You are on page 1of 2

Trong sự phát triển của pháp luật nói chung của nước ta, đặc biệt là pháp luật

dân sự, kể từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trải qua một
thời gian dài. Vì vậy, xét từ góc độ lịch sử phát triển của pháp luật dân sự và chế
định Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, có thể chia lịch sử
phát triển của pháp luật Dân sự và quy định về Người thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung di chúc thành 5 giai đoạn chính sau đây:
Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1980:
- Ở thời kì này dưới Sắc lệnh 90/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phép tạm sử
dụng một số luật lệ hiện hành ở Bắc – Trung – Nam cho đến khi ban hành pháp
luật thống nhất cho toàn quốc. Các văn bản tạm sử dụng đó là:
+ BLDS Nam kỳ giản yếu năm 1883: Đây được coi là bộ luật dân sự đầu tiên của
Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tinh thần của hệ thống luật pháp phương Tây
mà ảnh hưởng trực tiếp của nó là tư tưởng pháp lý được thể hiện trong Bộ luật
dân sự Pháp ban hành vào năm 1804. Để việc áp dụng tinh thần của bộ luật dân sự
Pháp tại Việt Nam một cách thuận tiện, người ta cần phải soạn thảo một bộ luật
dân sự áp dụng riêng cho Nam Kỳ, nhưng bộ luật phải được thiết lập theo bố cục
và tinh thần của Bộ dân luật Pháp. Trước khi “Bộ luật dân sự Nam Kỳ” chính
thức được ban hành, ngày 03/10/1883, chính phủ Pháp đã ban hành hai sắc lệnh
với mục đích áp dụng hai sắc lệnh này tại Nam Kỳ, sắc lệnh thứ nhất quy định về
trú quán và quốc tịch (có điểm giống với thiên I, thiên III và thiên sơ bộ trong
Quyển 1 Bộ dân luật Pháp); Đối với sắc lệnh thứ hai, sắc lệnh này quy định về hộ
tịch (giống với thiên II ở quyển 1 Bộ Dân luật Pháp). Đối với các vấn đề còn lại ở
Bộ Dân luật Pháp ((từ Thiên thứ IV đến Thiên thứ XI) không lâu sau đó đã được
ban hành trong Bộ dân luật giản yếu ngày 26/03/1884 nhằm áp dụng tại Nam
Kỳ. Tuy nhiên, xét về nội dung, Bộ Dân luật giản yếu được áp dụng cho Nam Kỳ
có các thiên thư sau: Thiện VI bàn về việc mất tích; Thiện V bàn về hôn nhân;
Thiện VI bàn việc việc về ly hôn; Thiện VII quy định về chế độ quan hệ cha con
và con chính thức; Thiện VIII quy định vấn đề nhận con nuôi ; Thiên IX quy định
về quyền cá nhân; Thiên X quy định các vấn đề về trẻ vị thành niên, giám hộ và
thoát quyền; Thiên XI quy định các vấn đề về thành niên.
+ Bộ dân luật Bắc kỳ 1931: Do Bộ Dân luật giản yếu (tức là Bộ luật Dân luật
Nam Kỳ) không thể áp dụng ở lãnh thổ bắc Kỳ, nên cần thiết phải ban hành một
bộ dân luật riêng để áp dụng ở lãnh thổ Bắc Kỳ. Với sự hợp tác của các luật gia
ngườ Pháp và các luật gia người Việt Nam, quá trình ban hành Bộ Dân luật Bắc
Kỳ bắt đầu từ năm 1917 và hoàn thành vào đầu năm 1931. Bộ Dân luật Bắc Kỳ
được hoành thành và bao gồm 4 quyển: quy định về quốc gia tịch, hộ tịch, hôn
nhân và gia đình và thừa kế nằm ở quyển 1; các vấn đề về tài sản như phân loại tài
sản (động sản và bất động sản), quyền sở hữu, hình thức sở hữu, quyền của chủ sở
hữu, chuyển giao quyền sở hữu... được quy định tại quyển 2; về nghĩa vụ và khế
ước được quy định tại quyển 3; về cách thức viện dẫn các chứng cứ trong các vụ
kiện dân sự quyển 4 quy định. Bộ luật dân sự Bắc Kỳ giống với Bộ Dân luật
giản yếu là đều được xây dựng dựa trên Bộ Luật ban hành năm năm 1804 là Bộ
luật dân sự Pháp. Một điểm hoàn thiện hơn của Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ so với
Bộ Dân luật giản yếu ban hành năm 1884 tại Nam Kỳ là Bộ luật dân sự Bắc Kỳ
ngoài việc quy định một cách khá toàn diện về tất cả các vấn đề liên quan đến
dân sự (bao gồm các quy định về thừa kế, nghĩa vụ và khế ước; về người; quyền
sở hữu tài sản; ...), thì Bộ luật dân sự Bắc Kỳ còn quy định về việc kế thừa các
phong tục, tập quán truyền thống của các dân tộc Việt Nam thời bấy giờ.
+ Bộ dân luật Trung kỳ 1936 (Hoàng việt Trung kỳ hộ luật): Ở Trung Kỳ, đây là
bộ luật dân sự được áp dụng vào đời sống thực tế lusv bấy giờ, Hoàng Việt
Trung Kỳ hộ luật là tên gọi cũ của bộ dân luật này. Bộ dân luật Trung kỳ 1936
gồm có 5 quyển, trong đó nhiều đạo dụ trong những khoảng thời gian khác nhau
được ban hành từ năm 1936 đến năm 1939. Nhà lập pháp lấy Bộ dân luật Bắc
Kỳ năm 1931 làm mẫu. Tuy nhiên, so với Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931, Bộ luật
dân sự Trung Kỳ cũng có một số điểm khác biệt. Cụ thể: 1) Ở Bộ dân luật Trung
Kỳ vấn đề thừa kế được tách ra và chuyển sang Quyển 2 của Bộ luật này thì ở
Bộ dân luật Bắc Kỳ, vấn đề thừa kế được quy định ở Quyển 1 (thiên 11 và thiên
12); 2) Nếu Bộ luật dân sự Trung Kỳ có tới 1709 điều và chia thành 5 quyển thì
Bộ luật dân sự Bắc Kỳ chỉ có 1455 điều với cấu trúc gồm 4 quyển. Xuất phát từ
bối cảnh đất nước đang đặt dưới ách đô hộ của thực dân, phong kiến lúc bấy giờ
nên Bộ luật dân sự Trung Kỳ cũng có những điểm hạn chế điển hình là đối với
nguyên tắc nam nữ bình đẳng Bộ luật dân sự Trung Kỳ không thừa nhận nguyên
tắc này. Ngoài ra, Bộ luật dân sự Trung Kỳ còn bảo hộ, chế độ gia trưởng và độc
đoán trong gia đình, bảo hộ chế độ đa thê, phân biệt đối xử con trong giá thú,
con ngoài giá thú..

You might also like