You are on page 1of 2

1.

Kiểm tra lại Hợp đồng có điều khoản quy định về chất lượng hàng hóa như thế
nào, việc kiểm tra chất lượng HH khi giao nhận hàng hay không. Có phải lập biên
bản giao nhận hay không. Quyền sở hữu và rủi ro chuyển giao sang cho Bên mua từ
khi nào.

- Ý kiến:
- Trong ba Hợp đồng tại Điều khoản 2, mục 2.1 đều quy định về Chất lượng hàng hóa
phải đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Ngoài ra Điều khoản 9, mục 9.2 quy định: Bên bán phải
bảo đảm rằng hàng hóa cung cấp theo hợp đồng này là đúng tiêu chuẩn Châu Âu và theo
đúng các chỉ tiêu kỹ thuật chế biến, bảo quản và đóng gói.
- Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa khi giao nhận hàng được quy định tại Điều khoản 8
của Hợp đồng, cụ thể:
+ Bên bán (nguyên đơn) phải kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng (Kiểm tra lần 1)
+ Kiểm tra hàng hóa lần 2 do bên mua (bị đơn) thực hiện, nếu có sự khác biệt giữa kết
quả kiểm tra lần đầu và kết quả kiểm tra lần 2 thì kết quả kiểm tra lần 2 có tính quyết
định.
Tuy nhiên, trong Hợp đồng lại không quy định về thời gian, thời điểm mà bên mua (bị
đơn) được (phải) tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa sau khi nhận được hàng hóa từ
bên vận chuyển để nếu phát hiện hàng hóa không đủ tiêu chuẩn thì phải báo cho bên bán
được biết. Mà theo hồ sơ thì mãi đến khi bên bán yêu cầu thanh toán thì bên mua mới đưa
ra lý do về việc “tôm bị co rút sau khi nấu chín”, hơn nữa thực tế Bên mua đã nhận đủ
hàng và phân phối đi các đại lý và thị trường.
Bởi vậy, cần làm rõ quy định và thỏa thuận về thời gian, thời điểm mà bên mua kiểm tra
chất lượng hàng hóa lần 2 do bên mua phải thực hiện nhưng lại không thực hiện. Ngoài ra
mục 9.3 còn quy định Bên bán sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ hư hỏng nào do lỗi
xử lý hàng không đúng qui cách của Bên mua. Câu hỏi đặt ra là: có hay không việc bảo
quản không đúng quy trình nên dẫn tới việc “tôm bị co rút sau khi nấu”.
- Hợp đồng không quy định về việc phải lập biên bản giao nhận, tuy nhiên Điều khoản 4
có quy định về việc Thông báo trước khi giao hàng và Thông báo giao hàng của Bên bán.
- Quyền sở hữu và rủi ro chuyển giao sang cho Bên mua:
+ Điều khoản 6 quy định: Chủ tàu (người chuyên chở) phải chịu mọi trách nhiệm về hàng
hóa kể từ khi hàng hóa được bốc qua lan can tầu.
+ Quyền sở hữu và rủi ro chuyển giao được quy định tại mục 9.3: Bên bán sẽ không chịu
trách nhiệm cho bất kỳ hư hỏng nào do lỗi xử lý hàng không đúng quy cách của bên mua.
(Lưu ý: Phần này tôi chưa chắc chắn).

2. Check lại luật xem các bên có quyền thỏa thuận thanh toán bằng USD trong HĐ
này hay không. Nếu không thì bị đơn có thể lợi dụng để yêu cầu tòa tuyên vô hiệu,
trả hàng và hoàn tiền hay không?

- Ý kiến:
Căn cứ hồ sơ, có thể thấy các hợp đồng trên được ký kết thực hiện vào các thời
điểm như sau:
+ HĐ số 094/03-05 GER ký ngày 05 tháng 08 năm 2013;
+ HĐ số 098/04-05 GER ký ngày 15 tháng 08 năm 2013;
1
+ Hđ số 099/05-05 GER ký ngày 25 tháng 08 năm 2013;
Pháp luật về ngoại hối áp dụng tại thời điểm ký kết ba hợp đồng trên sẽ áp dụng
theo Điều 22 (Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối), Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-
UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005. Cụ thể Điều 22 quy định: “Trên lãnh thổ Việt
Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư
trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các
trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường
hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép”.
Trường hợp này theo tôi không áp dụng được Thông tư số 32/2013/TT-NHNN
ngày 26 tháng 12 năm 2013 vì tại thời điểm ký kết ba hợp đồng trên thì Thông tư 32 chưa
ban hành.
Như vậy, đối chiếu vào các chủ thể trong hợp đồng, cụ thể Bị đơn là Công ty
Megamex Sea Food GmbH là công ty nước ngoài có trụ sở tại Đức nên tại thời điểm ký
kết hợp đồng các bên phải tuân thủ quy định về việc hạn chế sử dụng ngoại hối. Cụ thể
trong các hợp đồng này không được thỏa thuận việc thanh toán bằng USD mà phải sử
dụng đồng tiền Việt Nam.
Lưu ý: Theo quy định nêu tại Điều 22, Pháp lệnh số 28 năm 2015 thì tôi cũng
chưa tìm được quy định về “các trường hợp cần thiết khác do Chính phủ cho phép” bao
gồm những họa động nào. Tuy nhiên, trong tình huống này thì một và các bên không
thuộc trưởng hợp được sử dụng ngoại hối theo quy định.
Vì vậy, theo tôi việc sử dụng tiền USD trong trường hợp này có thể dẫn tới hợp
đồng vô hiệu và gây bất lợi cho Nguyên Đơn.

You might also like