You are on page 1of 11

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG

VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI


THÀNH VIÊN NHÓM
• LÊ THỊ ÁNH MINH 2173801010286
• PHẠM HẢI HÒA 2173801010254
• ĐOÀN TRẦN NHƯ Ý 2173801010261

NHÓM 1 • NGÔ VƯƠNG KHANG


• LÊ HỮU NHẬT TIẾN
2173801010262
2173801010275
• TRẦN LÊ THẢO NGÂN 2173801070285
• TRƯƠNG THANH MINH CHÂU 2173801070272
• NGUYỄN THIÊN LAM 2173801010020
• TRẦN THỤY PHƯƠNG THẢO 2173801010287
• HUỲNH NHƯ 2173801010024
Lý thuyết: Hãy cho biết trong những trường hợp nào thì sự im lặng của
một bên là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng? Cho ví dụ từng trường
hợp cụ thể. Trách nhiệm pháp lý của bên im lặng là gì? Viện dẫn cơ sở
pháp lý.
Theo khoản 2 Điều 393 BLDS năm 2015, im lặng
không coi là chấp nhận giao kết hợp đồng. Im
lặng được suy đoán là chấp nhận giao kết hợp
đồng chỉ là một ngoại lệ của nguyên tắc trên,
được áp dụng với điều kiện là hoàn cảnh này
phải được các bên tiên liệu bằng thỏa thuận,
hoặc do thói quen đã được các bên xác lập
trước đó. Bên cạnh đó, theo nguyên tắc công
bằng, nếu BLDS hoặc luật liên quan có quy định,
thì im lặng được coi là chấp nhận nếu trong các
trường hợp đó, bên chấp nhận có nghĩa vụ phải
tuyên bố ý chí rõ rang là sẽ chấp nhận giao kết
hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng.
VD:Khoản 2 Điều 394 BLDS có quy định. Đây là nghĩa vụ mà
bên đề nghị phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên tắc thiện
chí và nguyên tắc công bằng. Tương tự Khoản 1 Điều 452
BLDS năm 2015. Tuy vậy, cũng có thể xem đây là một căn cứ
để hủy bỏ hợp đồng, vì vào thời điểm dùng thử, các bên đã
giao kết xong hợp đồng dùng thử có điều kiện “hết hạn dùng
thử mà không thông báo từ chối thì hợp đồng có hiệu lực
chính thức”.
Trách nhiệm pháp lý của bên im lặng: Sự im lặng
được coi là đề nghị giao kết hợp đồng khi có thỏa
thuận giữa các bên hoặc theo thói quen đã được
xác lập giữa các bên (Điều 393 BLDS 2015).
VẬN DỤNG
An là chủ tạp hóa và kinh doanh gạo, khách hàng thân thiết của Bình (đại lý
phân phối gạo của Cty Lương thực thực phẩm Sóc Trăng). Đầu tháng
5/2021, Bình gửi mail báo giá gạo cho An là 25.000đồng/1kg gạo ST 25.
Thông thường, An sẽ phản hồi mail cho Bình vào mỗi lần nhận chào giá để
đặt hàng. Ngày 05/5/2021 An không trả lời mail mà nhắn tin cho Bình đặt
mua 20 tấn gạo ST 25. Bình không trả lời tin nhắn của An mà gửi mail
thông báo ngày giao hàng là ngày 8/5/2021, Đến ngày giao, đơn vị giao
hàng đã tiến hành giao cho An 20 tấn gạo theo tin nhắn đặt hàng. Nhưng
An từ chối nhận vì giá gạo cao, yêu câu đơn vị vận chuyển trả hàng lại cho
Bình. Bình nhận hàng và yêu cầu An thanh toán phí vận chuyển trả hàng và
bồi thường tổn thất cho Bình vì từ chối nhận hàng không có căn cứ, số tiền
là 8% trên giá trị hàng hóa. Hãy:
1. Xác định HĐ giữa An và Bình đã được giao kết hay chưa?

Hợp đồng giữa An và Bình đã được giao kết.


2. Thời điểm giao kết? Hình thức của hợp đồng

 Thời điểm giao kết: Bắt đầu vào thời điểm An


gửi tin nhắn đặt mua ngày 05/5/2021.

 Hình thức của hợp đồng: Bằng văn bản (Điều


33,34 Luật Giao dịch điện tử năm 2005).
3. Loại hợp đồng
Hợp đồng song vụ
• Bình có nghĩa vụ giao
20 tấn gạo cho An.
• An có nghĩa vụ phải
nhận 20 tấn gạo theo
tin nhắn đã đặt hàng và
thanh toán tiền cho
Bình.
4.Nội dung cơ bản của hợp đồng
An là chủ tạp hoá ,kinh doanh gạo còn Bình là đại lý phân phối
gạo.Bình chào giá An bằng mail nhưng An lại nhắn tin đặt hàng. Đến
ngày giao An không nhận vì giá gạo cao và yêu cầu trả hàng . Bình
yêu cầu An thanh toán phí vận chuyển, số tiền là 8% trên giá trị hàng
hoá.
5. Phân tích trách nhiệm của 02 bên

Theo như ví dụ trên, An phải chịu trách nhiệm thanh toán phí vận
chuyển cũng như 8% trên giá trị hàng hóa bởi vì việc trả lời mail là
hoạt động mà cả hai giao tiếp khi giao dịch mà An lại không trả lời mail
dù biết giá gạo tăng giá. Còn về phần Bình nên chú ý cho những lần
giao dịch tiếp theo bởi vì ngoài việc thông báo trên phương tiện điện tử
mà cả hai thường dùng thì nên trả lời luôn trên phương tiện mà khách
hàng sử dụng gần nhất để trao đổi với Bình.
Cảm ơn cô
và các bạn đã lắng nghe

You might also like