You are on page 1of 3

Sơ lược về WTO

- WTO là tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết
tắt là WTO) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám
sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc
thương mại.
- WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực
hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là
nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên, đảm bảo việc làm và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế
giới, nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế
giới và thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh
chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại
đa phương; và nâng cao mức sống

Hoạt động
- Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại
để tiến tới tự do thương mại. Ngày 1 tháng 9 năm 2013, Roberto Azevêdo được bầu
làm Tổng giám đốc thay cho ông Pascal Lamy. Tính đến ngày 29 tháng 7 năm 2016,
WTO có 164 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những
thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ)
những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một
quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO
- Trong thập niên 1990 WTO là mục tiêu chính của phong trào chống toàn cầu hóa.
- Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO vào ngày 11/1/2007.

Lịch sử hình thành


WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới ký tại
Marrakesh (Marốc) ngày 15-4-1994. WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-
1995.
WTO ra đời trên cơ sở kế tục tổ chức tiền thân là Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại (The General Agreement on Tariffs and Trade – GATT).GATT ra đời
sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, khi mà trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa
biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi nổi, điển hình là
Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, thường được biết đến như là Ngân hàng
Thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay.
Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế
nhằm điều tiết các lĩnh vực về công ăn việc làm, thương mại hàng hóa, khắc phục tình
trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lập GATT đã
cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến
chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là
chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các
cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý những biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng
tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự
do hóa mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc
làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên.

Cơ cấu
Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm
một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO.
Cấp thứ hai: Đại Hội đồng
Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại Hội đồng, Hội
đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng rà soát Chính sách Thương mại.
Đại Hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva
Hội đồng giải quyết tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các phán
quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình
Hội đồng rà soát chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện việc rà soát
chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát chính sách thương
mại.
Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại
Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng. Có ba Hội đồng
Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và
Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại.
Hội đồng Thương mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm
vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT).
Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi
của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS).
Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại chịu
trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnh của
Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS).
Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan
Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn
riêng biệt.
Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1 ủy ban đặc
thù.
Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy ban đặc
thù.
Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc
thẩm.

Nguồn
1) WTO - lịch sử hình thành và phát triển - VnExpress Kinh doanh
2) WTO - About the organization
3) Mục đích, nguyên tắc hoạt động của Tổ chức thương mại quốc tế WTO
(luatduonggia.vn)
4) Sự hình thành, phát triển của tổ chức thương mại quốc tế WTO
(luatduonggia.vn)

You might also like