc tế:


Nguyên tắc tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của các quốc gia
Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu của các quốc gia khác nhau
Nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa công dân nước sở tại và người nước ngoài, giữa người
nước ngoài với nhau trên lãnh thổ mọi quốc gia
Nguyên tắc có đi có lại
3. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
Xu thế toàn cầu hóa hiện nay đã và đang đẩy mạnh các chủ thể của luật quốc tế mà chủ yếu
là quốc gia phải nghĩ tới vấn đề đối thoại, và hợp tác. Bởi nó liên quan tới sự phát triển, tồn
vong của từng quốc gia khi đặt chân vào sân chơi của thế giới
LQT chi phối tới các quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, việc thực thi LQT phải do chính các chủ thể
của LQT thực hiện. Thực thi LQT thể hiện đặc trưng có tính bản chất của LQT là thông qua
cơ chế thỏa thuận hoặc sự tự điều chỉnh của từng quốc gia.
Bên cạnh đó, để đảm bảo cho việc thực thi LQT được diễn ra, đã hình thành cơ chế kiểm
soát quốc tế (từ nửa sau thế kỉ XX)
Đảm bảo quyền con người
Giữ gìn hòa bình, an ninh quốc tế
Vấn đề hợp tác kinh tế đối ngoại
4. TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia cùng với các tập quán quốc tế mà
Việt Nam thừa nhận trở thành một bộ phận trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Thực tiễn đó
buộc chúng ta phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa các nguồn của pháp luật quốc tế và các
nguồn của pháp luật quốc gia.
Việt Nam hiện đang là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như APEC, WTO và
còn là ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc (2020 - 2021). Điều
này mang lại vị trí và tiếng nói cho Việt Nam trên trường quốc tế.

=> Có thể nói, Luật quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong việc
điều hòa các quan hệ quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì vai trò đó ngày
càng được khẳng định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH - TẠP CHÍ:
1. Giáo trình Luật Quốc tế (2010), (dùng trong các Trường Đại học chuyên ngành Luật, Ngoại giao),
NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 1), NXB.
Hồng Đức, Hà Nội.
3. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tư Pháp
4. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Lý Luận Nhà Nước và Pháp Luật, NXB Tư Pháp
5. Trường Đại học Kinh tế - Luật , Giáo trình Lý Luận Nhà Nước và Pháp Luật, NXB ĐHQG HCM
6. Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Giáo trình Pháp Luật Đại Cương, NXB GDVN
TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN
1. thuvienphapluat.vn
2. luatminhkhue.vn
3. lapphap.vn
4. bnews.vn
05
TRÒ CHƠI
THANK
YOU
FOR

LISTENING TO OUR
PRESENTATION !
Question & Answer

You might also like