You are on page 1of 7

CHƯƠNG 7: PHÁP LUẬT HOA KÌ

1. Lịch sử hình thành nhà nước Hoa Kỳ và pháp luật Hoa Kỳ


1.1. Lịch sử hình thành nhà nước

Note: Có vai trò quan trọng hơn lịch sử hình thành PL.

Tên gọi Hoa Kỳ với nước Mỹ cái nào chính xác hơn?  Tên đầy đủ chính xác
nhất là: HỢP CHÚNG (không phải chủng) QUỐC HOA KỲ

Khái niệm nước Mỹ bắt nguồn từ tiếng Hán (a mỹ lị da), còn Hoa Kỳ bắt nguôn từ
lá cờ của Mỹ, nhiều sao  cờ hoa

1.1.1. Quá trình di dân từ châu Âu qua Bắc Mỹ


- Sự khám phá ra châu Mỹ của Christop Colombus năm 1942
- Các quốc gia tiến hành di dân theo thứ tự lần lượt
o Tây Ban Nha
o Bồ Đào Nha
o Pháp
o Đan Mạch
o Thụy Điển
o Hà Lan
o Anh
 Nguyên nhân di dân của người Anh
 Dưới góc độ kinh tế:
o Trong công nghiệp, tiến hành cách mạng KH-KT
lần thứ nhất thành công  sự hình thành và phát
triển của nền đại công nghiệp nghiệp  máy móc
thay thế con người  một bộ phận người lao động
bị mất việc
o Trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện tượng “cừu ăn
thịt người”  nông dân bị mất đất sản xuất 
công nhân, nông dân mất việc  di dân qua Anh
 Dưới góc độ chính trị: CMTS Anh là cuộc CM không
triệt để, giai cấp phong kiến vẫn nắm chính quyền, cho
nên sau CM quay sang đàn áp những nhà tư sản có tư
tưởng chống đối và lực lượng này cũng di dân sang Bắc
Mỹ
 Dưới góc độ tôn giáo: sự tranh chấp của Thiên Chúa giáo
La Mã và Thanh Giáo cùng với Tin Lành tạo ra sự xung
đột sâu sắc trong xã hội. Để giữ gìn tôn giáo của mình,
các tín đồ tôn giáo cũng di dân sang Bắc Mỹ.
 Dưới góc độ pháp luật: sự khủng hoảng lần thứ nhất của
thông luật đã làm cho một phần thương nhân di dân định
cư tại Bắc Mỹ. Trong lĩnh vực hình sự, thông luật trở nên
hà khắc, nhà vua sẵn sàng đàn áp những nhà tư sản có tư
tưởng chống đối và những tù nhân này cũng bị di đày
sang Bắc Mỹ.

 Thành phần di dân rất đa dạng: trong đó có thành phần tinh hoa của XH: công
nhân nông dân thất nghiệp; luật sư, nhà tư tưởng chính trị có tư tưởng chống đối

 Hình thành tính thực dụng ở pháp luật Hoa Kỳ, bỏ qua về quy định hình thức
không cần thiết

 Đề cao việc tự do tín ngưỡng (̣ nghe clip)


1.1.2. Kết quả của quá trình hình thành di dân và đặc điểm của các
khu dân cư

Từ đầu TK 17 đến cuối TK 18 nước Anh đã xây dựng thành công 13 khu
thuộc địa ở Bắc Mỹ. Các khi thuộc địa này hoàn toàn độc lập mà không có bất kì
một mối liên hệ nào về kinh tế, chính trị, ngoại giao mà chỉ được độc quyền về
thương mại với nước Anh.

1.1.3. Quá trình độc lập của các khu thuộc địa 1773 – 1783
- 1773: Sự kiện “bữa tiệc trà ở Boston”
- 1774: “Đại hội toàn Châu lục” với tham gia của các khu tuyên chuyến nước
Anh
- 1776 “Tuyên ngôn Độc lập” ra đời, tên gọi “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” được
sử dụng lần đầu tiên
- 1778 “Điều lệ liên bang” quy định về bộ máy nhà nước Hoa Kỳ, tuy nhiên
lại không tồn tại các quy định về:
o Quyền lực tư pháp của liên bang
o Cơ chế thương mại chung và thuế
o Ngoại tệ chung
o Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của liên bang
 Không có quy định này  NN không tồn tại được  Tạo tiền đề cho ra đời
Hiến pháp 1787
1.2. Lịch sử hình thành pháp luật
- Pháp luật Hoa Kỳ là sự tiếp thu có chọn lọc từ Pháp luật Anh
- Sự tiếp thu này được diễn ra trên 2 mặt:
o Về khách quan:
 Những cư dân đầu tiên và đông đảo nhất ở Bắc Mỹ là người
Anh
 Người Anh đến Mỹ và mang theo pháp luật của mình
 Từ thời điểm năm 1607 gắn liền với khu định cư James Town
 Dưới góc độ pháp lý: trong vụ Calwin năm 1608, Thẩm phán
Hoàng gia Anh đã ra tuyên bố pháp luật được áp dụng tại các
khu thuộc địa phải là thông luật của nước Anh trên cơ sở phù
hợp với điều kiện và hoàn cảnh của khu thuộc địa sở tại.
 Tuy nhiên, những yếu tố nội tại của việc khó khăn trong việc áp
dụng thông luật Anh bao gồm hệ thống Tòa án, đội ngũ luật sư
và thẩm phán và xuất bản các tuyển tập án lệ đã gây cản trở cho
việc áp dụng thông luật Anh
o Về chủ quan:
 Người Anh ở Bắc Mỹ đều có ý chí chống đối đối với việc áp
dụng thông luật Anh.
 Tuy nhiên các “yếu tố Anh” (bao gồm văn hóa, chính trị) và
pháp luật Anh vẫn giữ cho Hoa Kỳ thuộc về hệ thống thông luật
 Sự tiếp thu có chọn lọc
 Sự vận động và phát triển của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ theo
đó chỉ thừa nhận pháp luật Anh trước năm 1776, sau thời điểm
này Hoa Kỳ không bao giờ tiếp nhận thông luật Anh
1.3. Đặc điểm của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (QUAN TRỌNG HAY
HỎI)
1.3.1. Đặc điểm cấu rúc của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ
- Hệ thống PL Hoa Kỳ bao gồm PL liên bang bên cạnh PL của 50 bang
- Xung đột pháp luật tại Hoa Kỳ rất phát triển
o Giữa các bang với nhau (được giải quyết theo các nguyên tắc của tư
pháp quốc tế: trường hợp luật của liên bang quy định khác các bang
thì áp dụng luật của liên bang)
o Giữa liên bang với các Bang
1.3.2. Đặc điểm cấu trúc của nguồn luật Hoa Kỳ
- Nguồn luật
o Án lệ vẫn là nguồn luật cơ bản trong HTPL HK. Tuy nhiên nguyên tắc
stare decisis “tiền lệ phải được tuân thủ” được áp dụng linh hoạt và
mềm dẻo hơn so với pháp luật Anh vì các Tòa án chỉ cần tuân thủ theo
chiều dọc mà không áp dụng theo chiều ngang vì ngay từ ban đầu, các
bang của HK đã là các quốc gia độc lập đồng thời cũng không tuân
thủ theo các án lệ của chính nó.
o Pháp luật thành văn tại HK rất phát triển đặc biệt là hoạt động lập
pháp của Quốc hội trong đó Hiến pháp liên bang là đạo luật gốc có vai
trò tối cao trong HTPL
o Các nguồn bổ trợ: tập quán thương mại và hàng hải của HK rất phát
triển còn học thuyết pháp lý thì bị hạn chế
2. Hiến pháp Hoa Kỳ
2.1. Quá trình soạn thảo Hiến pháp
- Bối cảnh soạn thảo Hiến pháp: ra đời sau ctranh GĐL với nước Anh  đòi
hỏi một CSPL để nhà nước liên bang vận hành  hiến chương liên minh
không đáp ứng được  hướng đến xây dựng bản HP hoàn toàn mới
- Tính vĩnh hằng của HPHK
o Nguyên nhân: không bị thay đổi theo không gian và tgian
o Là HP thành văn đầu tiên trên tgioi, cho đến bây h không bị sửa đổi
 Do cơ sở hạ tầng: kinh tế tư bản từ lúc ra đời cho đến bây
không bị thay đổi  kiến trúc thượng tầng cơ bản (Hiến pháp)
cũng không thay đổi
 Do kĩ thuật lập pháp
 Việc giải thích của TATC làm cho HP có khả năng thích
nghi với sự thay đổi của XH
 Cơ chế tu chính (sửa đổi) HP tạo ra các tu chính án HP
làm cho HP ngày càng hoàn thiện hơn
2.2. Nội dung của HP
2.2.1. HPHK là một thỏa ước liên minh giữa các bang và cũng là sự
thỏa hiện phân chia quyền lực giữa các bang với chính quyền
liên bang
- Giữa các bang với nhau
- Giữa liên bang với các bang
2.2.2. HPHK là một khế ước xã hội
- Là sự thỏa thuận giữa nhà nước và nhân dân
2.2.3. HPHL là một thỏa thuận phân chia giữa các nhánh quyền lực
- Học thuyết tam quyền phân lập
o Hành pháp
o Lập
o Tư
- Bổ sung bởi nguyên tắc cân bằng – đối trọng: kiểm soát lẫn nhau
2.3. Đến hết phần 2 không cần học
3. Hệ thống tòa án Hoa Kỳ
3.1. Hệ thống tòa án liên bang
- Phân thành 3 cấp tòa và 2 cấp xét xử
o Tòa án sơ thẩm khu vực (tự nghiên cứu)
o Tòa án phúc thẩm vùng (tự nghiên cứu)
o Tòa án tối cao liên bang
 Án lệ Mabury kiện Madison 1803
 Quyền phủ quyết luật của Quốc hội liên bang trên cơ sở cho
rằng Quốc hội đã vi hiến (không mặc nhiên phát sinh)  đây là
một thẩm quyền phái sinh trên cơ sở quy định tại Điều 3 của
HP vì Điều 3 của HP trao thẩm quyền giải thích tối cao của HP
cho TATC liên bang
 Thẩm quyền
 TATC có thẩm quyền certiorari là “đặt lệnh lấy lên xét
xử lại” theo đó yêu cầu bất kì một tòa án nào đang xét xử
1 vụ việc phải chuyển vụ việc đó lên cho TATC để xét
xử  đặc quyền rất lớn
 Có quyền xét xử sơ thẩm, đồng thời là trung thẩm (không
bị KC KN với bất kì trg hợp nào) đối các tranh chấp mà
trong đó có sự tham gia của đại sứ hoặc lãnh sự nước
ngoài là một bên trong tranh chấp, một bang của HK là 1
bên trong tranh chấp hoặc các bang kiện nhau cũng thuộc
TQ của TATC
 Bồi thẩm đoàn được sd phổ biến ở các phiên tòa HK dân
sự lẫn hình sự. Tuy nhiên đối với TATC thì không bao
giờ sử dụng BTĐ
 Vai trò “lập sách” TATC có ảnh hưởng cực kì quan
trọng trong việc ban hành chính sách công tại HK tác
động đến toàn thể xã hội
3.2. Hệ thống tòa án các bang (không học)
4. Đào tạo luật và nghề luật
4.1. Đào tạo luật – socrates

Cử nhân Luật được đào tạo ở văn bằng thứ 2  đòi hỏi phải có vốn sống, có văn
bằng 1 của ngành nghề khác

4.2. Nghề luật


- Nghề luật sư: không phân chia LS tư vấn với LS tranh tụng
o Vì tính thực dụng  họ nghĩ rằng chi phí tham dự phiên tòa trở nên
phức tạp hơn
- Nghề thẩm phán

You might also like