You are on page 1of 4

PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954


Trong giai đoạn kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, để bảo vệ chính
quyền dân chủ nhân dân, Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh số 133-SL (20/10/1953)
quy định 12 hành vi phạm tội nhằm “trừng trị các loại Việt gian, phản động và xét
xử những âm mưu hành động phản quốc”. Đối với 12 hành vi phạm tội quy định
trong Sắc lệnh số 133- SL, những kẻ phạm tội với vai trò chủ mưu, cầm đầu, chỉ
huy đều có thể bị xử với mức án cao nhất là tử hình. Ngoài ra, Điều 18 Sắc lệnh
này còn quy định: “Kẻ nào phạm tội phản quốc khác mà chưa quy định trong Sắc
lệnh này sẽ chiểu theo tội tương tự mà xét xử”. Như vậy, đây là lần thứ hai trong
lịch sử lập pháp hình sự, luật hình sự Việt Nam thừa nhận việc áp dụng nguyên tắc
tương tự (lần thứ nhất được thừa nhận trong Bộ luật Gia Long). Tuy nhiên, sự thừa
nhận nguyên tắc tương tự lần này là mang tính khách quan vì điều kiện chiến tranh
không cho phép các nhà lập pháp hình sự của ta dự liệu hết những trường hợp
phạm tội vốn đang diễn ra phức tạp.
Tuy nhiên, trong tình hình cấp bách, các văn bản pháp luật (nói chung) cũng như
văn bản pháp luật hình sự (nói riêng) mới ban hành không thể đủ điều chỉnh các
quan hệ xã hội đa dạng. Vì thế, ngày 10/10/1945, Nhà nước đã bàn hành Sắc lệnh
số 47-SL tạm thời giữ lại các luật lệ cũ không mâu thuẫn với chế độ mới, không
trái với nguyên tác độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trong đó có Luật
hình An Nam, Hoàng Việt hình luật và Hình luật pháp tu chính.
Mặc dù thời gian không nhiều lại phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng Nhà
nước ta trong thời kỳ này đã thể hiện một sự tiến bộ đáng kể so với Nhà nước
phong kiến tồn tại lâu dài trước đó trong công tác lập pháp hình sự. Với sự cố gắng
đó, pháp luật hình sự đã trở thành công cụ đắc lực của chính quyền dân chủ nhân
dân trong công cuộc củng cố lực lượng, trấn áp bọn phản động chống lại chính
quyền còn non trẻ, chống bọn đế quốc đang âm mưu tiêu diệt Nhà nước mới. Việc
ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật hình sự của Nhà nước ta trong thời gian
này đã đáp ứng được yêu cầu giữ vững chính quyền nhân dân, chuẩn bị cho cuộc
trường kỳ kháng chiến của nhân dân ta sau này.
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ XÂY DỰNG CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG MIỀN
NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954 -1975)
Ở miền Bắc, Nhà nước đã tiếp tục ban hành một số văn bản pháp luật hình sự, một
mặt khẳng định việc chấm dứt áp dụng luật lệ của chế độ cũ, mặt khác hoàn thiện
các quy định về tội phạm và hình phạt để có cơ sở xử lý các hành vi phạm tội,
trong đó những hành vi nào gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện hai
nhiệm vụ cơ bản mà tình hình hiện tại đặt ra. Thông tư số 19-VHH (30/6/1955) của
Bộ Tư pháp đã khẳng định việc hoàn toàn xoá bỏ mọi luật lệ của chế độ cũ. Thông
tư số 442/TTg (19/1/1955) của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: đối với những hành
vi cướp của mà có kèm theo giết người hoặc giết người một cách cố ý, hiếp dâm
thì có thể phạt đến tử hình. Tiếp theo, Thông tư 556/TTg (29/6/1955) của Thủ
tướng Chính phủ xác định: “Không cẩn thận hay không theo luật đi đường…
trường hợp gây ra tai nạn lớn làm chết nhiều người và thiệt hại lớn đến tài sản của
nhân dân thì có thể phạt tù đến chung thân hoặc tử hình”. Qua nghiên cứu các văn
bản quy phạm pháp luật hình sự của nước ta trong thời kỳ này ở miền Bắc, chúng
ta có thể rút ra một số đặc điểm sau:
- Về tội phạm:
+ Chưa có văn bản pháp luật hình sự nào ghi nhận khái niệm tội phạm trong thời
kỳ này.
+ Chỉ thị số 64-TH (14/1/1969) của Toà án nhân dân Tối cao quy định tuổi chịu
trách nhiệm hình sự là 14 tuổi (từ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ xử khi phạm tội nghiêm
trọng).
+ Khái niệm lỗi chưa được ghi nhận chính thức trong các văn bản quy phạm pháp
luật hình sự. Tuy nhiên, trong các văn bản của ngành Toà án đã phân biệt bốn loại
lỗi là: cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp (Báo cáo tổng kết số 452-HS2 (10/8/1970) của
Toà án nhân dân Tối cao), vô ý do cẩu thả, và vô ý vì quá tự tin (Bản tổng kết số
10-NCPL (8/1/1968) của Toà án nhân dân Tối cao).
+ Các văn bản bản quy phạm pháp luật hình sự chưa ghi nhận chính thức về các
giai đoạn thực hiện tội phạm, nhưng các văn bản ngành Toà án có ghi nhận bốn
giai đoạn thực hiện tội phạm là: âm mưu phạm tội, chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt, tội phạm hoàn thành.
+ Khái niệm đồng phạm đã xuất hiện trong các sách báo pháp lý, các văn bản
ngành Toà án (chẳng hạn, Báo cáo tổng kết ngành Toà án năm 1963 đề cập đến
“kẻ cộng phạm” và những người khác là “tổ chức”, “xúi giục”, hay “giúp sức”).
Các văn bản pháp luật hình sự (như Pháp lệnh ngày 30/10/1967 về việc trừng trị
các tội phản cách mạng, Pháp lệnh ngày 21/10/1970 về việc trừng trị các tội xâm
phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, Pháp lệnh ngày 21/10/1970 về việc trừng trị các tội
xâm phạm tài sản của công dân) dù không có quy định khái niệm đồng phạm
nhưng nhận thức và quy định về đồng phạm có bước tiến bộ đáng kể với Sắc lệnh
số 27 (18/2/1946) trong nội dung bàn về đồng phạm.
+ Về các tính tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi, các văn bản pháp luật
hình sự thời kỳ này chưa có khái niệm chính thức nhưng có quy định về phòng vệ
chính đáng trong những trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, phòng vệ chính đáng trong
các trường hợp có dùng vũ khí trong khi thi hành công vụ (Nghị định số 301-TTg
(10/7/1957) quy định chi tiết Luật số 103-SL (20/5/1957) cũng có quy định việc
đảm bảo quyền tự do thân thể, trong đó cho phép người thi hành công vụ dùng vũ
khí). Ngoài ra, Bản tổng kết số 452-SL (10/6/1970) của Toà án nhân dân Tối cao
cũng đề cập đến việc giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Nhìn chung, pháp luật hình sự của nước ta trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc đã có những bước tiến rất rõ nét xét về kỹ thuật lập pháp. Chúng ta
có thể thấy, hàng loạt các khái niệm như lỗi, các giai đoạn thực hiện tội phạm,
đồng phạm...được quy định, các tội phạm cụ thể (như các tội phản cách mạng, các
tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, các tội phạm xâm phạm tài sản công dân...)
cũng được quy định rõ ràng, chặt chẽ. Những quy định có tính nguyên tắc trong
các Pháp lệnh về trừng trị các tội phản cách mạng, trừng trị các tội tội xâm phạm
tài sản xã hội chủ nghĩa, trừng trị các tội phạm xâm phạm tài sản công dân là
những cơ sở quan trọng, tạo ra tiền đề phát triển mới của pháp luật hình sự Việt
Nam hiện nay.
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ SAU KHI THỐNG NHẤT
ĐẤT NƯỚC ĐẾN TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ
1985
Có thể nêu lên một số đặc điểm nổi bật của pháp luật hình sự Việt Nam trong thời
kỳ này như sau:
a. Về hiệu lực hồi tố của pháp luật hình sự Pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ này
thừa nhận hiệu lực hồi tố. Tại Điều 13 Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ cũng như Điều
13 Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép đều
quy định: Đối với những tội hối lộ, tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh
trái phép đã được phát hiện trước ngày công bố Pháp lệnh này mà chưa bị xét xử,
thì xét xử theo các Pháp lệnh này. Như vậy, đối với các tội phạm thuộc hai nhóm
tội phạm trên, pháp luật hình sự cho phép áp dụng hiệu lực hồi tố theo hướng bất
lợi cho người phạm tội. Hiện nay, hiệu lực hồi tố theo hướng bất lợi cho người
phạm tội đã bị cấm áp dụng trong luật hình sự. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, việc
cho phép áp dụng quy định này trong luật hình sự là một yêu cầu cấp bách mang
tính khách quan nhằm đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với các tội phạm
thuộc nhóm này.
b. Về tội phạm - Chưa có định nghĩa pháp lý về tội phạm trong các văn bản pháp
luật hình sự thời kỳ này. - Tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Công văn số 37-NCPL
(16/1/1976) quy định có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 13
tuổi trở lên.
c. Về quyết định hình phạt Chưa có văn bản quy định các tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, Công văn số 37-NCPL (16/1/1976) đã tổng
kết việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tạo tiền đề
cho sự ra đời chế định này trong Bộ luật hình sự hiện hành. Nhìn chung, pháp luật
hình sự của nước ta trong thời kỳ này luôn bám sát, phục vụ kịp thời các yêu cầu,
nhiệm vụ chính trị. Sự ra đời của Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ và Pháp lệnh trừng
trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép là bước tiến bộ về
kỹ thuật lập pháp hình sự của nước ta, là tiền đề cho việc pháp điển hoá pháp luật
hình sự để cho ra đời Bộ luật hình sự 1985.
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ RA ĐỜI BỘ LUẬT
HÌNH SỰ 1985 ĐẾN TRƯỚC KHI RA ĐỜI BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
Đáp ứng yêu cầu tăng cường kỷ cương, pháp luật và thực hiện đầy đủ, toàn diện
chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, ngày 27/6/1985, tại kỳ họp thứ 9, Quốc
hội khoá VII, Quốc hội đã thông qua toàn văn Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ
ngày 1/1/1986 (gọi là Bộ luật hình sự 1985). Bộ luật hình sự 1985 ra đời dựa trên
sự kế thừa và phát triển những thành tựu của pháp luật hình sự Việt Nam, đặc biệt
từ sau cách mạng tháng Tám. Đây là bước ngoặt rất quan trọng trong lịch sử pháp
luật hình sự nước ta. Lần đầu tiên, các chế định của phần chung pháp luật hình sự
đã được định nghĩa một cách khái quát trong luật.

You might also like