You are on page 1of 11

14:35, 12/11/2022 Cách tiếp cận khoa học đối với vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh

xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Liên bang Nga

odule/giohang)

(/module/dangky) 
(/module/ketqua)

(https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/)
()

01(104)/2017
(DanhSachBaiBao?
sobao=bc77f9fe-
23fb-47d9-
a4f1-
4a10b33a9f05)

MỤC LỤC
1.Khái niệm trách nhiệm xã hội của người sử dụng lao động – một hiện tượng đa diện

https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=d7940c4c-b8c6-4934-929e-ddd85f0b7dbb 1/11
14:35, 12/11/2022 Cách tiếp cận khoa học đối với vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Liên bang Nga

2.Phép đo bên trong và bên ngoài đối với trách nhiệm xã hội của người sử dụng lao
động

3.Các hình thức trách nhiệm pháp lý khác nhau của người sử dụng lao động

4.Một số hạn chế trong pháp luật Nga liên quan đến trách nhiệm pháp lý của người sử
dụng lao động và kinh nghiệm cho Việt Nam

5.Tài liệu tham khảo

CÁCH TIẾP CẬN KHOA HỌC ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TRÁCH


NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT
LIÊN BANG NGA
MOROZOV PAVEL EVGENHEVICH - SHEVCHENKO OLGA ALEKSANDROVNA 

01(104)/2017 - 2017, Trang 75-80

Ngày đăng:


Trích dẫn
 Share

TÓM TẮT
Bài viết nghiên cứu những vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) ở
Liên bang Nga (LB Nga), đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu những cách tiếp
cận khoa học về lĩnh vực này. Tác giả bài viết xác định rằng CSR là hiện tương đa
diện, là đối tượng điều chỉnh của các quy phạm thuộc nhiều ngành luật khác nhau
của Nga. Trong bài viết này, tác giả nêu hai phép đo CSR: phép đo bên ngoài và
phép đo bên trong.

ABSTRACT:
Problems of corporate social responsibility of the employer in the Russian Federation
are analyzed in the article. Special attention is paid to the study of scientific
approaches in this sphere. The authors determine that corporate social responsibility
of the employer is a multidimensional phenomenon, which is subject to regulation by
norms of various branches of law of the Russian Federation. Two dimensions of
corporate social responsibility are emphasized in the article - external and internal.

https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=d7940c4c-b8c6-4934-929e-ddd85f0b7dbb 2/11
14:35, 12/11/2022 Cách tiếp cận khoa học đối với vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Liên bang Nga

TỪ KHÓA:
luật lao động (DanhSachBaiBao?oid=c3195ae8-8ad1-427f-be75-
3680d31751f0), người sử dụng lao động (DanhSachBaiBao?oid=c3fe0bd8-2706-
4a49-b1ed-aaca862e54ca), tranh chấp lao động cá nhân (DanhSachBaiBao?
oid=5cedeaa9-e458-483d-9a60-7253fdea204a), Bộ Luật về vi phạm pháp luật hành
chính LB Nga (DanhSachBaiBao?oid=0289eab6-28d5-4e50-83b3-5bbd53c76095),
người lao động (DanhSachBaiBao?oid=ad8b7a05-b0d1-49e1-821d-eb4bb58ba9bf),
pháp luật lao động (DanhSachBaiBao?oid=68560291-c506-4bb8-9a1d-
a8bf8e329dec), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (DanhSachBaiBao?
oid=850b814f-154c-4cd9-9ba2-279b19502ed7),
KEYWORDS:
employees (DanhSachBaiBao?oid=41a3c3b2-2bb9-4337-a004-
c89bcdae12ec), corporate social responsibility (DanhSachBaiBao?oid=16d29f11-
dc17-4ed6-8014-2602c9085a49), employer (DanhSachBaiBao?oid=a09175ec-c35a-
415e-8fa4-78202a16e0bd), Code of the Russian Federation on Administrative
Offenses (DanhSachBaiBao?oid=ea091e7f-7bfb-4556-acb7-929b8f039b05), labour
law (DanhSachBaiBao?oid=30a278bd-b28a-4fa6-a416-de62017c828e), individual
labour disputes (DanhSachBaiBao?oid=5209b568-ccbe-4322-afd1-2f407a059f75),
labour legislation (DanhSachBaiBao?oid=c2b80fca-95b9-4f1c-bc99-ee44f71a3e7b),
material responsibility (DanhSachBaiBao?oid=8bb9ffb7-9562-4e65-ae59-
632a22143614),

1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của người sử dụng lao động – một hiện tượng đa diện
Ở LB Nga, vấn đề điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng lao động
(NSDLĐ) là vấn đề cấp bách, do số lượng tranh chấp lao động cá nhân ngày càng tăng, liên
quan đến tình trạng vi phạm các quyền về lao động của người lao động (NLĐ). Theo số liệu
thống kê của Tòa án tối cao LB Nga, trong năm 2015 có 21.156 tranh chấp lao động về phục
hồi công việc cho NLĐ, 11.035 vụ về bồi thường thiệt hại xảy ra trong quá trình làm
[1]
việc của
NLĐ, 548.743 tranh chấp lao động về tiền lương, 50.633 tranh chấp lao động khác.
Số liệu nêu trên cho phép khẳng định rằng: đối với NLĐ vấn đề tiền lương là vấn đề quan
trọng hơn cả; và thực tế, về vấn đề này phát sinh số lượng lớn nhất các vi phạm pháp luật lao
động (PLLĐ). Cho nên, cần phải nghiêm khắc truy cứu trách nhiệm của NSDLĐ do vi phạm
quy định PLLĐ liên quan đến việc không trả lương hoặc chậm trả lương. Bên cạnh đó, cũng
cần lưu ý đến số lượng đáng kể các tranh chấp lao động cá nhân về việc phục hồi công việc
cho NLĐ.
Trong PLLĐ LB Nga, không tồn tại khái niệm rõ ràng về trách nhiệm xã hội của NSDLĐ,
điều này dẫn đến việc khái niệm đó được hiểu một cách khác nhau và không đồng nhất trong
các văn bản quy phạm pháp luật, cũng như trong tài liệu khoa học pháp lý.
Thật sự cần thiết phải có một cách hiểu thống nhất về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(CSR), bởi lẽ theo quyết định của Ủy ban tài sản quốc gia LB Nga, số 306 ngày 23/8/2014 “Về
việc chuẩn y phương pháp tự đánh giá chất lượng quản lý doanh nghiệp ở các công ty có sự

https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=d7940c4c-b8c6-4934-929e-ddd85f0b7dbb ấ ề 3/11
14:35, 12/11/2022 Cách tiếp cận khoa học đối với vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Liên bang Nga

tham gia của Nhà nước”, thì tiêu chí “trách nhiệm xã hội” trong vấn đề quản lý doanh nghiệp
được xác định có ý nghĩa vô cùng quan trọng. [2]

Trong số các khái niệm CSR, chúng [3]tôi đồng tình với cách tiếp cận được thể hiện trong
quyết định của công ty cổ phần “RJD” số 1143p ngày 6/5//2015 “Về bộ quy tắc đạo đức
công vụ” của công ty cổ phần mở “đường sắt Nga” , theo đó “CSR là bộ phận quan trọng
[4]

trong mối tương quan của Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội”. Ngoài ra, công ty này đã
nghiêm túc thực hiện chính sách trách nhiệm xã hội ở mức độ cao không những đối với NLĐ
của mình, những người thân của NLĐ, mà còn đối với người dân ở địa bàn nơi công ty hoạt
động và xem việc đầu tư vào lĩnh vực xã hội là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển bền
vững của khu vực đó. [5]

Nghiên cứu quy định trên trong Bộ quy tắc ứng xử của công ty RJD cho phép kết luận rằng
CSR có hai phép đo: đo bên trong (trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ của mình) và đo bên
ngoài (trách nhiệm của công ty đối với người dân nơi công ty thực hiện hoạt động sản xuất
kinh doanh).
Về lý luận, có một số khái niệm về CSR như sau:
Thứ nhất, CSR là việc thực hiện những trách nhiệm xã hội của tổ chức, doanh nghiệp được
pháp luật quy định và việc sẵn sàng bỏ ra chi phí cần thiết để thực hiện trách nhiệm đó. [6]

Thứ hai, CSR là việc tự nguyện sẵn sàng bỏ ra các chi phí không bắt buộc cho các nhu cầu
xã hội ngoài mức được pháp luật quy định (pháp luật thuế, lao động, môi trường,…), không
xuất phát từ yêu cầu của các quy định pháp luật mà từ nhận thức về đạo đức. [7]

Thứ ba, theo quan điểm của B. Shpotov, CSR  là việc sử dụng tối đa lợi thế của công ty để
hạn chế đến mức tối thiểu những khó khăn liên quan đến lợi ích của các thành viên công ty
cũng như toàn xã hội nói chung. [8]

Bên cạnh đó, chúng tôi không đồng tình với khái niệm về CSR theo đó “trách nhiệm xã hội
khác với trách nhiệm pháp lý và được xem xét như khía cạnh tự nguyện của tổ chức đối với
những vấn đề xã hội của NLĐ, cư dân thành phố, vùng, quốc gia, thế giới”. Theo quan điểm [9]

của chúng tôi, bất kỳ trách nhiệm xã hội nào cũng bao gồm trong đó trách nhiệm pháp lý.
Chúng tôi cũng không đồng tình với quan điểm của L. Figlin về vấn đề này. Theo ông, trách
nhiệm xã hội có nghĩa là khả năng của tổ chức/ doanh nghiệp trong việc đánh giá hậu quả hoạt
động của mình đối với việc phát triển bền vững của xã hội. Trách nhiệm xã hội  là một khái
niệm rộng bao gồm tất cả những vấn đề về môi trường, công bằng xã hội, bình đẳng. Các tổ
chức phải thể hiện trách nhiệm của mình trong các lĩnh vực  tài chính, đến xã hội và môi
trường. Điều này không chỉ liên quan đến doanh nghiệp, mà còn đến các tổ chức nhà nước, tổ
chức xã hội và tổ chức tự nguyện. Theo quan điểm của chúng tôi, trong cách nhìn nhận như
[10]

vậy về trách nhiệm xã hội thiếu phần trách nhiệm rất quan trọng của NSDLĐ là tuân thủ pháp
luật.
Trong khái niệm về CSR do N. Krichevskyi và S.Goncharov đưa ra chỉ đề cập đến trách
nhiệm kinh tế: “CSR là việc cam kết của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển bền
vững trong mối quan hệ với NLĐ, gia đình của họ, người dân địa phương, xã hội nói chung
nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống của họ”. Quan điểm về trách nhiệm thuần túy
[11]

ở góc độ kinh tế như thế, theo chúng tôi, là hạn chế cơ bản của các nhà khoa học nêu trên.
Nghiên cứu nhiều quan điểm khác nhau của các nhà khoa học cho phép kết luận rằng trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp là khái niệm đa diện, bao gồm các yếu tố pháp lý, kinh tế, xã
hội và phải được xem xét trong một tổng thể thống nhất.
Chúng tôi cho rằng CSR được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật quốc tế, hiến pháp,
hành chính, môi trường, tài chính, dân sự và lao động, mà quan trọng nhất là các quy phạm có
liên quan chặt chẽ đến hoạt động của NSDLĐ.

https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=d7940c4c-b8c6-4934-929e-ddd85f0b7dbb 4/11
14:35, 12/11/2022 Cách tiếp cận khoa học đối với vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Liên bang Nga

[1]*,** GS-TSKH Luật, Giáo sư Bộ môn Luật Lao động và Luật Xã hội Trường ĐH Luật Mát-xco-va - Liên bang Nga mang tên Kutafin O.E.

(MSAL).
 Отчет о работе судов общей юрисдикции о рассмотрении гражданских дел по первой инстанции// [trans: Report on the work of courts
of General jurisdiction on review of civil cases at first instance], xem: http://www.cdep.ru/index.php?id=79&item=3417
(http://www.cdep.ru/index.php?id=79&item=3417).
[2] Приказ Росимущества от 22.08.2014 N 306 «Об утверждении Методики самооценки качества корпоративного управления в
компаниях с государственным участием» // СПСКонсультантПлюс [trans: The order of Rosimushchestvo dated 22.08.2014 N 306 “On
approval of the Methodology for self-assessment of the quality of corporate governance in companies with state participation” //
ConsultantPlus].
[3] RJD là một trong 3 công ty đường sắt lớn nhất thế giới. Người sáng lập và cổ đông duy nhất của công ty này là nhà nước Liên
bang Nga. Xem: http://rzd.ru/static/public/ru?STRUCTURE_ID=628.
[4] Распоряжение ОАО «РЖД» от 06.05.2015 N 1143р «О Кодексе деловой этики открытого акционерного общества
«Российские железные дороги» // СПСКонсультантПлюс [trans: Order “RZD” on 06.05.2015 N 1143р “On the Code of business
conduct and ethics of open joint stock company “Russian Railways”].
[5] Như trên.
[6] М.Г. Подопригора Деловая этика. Учебное пособие. Таганрог: Изд-во ТТИ ЮФУ, 2012  [trans: Podoprigora M. G. Business
ethics.Textbook. Taganrog: Publishing house TRTU, 2012]. 
[7] Như trên.
[8] Шпотов Б. Деловая этика и менеджмент: современные подходы // Проблемы теории и практики управления. — 2002. —
№ 1. [Trans: Spotov B. Business ethics and management: current approaches // Problems of the theory and practice of management.
— 2002. — No. 1].
[9]  Социальное управление: словарь. М., 1986. С. 367. [trans: Social management: dictionary. M., 1986. P. 367].
[10] Фиглин Л. Модель управления качеством социальной ответственности организации/ Л.Фиглин // Проблемы теории и
практики управления. — 2003. — № 2. [trans: Figlin L. Model of quality management of social responsibility of the organization/
Figlin L. // Problems of the theory and practice of management. — 2003. — No. 2].
[11] Кричевский Н.А., Гончаров С.Ф. Корпоративная социальная ответственность. М., 2006. С. 8. [trans: Krichevsky N. A.

Goncharov S. F. Corporate social responsibility. M., 2006. P.8)].


 
2. Phép đo bên trong và bên ngoài đối với trách nhiệm xã hội của người sử dụng lao
động
Dưới góc độ của pháp luật LB Nga, có thể chia thành hai nhóm các quy phạm pháp luật điều
chỉnh trách nhiệm xã hội của người sử dụng lao động. Đó là các quy phạm: (i) có liên quan
đến việc thực hiện chức năng bên ngoài của trách nhiệm xã hội (pháp luật về đảm bảo việc làm
cho người dân); và (ii) có liên quan đến việc thực hiện chức năng bên trong của trách nhiệm xã
hội (là các quy phạm pháp luật điều chỉnh trách nhiệm của NSDLĐ trong trường hợp vi phạm
quyền về lao động của chính những NLĐ trong doanh nghiệp mình).
Đối với nhóm quy phạm thứ nhất, chúng ta thấy rằng, NSDLĐ tác động đến việc thực thi
chính sách của Nhà nước về việc làm trên cơ sở: (i) tuân thủ tỉ lệ người lao động có việc làm
trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; (ii) tạo công ăn việc làm cho công dân có nhu
cầu đặc biệt về bảo đảm xã hội hoặc cho lực lượng dự phòng đối với một số loại công việc,
ngành nghề theo quy định của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương; (iii) thu hút
nguồn lực lao động đến làm việc ở các đơn vị hành chính trực thuộc liên bang, do chính phủ
quy định. [12]

Thực hiện các quy định nêu trên của Luật Về việc làm tại LB Nga đã phát sinh một số vấn
đề trong thực tiễn áp dụng pháp luật, trong đó chủ yếu liên quan đến tạo việc làm của người
chưa thành niên, người có trách nhiệm gia đình. Do đó, không phải ngẫu nhiên, dựa trên phân
tích thực tiễn pháp luật, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao LB Nga ngày
ố ề ề
https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=d7940c4c-b8c6-4934-929e-ddd85f0b7dbb 5/11
14:35, 12/11/2022 Cách tiếp cận khoa học đối với vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Liên bang Nga

28/01/2014, số 1 Về áp dụng pháp luật điều chỉnh công việc của phụ nữ, những người có trách
nhiệm gia đình và trẻ vị thành niên đã được ban hành . Theo đó, đặc biệt, không cho phép
[13]

phân biệt đối với phụ nữ và những người có trách nhiệm gia đình và trẻ vị thành niên khi tiếp
nhận họ vào làm việc, mà phải dựa trên trình độ của người lao động, đặc điểm của điều kiện
làm việc của họ.
Ngoài ra, “việc từ chối ký kết một hợp đồng lao động với một người phụ nữ không bị xem là
phân biệt đối xử nếu người sử dụng lao động xét thấy môi trường làm việc không an toàn cho
phụ nữ, và điều này được xác nhận bởi các kết quả đánh giá đặc biệt về điều kiện làm việc
theo quy định tại Đạo Luật liên bang ngày 28 tháng 12 năm 2013, số 426- FZ “Về đánh giá
đặc biệt  điều kiện làm việc”, cũng như kết luận của cơ quan giám định nhà nước về điều
[14]

kiện làm việc.


Ngoài ra, một vấn đề thực sự quan trọng nữa là nếu NSDLĐ tiếp nhận người dưới 14 tuổi
vào làm việc, thì HĐLĐ đó được chấm dứt theo khoản 1 Điều 84 của Bộ luật Lao động liên
quan đến việc vi phạm các nguyên tắc giao kết HĐLĐ. Khi đó,  NLĐ được trả trợ cấp thôi
việc.
Đối với nhóm các quy phạm pháp luật thứ hai liên quan đến phép đo bên trong của CSR,
theo Bộ luật Lao động của LB Nga những người có lỗi trong vi phạm pháp luật lao động và
các văn bản khác có chứa đựng các quy phạm luật lao động đều bị truy cứu trách nhiệm kỷ
luật, trách nhiệm vật chất, đồng thời bị truy cứu trách nhiệm dân sự, hành chính và hình sự
(Điều 419).
Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao LB Nga ngày 17/3/2004, số 2  Về việc
Tòa án LB Nga áp dụng  Bộ luật Lao động Nga quy định: “Liên quan đến các vấn đề phát
[15]

sinh từ trong việc áp dụng Bộ luật Lao động của LB Nga, có hiệu lực từ 01/02/2002, Hội đồng
Thẩm phán Tòa án tối cao LB Nga cho phép các tòa án được giải thích các quy định của luật
này”. Trong văn bản đó, vấn đề được quan tâm hơn cả là việc giao kết HĐLĐ, cụ thể: “…cấm
việc từ chối giao kết HĐLĐ vì những lý do mang tính phân biệt đối xử, đặc biệt đối với phụ
nữ với lý do mang thai hoặc có con (theo khoản 2 và khoản 3 Điều 64 Bộ  luật Lao động);…
Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao Nga cũng nhấn mạnh rằng, mặc dù pháp luật hiện hành
chỉ quy định danh mục các lý do theo đó NSDLĐ không được quyền từ chối tiếp nhận NLĐ,
nhưng Tòa án có quyền nhận định có hay không việc phân biệt đối xử trong quá trình giải
quyết từng vụ việc cụ thể. Nếu Tòa án thấy rằng NSDLĐ từ chối tiếp nhận NLĐ vì những lý
do liên quan đến phẩm chất chuyên môn của NLĐ, thì việc từ chối đó là có cơ sở.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao Nga xác định rằng phẩm chất chuyên môn của NLĐ là
khả năng của một cá nhân trong việc thực hiện công việc nhất định, có tính đến đặc điểm
chuyên môn và trình độ, phẩm chất cá nhân của NLĐ.
Nội dung rõ ràng nhất của CSR ở LB Nga được thể hiện trong khuôn khổ các cuộc thi cho
các tổ chức tích cực triển khai các dự án xã hội của họ ở cấp liên bang và khu vực. [16]

[12] Ст. 25 Закона «О занятости населения в РФ». [Trans:  Art. 25 of the Law “On employment in RF”].
[13] Resolution of the Plenum of the Supreme Court on January 28, 2014  № 1 “On the application of legislation regulating the work
of women, persons with family responsibilities and minors.  Xem: https://rg.ru/2014/02/07/trud-dok.html
(https://rg.ru/2014/02/07/trud-dok.html).
[14] Федеральным законом от 28 декабря 2013 года N 426-ФЗ “О специальной оценке условий труда» [trans: About the special
assessment of working conditions], Xem: https://rg.ru/2014/02/07/trud-dok.html (https://rg.ru/2014/02/07/trud-dok.html)
[15] Постановление Пленума Верховного Суда РФ от 17.03.2004 N 2 (ред. от 24.11.2015) “О применении судами Российской
Федерации Трудового кодекса Российской Федерации” (Trans: Resolution of the Plenum of the Supreme Court of the Russian
Federation from 17.03.2004 N 2 (ed. Of 11.24.2015) “On the application by the courts of the Russian Federation Labor Code of the
https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=d7940c4c-b8c6-4934-929e-ddd85f0b7dbb 6/11
14:35, 12/11/2022 Cách tiếp cận khoa học đối với vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Liên bang Nga

Russian Federation. Xem: http://www.consultant.ru/document/cons_doc LA47257 (http://www.consultant.ru/document/cons_doc


LA47257).
[16] Thể lệ tổ chức cuộc thi cấp liên bang “Tổ chức hiệu quả xã hội cao của Nga” và trao giải thưởng người chiến thắng tại cuộc thi đã
được phê duyệt theo Quyết định ngày 15/3/2016 của ban tổ chức cuộc thi. Trong quyết định đó có nêu rõ nhiệm vụ chính của cuộc thi là
phát hiện các tổ chức Nga đạt hiệu quả cao trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, nghiên cứu và phổ biến kinh nghiệm của họ, phát triển
các hình thức tổ chức hợp tác xã hội, đặc biệt chú ý đến các vấn đề về phát triển của thị trường lao động và thúc đẩy việc làm trong các tổ
chức sản xuất và trong các tổ chức phi sản xuất và một trong những tiêu chí để đánh giá hồ sơ dự thầu để tham gia vào cuộc thi là việc tạo
ra việc làm mới và hiện đại hóa các công việc đã có.
Cuộc thi trong năm 2015 đánh giá và tuyên dương những tổ chức theo hai nhóm: (i) các tổ chức sản xuất; (ii) các tổ chức phi sản xuất.
Ngoài cấp liên bang, ở cấp chủ thể liên bang, chẳng hạn, ở Matxcova, hàng năm đều có tổ chức cuộc thi “Người sử dụng lao động tốt nhất
Matxcova” theo Quyết định của Chính phủ Liên bang Nga số 265-p, ngày 04/3/2009 và quyết định số 2234-RP ngày 13/10/2010.
Điều lệ cuộc thi thành phố Matxcova nêu rõ mục đích của cuộc thi là để thu hút sự chú ý của công chúng về tầm quan trọng của vấn đề xã
hội cho sự phát triển của các tổ chức, đưa ra những giải pháp cụ thể mà các doanh nghiệp đã thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề xã hội,
nhân rộng kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực này.
Tiêu chuẩn đánh giá NSDLĐ về việc thực hiện CSR được quy định theo các tiêu chí: (i) cung cấp việc làm cho lao động tạm thời và tổ chức
các hoạt động xã hội cho thanh niên trong các doanh nghiệp, tổ chức (số lượng người khuyết tật, thanh niên có việc làm và tính chất công
việc của họ; sự thay đổi số lượng người trẻ tuổi và người khuyết tật trong tổ chức, doanh nghiệp; điều kiện làm việc (tổng hợp các yếu tố về
môi trường sản xuất và quá trình lao động, ảnh hưởng đến hiệu suất và sức khỏe của NLĐ); tốc độ tạo việc làm mới, sự hấp dẫn về kinh tế và
uy tín của các vị trí làm việc); (ii) việc tạo ra công việc với các hình thức linh hoạt trong các tổ chức, doanh nghiệp của thành phố (số công
dân có việc làm với các hình thức linh hoạt và tính chất công việc của họ; tiền lương và điều kiện làm việc của NLĐ cần làm việc theo chế độ
linh hoạt…)

3. Các hình thức trách nhiệm pháp lý khác nhau của người sử dụng lao động
Liên quan đến những hình thức khác nhau về trách nhiệm pháp lý của NSDLĐ do vi
phạm các quyền về lao động của NLĐ, xuất hiện một vấn đề có liên quan đến việc xác 
định từng loại trách nhiệm đó thuộc lĩnh vực pháp luật nào. Trong khoa học pháp lý của
LB Nga, các nhà khoa học chia trách nhiệm của NSDLĐ thành hai nhóm: trách nhiệm
pháp luật lao động và trách nhiệm khác.
Điểm chung của hai loại trách nhiệm này là cả hai đều phát sinh khi có  hành vi vi phạm
pháp luật lao động và các văn bản khác có chứa đựng quy phạm pháp luật lao động. Trong
đó, trách nhiệm vật chất thuộc sự điều chỉnh của pháp luật lao động; còn một số hành vi
khác có thể thuộc sự điều chỉnh của pháp luật hành chính hoặc pháp luật dân sự.
Cơ sở của việc phân định đó nằm ở việc trả lời cho câu hỏi trách nhiệm pháp lý đó do
các quy phạm pháp luật nào điều chỉnh. Nếu được điều chỉnh chỉ bởi các quy định pháp
luật lao động thì trách nhiệm của NSDLĐ được xem như trách nhiệm pháp lý về lao động
(chẳng hạn, trách nhiệm vất chất của NSDLĐ); được điều chỉnh bởi các quy phạm của
pháp luật hành chính và dân sự thì tất nhiên,trách nhiệm đó của họ là trách nhiệm hành
chính hoặc trách nhiệm dân sự.
4. Một số hạn chế trong pháp luật Nga liên quan đến trách nhiệm pháp lý của
người sử dụng lao động và kinh nghiệm cho Việt Nam
Theo quan điểm của chúng tôi, các vấn đề còn tồn tại về trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp trong pháp luật Nga chính là: sự thiếu vắng một định nghĩa pháp lý về trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp; Việc chưa xác định minh bạch mối quan hệ giữa các khái niệm
“trách nhiệm xã hội” và “trách nhiệm pháp lý” của doanh nghiệp; việc không thừa nhận
Bộ quy tắc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là nguồn điều chỉnh các quan hệ pháp
luật lao động; sự tồn tại đồng thời nhiều quan điểm về khái niệm “trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp” trong khoa học pháp lý.
Nghiên cứu những vấn đề điều chỉnh pháp luật đối với CSR ở LB Nga cho phép đề xuất
những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật lao động trong lĩnh vực này:

ầ ế ề
https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=d7940c4c-b8c6-4934-929e-ddd85f0b7dbb 7/11
14:35, 12/11/2022 Cách tiếp cận khoa học đối với vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Liên bang Nga

1. Thực sự cần thiết quy định khái nhiệm chính thức về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp tại Điều 20 Bộ luật Lao động LB Nga và Điều 25 Luật “Về việc làm ở LB Nga”.
Theo đó, trách nhiệm xã hội của NSDLĐ là trách nhiệm trong việc tuân thủ các quyền về
lao động của NLĐ, đồng thời là trách nhiệm trong việc tạo việc làm mới trên địa bàn nơi
doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và trách nhiệm trong việc tạo việc
làm cho những đối tượng công dân cần được xã hội bảo vệ. Quy định như vậy sẽ tạo nên
độ chính xác cao trong việc điều chỉnh pháp luật về vấn đề này, để tất cả những người
tham gia vào thị trường lao động biết rõ những biểu hiện cụ thể của việc thực hiện trách
nhiệm của mình.
2. Cần xác định mối liên hệ chặt chẽ giữa trách nhiệm xã hội của NSDLĐ và trách
nhiệm vật chất, hành chính, hình sự của họ khi vi phạm quyền về lao động, hoặc là trách
nhiệm xã hội tồn tại như là hình thức trách nhiệm độc lập, hoặc như là sự tổng hợp tất cả
các trách nhiệm nêu trên. Cụ thể, chúng tôi cho rằng Điều 419 Bộ luật Lao động LB Nga
cần được thể hiện như sau: “Người có lỗi trong việc vi phạm pháp luật lao động và các
văn bản khác có chứa đựng các quy phạm pháp luật lao động, cũng như các bộ quy tắc về
trách nhiệm xã hội doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất,
trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này và các đạo luật
liên bang khác”.
3. Cần xác định chính xác vai trò và ý nghĩa của các văn bản do NSDLĐ ban hành nhằm
điều chỉnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Sẽ thực sự hiệu quả nếu Điều 5 của Bộ
luật Lao động của LB Nga quy định rõ các văn bản của NSDLĐ về trách nhiệm xã hội của
họ mà trước tiên là bộ quy tắc về trách nhiệm xã hội. Vấn đề ở chỗ, các văn bản quy [17]

phạm pháp luật ở Nga có ý nghĩa như nguồn của pháp luật đối với doanh nghiệp, nhưng
các bộ quy tắc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng có chứa đựng các quy phạm
pháp luật về lao động, cho nên bộ quy tắc này cũng liên quan đến việc điều chỉnh các
quan hệ lao động. Cụ thể, Điều 5 Bộ luật Lao động LB Nga với tiêu đề “Pháp luật lao
động và các văn bản khác có chứa đựng các quy phạm pháp luật lao động” cần được điều
chỉnh bổ sung trở thành “Pháp luật lao động, các văn bản khác có chứa đựng các quy
phạm pháp luật lao động và các bộ quy tắc về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp”.
4. Rất thích hợp nếu trong Điều 41 Bộ luật Lao động của LB Nga có quy định yêu cầu [18]

mang tính bắt buộc đối với NSDLĐ về trách nhiệm xã hội của họ bởi vì thỏa ước lao động
tập thể là một trong những công cụ của trách nhiệm này. Cụ thể, trong nội dung văn bản
này cần có quy định rằng doanh nghiệp phải tính toán lợi ích của xã hội, có trách nhiệm
tác động đến các đối tác, người lao động, cổ đông, cộng đồng dân cư địa phương và các
bên có liên quan trong việc chung tay thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó có cả trách
nhiệm đối với môi trường xung quanh.
5. Cần nghiên cứu những lý thuyết khoa học về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
khi trách nhiệm này được hiểu như trách nhiệm trong việc tuân thủ quyền của NLĐ được
làm việc trong điều kiện an toàn với những đảm bảo nhất định, tạo nhiều chỗ làm mới và
tác động để nâng cao trình độ và kỹ năng cho NLĐ. [19]

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy những vấn đề điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp tại LB Nga và Việt Nam có nhiều khía cạnh tương đồng. Điều này
cho phép những nhà lập pháp của hai quốc gia có thể sử dụng kinh nghiệm tích cực của
nhau trong quá trình hoàn thiện PLLĐ ở mỗi nước.

https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=d7940c4c-b8c6-4934-929e-ddd85f0b7dbb 8/11
14:35, 12/11/2022 Cách tiếp cận khoa học đối với vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Liên bang Nga

[17] Hiện tại, trong Điều 5 Bộ luật Lao động LB Nga “Pháp luật lao động và các văn bản khác, chứa đựng các quy phạm pháp luật

lao động”,  Quy tắc được xây dựng tại doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội không được liệt kê.
[18]  Trong Điều 41 Bộ luật Lao động LB Nga “Nội dung và cấu trúc của thỏa ước tập thể” không có quy định yêu cầu bắt buộc đối
với NSDLĐ (doanh nghiệp) trong việc xây dựng và thực hiện trách nhiệm xã hội của họ.
[19] Корпоративная социальная ответственность: основные понятия и определения. http://csrjournal.com/korporativnaya-

socialnaya-otvetstvennost-osnovnye-ponyatiya-i-opredeleniya (http://csrjournal.com/korporativnaya-socialnaya-otvetstvennost-

osnovnye-ponyatiya-i-opredeleniya) (дата обращения: 11/10/16) [trans: Corporate social responsibility: concepts and definitions.
http://csrjournal.com/korporativnaya-socialnaya-otvetstvennost-osnovnye-ponyatiya-i-opredeleniya

(http://csrjournal.com/korporativnaya-socialnaya-otvetstvennost-osnovnye-ponyatiya-i-opredeleniya) (11.10.16)].

 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Кричевский Н.А., Гончаров С.Ф., Корпоративная социальная ответственность, М., 2006 [trans:
Krichevsky N. A. Goncharov S. F.,  Corporate social responsibility, M., 2006]
[2] Подопригора М.Г., Деловая этика, Учебное пособие, Таганрог: Изд-во ТТИ ЮФУ, 2012 [trans:
Podoprigora M. G., Businessethics, Textbook, Taganrog: Publishing house TRTU, 2012]
[3] Социальное управление: словарь, М., 1986. [trans: Social management: dictionary, M., 1986]
[4] Фиглин Л., Модель управления качеством социальной ответственности организации // Проблемы
теории и практики управления, — 2003, — № 2. [trans: Figlin L., Model of quality management of social
responsibility of the organization // problems of the theory and practice of management, — 2003, — No. 2]
[5] Шпотов Б., Деловая этика и менеджмент: современные подходы // Проблемы теории и практики
управления, — 2002, — № 1 [Trans: Spotov B., Business ethics and management: current approaches //
problems of the theory and practice of management, — 2002, — No. 1]

© Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí
Khoa học Pháp lý Việt Nam,
mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được
bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên
email tapchikhpl@hcmulaw.edu.vn (mailto:tapchikhpl@hcmulaw.edu.vn)

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=d7940c4c-b8c6-4934-929e-ddd85f0b7dbb 9/11
14:35, 12/11/2022 Cách tiếp cận khoa học đối với vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Liên bang Nga

nguyenhuyen

••••••••••

Đăng nhập

Gmail

Đăng ký (/module/dangky)
Quên mật khẩu?
(/module/quenmatkhau)

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam (/module/datmua)

Bài viết liên quan trên


Google scholar

Trích dẫn bài viết qua


Google scholar Crossref

Bài báo mới

TÒA SOẠN
Địa chỉ: Số 02, Nguyễn Tất Thành, P.12, Q.4, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại/Fax: (028) 39400989 ext (139)

Email:
tapchikhpl@yahoo.com (mailto:tapchikhpl@yahoo.com),
tapchikhpl@hcmulaw.edu.vn
(mailto:tapchikhpl@hcmulaw.edu.vn)

https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=d7940c4c-b8c6-4934-929e-ddd85f0b7dbb 10/11
14:35, 12/11/2022 Cách tiếp cận khoa học đối với vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Liên bang Nga

TRỢ GIÚP
Tiêu chuẩn đăng bài (/module/quytrinhguibai) Góp ý trang web (/module/traodoiykien)

Gửi bài (/module/quytrinhguibai) Trao đổi ý kiến (/module/traodoiykien)

Đặt mua (/module/datmua) Tổng truy cập: 3,242,325

Copyright ©2017 Trường Đại Học Luật TP.HCM

Designed & Developed by



(http:\\psctelecom.com.vn)

https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=d7940c4c-b8c6-4934-929e-ddd85f0b7dbb 11/11

You might also like