You are on page 1of 6

Khoa Luật Hành chính – Nhà nước

Lớp HC47.1

BUỔI THẢO LUẬN 02


Bộ môn: Luật Hình sự phần chung

Giảng viên: Th.S Trần Văn Thượng

Nhóm: 03

Thành viên

STT Họ và tên MSSV


1 Trần Thị Thanh Diệu 2253801014018
2 Tô Minh Đức 2253801014019
3 Lê Nguyễn Mỹ Dung 2253801014020
4 Trần Hạnh Dung 2253801014021

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 09 năm 2023


I. Trắc nghiệm tự luận: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
Câu 1: Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS năm 2015 là mức
hình phạt do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội.
Nhận định sai, vì:
Theo Điều 9 BLHS năm 2015:
“Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối
với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là
từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với
tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy
định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”
Như vậy, căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS năm 2015 là mức cao
nhất của khung hình phạt do Bộ luật này (tức BLHS năm 2015) quy định đối với tội ấy.
Cụ thể, Tòa có thể tuyên phạt 2 năm tù đối với tội cưỡng đoạt tài sản theo khoản 1
Điều 170 BLHS năm 2015 nhưng mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS năm
2015 quy định đối với tội này là 05 năm, vì vậy, tội cưỡng đoạt tài sản là tội phạm
nghiêm trọng theo khoản 2 Điều 9 BLHS năm 2015 và cách phân loại này không phụ
thuộc vào mức án do Tòa tuyên trên thực tế.

Câu 2: Những tội phạm mà người thực hiện bị Tòa án tuyên phạt từ 3 năm
tù trở xuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng.
Nhận định sai, vì theo khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015 chỉ quy định mức cao
nhất của khung hình phạt chứ không xác định mức tối thiểu, nếu người phạm tội có
những tình tiết giảm nhẹ hoặc người chưa thành niên phạm tội thì Tòa án có thể quyết
định mức phạt nhẹ hơn so với quy định. Mức hình phạt mà nhà làm luật quy định
không phụ thuộc vào mức án Tòa tuyên trên thực tế. Vậy nên những tội phạm mà
người thực hiện bị Tòa án tuyên phạt từ 3 năm tù trở xuống thì cũng có thể là tội phạm
nghiêm trọng, hoặc rất nghiêm trọng.
Câu 3 : trong một tội danh luôn có cả 3 loại cấu thành tội phạm: cấu
thành cơ bản, cấu thành tăng nặng, cấu thành giảm nhẹ.
Trong một tội danh không phải lúc nào cũng tồn tại đầy đủ cả ba loại cấu
thành tội phạm. Có nhiều tội danh chỉ tồn tại một hoặc hai loại cấu thành tội
phạm. Trong đó cấu thành cơ bản là bắt buộc phải có đối với mỗi tội danh.
Ví dụ:
- Tội cướp tài sản quy định tại Điều 168 BLHS 2015: chỉ có cấu thành cơ bản và
tăng nặng.
- Tội giết bỏ hoặc vứt con mới đẻ quy định tại Điều 124 BLHS 2015: chỉ có cấu
thành cơ bản và giảm nhẹ.

Câu 4: Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ không có dấu hiệu định tội
Nhận định sai, vì cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm bao gồm
các dấu hiệu định tội và dấu hiệu định khung giảm nhẹ. Đây là dấu hiệu phản ánh tội
phạm mà tính nguy hiểm cho xã hội có mức độ giảm xuống một cách đáng kể (so với
trường hợp bình thường)
Ví dụ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 108 BLHS thì người phạm tội phải có
các dấu hiệu định tội của tội phản bội Tổ quốc là CTTP cơ bản được quy định tại
khoản 1 Điều 108 BLHS cộng với dấu hình định khung giảm nhẹ được quy định tại
khoản 2 Điều 108 BLHS.

Câu 5: Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là
tội phạm có cấu thành hình thức.
Nhận định sai, vì trong cấu thành tội phạm hình thức dấu hiệu bắt buộc của mặt
khách quan là hành vi chứ không phải hậu quả. Chỉ cần thực hiện hành vi được quy
định trong BLHS thuộc cấu thành tội phạm hình thức thì sẽ bị coi là thực hiện hành vi
phạm tội mà không cần tới hậu quả.
Ví dụ: Hành vi giết người được quy định tại Điều 123 BLHS 2015 thì chỉ cần
thực hiện hành vi được quy định tại cấu thành tội phạm cơ bản của Khoản 1 điều này
thì sẽ trở thành tội phạm

II. Bài tập


Bài 1: A lấy trộm tài sản của B trị giá 70 triệu đồng. Hành vi của A cấu
thành tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 2
năm tù.
1. Căn cứ theo Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội gì?
Tại sao?
Theo Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội phạm nghiêm
trọng. Tại vì A phạm tội vào khoản 2 Điều 173 mà mức cao nhất của khung hình phạt
này là 7 năm tù, vậy nên theo điểm b khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015 thì A thuộc loại
tội phạm nghiêm trọng.
2. Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất hay
CTTP hình thức? Tại sao?
Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức. Tại vì trong
CTTP cơ bản, cụ thể là khoản 1 chỉ quy định dấu hiệu hành vi, đó là hành vi trộm cắp
tài sản, không quy định dấu hiệu hậu quả.
3. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, CTTP tăng
nặng hay CTTP giảm nhẹ? Tại sao?
Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP tăng nặng. Vì theo khoản 2
Điều 173 có dấu hiệu định tội (tên tội danh là tội trộm cắp tài sản và điều luật cần áp
dụng là Điều 173) và các dấu hiệu định khung tăng nặng như các điểm a,b,c,d,đ,e,g mà
A thuộc vào điểm c khoản 2 Điều 173 BLHS nên A thuộc trường hợp CTTP tăng nặng.

Bài 3: Dựa vào cấu trúc của mặt khách quan và quy định của BLHS
về tội phạm cụ thể anh (chị) hãy xác định các cấu thành tội phạm sau đây
thuộc loại CTTP nào?
1. Tội không cứu người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng ( điều 132 BLHS).
Cấu thành tội phạm vật chất
Hậu quả : nguy hiểm cho xã hội là có người chết
Quan hệ nhân quả là có người chết thì mới phạm tội
2. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi ( điều 145 BLHS )
Cấu thành tội phạm hình thức
Hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại về tình dục trẻ vị thành niên
3. Tội cướp tài sản ( điều 168 BLHS )
Cấu thành tội phạm hình thức
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là người bị cướp mất tài sản
4. Tội đua xe trái phép (điều 266 BLHS)
Cấu thành tội phạm vật chất
Hành vi nguy hiểm cho xã hội gây thương tích tổn hại sức khỏe người khác tỷ
lệ thương tổn 31% đến 60%, gây thiệt hại về tài sản

Bài 5: Người dưới 15 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi trộm cắp
tài sản của mình không nếu hành vi của họ được quy định tại:
1. Khoản 1 điều 173 BLHS.
2. Khoản 2 điều 173 BLHS.
3. Khoản 3 điều 173 BLHS.
4. Khoản 4 điều 173 BLHS.
* Xét trường hợp 1: Người dưới 14 tuổi
Mặc dù có hành vi phạm tội nhưng lại không thể xử lý hình sự bởi vì không đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Do vậy, đối với người dưới 14 tuổi phạm tội thì chỉ có
thể áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo Điều 90, Điều 92 Luật xử lý vi phạm
hành chính
* Xét trường hợp 2: Người đó từ đủ 14 tuổi đến dưới 15 tuổi
1. Khoản 1 Điều 173 BLHS 2015: Căn cứ theo khoản 1 Điều 173 thì mức cao
nhất của khung hình phạt là phạt tù đến 03 năm nên theo điểm a khoản 1 Điều 9
thì đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng. Do đó, theo khoản 2 Điều 12 thì người
đó không phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Khoản 2 Điều 173 BLHS 2015: Căn cứ theo khoản 2 Điều 173 thì mức cao
nhất của khung hình phạt là phạt tù đến 07 năm nên theo điểm b khoản 1 Điều 9
thì đây là loại tội phạm nghiêm trọng. Do đó, theo khoản 2 Điều 12 thì người đó
không phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Khoản 3 Điều 173 BLHS 2015: Căn cứ theo khoản 3 Điều 173 thì mức cao
nhất của khung hình phạt là phạt tù đến 15 năm nên theo điểm c khoản 1 Điều 9
thì đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng. Do đó, theo khoản 2 Điều 12 thì
người đó phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng
được quy định tại Điều 173.
4. Khoản 4 Điều 173 BLHS 2015: Căn cứ theo khoản 4 Điều 173 thì mức cao
nhất của khung hình phạt là phạt tù chung thân nên theo điểm d khoản 1 Điều 9
thì đây là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, theo khoản 2 Điều 12 thì
người đó phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là loại tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng được quy định tại Điều 173.

Bài 6: A là bác sĩ đa khoa có mở phòng mạch riêng. Trong lúc khám bệnh
A đã kê toa thuốc cho bé Hoài Trung (3 tuổi) theo toa của người lớn. Do sơ suất,
A không kiểm tra toa thuốc trước khi trao cho người nhà của bé Trung. Người
nhà của bé Trung đến tiệm thuốc do H đứng bán. H bán thuốc theo toa của A
mặc dù trên toa thuốc có ghi tuổi của bệnh nhân là 3 tuổi. Bé Trung do uống
thuốc quá liều nên bị tử vong.
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là gì?
Dựa vào khách thể mà A xâm phạm tới đó là quan hệ nhân thân (sức khỏe, tính
mạng), ta xác định đối tượng tác động ở đây là bé Hoài Trung.
2. Hành vi của A đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào?
Hành vi của A đã xâm phạm đến quan hệ nhân thân (sức khỏe, tính mạng).
3. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại nào?
Tại sao?
Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại quan hệ
nhân quả kép trực tiếp. Do hành vi kê sai toa thuốc người lớn cho cậu bé 3 tuổi Hoài
Trung và hành vi bán thuốc của H là không kiểm tra kĩ toa thuốc có ghi tuổi của bệnh
nhân nên gây ra hậu quả là bé Trung bị tử vong.
4. Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao?
Lỗi của A là lỗi vô ý phạm tội do cẩu thả trong vụ án trên. Căn cứ theo khoản 2
Điều 11 BLHS 2015, xét thấy A đã gây nên hậu quả là làm chết bé Trung trong trường
hợp cẩu thả nên không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả đó mặc dù điều kiện
khách quan buộc A phải thấy trước hoặc có thể thấy trước hậu quả.
Về lý trí: A không thấy trước được hành vi của mình có thể gây hậu quả nhuy
hiểm cho bé Trung
Về ý chí: A khi thực hiện hành vi thì A không biết được hậu quả sẽ xảy ra, bởi
hậu quả này bất lợi cho A và A cũng không mong muốn nó xảy ra.
Do vậy, lỗi của A được xác định là lỗi vô ý do cẩu thả.
5. H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung không? Nếu có là lỗi gì?
Tại sao?
H cũng có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung. Đây cũng là lỗi vô ý
phạm tội vì cẩu thả. H đã bán thuốc cho người nhà bé Trung theo toa người lớn mà
không kiểm tra kĩ toa thuốc mặc dù toa thuốc đã được ghi là tuổi của bệnh nhân là 3
tuổi. Hành vi này của H đã một phần gây nên cái chết của bé Trung.

You might also like