You are on page 1of 3

CÂU HỎI ÔN TẬP

CÂU 1: CÁC BƯỚC CẦN THỰC HIỆN KHI ĐỐI CHIẾU HAI NGÔN NGỮ. CHO VD
MINH HỌA.
Bước 1: Miêu tả
Tất cả nghiên cứu đối chiếu đều đc đặt trên cơ sở miêu tả những cái liên quan trong
các ngôn ngữ đối chiếu.
VD: He will return to Sai Gon in two weeks.
(Anh ấy sẽ trở về Sài Gòn trong vòng hai tuần) Cách dịch như vậy thì ta sẽ không
thấy được sự khác biệt giữa hai cấu trúc ngữ pháp Tiếng Việt và Tiếng Anh. Cách
dịch khác là Hai tuần nữa anh ấy (sẽ) trở về Sài Gòn
Bước 2: Xác định những cái có thể đối chiếu được với nhau
VD: article dùng để gọi tên các từ như a, the trong tiếng Anh và quán từ dùng để gọi
tên các từ như một, các trong tiếng Việt
Bước 3: Đối chiếu. 3 khả năng cơ bản có thể có khi đối chiếu hai ngôn ngữ
1/ XL1 = XL2, khi X trong L1 có thể đồng nhất về một số phương diện nào đó với cái
tương đương trong L2
2/ XL1 khác XL2, khi X trong L1 có thể có sự khác biệt về một phương diện nào đó
với cái tương đương trong L2
3/ XL1 = (kí hiệu rỗng)L2, khi X trong L1 không có cái tương đương trong L2
VD: Tiếng Nga và Tiếng Pháp đều chung điểm giống nhau là danh từ chứa phạm trù
ngữ pháp giống. Tuy nhiên, phạm trù ngữ pháp giống của danh từ tiếng Nga được hình thành
trên sơ sở ba vế đối lập: đực, cái, trung, trong khi đó phạm trù giống của danh từ tiếng Pháp
được hình thành chỉ trên hai cơ sở đối lập: đực và cái
CÂU 2: CÁC NGUYÊN TẮC TRONG ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ. VD MINH HỌA
Nguyên tắc 1: Các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối chiếu phải đc miêu tả một
cách đầy đủ và chính xác trước khi tiến hành đối chiếu để tìm ra điểm giống và khác
nhau
+ Có thể sử dụng kết quả của người khác đã nghiên cứu
+ Tự mình miêu tả những thuật ngữ và đơn vị sử dụng để đối chiếu
VD: Hudson& Lu (2003): ne (Tiếng Nhật) & ba (tiếng Hán)
1) Các chức năng của ne trong tiếng Nhật
2) Các chức năng của ba trong tiếng Hán
3) So sánh ne và ba (những điểm giống nhau; những điểm
khác nhau; so sánh từ góc độ người làm chủ thông tin)
4) ne & ba phân tích theo diễn ngôn
Nguyên tắc 2: Việc nghiên cứu không nên chỉ chú ý đến những phương tiện ngôn
ngữ nào đó được tách biệt một cách máy móc, khiên cưỡng mà phải nằm trong một hệ
thống.
VD: Không thể so sánh I và Tôi mà không đặt trong hệ thống
các vai giao tiếp, không so sánh Will với Sẽ mà không đặt
trong hệ thống ý nghĩa chỉ về thời gian
Nguyên tắc 3: Phải xem xét các phương tiện đối chiếu không chỉ trong hệ thống ngôn
ngữ mà cả trong hoạt động giao tiếp.
VD: Trong tiếng A “you” có phạm vi hoạt động rất rộng và có
rất nhiều phương tiện diễn đạt tương đương trong Tiếng Việt
tùy vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể
Nguyên tắc 4: Phải đảm bào tính nhất quán trong việc vận dụng các khái niệm và mô
hình lí thuyết để miêu tả các ngôn ngữ
VD: Cùng một từ took /tuk/ trong Tiếng Anh có thể phân tích
thành các hình vị theo một trong hai cách sau đây:
1/ /tuk/ = /teik/, được hiểu là /tuk/bao gồm hình thái hiện tại
/teik/ với nguyên âm đôi ở giữa được thay bằng nguyên âm /u/
2. /tuk/=/t-k/ + /u/, được hiểu là /tuk/ bao gồm một căn tố gián
đoạn /t-k/ và /u/ được chèn vào để đánh dấu thì quá khứ.
CÂU 3: TẠI SAO PHẢI MIÊU TẢ CÁC ĐỐI TƯỢNG CẦN ĐỐI CHIẾU TRONG
HAI NGÔN NGỮ?
Bởi vì muốn đối chiếu được thì chúng ta phải miêu tả đc, miêu tả cần phỉa cụ thể thì chúng ta
đối chiếu càng dễ, chúng ta có thể miêu tả ý nghĩa nói chung, cấu tạo hình thức, ý nghĩa, ý
nghĩa ngữ pháp, vai trò và chức vụ.
VD: Đối chiếu giữa từ “ăn” trong TV và “eat’’ trong T.A
 Miêu tả từ “ăn” trong TV
+ Ý nghĩa chung: là động từ dung nạp thực phẩm vào cơ thể + cấu tạo hình thức: là từ
đơn, một tiếng, một từ
+ Ý nghĩa: Là từ đa nghĩa
+ Ý nghĩa ngữ pháp: ăn chậm, ăn nhanh
+ Vai trò, chức vụ: vai trò là động từ chính trong cụm động từ, chức vụ nằm ở vị trí vị
ngữ trong câu
 Miêu tả từ “eat” trong T.A
+Ý nghĩa chung
+Ý nghĩa khác
Ăn mòn vật lý
EX: Running water had gradually eaten into the rock
(Dòng nước chảy dần dần ăn mòn tảng đá)
Qua ví dụ có thể thấy miêu tả càng chi tiết thì càng dễ đối chiếu và là bước quan trọng
trong đối chiếu.
CÂU 4: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NHIỆM VỤ
Có 4 loại ý kiến khác nhau
1. Loại ý kiến thứ nhất: Chủ trương NNHDC phải truy tìm những nét khác biệt giữa các
ngôn ngữ
Chủ trương này xuất phát từ một phạm vi rất hẹp: đó là công tác giảng dạy và
học tập ngoại ngữ. Chính những nét khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ
sẽ làm cho người học gặp phải những khó khăn nhất định; trong khi những gì
giống nhau giữa ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ sẽ đc tiếp thu một cách dễ dàng
2. Loại ý kiến thứ hai: Chủ trương NNHDC phải truy tìm những nét khác biệt quan
trọng nhất giữa hai ngôn ngữ. Như vậy, cơ sở lý luận của chủ trương này là sự phân
biệt 2 kiểu khác biệt: nét khác biệt thông thường và nét khác biệt quan trọng.
3. Loại ý kiến thứ ba: Chủ trương NNHDC phải hướng tới cả những sự giống nhau bên
cạnh những nét khác biệt giữa các ngôn ngữ.
Khuynh hướng này cho rằng sự giống nhau giữa các ngôn ngữ là cơ sở tối
thiểu đảm bảo cho công việc đối chiếu trở nên có kết quả. Một loại giống nhau
mà ngôn ngữ học so sánh-đối chiếu phải để tâm tới là sự giống nhau và hoạt
động ngôn ngữ
4. Loại ý kiến thứ tư: Chủ trương bên cạnh những sự giống nhau và khác nhau, việc
NCĐC cần phải lưu ý đến cả những sự tương ứng và bất tương ứng giữa các ngôn
ngữ; đồng thời làm sáng tỏ những mối quan hệ nguyên nhân giữa các hiện tượng đó.

You might also like