You are on page 1of 3

1.1. Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao?

- Con trâu là động sản. Bởi lẽ Điều 174 Bộ luật Dân sự 20051 (tương ứng với
Điều 107 Bộ luật Dân sự 20152) có quy định:
“1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.”
- Như vậy, dựa theo khoản 1 thì trâu không thuộc bất động sản. Do đó, theo
khoản 23 thì trâu chính là động sản.
- Như vậy, dựa theo khoản 1 thì trâu không thuộc bất động sản. Do đó, theo
khoản 2 thì trâu chính là động sản.

1.2. Trâu có là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu không? Vì sao?

- Trâu là tài sản không cần đăng kí quyền sở hữu theo quy định tại Điều 167 Bộ
luật Dân sự 2005:
“Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ
trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác”4.
- Như vậy, do trâu là động sản nên không cần đăng ký quyền sở hữu.

1.3. Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu
của ông Tài?

- Trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu của ông Tài được thể hiện ở đoạn:

“Căn cứ vào lời khai của ông Triệu Tiến Tài (BL 06, 07, 08), lời khai của các
nhân chứng là anh Phúc (BL 19), anh Chu (BL 20), anh Bảo (BL 22) và kết
quả giám định con trâu đang tranh chấp (biên bản giám định ngày 16-8-2004,
biên bản xác minh của cơ quan chuyên môn về vật nuôi ngày 17-8-2004, biên
bản diễn giải biên bản kết quả giám định trâu ngày 20-8-2004), (BL 40, 41,
41a, 42) thì có đủ cơ sở xác định con trâu cái màu đen 4 năm 9 tháng tuổi mới
sấn mũi lần đầu và con nghé đực khoảng 3 tháng tuổi là thuộc quyền sở hữu
hợp pháp của ông Triệu Tiến Tài”.

1.4. Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hoàn cảnh
có tranh chấp trên?

- Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật Dân sự 20155 thì:

1
Điều 174 BLDS 2005
2
Điều 107 BLDS 2015
3
Khoản 2 Điều 174 BLDS 2005
4
Điều 167 BLDS 2005
5
Điều 179 Bộ luật Dân sự 2015
“1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người
không phải là chủ sở hữu. Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu
không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều
228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này”.
- Điều 182 Bộ luật Dân sự 2005 cũng có quy định: “Quyền chiếm hữu là quyền
nắm giữ, quản lý tài sản”.6
- Theo đó, ông Dòn đang quản lý, nắm giữ con trâu nên ông là người chiếm
hữu con trâu trong hoàn cảnh có tranh chấp trên và chiếm hữu này là chiếm
hữu của người không phải là chủ sở hữu.

1.5. Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp luật
không? Vì sao?

- Việc chiếm hữu của ông Dòn là không có căn cứ pháp luật.
- Điều 183 Bộ luật Dân sự 20057 có quy định:
“Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp
sau đây:
1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù
hợp với quy định của pháp luật;
4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ
sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với
các điều kiện do pháp luật quy định;
5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù
hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định”.
Có thể thấy, việc chiếm hữu của ông Dòn không thuộc trường hợp nào được
nêu.Ngay từ ban đầu, việc ông Thơ chiếm hữu con trâu là không có căn cứ
pháp luật, do đó con trâu sau này được ông Thi và cuối cùng là ông Dòn chiếm
hữu cũng sẽ không có căn cứ pháp luật.

1.6. Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
- Điều 189 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
“Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật
này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Người chiếm hữu tài sản không
có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và
không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật”.8
- Điều 180 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định:
“Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin

6
Điều 182 BLDS 2005
7
Điều 183 BLDS 2005
8
Điều 189 BLDS 2005
rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”.9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Luật Dân sự 2005


2. Bộ Luật Dân sự 2015

9
Điều 180 BLDS 2015

You might also like