You are on page 1of 1

Câu 4: Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu con trâu trong

hoàn cảnh có tranh chấp trên?


- Chiếm hữu tài sản là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản (Điều 179 Bộ luật dân sự
2015).
- Trong hoàn cảnh có tranh chấp trên, ông Chiên (Dòn) là người đang chiếm
hữu con trâu vì con trâu cái đang được ông Chiên (Dòn) quản lý.
Câu 5: Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp
luật không vì sao?
Việc chiếm hữu như hoàn cảnh của ông Chiên (Dòn) có căn cứ pháp luật. Vì
ông Chiên (Dòn) được chuyển giao quyền sở hữu thông qua giao dịch dân sự
phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Câu 6: Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời?
Theo Điều 181 BLDS 2015: “Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu
mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài
sản đang chiếm hữu”.
Theo Điều 189 BLDS 2005: “Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc
chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật”.
Câu 7: Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay
tình không? Vì sao?
Người như hoàn cảnh của ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình.
Theo Điều 180 BLDS 2015: “Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người
chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm
hữu.”
Cụ thể ở bản án, ông Thi đã đổi con trâu mẹ cho ông Dòn nên ông Dòn có căn
cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”

You might also like