You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Đạo đức-Ý chí-Sáng tạo

BÀI THUYẾT TRÌNH

Chủ đề 25: PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI


KÌ CẬN ĐẠI

Môn: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT


Giảng viên giảng dạy: TỪ MINH THUẬN

THÀNH VIÊN THỰC HIỆN


 TRẦN THỤY PHƯƠNG THẢO 2173801010287
 LÊ THỊ ÁNH MINH 2173801010286
 ĐOÀN TRẦN NHƯ Ý 2173801010261
 NGÔ VƯƠNG KHANG 2173801010262
Tên thành viên Nhiệm vụ
Trần Thụy Phương Thảo Làm word, tìm nội dung
Lê Thị Ánh Minh Thuyết trình, tìm nội dung
Đoàn Trần Như Ý Tìm hình ảnh , tìm nội dung
Ngô Vương Khang Làm powerpoint, tìm hình ảnh

Mục lục
I. Các nguồn luật..........................................................................................................................................2
1. Các văn bản pháp luật do chính phủ Pháp và triều đình Huế ban hành.............................................3
1.1 Bộ Dân luật Nam Kỳ Giản yếu.......................................................................................................4
1.2 Bộ Dân luật Bắc.............................................................................................................................5
1.3 Bộ Dân luật Trung..........................................................................................................................7
2. Các đạo luật khác.................................................................................................................................8
3.Các tài liệu về án lệ...............................................................................................................................9
3.1 Các án lệ của các Tòa án Pháp........................................................................................................9
3.2 Các án lệ của Tòa án Việt Nam......................................................................................................9
4.Các tục lệ (tập quán pháp )....................................................................................................................9
5. Lý trí thành văn..................................................................................................................................10
II Những nội dung chính trong pháp luật thời pháp thuộc..........................................................................10
1.Những quy định về dân sự...................................................................................................................10
1.1 Về tài sản......................................................................................................................................10
1.2 Các hình thức sở hữu....................................................................................................................11
1.3 Các quy định về khế ước..............................................................................................................11
1.4 Các quy định trong lĩnh vực hôn nhân gia đình............................................................................12
2 Những quy định về hình sự.................................................................................................................12
2.1 Những nội dung cơ bản của hình luật canh cải.............................................................................12
2.2 Những đặc điểm chủ yếu của Luật hình An Nam.........................................................................13
2.3 Những đặc điểm chủ yếu của Hoàng Việt hình luật......................................................................14
III Kết luận.................................................................................................................................................14

2
I. Các nguồn luật
Các nguồn luật Việt Nam thời kì này rất đa dạng, từ các văn bản chính
thức của triều đình Huế cũng như của chính quyền Pháp cho đến các án
lệ, tục lệ và phong tục tập quán của người Việt cũng được áp dụng trong
thực tiễn xét xử.

3
1. Các văn bản pháp luật do chính phủ Pháp và triều đình Huế ban
hành

Giai đoạn từ 1863-1869 đến năm 1949 chế độ luật pháp ở Việt Nam khá
phức tạp
-Tại miền Nam Việt Nam, tên gọi lúc đó là Nam Kỳ và ở ba thành phố
Hà Nội Hải Phòng và Đà Nẵng mà Dụ ngày 3/10/1888 của vua Đồng
Khánh đã ký nhượng cho Pháp, nên quyền lập pháp thuộc về tổng thống
cộng hòa Pháp, tổng thống cộng hòa Pháp thi hành quyền ấy bằng các
sắc lệnh. Nhưng sắc lệnh chỉ được áp dụng tại Nam Kỳ và ba tỉnh sau
4
khi gọi là nhượng địa của Pháp sau khi toàn quyền Đông Dương ra nghị
định cho thi hành và công bố trên Công báo Đông Dương
- Tuy nhiên công báo của cộng hòa Pháp không được thi hành tại Nam
Kỳ bởi vì chưa có nghị định của Toàn quyền Đông Dương cho thi hành.
Trong thời kì này lãnh thổ xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ về phương diện pháp
lí vẫn là lãnh thổ Việt Nam và quyền lập pháp vẫn thuộc về vua Việt
Nam cho đến giai đoạn từ năm 1926 đến năm 1933 với thỏa ước giữa
chính phủ Pháp và triều đình Huế ký ngày 6-11-1925 quyền lập pháp
thuộc về Thống sứ Bắc Kỳ với tư cách là đại diện vua Việt Nam trên
lãnh thổ Việt Nam tại Bắc Kỳ
-Một số các bộ luật tiêu biểu gồm:
1.1 Bộ Dân luật Nam Kỳ Giản yếu
- Trong thời kì thuộc địa, sau các hòa ước mà triều đình Huế ký với Pháp
thì quyền lập pháp thuộc về người Pháp, Tổng thống Pháp thực hiện
quyền lập pháp thông qua các sắc lệnh
+ Sắc lệnh 25-5-1881 ấn định ở Nam Kỳ các tranh chấp đều phải do tòa
án Pháp xử, mặc dù các tranh chấp chỉ liên quan đến chủ thể người Việt
+ Năm 1883 Hai sắc lệnh ký ngày 3-10-1883 đã thực hiện một phần
công cuộc lập pháp ở miền Nam. Về nội dung đã chịu ảnh hưởng rất lớn
từ bộ Dân luật Pháp 1804
- Trong sắc lệnh thứ nhất, tại điều 1, gồm thiên sơ bộ, thiên I, thiên III
của bộ Dân luật Pháp ( các thiên nói về quốc tịch và thường trú) được áp
dụng ở Nam Kì
- Theo điều 2 của sắc lệnh ấy, thiên thứ II của bộ Dân luật Pháp về hộ
tịch đã được thay thế bằng các điều khoản của một sắc lệnh khác
-Theo điều 3 một bộ Dân luật giản yếu do Bộ thuộc địa và Bộ tư pháp
soạn thảo sẽ ấn định các luật Việt Nam áp dụng về những quy định ở các
thiên khác trong Bộ dân luật Pháp

5
-Một sắc lệnh thứ hai được kí vào ngày 3-10-1883 quy định về vấn đề hộ
tịch ở Nam Kỳ. Bộ dân luật giản yếu được ban hành 26-3-1884 nhưng
dân gian gọi là Bộ luật giản yếu 1883 .Tại Nam Kì, các quy định về luật
dân sự Việt Nam được quy định trong Bộ luật Giản yếu 3-10-1883
- Tập này có tám tiết quy định về: thất tung ( mất tích), hôn thú, ly dị,
phụ hệ, con nuôi, phụ quyền, vị thành niên và giám hộ, thành niên. Riêng
tiết vị thành niên và giám hộ được sửa đổi bằng Sắc lệnh ngày 30-5-1932
=> Tập Giản yếu chỉ quy định các vấn đề thuộc về khả năng và thân
trạng theo thứ tự của bộ Dân luật nước Pháp 1804 không có quy định về
tài sản, khế ước và trách nhiệm riêng về tài sản trong gia đình không nói
gì đến hôn sản, di sản và tự sản
1.2 Bộ Dân luật Bắc

-Tại Bắc Kỳ, một Bộ Dân luật đầy đủ gồm 1455 điều khoản được ban
hành ngày 30-3-1931 có hiệu lực thi hành ngày 1-7-1931.Là một công
trình đồ sộ chịu ảnh hưởng lớn từ Bộ Dân luật Pháp 1804 và Bộ Dân luật
Thụy Sĩ 1912
-Bộ Dân luật Bắc chia làm một thiên sơ bộ ( những vấn đề chung) và 4
quyển . Thiên sơ bộ gồm:

6
 Các nguyên tắc công bố các đạo luật
 Nguyên tắc bất hồi tố
 Nguyên tắc bình đẳng
 Tự do cá nhân và tôn trọng quyền tư hữu
 Nguyên tắc ưu thế của luật pháp đối với các thẩm phán
 Quyển thứ nhất quy định 12 thiên về các vấn đề trong luật gia đình
vấn đề liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng cũng như các vấn
đề về thừa kế
 Quyển thứ hai quy định các vấn đề về tài sản
 Quyển thứ ba quy định về các nghĩa vụ và khế ước
 Quyển thứ tư nói về các viện chứng
=> Bộ Dân luật Bắc chỉ áp dụng đối với những người thuộc thẩm quyền
xét xử của các tòa án quốc gia ở miền Bắc , tuy nhiên cũng một vài
trường hợp phạm vi áp dụng của bộ luật vượt ra khỏi lãnh thổ Bắc Kỳ.
Bộ luật này vẫn còn những hạn chế đã áp dụng nhiều nguyên tắc pháp lí
của Phương Tây không thích hợp với văn hóa Việt Nam các danh từ sử
dụng còn mập mờ thiếu chính xác

7
1.3 Bộ Dân luật Trung

-Tại miền trung (trung kì), bộ tư pháp Huế đã phỏng theo Bộ Dân luật
Bắc để soạn ra bộ “ Hoàng Việt Trung Kỳ bộ luật” ( gọi là Dân luật
Trung) ban hành từng quyển một từ 13-6-1936 đến 28-9-1939
-Về tài sản trong gia đình thì quyển I có nói về hôn thú được ban hành
bởi Dụ số 51 ngày 13-7-1936 .Quyển II về thừa kế ban hành bởi Dụ số
95 ngày 8-1-1938. Các quyển thứ III, IV,V được ban hành do đạo Dụ số
95 ngày 28-9-1939
=> Có thể nói bộ Dân luật Trung đã sao chép đầy đủ các điều khoản của
bộ Dân luật Bắc .Do ban hành muộn hơn nên đã khắc phục hạn chế so
với bộ Dân luật Bắc . Bộ Dân luật Trung gồm 1709 điều.

8
2. Các đạo luật khác

-Sắc lệnh điền thổ ngày 21-7-1925 và ngày 29-3-1939. Đáng chú ý là sắc
lệnh điền thổ ngày 21-7-1925 và các văn bản sửa đổi chế độ điền thổ tại
Nam Kỳ được áp dụng tại Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng. Sắc lệnh
ngày 29-3 một chế độ điền thổ mới được áp dụng cho lãnh thổ miền Bắc
ngoại trừ Hà Nội và Hải Phòng
-Bộ Luật Gia Long hay tên chính thức là Hoàng Việt Luật Lệ được ban
hành 1812 khi pháp cai trị bộ luật này vẫn còn được sử dụng.Theo điều
1454 của bộ Dân luật Bắc và điều 1708 bộ Dân luật Trung thì đã bãi bỏ
các quy định về dân sự của Bộ luật Gia Long còn ở Nam Kỳ thì không
có luật nào bãi bỏ hiệu lực của Luật Gia Long đối với các quan hệ dân sự
-Về hình luật ở Nam Kỳ, điều 11 sắc lệnh ngày 25-7-1884 quy định các
quy định về hình sự của Bộ luật Gia Long áp dụng cho người phạm tội là
người bản xứ
-Sắc lệnh ngày 31-12-1912 của Toàn quyền Đông Dương đã quy định về
việc ban hành Bộ Hình luật canh cải (códe pénal modifie) vốn được sửa
đổi từ bộ luật hình sự Pháp được áp dụng tại Nam Kỳ
-Tại Bắc Kỳ, nghị định ngày 2-12-1921 của Toàn quyền Đông Dương đã
cho áp dụng luật hình An Nam. Dụ số ngày 31-7-1933 của vua Bảo Đại
đã ban hành bộ Hoàng Việt hình luật
9
3.Các tài liệu về án lệ
-Án lệ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề
liên quan đến tài sản gia đình
3.1 Các án lệ của các Tòa án Pháp
- Án lệ thời này có các đặc điểm sau đây:
+ Về nhiều vấn đề quan trọng, án lệ lại thay đổi luôn luôn .Ví dụ người
vợ ở Việt Nam có tài sản riêng hay không án lệ đã thay đổi ít nhất 5 lần,
rồi từ 1929 trở đi thì đi đến quyết định rằng người vợ ở miền Nam không
có tài sản riêng trừ một vài thứ tài sản đặc biệt do án lệ quy định
+ Xuyên suốt các bản án này là những sự suy luận hợp lý được dựa
trên một hệ thống pháp lý được xây dựng chặt chẽ theo kiểu phương tây.
Nhưng một số vấn đề, án lệ đã quá thiên về hình thức nên đã không dựa
trên nền tảng văn hóa Việt Nam
3.2 Các án lệ của Tòa án Việt Nam
-Bao gồm các án lệ của phòng nhì Tòa thượng thẩm Hà Nội, của bộ tư
pháp Huế trước 1945 và một số bản án khác của tòa án Việt Nam sau
1949 .Mặc dù lý luận không chặc chẽ như lý luận của các bản án của tòa
án Pháp nhưng lại gần gũi với sự thật về gia đình và xã hội Việt Nam
nhiều hơn
4.Các tục lệ (tập quán pháp )
-Tục lệ đóng vai trò quan trọng trong luật pháp Việt Nam lúc bấy giờ.
Theo quy định tại điều 4 của hai Bộ Dân luật Bắc và Trung “ khi nào
không có điều luật dẫn dụng được, thẩm phán sẽ xử theo thành lệ và tục
lệ”

10
5. Lý trí thành văn
-Đối với hai Bộ Dân luật Bắc và Trung, tuy vẫn còn tồn tại những hạn
chế nhưng các quy định trong hai bộ luật này đã giải quyết gần như toàn
bộ các vấn đề về dân sự. Còn đối với Bộ Dân luật Giản yếu ở Nam Kỳ
thì còn thiếu rất nhiều vấn đề mà luật không có quy định như các vấn đề
liên quan đến nghĩa vụ, khế ước, thừa kế…
-Để giải quyết tình trạng trên, các thẩm phán Pháp đã áp dụng điều
khoản của Bộ Dân luật Pháp 1804, gọi là “ lý trí thành văn”

II Những nội dung chính trong pháp luật thời pháp thuộc
1.Những quy định về dân sự
1.1 Về tài sản
-Tài sản được chia thành hai loại: động sản và bất động sản
+ Động sản được chia thành: động sản do tính chất và động sản do
luật định
 Động sản do tính chất quy định tại điều 454 Dân luật
Bắc và điều 466 Dân luật Trung là những vật thể có thể
di chuyển được như các động vật hoặc nhờ sức người
như đồ vật
 Động sản do luật định theo điều 469 Dân luật Trung là
những vật thuộc về động sản, cổ phần, công ty, cửa
hàng buôn bán, tiền nợ, lãi, quyền sở hữu trí tuệ.

11
+ Bất động sản được phân chia theo tính chất, theo mục đích và
theo quyền sử dụng
 Bất động sản do tính chất: điều 450 Dân luật Bắc và
điều 461 Dân luật Trung thì bất động sản do tính chất
bao gồm ruộng đất nhà cửa ao hồ đê đập rừng….
 Bất động sản do mục đích: Điều 452 Dân luật Bắc, điều
462,463 Dân luật trung thì bất động sản do mục đích
gồm các động sản mà người chủ đặt trong nhà hoặc đất
của mình để khai thác như dụng cụ nông nghiệp, máy
móc, cá ở ao,…
 Bất động sản do quyền sử dụng: điều 453 Dân luật Bắc
và điều 464 Dân luật Trung gồm những vật quyền như
quyền sở hữu, quyền hưởng dụng, quyền dùng và ở…
1.2 Các hình thức sở hữu
Sở hữu của các pháp nhân công bao gồm sở hữu nhà nước và sở
hữu làng xã
Sở hữu của pháp nhân tư bao gồm các hội thương mại, các hội
được nhà nước cho phép thành lập
Sở hữu tư nhân được pháp luật bảo vệ gồm quyền chiếm hữu,
hưởng dụng và định đoạt tài sản một cách tuyệt đối, không vi phạm
điều mà pháp luật cấm
- Người chủ sở hữu một động sản hoặc một bất động sản có quyền được
hưởng tất cả các vật mà nó sinh ra hoặc các vật phụ thuộc theo nó hoặc
do tự nhiên mà có hoặc tự mình làm ra quyền đó được gọi là quyền phụ
thêm ( điều 465 Dân luật Bắc, điều 479 Dân luật Trung)
1.3 Các quy định về khế ước
Khác với các bộ luật truyền thống của Việt Nam như Bộ luật Hồng Đức,
Bộ luật Gia Long, Bộ Dân luật Nam Kỳ giản yếu, trong Bộ Dân luật Bắc
và Bộ Dân luật Trung đã đưa ra khái niệm về khế ước ( điều 664 Dân
luật Bắc và điều 689 Dân luật Trung)

12
1.4 Các quy định trong lĩnh vực hôn nhân gia đình
-Các điều kiện kết hôn:
 Độ tuổi kết hôn: nam 18 tuổi, nữ 16 tuổi trong trường hợp đặc
biệt có lý do chính đáng thì quan đầu tỉnh có thể đặc cách miễn
tuổi tuy nhiên nam không thể dưới 15 nữ không thể dưới 12
( điều 73 Dân luật Bắc, điều 75 Dân luật Trung)
 Không vi phạm các trường hợp cấm kết hôn
 Chế độ tài sản vợ chồng .Tại Nam kỳ vì sự thiếu sót của Bộ Dân
luật Giản yếu cho nên không có quy định về vấn đề này khi xét
xử đã đưa vào các quy định Luật Gia Long, án lệ đã chấp thuận
việc người vợ không có tài sản riêng. Còn Bộ Dân luật Bắc và
Dân luật Trung đã chấp nhận việc người vợ có tài sản riêng
2 Những quy định về hình sự
2.1 Những nội dung cơ bản của hình luật canh cải
-Gồm lời nói đầu , 4 quyển với 484 điều
o Quyển I quy định hình phạt đại hình, hình phạt tiểu hình và hiệu
lực của các loại hình phạt đó
o Quyển II quy định những nguyên tắc cơ bản về trách nhiệm hình
sự đối với các đồng phạm, người phạm tội là người già và trẻ vị
thành niên
o Quyển III quy định những trọng tội, khinh tội xâm hại tới tài sản,
tính mạng của các cá nhân
o Quyển IV quy định về những tội vi cảnh
-Về tội phạm phân loại tội phạm thành các loại: trọng tội, khinh tội và vi
cảnh với các mức độ hình phạt khác nhau. Trong đó tòa vi cảnh xử các
tội vi cảnh, tòa tiểu hình xử khinh tội, tòa đại hình xử trọng tội
-Hình luật canh cải không quy định năng lực trách nhiệm hình sự nhưng
có quy định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (điều 64)

13
- Hình luật canh cải không quy định đồng phạm nhưng có quy định
người chính phạm và người tòng phạm ( điều 59)
-Điều 4 hình luật canh cải quy định hiệu lực của đạo luật hình sự với một
nguyên tắc rất tiến bộ đó là nguyên tắc hồi tố
- Về hình phạt
 Những hình phạt thuộc trọng tội: xử tử ( điều 12): chém, khổ sai
chung thân, đày quốc sự, khổ sai hữu hạn, cấm cố ( bị giam trong
ngục),biệt giam,đuổi ra khỏi xứ, phế quyền dân
 Những hình phạt thuộc khinh tội: giam, phạt tiền
=> Là công cụ để thực dân pháp đàn áp phong trào cách mạng của nhân
dân Việt Nam (điều 75)
2.2 Những đặc điểm chủ yếu của Luật hình An Nam
-Về hình thức:Luật hình An Nam gồm 40 chương với 233 điều
-Về nội dung: Luật hình An Nam quy định thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự tại điều 38
-Về hình phạt :
 điều 2 quy định các loại hình phạt đối với các trọng tội như :
tử hình, khổ sai chung thân, phát lưu ( buộc phải ở một nơi
nhất định trong hoặc ngoài Đông Dương, ai bỏ trốn sẽ bị kết
án khổ sai chung thân), khổ sai hữu hạn, cấm cố ( biệt giam
trong ngục), tội đồ (giam và làm các công việc phục dịch),
phóng trục ( đày ra ngoài địa phận Đông Dương)
 Các hình phạt với khinh tội và vi cảnh được quy định tại điều
3: phạt giam, phạt tiền .Ngoài ra còn quy định các phụ hình
( hình phạt bổ sung) : quản thúc, tịch thu tài sản, tịch thu đồ
vật phạm pháp, cấm một số quyền công dân,…
 Hành vi chống Pháp phải tử hình, Luật hình An Nam còn quy
định biểu lộ ý định xâm phạm nhà vua cũng phải tử hình
 Sự ngụy trá trong khảo thí cũng bị xem là tội phạm (điều 180)
14
2.3 Những đặc điểm chủ yếu của Hoàng Việt hình luật
-Về hình thức: gồm 29 chương với 424 điều
-Về nội dung:
+ Tội phạm:
 Chủ thể: quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại điều
84
 Đồng phạm: khác với Hình luật canh cải chính phạm và
tòng phạm đều bị hình phạt như nhau
 Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự: ngoài quy
định người bị não bệnh, Hoàng Việt hình luật còn bổ sung
ba trường hợp “ tình thế bắt buộc, mệnh lệnh của pháp luật
và hàn vệ chính đáng
+ Hình phạt : 2 loại hình phạt chính và hình phạt phụ
 Hình phạt chính đối với các tội đại hình ( trọng tội): tử
hình, khổ sai chung thân ,phát lưu, khổ sai có kì hạn,
câu cấm, tỷ trí ( ở một chỗ nhất định 1-10 năm)
 Hình phạt chính đối với tội trừng trị ( khinh tội): phạt
giam, phạt bạc
 Các hình phạt bổ sung: hương quyền quản thúc hay
chính quyền quản thúc, mất các quyền lợi, tịch thu tài
sản, bắt bồi thường tổn hại, câu thúc thân thể (giam tại
nhà lao của tỉnh và phục dịch trong nhà lao hoặc ở
ngoài), yết tội danh tại thân mình đình (niêm yết công
khai)

III Kết luận


=> Với những nội dung trên, hệ thống pháp luật được
thực dân Pháp ban hành áp dụng ở Việt Nam đều nhằm mục
đích phục vụ cho âm mưu xâm lược, bình định, khai thác và

15
bóc lột thuộc địa của chúng. Hệ thông pháp luật này còn là sự kết cấu
chặt chẽ giữa hai yếu tố thực dân đế quốc và thế lực phong kiến phản
động . Hệ thống pháp luật ấy cùng với bộ máy chính quyền
thuộc địa đã trỏ thành công cụ để thực dân Pháp đàn áp dân
tộc Việt Nam chia rẽ đất nước Việt Nam và thực hiện chính
sách khai thác thuộc địa vô cùng tàn bạo của chúng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam – trường Đại Học
Luật Thành Phố Hồ Chí Minh

16

You might also like