You are on page 1of 2

Phương pháp phân tích ngôn ngữ bao gồm những thao tác cơ bản như

sau:

· Phân tích-phát hiện: Trên cơ sở ngữ liệu mẫu, giáo viên nêu câu hỏi
định hướng cho học sinh quan sát, so sánh, đối chiếu chỉ ra các đặc
trưng cơ bản của khái niệm và quy tắc.

Phân tích- chứng minh: Giáo viên đưa ngữ liệu có chứa khái niệm hoặc
quy tắc học sinh đã được học, yêu cầu và định hướng cho học sinh phát
hiện, vận dụng tri thức để chứng minh.

Phân tích-phán đoán: Sau phân tích-chứng minh có thể vận dụng phân
tích-phán đoán. Thao tác này không đòi hỏi học sinh tái hiện mà chỉ cần
nhận diện được ngay những định nghĩa, khái niệm hoặc quy tắc đã học.

· Phân tích-tổng hợp: Đây là bước cao nhất và cũng là bước cuối cùng
trong hoạt động phân tích. Sử dụng thao tác này, giáo viên phải định
hướng cho học sinh huy động tổng hợp các kĩ năng phân tích phát hiện,
phân tích chứng minh, phân tích phán đoán để thực hiện một nhiệm vụ
phân tích tổng hợp.

Cách thực hiện: Phương pháp này được thực hiện bằng các biện pháp
chính là quan sát ngôn ngữ, phân tích ngữ pháp và phân tích ngôn ngữ
của nhà văn ( trong các ngữ liệu và các bài đọc thêm)

Quy trình 4 bước:


+bước 1:GV giới thiệu ngữ liệu cần phân tích
+bước 2:GV hướng dẫn HS quan sát và phân tích ngữ liệu theo định
hướng nội dung bài học
+bước 3:GV dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh kiến thức, hình thành khái
niệm lý thuyết cần đúc kết qua phân tích hiện tượng ngôn ngữ
+bước 4: GV hướng dẫn HS củng cố và vận dụng lý thuyết đã học vào
việc phân tích một hiện tượng ngôn ngữa tương tự

Ưu điểm:+ phù hợp với những bài cung cấp lý thuyết mới tìm hiểu mối
quan hệ giữa bản thân các yêu tố ngôn ngữ với nhau
+ Kích thích sự chủ động, sáng tạo của HS, giúp học sinh hiểu
sâu hơn về các hiện tượng ngôn ngữ mà các em cần chiếm lĩnh
+Thông qua phân tích ngôn ngữ giúp các em rèn luyện tư duy
Nhược điểm: + dẫn đến việc mổ xẻ phân tích vụn vặt do thao tách phân
tích chia nhỏ các hiện tượng ngôn ngữ.
+ quá chú ý đến cấu trúc nên nhiều khi bỏ qua việc phân
tích giá trị của các đơn vị ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp.
+ quá chú trọng việc cung cấp những kiến thức Tiếng Việt
như là đối tượng nghiên cứu của việt ngữ học mà xem nhẹ tính thực
hành-giao tiếp của các hiện tượng ngôn ngữ được đề cập đến rong bài
học

GV cần tuân theo những nguyên tắc sau:


-đảm bảo phản ánh đúng bản chất của hiện tượng ngôn ngữ cần nhận
thức, không phân tích áp đặt, máy móc.
-đảm bảo sự phân chia được tuân theo một cơ sở nhất quán và đảm bảo
tính hệ thống trong quá tình phân tích
-đảm bảo phân chia các hiện tượng ngôn ngữ theo nguyên tắc cấp bậc
phù hợp với các cấp độ ngôn ngữ. Đặc biệt cần dựa vào mục tiêu và nội
dung bài học để vận dụng các thao tác phân tích ngôn ngữ

You might also like